Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
ETF - Exchange-traded fund
22:41
Hoàng Phong Nhã
No comments
ETF không còn là thuật ngữ mới lạ ở Việt Nam và thị
trường tài chính toàn cầu.Tuy nhiên không dễ để hiểu rõ được về cách
thức hoạt động của nó.Phochungkhoan xin giới thiệu những yếu tố cơ bản
cũng như cách thức giao dịch của chỉ số này
- Là Quỹ hoán đổi danh mục (exchange-traded fund - ETF), triển
khai lần đầu tiên khoảng 20 năm trước trên chỉ số S&P 500.
- Được xây dựng dưới hình thức mô phỏng diễn biến của một Chỉ
số và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một
sàn giao dịch.
- Giá chứng chỉ quỹ ETF có thể giao dịch tại một mức giá cao
hơn hoặc thấp hơn mức giá NAV của quỹ ETF đó. Tuy nhiên những khoảng
chênh lệch giữa giá thị trường và giá NAV của ETF thông thường sẽ được
san bằng thông qua hoạt động arbitrage (mua bán đồng thời) của các nhà
đầu tư tổ chức. Nhìn chung, giá giao dịch của ETF phản ánh khá chính xác
giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ ETF.
- Ví dụ: Khi giá CCQ trên tt cao hơn NAV của quỹ, nhà đầu tư
có thể mua CCQ tại quỹ và bán trên sàn chứng khoán. Ngược lại, khi NAV
cao hơn giá trên sàn thì nhà đầu tư mua CCQ trên sàn và bán lại cho
quỹ.(các lô CCQ mua từ quỹ sẽ không phát hành trực tiếp số lượng nhỏ mà
phát hành với số lượng lớn, tối thiểu 1 triệu CCQ)
Chính hoạt động này sẽ làm khoảng chênh lệch giảm xuống và phản ánh chính xác giá trị của quỹ
2. Ưu điểm của ETF: Tiện lợi và giảm chi phí
- Phí quản lý thấp (thường dưới 1%/năm, trong khi phí quản lý
của các quỹ đóng khoảng 2%/ năm) Chính điều này đã giúp ETF thu hút các
NĐT tổ chức, cũng như các cá nhân đầu tư vào ETF.
- Các quỹ tương hỗ lại tính thêm 20% phí trên phần tăng trưởng
của giá trị tài sản ròng, có nghĩa là lợi nhuận có được, họ phải chia
cho nhà quản lý quỹ 20%. Các ETF không thu khoản phí này.
- Quy mô càng lớn, phí quản lý càng thấp, vì thế ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô.
- Quỹ phải mua lại CCQ trên tt sơ cấp tuy nhiên vì số lượng
quy định lớn (thường trên 50.000 CCQ và chỉ các nhà đầu tư tổ chức được
quyền này) nên sẽ hạn chế được việc mua lại và không phải duy trì lượng
tiền mặt lớn.
- Thông tin minh bạch, nhà đầu tư có thể xem xét danh mục, tài
sản ròng của ETF bất cứ lúc nào. Khác với các quỹ tương hỗ hay quỹ mở
khác chỉ biết được NAV lúc quỹ công bố.
3. Những rủi ro của ETF
- Rủi ro trước khi niêm yết: ETF sẽ huy động vốn từ các tổ
chức để hình thành vốn mồi, vốn mồi được dùng để hình thành danh mục và
sau đó hoán đổi thành CCQ phát hành ra công chúng. Từ lúc góp vốn đến
lúc phát hành CCQ, nhà đầu tư đối mặt với rủi ro biến động giá của chứng
khoán trong danh mục.
- Vì là mô phỏng chỉ số nên ETF không thể thu lợi nhuận vượt bậc khi thị trường tăng trưởng mạnh.
- Nhà đầu tư không có quyền về cổ tức, cp thưởng hay dự ĐHCĐ mà chính cty quản lý quỹ là đối tượng có quyền này.
- Rủi ro tỷ giá đối với các ETF ngoại, khi đồng nội tệ mất
giá, NAV của ETF sẽ giảm và nhà đầu tư sẽ bị lỗ khi đầu tư vào CCQ của
ETF.
4. Các ETF tại Việt Nam và hình thức hoạt động
Nhà đầu tư nước ngoài không thể ước tính tỷ suất sinh lời trên VNINDEX
do số lượng cp nhiều mà room bị hạn chế, vì thế họ ưa thích việc sử dụng
ETF để tính toán tỷ suất sinh lời khi đầu tư. Chính vì vậy, việc phát
triển của ETF phát triển là điều tất yếu trên thị trường muốn thu hút
giao dịch ngoại.
A. FTSE Vietnam Index ETF
FTSE Vietnam Index ETF là quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên tại Việt Nam được
Deutsche Bank AG thành lập vào ngày 15/01/2008 với số vốn ban đầu là 5.1
triệu USD. Quỹ ETF này mô phỏng FTSE Vietnam Index, một trong hai chỉ
số do FTSE Group xây dựng từ ngày 26/04/2007.
Cụ thể, FTSE Group đã xây dựng hai chỉ số chứng khoán đối với thị
trường Việt Nam thuộc FTSE Vietnam Index Series. Chỉ số thứ nhất là FTSE
Vietnam All-Share Index, gồm các cổ phiếu chiếm đến 90% giá trị vốn hóa
thị trường (trước khi điều chỉnh trọng số đầu tư). Chỉ số thứ hai là
FTSE Vietnam Index, có thể dùng để đầu tư, gồm các chứng khoán thuộc
FTSE Vietnam All-Share Index và còn room nước ngoài.
Tiêu chí thêm/bớt cổ phiếu:Việc đảo danh mục của FTSE Vietnam Index
không phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp mà dựa trên vốn
hóa, thanh khoản của cổ phiếu và room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, một cổ phiếu sẽ bị loại khỏi danh mục nếu tỷ lệ NĐTNN có thể
mua bán được giảm xuống dưới 2% (bất kể cp đó cơ bản tốt hay xấu, vì vậy
quỹ ETF còn được gọi là quỹ đầu tư thụ động)
Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số:
· Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
· Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
· Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số:
· Chỉ số FTSE Vietnam All-Share Index: 42 cổ phiếu
· FTSE Vietnam Index: 24 cổ phiếu
B. Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M)
Quỹ Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M) được công ty quản lý đầu tư Van
Eck Global thành lập với số vốn ban đầu 14 triệu USD. Đến ngày
05/09/2012, tổng tài sản đang quản lý của V.N.M đã lên tới 276.7 triệu
USD. V.N.M đầu tư ít nhất 80% tổng tài sản vào các cổ phiếu tạo nên chỉ
số Market Vectors Vietnam Index do công ty 4asset-management GMBH thành
lập ngày 24/11/2008.
Market Vectors Vietnam Index sẽ nhắm đến bao quát khoảng 90% giá trị
vốn hóa thị trường đã được điều chỉnh theo số cổ phiếu tự do chuyển
nhượng với ít nhất 25 nhưng không quá 75 cổ phiếu thành phần. Đây là cổ
phiếu của các công ty niêm yết đang hoạt động tại Việt Nam và có doanh
thu nội địa chiếm ít nhất 50% tổng doanh thu.
Tiêu chí thêm/bớt cổ phiếu: Tương tự FTSE Vietnam Index ETF, việc đảo
danh mục của V.N.M dựa trên vốn hóa, thanh khoản của cổ phiếu và room
còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, một cổ phiếu sẽ bị loại khỏi
danh mục nếu tỷ lệ NĐTNN có thể mua bán được giảm xuống dưới 2%.
Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số:
· Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu thứ hai của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
· Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
· Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
C. MSCI Frontier Markets Index ETF
Được MSCI thành lập vào ngày 30/11/2007, MSCI Frontier Markets Index là
chỉ số phát triển dựa trên vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối
lượng tự do chuyển nhượng, thể hiện hoạt động của các thị trường cổ
phiếu sơ khai. Tính đến ngày 31/07/2012, MSCI Frontier Markets Index gồm
147 cổ phiếu thành viên có vốn hóa lớn và vừa của 25 thị trường sơ
khai, đại diện cho khoảng 84% vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối
lượng tự do chuyển nhượng tại mỗi quốc gia.
Trong đó, Việt Nam vừa trở thành quốc gia thứ 4 của châu Á có cổ phiếu
được MSCI lựa chọn đầu tư khi TCT Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) được
bổ sung vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index trong đợt xem xét tháng
8/2012. Được biết trong lần xem xét này, MSCI không loại bỏ bất kỳ cổ
phiếu nào.
MSCI là tổ chức cung cấp các công cụ hỗ trợ quyết định đầu tư trên toàn
thế giới, bao gồm các chỉ số, các báo cáo phân tích về hoạt động và rủi
ro của danh mục đầu tư, các dịch vụ quản trị doanh nghiệp.
Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số:
· Ngày công bố: Ngày Thứ Tư thứ hai của tháng 2, 5, 8, 11.
· Ngày có hiệu lực: Ngày cuối cùng của tháng 2, 5, 8, 11.
D. MSCI Frontier Markets 100 Index
iShares MSCI Frontier 100 Index Fund hoạt động dựa trên chỉ số tham
chiếu MSCI Frontier Markets 100 Index gồm 100 cổ phiếu có vốn hóa lớn
nhất và thanh khoản cao nhất thuộc chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Chỉ số này sẽ được xem xét định kỳ hai lần/năm vào tháng 5 và tháng 11.
E. Tiêu chí chung của các ETF
- Lựa chọn cp: vốn hóa lớn (đầu ngành), tính thanh khoản cao
(chính điều này khiến ETF cơ câu danh mục ngay trên sàn chứ không thỏa
thuận, nhằm tăng thanh khoản cho cp đó), còn room ngoại lớn, có lượng cố
phiếu ngoài thị trường cao và có tiềm năng tăng trưởng cao.
- Loại cp: các cp room ngoại con dưới 2% sẽ bị loại một cách
kỷ luật.(các cty có hoạt động kinh doanh là đầu tư tài sản sẽ không được
chọn).
- Các cp có tỷ lệ lưu hành tự do dưới 15% sẽ bị loại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét