Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Các mẫu hình Phân Tích Kỹ Thuật (Phần 2)
22:42
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mẫu hình giá là sự tổng hợp thông tin về cổ phiếu
trong 1 giai đoạn để từ đó đưa ra những tín hiệu về tăng trưởng hoặc
điều chỉnh về giá trong tương lai.Các nhà phân tích sử dụng các mẫu hình
này để xác định xu thế hiện tại và xu thế đảo chiều nhằm tiến hành mua
hay bán
Phân Tích Mẫu Hình: Cốc Và Tay Cầm
Mẫu hình “Cốc và tay cầm” có hình dạng giống như một chiếc tách trà
được vẽ trên đồ thị. Đây là một mẫu hình củng cố xu hướng tăng, tại đó
khi mà xu hướng tăng bị chững lại, và giao dịch bắt đầu giảm xuống, tạo
đáy rồi tiếp tục chiều hướng tăng đến khi hoàn thành mẫu hình. Mẫu hình
giá này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm, nhưng nói chung hình
thức thì không thay đổi.
Trước mẫu hình “Cốc và tay cầm” là một xu hướng tăng, sau đó giá đi vào
mẫu hình thì bắt đầu giảm. Sự giảm này là phần đầu tiên của mẫu hình.
Sau khi giảm, giá cổ phiếu bắt đầu đi ngang và không theo một xu hướng
nào rõ ràng. Phần tiếp theo của mẫu hình là một đà tăng nối tiếp đợt
tăng đầu tiên làm tiền đề cho mẫu hình. Phần cuối của mẫu hình, được gọi
là “tay cầm”, là một xu hướng giảm tương đối nhỏ trước khi mà giá cổ
phiếu lại tiếp tục đà tăng của nó.
Những yếu tố cấu thành của mẫu hình “Cốc và Tay Cầm”
Có rất nhiều yếu tố cấu thành mẫu hình “Cốc và Tay Cầm” có thể được xem
là tín hiệu định giá tiềm năng. Đầu tiên, một xu hướng tăng trước khi
mẫu hình được hình thành là vô cùng quan trọng. Có thể nói ngắn gọn là
nếu đà tăng trước đó càng lớn bao nhiêu, thì khả năng phá vỡ mẫu hình
càng thấp khi mẫu hình hoàn tất. Có rất nhiều giai đoạn cổ phiếu tăng
giá trước khi tạo lập chiếc cốc, nó cũng làm yếu đi khả năng cho sự tăng
giá sau này của mẫu hình.
Cấu trúc của chiếc cốc cũng rất quan trọng, nó phải tạo thành một hình
bán nguyệt hoàn chỉnh. Lý do là vì mẫu hình này là một tín hiệu hợp nhất
trong một xu hướng, tại đó những nhà đầu tư thiếu niềm tin sẽ rời khỏi
thị trường, trong khi những nhà đầu tư kiên quyết và những người mua mới
sẽ ở lại. Nếu hình dạng của chiếc cốc quá hẹp(quá nhanh), nó không thật
sự phải là một giai đoạn củng cố cho xu hướng đi lên sau đó và vì thế
cũng làm cho tín hiệu tiềm năng trước đó trở nên suy yếu.
Chiều cao của chiếc cốc:
Một mẫu hình Cốc và Tay cầm chính thống sẽ có chiều cao từ 1/3 đến 2/3
kích thước của giai đoạn tăng trước đó, tùy thuộc vào biến động thị
trường. Giả sử xu hướng tăng trước khi bắt đầu mẫu hình là $10 đến $35
thì chiều cao của chiếc cốc sẽ dao động từ $8(xấp xỉ $25 x 33%) đến $16
(xấp xỉ $25 x 66%). Chiều cao của chiếc cốc cũng được dùng để xác định
giá mục tiêu ngay sau khi đồ thị vừa phá vỡ tay cầm.
Tay Cầm
Một yếu tố quan trọng thứ hai cần phải kể đến là tay cầm, được tạo
thành cuối mẫu hình. Như đã đề cập trước đó, tay cầm là phần đồ thị đi
xuống của giá cổ phiếu ngay sau đợt tăng giá nằm ở bên phải chiếc cốc.
Theo nguyên tắc thì kích thước phần tay cầm sẽ dao động khoảng 1/3 mức
tăng bên phải chiếc cốc. Trong giai đoạn giảm này có thể vẽ được một
đường xu hướng và đó là tín hiệu giá sẽ phá vỡ mức kháng cự. Một sự thay
đổi nhỏ của giá cổ phiếu trong xu hướng giảm là một tín hiệu báo trước
sự tăng giá sắp bắt đầu.
Có một tín hiệu phá vỡ kháng cự tích cực hơn, đó là khi giá tại điểm
phá vỡ kháng cự cao hơn hai đỉnh của chiếc cốc. Điều đó cho thấy tỉ lệ
thành công của mẫu hình là rất cao và nó báo hiệu một đợt hồi phục giá
vững chắc.
Cũng giống như hầu hết các mẫu hình, khối lượng giao dịch đóng vai trò
rất quan trọng trong việc xác nhận mẫu hình có khả thi hay không. Một
lần nữa, thời điểm quan trọng nhất cần chú ý là điểm phá vỡ kháng cự.
Khối lượng giao dịch càng lớn càng cho thấy rõ xu hướng tăng sẽ tiếp
tục. Điển hình là trong mẫu hình Vai đầu vai, giá cũng quay lại kiểm
chứng tại mức hỗ trợ.
“Cốc và Tay cầm” là một mẫu hình được kiểm chứng theo thời gian và nó
giúp các nhà đầu tư có những khoản lợi nhuận lớn. Mặc dù mẫu hình không
đưa ra những tín hiệu chính xác tuyệt đối nhưng cũng giúp chỉ ra những
vùng tích cực mà các nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu.
Phân tích mẫu hình hai đỉnh (Double Top) và mẫu hình hai đáy (Double Bottom)
Mẫu hình hai đỉnh và hai đáy là cặp mẫu hình điển hình của phân tích
kỹ thuật mà cái tên cũng đã giúp chúng ta hình dung phần nào. Cặp mẫu
hình này miêu tả đường giá đang tiếp tục xu hướng hiện tại, nhưng sau đó
bị đảo chiều và một xu hướng mới bắt đầu. Hình dạng của biểu đồ tương
tự như chữ “W” (đối với mẫu hình hai đáy) và chữ “M” (đối với mẫu hình
hai đỉnh).
Mẫu hình hai đỉnh
Mẫu hình hai đỉnh thông thường được tìm thấy ở vùng đỉnh của xu hướng
tăng, nó cho thấy có một giai đoạn tăng trưởng trước đó đã làm mất niềm
tin của người mua. Khi mẫu hình này được tạo lập và hoàn thành, xu hướng
có tín hiệu đảo chiều, và giá cổ phiếu được nhận định là sẽ xuống thấp
hơn.
Giai đoạn đầu tiên của mẫu hình này là sự tạo thành đỉnh của xu hướng
tăng, sau đó chạm mức kháng cự và sẽ giảm giá xuống mức hỗ trợ. Trong
giai đoạn kế tiếp, đường giá quay lại mức kháng cự ban đầu rồi xuống mức
hỗ trợ để tạo đỉnh thứ hai. Sau khi kết thúc mẫu hình, cổ phiếu sẽ phá
vỡ hỗ trợ và rớt giá, đánh dấu sự khởi đầu cho một xu hướng giảm.
Đỉnh thứ hai không nhất thiết phải chạm ngưỡng kháng cự nhưng tỉ lệ
thành công của mẫu hình sẽ cao hơn nếu như nó gần với đỉnh thứ nhất. Khi
sử dụng mẫu hình, các nhà đầu tư nên đợi đến khi giá phá vỡ mức hỗ trợ
thì nên tham gia vào thị trường. Giao dịch trước khi có tín hiệu có thể
gây ra những kết quả tồi tệ, bởi vì có khả năng đảo chiều xu hướng và
đường giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng ở giai đoạn sau đó.
Mẫu hình này miêu tả một cuộc thương chiến giữa người bán và người
mua. Những người mua thì luôn cố gắng đẩy giá cổ phiếu lên cao nhưng
phải đối mặt với kháng cự kìm hãm sự tăng giá. Sau một vài lần nỗ lực,
nhóm những người mua sẽ nản lòng và bỏ cuộc, và thời điểm đó chính là
lúc nhóm những người nắm giữ cổ phiếu bắt đầu bán ra, hỗ trợ hình thành
xu hướng giảm.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua khối lượng giao dịch được bởi nó rất
quan trọng khi xem xét giá cổ phiếu có dấu hiệu phá vỡ hỗ trợ hay không.
Cũng như những mẫu hình khác, đừng lo lắng nếu giá quay lại test (kiểm
chứng) tại mức hỗ trợ trước đó.
Mẫu hình hai đáy
Mẫu hình hai đáy trái ngược hoàn toàn với mẫu hình hai đỉnh. Nó đảo
chiều xu hướng giảm sang xu hướng tăng, với hình dạng đồ thị giống hình
chữ “W”.
Mẫu hình hai đáy tạo thành khi mà xu hướng giảm tạo một đáy mới trong
chu kỳ biến động. Đồ thị giá đang trong đà giảm tìm mức hỗ trợ để giá
không rớt xuống thấp hơn. Khi mà đồ thị chạm mức hỗ trợ bật lên và tạo
một đỉnh mới, đó chính là mức kháng cự. Giai đoạn tiếp theo là một đợt
giảm giá quay lại mức hỗ trợ trước đó. Hai lần chạm mức hỗ trợ này hình
thành hai đáy của mẫu hình.Sau đó, đồ thị giá bắt đầu đi lên. Sự đảo
chiều được xác định khi mà giá phá vỡ mức kháng cự đã được tạo trước đó.
Nhớ rằng giá cổ phiếu phải vượt qua đường hỗ trợ trong đợt giảm và
khối lượng giao dịch phải lớn thì sự đảo chiều mới vững chắc. Cũng giống
như mẫu hình hai đáy, đừng ngạc nhiên nếu đồ thị quay lại test tại
điểm giá phá vỡ để tạo một mức hỗ trợ mới cho xu hướng tăng.
Giá mục tiêu và những đợt điều chỉnh:
Việc xác định giá mục tiêu một khi có tín hiệu mua bán là vô cùng quan
trọng. Trong hai trường hợp của mẫu hình hai đỉnh và hai đáy, giá mục
tiêu ban đầu được tính bằng khoảng cách giữa hai mức kháng cự và hỗ trợ.
Ví dụ , khảo sát một mẫu hình hai đỉnh, giá đang trong đà tăng và đạt
đỉnh $50, sau đó giảm xuống $40, tạo mức hỗ trợ. Khi đó, mức giá mục
tiêu đầu tiên được xác định là $30($40-$10).
Thông thường trong phân tích kỹ thuật, chúng ta mong đợi một mẫu hình
lý tưởng, nhưng những mẫu hình trên thực thế không phải lúc nào cũng
chính xác như vậy. Trong cả hai mẫu hình, có một điều cần phải nhớ là
giá quay về test lần thứ hai không nhất thiết phải bằng giá test lần thứ
nhất.
Một vấn đề nữa là nếu đáy hay đỉnh thứ hai phá vỡ mức hỗ trợ hoặc
kháng cự được tạo ra trước đó thì đó là tín hiệu giá sẽ tiếp tục xu
hướng ban đầu, chứ không đảo chiều. Nhưng nếu trường hợp này xảy ra,
cũng đừng vội từ bỏ mẫu hình, vì thực tế cũng có những mẫu hình như vậy.
Nếu như giá cổ phiếu đã vượt lên sau lần test đầu tiên, hãy xem xét
những sự thay đổi của khối lượng giao dịch, nó cũng là một trong những
dấu hiệu đáng lưu ý. Ví dụ, trong lần test thứ hai của đồ thị Double
Bottom, nếu đường giá xuống thấp hơn mức hỗ trợ với khối lượng giao dịch
lớn, đó là tín hiệu giá sẽ tiếp tục xu hướng cũ và không đổi chiều. Còn
ngược lại khối lượng giao dịch kém thì đó là những nỗ lực cuối cùng của
xu hướng giảm, sau đó sẽ đảo chiều.
Mẫu hình hai đỉnh và hai đáy là những mẫu hình đảo chiều điển hình có
thể giúp các nhà đầu tư nhận ra tín hiệu mua và bán. Nhưng cũng phải
thận trọng vì những mẫu hình này có thể thất bại. , giao dịch sẽ được
thực hiện khi mà đường hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ.
Mẫu hình ba đỉnh và ba đáy (Triple Tops And Bottoms)
Mẫu hình ba đỉnh và ba đáy là mẫu hình đảo chiều xu hướng, được thiết
lập khi chứng khoán nỗ lực di chuyển qua đường hỗ trợ và kháng cự theo
xu hướng đang chiếm ưu thế.
Mẫu hình này cho thấy nỗ lực của thị trường dịch chuyển chứng khoán
theo hướng nào đó. Sau ba nỗ lực thất bại, người mua ( mẫu hình ba đỉnh)
và người bán( mẫu hình ba đáy) chịu thua, và nhóm đối lập trong thị
trường giữ chứng khoán và đẩy nó xuống hoặc lên.
Mẫu hình ba đỉnh
Mẫu hình đảo chiều xu hướng giảm này được hình thành khi cổ phiếu
đang đi lên xác nhận một mức 3 lần kháng cự giống nhau mà không phá vỡ
giá. Mỗi lần xác nhận mức kháng cự, giá lại rớt xuống vùng hỗ trợ như
nhau. Sau ba lần giảm xuống mức hỗ trợ, mẫu hình hoàn tất khi giá rớt
xuống qua khỏi đường hỗ trợ, giá được mong đợi sẽ di chuyển theo xu
hướng giảm.
Bước đầu tiên trong mẫu hình là tạo một xu hướng lên và bị chững lại
do sức áp bán ra, từ đó tạo thành mức kháng cự. Sức ép bán ra làm giá
giảm cho đến khi nó tìm thấy đường hỗ trợ, khi đó người mua quay lại thị
trường. Sức mua đẩy giá quay trở lại vùng kháng cự trước đó. Một lần
nữa, người bán lại tham gia vào thị trường và đẩy giá về mức hỗ trợ.
Sự di chuyển lên xuống được lặp lại ba lần. Nhưng lần này thì người
mua từ bỏ sau 3 lần giảm giá, người bán giành quyền kiểm soát cổ phiếu.
Giá di chuyển qua mức hỗ trợ theo chiều hướng đi xuống.
Mẫu hình có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì ban đầu nó trong
giống mẫu hình 2 đỉnh. Điều quan trọng nhất ở đây là người ta mong đợi
giá qua mức kháng cự trước khi tham gia vào chứng khoán, khi đó chứng
khoán thậm chí có thể kết thúc bứt lên.
Trong sự tạo thành mẫu hình ba đỉnh, mỗi lần xác nhận mức kháng cự
kết thúc có thể được đánh dấu bởi sự suy giảm khối lượng ở mỗi đỉnh nhọn
liền kề. Và một lần nữa, khi giá phá vỡ mức hỗ trợ bên dưới, nó có thể
di kèm với khối lượng tăng cao.
Giá mục tiêu dựa vào kích thước mẫu hình và khoảng cách giữa hai mức
kháng cự và hỗ trợ. Giá mục tiêu bằng điểm phá vỡ cộng với chiều cao mẫu
hình.
Mẫu hình ba đáy
Mẫu hình đảo chiều tăng giá có đầy đủ những thuộc tính tương tự mẫu
hình ba đỉnh nhưng lại báo hiệu sự đảo chiều xu hướng giảm. Mẫu hình ba
đáy thể hiện cổ phiếu đang giao dịch trong xu hướng giảm và nỗ lực giảm
qua mức hỗ trợ ba lần, và sau đó quay lại mức kháng cự. Sau nỗ lực thứ
ba đẩy giá thấp hơn, mẫu hình hoàn tất khi giá di chuyển qua mức kháng
cự và bắt đầu tăng.
Mẫu hình đó bắt đầu bằng một đường xu hướng giảm giá, sau đó tăng lên
mức giá cao, tạo nên vùng giao dịch của mẫu hình ba đáy. Sau khi chạm
đỉnh, giá một lần nữa chịu sức ép bán ra, làm giá giảm xuống vùng hỗ trợ
lúc đầu. Khi đó người mua quay trở lại và đẩy giá cao trở lại.
Điều này được lặp lại ba lần, nhưng sau đó lại rơi xuống mức giá thấp
mới, mẫu hình hoàn tất khi giá tăng qua đường kháng cự đi lên trên và
bắt đầu xu hướng tăng.
Trong mẫu hình này, khối lượng đóng vai trò tương tự như trong mẫu hình ba đỉnh.
Giá mục tiêu bằng điểm phá vỡ cộng với chiều cao mẫu hình. Ví dụ
chiều cao mẫu hình là 20 và điểm phá vỡ là 50 thì giá mục tiêu là 70.
Ý nghĩa đằng sau mẫu hình ba đáy, ba đỉnh
Trọng điểm trong việc hình thành cả hai mẫu hình là nó chấm dứt khả
năng tiếp tục của xu hướng. Nó biểu thị sức ép mua hay bán đang hỗ trợ
xu hướng bắt đầu suy yếu.
Mẫu hình đang báo hiệu là có sự chuyển giao trong cung cầu chứng
khoán và chuyển giao giữa người mua và bán. Khi dấu hiệu đảo chiều hình
thành trong mẫu hình ba đỉnh, có sự chuyển giao từ người mua cổ phiếu
đang lên sang người bán cổ phiếu đang xuống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét