Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Các mẫu hình Phân Tích Kỹ Thuật (Phần 3)

Mẫu hình giá là sự tổng hợp thông tin về cổ phiếu trong 1 giai đoạn để từ đó đưa ra những tín hiệu về tăng trưởng hoặc điều chỉnh về giá trong tương lai.Các nhà phân tích sử dụng các mẫu hình này để xác định xu thế hiện tại và xu thế đảo chiều nhằm tiến hành mua hay bán


Phân tích mẫu hình Tam giác (Triangles)

 

Có thể bạn đã chú ý rằng mẫu hình được đặt tên không khó để tưởng tượng ra. Điều này không ngoại lệ với các mẫu hình tam giác, một cách rõ ràng là nó tạo nên hình dạng của một tam giác. Cấu thành cơ bản của mẫu hình này là sự hội tụ của hai đường xu hướng – ngang, dốc lên hoặc dốc xuống – với giá chứng khoán di chuyển giữa hai đường xu hướng.

 

Có 3 loại mẫu hình tam giác, chúng khác nhau trong cấu thành và ý nghĩa:  tam giác cân, tam giác hướng xuống và tam hướng lên

 

Mẫu hình tam giác cân (Symmetrical triangle)

 

Mẫu hình tam giác cân chủ yếu được xem là mẫu hình tiếp diễn, nó báo hiệu một giai đoạn củng cố trong một xu hướng được theo sau bởi sự tiếp tục xu hướng trước đó. Nó được tạo thành bởi sự hội tụ của đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên. Hai đường xu hướng này trong cấu tạo tam giác này có một độ dốc tương đồng hội tụ tại một điểm được gọi là đỉnh tam giác. Giá chứng khoán sẽ bật lên giữa những đường xu hướng này, hướng về đỉnh và phá vỡ theo cùng xu hướng trước đó.

 

Nếu trước đó là một xu hướng giảm giá, sự tập trung ở sự phá vỡ dưới đường hỗ trợ hướng lên. Nếu trước đó là một xướng tăng giá, hãy tìm kiếm sự phá vỡ trên đường kháng cự hướng xuống. Tuy nhiên, mẫu hình này không luôn đưa đến sự tiếp tục xu hướng trước đó. Sự phá vỡ theo hướng ngược lại xu hướng trước sẽ báo hiệu việc thiết lập một xu hướng mới.

 


 

Trên đây là một ví dụ mẫu hình tam giác cân, theo trước là một giai đoạn tăng giá. Phần đầu  của mẫu hình này là sự tạo ra một đỉnh trong xu hướng tăng giá, sau đó bán hạ giá đến một đáy. Tiếp đó giá di chuyển sang một đỉnh khác mà đỉnh này thấp hơn đỉnh đầu tiên và lại bán tháo ở một đáy mà đáy này cao hơn đáy trước. Từ đó  các đường xu hướng có thể được vẽ, sẽ tạo ra đỉnh tam giác. Giá sẽ tiếp tục di chuyển giữa những đường này cho đến khi phá vỡ.

 


 

Mẫu hình này hoàn tất khi giá vượt ra khỏi tam giác – tìm kiếm một sự gia tăng khối lượng trong hướng đã phá vỡ. Mẫu hình này cũng rất dễ quay đầu  trở lại đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, đường này chỉ phá vỡ xuyên qua, vì vậy cần cẩn trọng khi quan sát mức này nếu nó phá vỡ thực sự.

 

Mẫu hình tam giác hướng lên (Ascending triangle)

 

Mẫu hình tam giác hướng lên là một mẫu hình tăng giá, cung cấp chỉ báo rằng giá chứng khoán sẽ tăng lên khi hoàn tất mẫu hình. Mẫu hình được tạo thành bởi hai đường xu hướng: một đường xu hướng ngang là một điểm kháng cự và một đường xu hướng tăng hoạt động với tư cách hỗ trợ giá.

Giá chứng khoán di chuyển giữa những đường xu hướng này cho đến khi nó phá vỡ lên phía trên. Điển hình cho mẫu hình này sẽ một giai đoạn tăng giá trước đó, tạo nên mẫu hình tiếp diễn; tuy nhiên, nó có thể thấy trong giai đoạn giảm giá.

 


 

Như đã thấy trên đây, giá di chuyển từ mức giá cao mà gặp kháng cự dẫn đến bán ở mức giá thấp. Sau đó là một sự di chuyển giá cao hơn,kiểm nghiệm mức kháng cự trước đó. Khi thất bại trong việc vượt qua mức kháng cự, chứng khoán môt lần nữa bán giá thấp – nhưng ở mức cao hơn. Điều này tiếp tục cho đến khi giá di chuyển trên mức kháng cự hoặc mẫu hình thất bại.

 

Điều đáng chú ý của mẫu hình này là đường hỗ trợ hướng lên, cung cấp một chỉ báo rằng những người bán đang bắt đầu rời bỏ chứng khoán. Sau khi những người bán bị đẩy khỏi thị trường, những người mua có thể chấp nhận mức giá vượt qua mức kháng cự và tiếp tục xu hướng đi lên.

 


 

Mẫu hình hoàn tất khi phá vỡ phía trên mức kháng cự, nhưng nó có thể thất bại dưới đường hỗ trợ (vì phá vỡ mẫu hình), vì vậy hãy cẩn trọng khi tham gia vào thị trường trước điểm phá vỡ.


Mẫu hình tam giác hướng xuống (Descending triangle)

 

Mẫu hình tam giác hướng xuống ngược lại với mẫu hình tam giác hướng lên, nó cung cấp tín hiệu giảm giá đối với các nhà phân tích biểu đồ, khuyến nghị rằng giá sẽ có khuynh hướng giảm khi hoàn tất mẫu hình. Mẫu hình tam giác hướng xuống được cấu thành bởi đường hỗ trợ nằm ngang và một đường kháng cự dốc xuống.

 

Tương tự như mẫu hình tam giác hướng lên, mẫu hình này nhìn chung được xem là mẫu hình tiếp diễn, khi trước đó là một giai đoạn giảm giá. Nhưng nó có thể được tìm thấy trong một xu hướng tăng

 


 

Phần đầu của mẫu hình này là sự giảm giá xuống đến đường hỗ trợ, rồi đẩy lên mức giá cao. Sự di chuyển tiếp theo là xác nhận lần thứ hai tại đường hỗ trợ trước và một lần nữa đẩy giá chứng khoán cao hơn – nhưng lần này đến mức giá thấp hơn mức giá trước đó. Điều này được lặp lại cho đến khi giá không thể giữ ở đường hỗ trợ và rơi xuống bên dưới, tiếp tục xu hướng giảm giá.

 

Mẫu hình này chỉ ra rằng người mua đang cố gắng mua chứng khoán giá cao, nhưng tiếp tục gặp kháng cự. Sau một vài nỗ lực đẩy giá lên cao hơn, người mua yếu thế và người bán áp đảo đẩy giá giảm xuống.

 

Phân tích mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo :

 

Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo là hai mẫu hình củng cố xu hướng. Cả hai tương đồng gần gũi nhau, chỉ khác nhau về hình dạng trong thời gian củng cố của mẩu hình. Đó là lý do cờ hiệu và cờ đuôi nheo thường được sử dụng hoán đổi nhau. Cờ hiệu là một hình chữ nhật, trong khi đó cờ đuôi nheo trông một cái tam giác hơn.

 

Cả hai mẫu hình đó hình thành khi theo sau sự di chuyển giá rõ rệt là chuyển động giá đi ngang thông thường, đó là cờ hiệu hoặc là cờ đuôi nheo. Mẫu hình hoàn thành khi có sự phá vỡ giá cùng hướng với sự di chuyển của giá ban đầu. Theo dõi di chuyển sẽ thấy sự di chuyển giống nhau rõ ràng theo cùng hướng với hướng di chuyển trước khi hình thành mẫu hình. Hoàn thành di chuyển của mẫu hình- từ sự di chuyển đầu tiên đến sự di chuyển cuối cùng- được biết như là một cái cột cờ.

 

Cờ hiệu và cờ đuôi nheo được xem là đang bay ở vị trí rũ xuống, với cự ly di chuyển của giá ban đầu xấp xỉ với sự di chuyển lên của giá. Lý do hình thành những mẫu hình đó là sau một sự di chuyển lớn của giá, thị trường củng cố hay còn gọi là thị trường lưỡng lự, trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.

 

Cờ hiệu

 

Mẫu hình cờ hiệu hình thành một cái giống như hình chữ nhật. Hình chữ nhật đó hình thành bởi hai đường xu hướng song song, hai đường đó đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự cho giá cho đến khi giá bị phá vỡ. Nhìn chung, cờ hiệu sẽ không nằm ngang hoàn toàn  mà nó sẽ có những đường xu hướng có độ dốc.

 


 

Nhìn chung, độ dốc của cờ hiệu di chuyển theo hướng ngược lại với sự di chuyển của giá ban đầu. Nên nếu giá ban đầu tăng thì cờ hiệu sẽ dốc xuống.

 

Dấu hiệu mua hay bán được hình thành cùng lúc với khi giá bứt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, và tiếp tục xu hướng trước đó. Điểm phá vỡ  sẽ vào lúc khối lượng lớn hơn để cải thiện tín hiệu mẫu hình.

 

Cờ đuôi nheo

 

Mẫu hình cờ đuôi nheo tạo thành cái giống như một tam giác đối xứng tại chỗ hội tụ của đường hỗ trợ và đường kháng cự. Mẫu hình cờ đuôi nheo không nhất thiết  đi theo quy luật của mẫu hình tam giác, cái mà nó phải xác nhận lại mỗi đường hỗ trợ  và kháng cự nhiều lần. Hướng của cờ đuôi nheo không quan trọng như hướng của cờ hiệu nhưng cờ đuôi nheo nhìn chung nằm ngang.

 


 

Ý tưởng chung

 

Trong khi cái niệm xu hướng đi ngang của 2 mẫu hình là khác nhau, bản chất của chúng lại giống nhau. Nó có sự di chuyển giá mạnh mẽ cùng chiều với sự di chuyển giá ban đầu.

 

Đặc thù, các mẫu hình này cần ít thời gian tạo thành hơn trong suốt khuynh hướng giảm hơn là khuynh hướng tăng. Nhìn chung, chúng là loại mẫu hình ngắn hạn kéo dài từ 1 đến 3 tuần, nhưng có thể được tạo thành trên thời kỳ dài hơn.

 

Khối lượng là công cụ tốt nhất nhận biết điểm phá vỡ. Chúng ta nên xem xét khi khối lượng tập trung nhiều nhất. Giá mục tiêu bằng cái cột cờ cộng với điểm phá giá. Ví dụ như nếu sự di chuyển lên của giá trước khi hình thành mẫu hình là từ 30$ đến 40 $ thì giá mục tiêu từ điểm phá giá 38$ sẽ là 48$( 10$+38$).

 

Phân tích mẫu hình cái nêm

 

Mẫu hình cái nêm báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng, được tạo thành bên trong mẫu hình. Mẫu hình cái nêm đồng dạng về cấu trúc với mẫu hình tam giác cân. Nó có hai đường xu hướng, một là hỗ trợ, hai là kháng cự.

 

Điểm khác nằm ở chỗ mẫu hình cái nêm là mẫu hình dài hạn. Nó kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Nó vẫn có hai đường xu hướng hội tụ. Hai đường này nghiêng theo cùng một hướng, hoặc cùng lên hoặc cùng xuống. Điều này cũng khác với hình thức đường xu hướng của mẫu hình tam giác.

 

Có hai kiểu mẫu hình cái nêm chính – hướng xuống và  hướng lên – khác nhau về độ dốc toàn diện của mẫu hình. Một mẫu hình cái nêm hướng xuống thì dốc xuống, trong khi đó một mẫu hình cái nêm hướng lên thì nghiêng lên trên.

 

Mẫu hình cái nêm hướng xuống

 

Mẫu hình cái nêm hướng lên thông thường là mẫu hình báo hiệu tăng giá cổ phiếu. Chúng ta có thể sẽ thấy giá phá vỡ đi lên qua mẫu hình và di chuyển thành một xu hướng lên. Hai đường xu hướng của mẫu hình này đồng quy hướng xuống với giá đang ở trong xu hướng giảm.

   


Mẫu hình cái nêm hướng xuống

 

Theo hình trên, người ta có thể thấy rằng mẫu hình cái nêm giống với mẫu hình tam giác, sự di chuyển của giá nằm giữa hai đường xu hướng.

 

Một điều khác có thể thấy trong mẫu hình cái nêm hướng xuống là đường kháng cự có độ dốc rõ ràng hơn đường hỗ trợ trong cấu trúc của mẫu hình. Rõ ràng là đường hỗ trợ thấp hơn ít dốc hơn trong mẫu hình, nó báo hiệu rằng sức ép bán ra đang giảm dần vì người bán gặp khó khăn khi đẩy giá xuống.

 

Sự di chuyển của giá trong mẫu hình cái nêm xác nhận trên hai đường xu hướng tối thiểu là 2 lần trong giai đoạn của mẫu hình. Càng nhiều lần xác nhận ở mỗi đường, đặc biệt cuối kháng cự, chất lượng mẫu hình được càng tăng lên.

 

Tín hiệu mua tạo thành khi giá phá đường kháng cự đi lên. Sự di chuyển bứt phá đó khi khối lượng lớn hơn. Nhưng vì bản chất dài hạn của mẫu hình, thật quan trọng là giá có sự kết thúc liên tục phía trên đường kháng cự.

 

Mẫu hình nêm hướng lên

 

Ngược lại, mẫu hình cái nêm hướng lên là mẫu hình giá xuống, nó báo hiệu chứng khoán có thể theo hướng giảm giá. Cả hai đường xu hướng của mẫu hình này hội tụ nghiêng theo hướng lên.

 


 

Sự di chuyển của giá nằm giữa hai đường xu hướng hội tụ. Khi giá di chuyển đến mũi nhọn của mẫu hình thì sự dao động suy giảm. Một sự di chuyển dưới đường hỗ trợ nên được xem xét  bởi các nhà đầu tư như là một sự đảo chiều trong xu hướng tăng.

 

Khi sức mua yếu đi (thể hiện họ không khả năng mua ở giá cao hơn), người bán bắt đầu chiếm thế thượng phong. Mẫu hình kết thúc khi giá xuống dưới đường hỗ trợ, người bán kiểm soát chứng khoán.  

 

Phân tích các mẫu hình đáy tròn (Round Bottoms)

 


 

Một đáy tròn còn gọi là đáy đĩa, là một mẫu hình đảo chiều dài hạn, báo hiệu cho thay đổi từ một xu hướng giảm sang một xu hướng tăng. Mẫu hình này tồn tại ở bất cứ nơi đâu kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Vì tầm nhìn dài hạn của những mẫu hình này và các thành phần của nó nên tín hiệu và cấu thành của những mẫu hình này khó nhận biết hơn các mẫu hình đảo chiều khác.

 

Một mẫu hình đáy tròn giống như mẫu hình cốc và tay cầm (cup and handle) nhưng không có tay cầm. Cấu thành cơ bản của một đáy tròn do sự di chuyển giá xuống mức thấp, sau đó tăng lên từ mức giá thấp về điểm bắt đầu sự di chuyển giá xuống – tạo nên hình dạng giống đáy tròn.

 

Mẫu hình lẽ ra được báo trước bởi một xu hướng giảm nhưng thỉnh thoảng sẽ được báo trước bởi sự di chuyển giá đi ngang sau đó tạo nên một xu hướng giảm. Điểm bắt đầu của đáy tròn (phần bên trái nó) thường do một đỉnh trong xu hướng giảm,  theo sau là một sự lao dốc của giá đến một mức thấp dài hạn mới.

 

Khoảng cách thời gian từ đỉnh ban đầu đến đáy dài hạn được cho là nửa khoảng cách của đáy tròn. Điều này cho các nhà phân tích biểu đồ một ý tưởng về thời gian mẫu hình sẽ kéo dài hoặc khi nào thì mẫu hình được mong đợi sẽ hoàn tất, với sự phá vỡ đi lên. Ví dụ, nếu nửa đầu tiên của mẫu hình là một năm thì tín hiệu sẽ không được thiết lập cho tới một năm sau đó.

 

Theo quan điểm về chất lượng mẫu hình, hai giai đoạn của đáy tròn giống nhau về độ dài. Nếu giá tăng quá nhanh từ đáy đến đỉnh trước thì sức mạnh của mẫu hình sẽ giảm xuống. Điều này không có nghĩa là chúng không bằng nhau, nhưng xu hướng nên mô tả bằng hình cốc trên biểu đồ.

 

Cách mà giá dich chuyển từ đỉnh xuống đáy và từ đáy lên đỉnh lần thứ hai có thể gây ra một vài nhầm lẫn vì bản chất dài hạn của mẫu hình có thể cho thấy một vài sự di chuyển giá khác nhau. Sự di chuyển giá không nhất thiết theo đường thẳng nhưng thường sẽ có nhiều bước lên và xuống. Tuy nhiên, hướng chung của sự di chuyển giá  (lên hoặc xuống) là quan trọng, phụ thuộc vào giai đoạn của mẫu hình.

 

Khối lượng là một trong những thước đo xác nhận quan trọng nhất cho mẫu hình này, khối lượng phải cao ở đỉnh ban đầu (hoặc điểm bắt đầu mẫu hình) và yếu dần khi sự di chuyển xuống thấp. Khi giá di chuyển ra khỏi đáy đến mức giá được thiết lập tại đỉnh ban đầu, khối lượng phải tăng lên.

 

Điểm phá vỡ trong mẫu hình phải kèm theo một khối lượng gia tăng lớn, điều này giúp củng cố tín hiệu tạo lập bởi điểm phá vỡ. Khi giá di chuyển lên đỉnh được thiết lập tại điểm bắt đầu mẫu hình, xu hướng đi xuống được xem xét đã đảo chiều và một tín hiệu mua được thiết lập.

 

Khoảng trống GAP và các loại GAP
 
Về mặt cơ bản , Gap được xem là 1 vùng giá trên đồ thị mà tại đó các trader không giao dịch.Nói 1 cách đơn giản , nó là khoảng cách giữa giá đóng cửa ngày hôm nay và giá mở cửa ngày tiếp theo.
 
Có rất nhiều lý do để tạo nên điều này.Ví dụ báo cáo về tăng trưởng GDP vượt kế hoạch hoặc chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng trước được đưa ra sau khi thị trường đóng cửa.Nếu các tin tức này là những yếu tố chính được các nhà đầu tư mong đợi , họ sẽ tiến hành lậnh đặt mua cho ngày tiếp theo. Điều này sẽ dẫn đến giá mở cửa  ngày tiếp theo sẽ tăng cao hơn giá đóng cửa ngày trước đó.Nếu đà tăng của giá được đẩy liên tục tới cuối phiên , 1 khoảng Gap sẽ xuất hiện trên đồ thị.Nó thể hiện tâm lý đám đông đang hưng phấn với thị trường trước các thông tin tích cực từ vĩ mô.
 
Trước khi giới thiệu các loại mẫu hình Gap , chúng ta hãy xem mẫu hình Gap cơ bản được tạo nên từ sự biến động mạnh của thị trường
 
 
Gap xuất hiện thường xuyên trên các biểu đồ hàng ngày, mỗi ngày là một cơ hội để tạo ra một khoảng trống từ giá đóng cửa ngày hôm trước đến giá mở cửa ngày hôm sau. Khoảng cách trên bảng xếp hạng hàng tuần hoặc hàng tháng là khá hiếm: khoảng cách sẽ có xảy ra giữa đóng cửa hôm thứ Sáu và mở cửa thứ Hai cho các bảng xếp hạng hàng tuần hoặc giữa ngày đóng cửa cuối cùng của tháng này và ngày mở cửa đầu tiên của tháng tiếp theo. Những khoảng trống có thể được chia thành bốn loại cơ bản : Common, Breakaway, Runaway và Exhaustion.
 
1- Common Gaps: 
 
Một số nhà phân tích còn gọi loại Gap này là Trading Gap hoặc Area Gap, loại Gap này được xem là không có ý nghĩa giúp ích nhiều trong giao dịch. Nó xuất hiện khi có tin về chia cổ tức, sự xuất hiện của nó không đi kèm khối lượng giao dịch gia tăng. Loại Gap này thường được lấp Gap ngay sau những phiên sau đó (Getting filled) => đóng Gap. Ảnh bên dưới là 1 ví dụ về Common Gap và việc Getting filled ngay sau đó.
 
 
2- Breakaway Gaps:
 
Đây là Gap được xem là "the exciting ones". Nó xuất hiện khi hành động giá bị phá vỡ vượt khỏi vùng giao dịch ổn định 1 cách mạnh mẽ bất ngờ (congestion areas). Ở vùng đỉnh congestion areas gọi là kháng cự, vùng đáy congestion areas gọi là hỗ trợ, giá sẽ dao động trong vùng này. Để phá vỡ vùng này cần có kích thích hưng phấn của người mua ( phá kháng cự ) hoặc sự thất vọng của người bán ( phá hỗ trợ).Những ành hưởng tâm lý này thường có thể xem là cú shock về giá 
 
Điều kiện để giúp chúng ta nhận ra Gap này là khối lượng giao dịch tăng đột biến. 
 
Việc xuất hiện khối lượng tăng ở chổ này là do nhiều người bất ngờ nhận thấy việc mua trước đó là sai lầm, hoặc bán trước đó là sai lầm.Họ sẽ bán mạnh chứng khoán ra hoặc mua lại ngay lập tức. Điều này cho thấy 1 sự thay đổi, một cơ hội. Điểm phá vỡ sẽ chuyển từ hỗ trợ sang kháng cự (Gap giảm) và kháng cự thành hỗ trợ (Gap tăng). Và sau Gap này ta sẽ có 1 đường xu hướng mới cho chứng khoán. 
 
Đây là ví dụ cho Gap giảm
 
 
 
 
3- Runaway Gaps: 
 
Còn được gọi là Measuring Gaps, là Gap dược tao ra do sự gia tăng quan tâm đến cổ phiếu. Với Gap tăng, nó thể hiện cho 1 lượng nhà đầu tư đúng ngoài thị trường trong suốt xu hướng tăng của nó trước đó, họ chờ đợi sự phá vỡ kháng cự của giá mới quyết định tham gia thị trường. Gap này thể hiện sự hưng phấn tâm lý nhà đầu tư. Cho ta 1 tín hiệu tốt cho xu hướng tăng tiếp tục cùng với những tin tức tốt của chứng khoán. 
 
 
Với Gap giảm, điều này xảy ra khi sự gia tăng bán ra của nhưng nhà đầu tư trung dài hạn, bất ngờ tham gia thị trường. Điều này trở nên nghiêm trọng cho những người nắm cổ phiếu vì sẽ không biết bán cho ai. Giá sẽ giảm mãi cho đến khi gặp được người đồng ý mua.
 
Sự khác biệt của Breakaway Gap và Runaway Gap nằm ở giai đoạn tích lũy.Breakaway Gap được tạo nên sau 1 giai đoạn tích lũy ngang về giá.1 sự thay đổi về mặt tin tức sẽ tạo nên 1 cú shock tâm lý làm giá tăng hoặc giảm mạnh so với ngày hôm trước tạo nên Breakaway Gap với Volume lớn
 
Runaway Gap thường xuất hiện giữa sóng và thể hiện xu thế muốn tham gia vào hoặc thoát hẳn ra khỏi market , sau 1 giai đoạn tăng trưởng hoặc giảm điểm trước đó
 
4- Exhaustion Gaps:
 
Exhaustion Gaps là Gap xảy ra gần sự kết thúc của xu hướng tăng hoặc là đáy của xu hướng giảm. Đi kèm với Gap là khối lượng khớp lệnh gia tăng, chúng ta có thể se nhầm nó với Runaway Gaps, nếu không để ý đến khối lượng của nó tăng đột biến.
 
 
Với thị trường down trend, sự xuất hiện của Gap làm mất kiên nhẫn của một lượng nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Một sự thanh lý không được bình thường. Gap sẽ nhanh chóng được lấp đảo ngược xu hướng giảm. Tương tự vậy với thị trường up trend, việc mua quá mức khi người mua mất kiên nhẫn với cổ phiếu tiết cung. Khối lượng lớn khớp lệnh bất ngờ xuất hiện, có sự chốt lời, và cầu cổ phiếu sụt giảm.

 

Phân tích các mẫu hình -  Kết luận

 

Phần giới thiệu các mẫu hình đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về phân tích mẫu hình và một vài mẫu hình lớn nhất.

 

Sau đây là tóm tắt về những gì chúng ta đã đạt được:

 

Phân tích biểu đồ là kỹ thuật sử dụng các mẫu hình tạo nên từ biểu đồ chứng khoán để thiết lập công thức cho các tín hiệu mua và bán.

 

Có hai loại mẫu hình: đảo chiều và tiếp diễn (củng cố xu thế)

 

Một mẫu hình tiếp diễn khuyến nghị rằng xu hướng giai đoạn trước sẽ tiếp tục với việc hoàn tất mẫu hình.

 

Một mẫu hình đảo chiều khuyến nghị rằng xu hướng giai đoạn trước sẽ đảo chiều với việc hoàn tất mẫu hình.

 

Một mẫu hình vai – đầu – vai khuyến nghị một sự đảo chiều cho giai đoạn tăng giá trước đó.

 

Một mẫu hình vai – đầu – vai ngược khuyến nghị một sự đảo chiều cho giai đoạn giảm giá trước đó.

 

Một mẫu hình cốc và tay cầm là một mẫu hình đảo chiều giá tăng, khuyến nghị rằng xu thế giảm trước đó sẽ đảo chiều.

 

Một mẫu hình hai đỉnh là một mẫu hình đảo chiều giá xuống, khuyến nghị rằng xu thế tăng trước đó sẽ đảo chiều sau khi xác nhận được mẫu hình.

 

Một mẫu hình hai đáy là một mẫu hình đảo chiều giá lên, khuyến nghị rằng xu thế giảm trước đó sẽ đảo chiều.

 

Có ba loại mẫu hình tam giác chính - tam giác cân, tam giác hướng xuống và tam giác hướng lên, được tạo nên  bởi sự hội tụ các đường xu hướng.

 

Một tam giác cân được tạo nên khi hai đường xu hướng có độ dốc tương đồng hội tụ, điển hình cho khuyến nghị sự tiếp tục giai đoạn trước đó.

 

Một tam giác hướng xuống được tạo nên khi đường xu hướng dốc xuống hội tụ về đường hỗ trợ nằm ngang, khuyến nghị một xu hướng giảm giá sau khi hoàn tất mẫu hình.

 

Một tam giác hướng lên được tạo thành khi đường xu hướng dốc lên hội tụ về đường kháng cự nằm ngang, khuyến nghị một xu hướng tăng giá sau khi hoàn tất mẫu hình

 

Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo là các mẫu hình tiếp diễn được tạo nên sau một sự di chuyển giá mạnh. Chuyển dịch giá củng cố, tạo nên hình dạng cờ hiệu hoặc cờ đuôi nheo, và nó khuyến nghị một bước chuyển di chuyển mạnh trong cùng hướng với bước di chuyển trước đó cùng với việc hoàn tất mẫu hình.

 

Mẫu hình cái nêm khuyến nghị một sự đảo chiều xu hướng trước đó khi hành động giá di chuyển vượt khỏi các đường hội tụ trong hướng ngược lại xu hướng trước đó.

 

Một GAP được tạo nên trên biểu đồ khi có một khoảng trống giữa hai giai đoạn. Các mẫu hình GAP phổ biến bao gồm: common, breakaway, runaway (measuring) và exhaustion

 

Mẫu hình ba đỉnh là một mẫu hình đảo chiều tạo nên khi chứng khoán vượt qua một mức kháng cự ba lần và thất bại. Về thất bại của lần thứ ba, xu hướng được cho là đảo chiều và sự di chuyển nằm trong một xu thế giảm giá.

 

Mẫu hình ba đáy là một mẫu hình đảo chiều được tạo nên khi chứng khoán di chuyển dưới vùng kháng cự ba lần nhưng thất bại. Về thất bại của lần thứ ba nằm dưới đường kháng cự, xu thế được cho là đảo chiều và di chuyển lên trên.

 

Một mẫu hình đáy tròn là một mẫu hình đảo chiều dài hạn, đó là tín hiệu cho sự di chuyển giá từ một xu hướng giảm sang một xu hướng tăng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét