“Chính
sách kinh tế mới” (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô-viết những năm 20,
thế kỷ trước, do V.I. Lê-nin khởi xướng và được Đại hội X Đảng Cộng sản
Nga thông qua vào tháng 3-1921. NEP ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu khôi
phục, xây dựng nước Nga Xô-viết trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã
hội cực kỳ khó khăn, phức tạp sau nội chiến ở Nga và Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Nội dung chính của NEP
Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
Nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa, kể cả tự do bán ra thị
trường. +Công nghiệp: Nhà nước tập trung lực lượng và phương tiện
vào việc khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp nặng; cho
phép tư nhân được thuê (hoặc xây dựng) những xí nghiệp loại nhỏ, khuyến
khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga; Nhà nước nắm các mạch
máu kinh tế: công nghiệp, giao thong vận tải, ngân hàng, ngoại thương…
Chấn chỉnh, tổ chức lại việc quản lý sản xuất công nghiệp, cải tiến chế
độ tiền lương, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hoạch toán kinh
tế. + Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán và trao
đổi, phát triển thương nghiệp, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa
thành thị và nông thôn; tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp
mới…. Thực chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế
mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động,
trưng thu và cugn cấp theo kiểu “cộng sản thời chiến” (do hoàn cảnh có
chiến tranh) sang một nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước,
công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác
nhau (trong một thời gian nhất định); sử dụng vốn, kỹ thuật và kinh
nghiệm của tư bản trong và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện NEP, kinh tế - xã hội nước Nga
Xô-viết được cải thiện nhanh chóng. Ngay trong năm 1921, vụ thuế lương
thực đầu tiên đạt 90% (mặc dù bị hạn hán và nạn đói nghiêm trọng); từ
năm 1922 đến năm 1925, sản lượng lương thực tăng từ 56,3 triệu tấn lên
74,7 triệu tấn, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, kéo theo sự
khôi phục của công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải, đời sống
nhân dân lao động được cải thiện rõ rệt, tình hình chính trị - xã hội
dần dần được ổn định Sự thành công của NEP ở nước Nga Xô-viết trong
những năm đầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội theo con đường xã
hội chủ nghĩa, đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, có thể áp
dụng cho những nước có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội tương tự.
Đối với Việt Nam, mặc dù điều kiện, hoàn cảnh lịch sử không hoàn toàn
giống nước Nga Xô-viết trong thời điểm thực hiện NEP, song có nét tương
đồng: Nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, nông dân chiếm đại
đa số trong dân cư,... Vì vậy, những bài học kinh nghiệm của NEP có thể
được áp dụng linh hoạt với Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta
đã vận dụng một cách sáng tạo, tài tình NEP vào công cuộc đổi mới đất
nước. Trước hết, có thể thấy rằng: - Đảng ta đã đặt đúng vị trí vấn
đề nông dân và kinh tế nông nghiệp. “Tập trung sức phát triển mạnh nông
nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”là quan điểm chính trị nhất
quán được thực hiện từ Đại hội V của Đảng đến nay. Thực hiện quan điểm
này, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng
cao đời sống nông dân, trong đó tiêu biểu là Chỉ thị số 100-CT/TW của
Ban Bí thư khóa IV (tháng 1-1981) về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao
động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; Nghị quyết số
10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI (tháng 4-1988) về đổi mới quản lý nông
nghiệp...và tiếp theo đó là chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phải phục vụ cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...
-Vận dụng bài học kinh nghiệm của NEP vào công cuộc đổi mới ở nước ta
còn thể hiện ở đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nền
kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là một nền kinh tế nhiều thành
phần, đã được nhận thức từ Đại hội VI của Đảng, và tư tưởng này được các
Đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng tiếp tục tái khẳng định, bổ sung và
hoàn thiện với nhiều nội dung, biện pháp, chính sách mới, như giữ vững
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khuyến khích phát triển và định
hướng thành phần kinh tế tư nhân theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, sử
dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài... -Đảng ta có sự đổi mới nhận thức về sự tồn tại khách quan
của sản xuất hàng hóa trong thời kỳ quá độ, chuyển nền kinh tế tự cung,
tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi liền
với đó, Đảng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công tác kế
hoạch; thực hiện hạch toán kinh doanh và giao quyền tự chủ cho các cơ sở
sản xuất, kinh doanh của Nhà nước; ổn định tiền tệ, khắc phục có hiệu
quả lạm phát; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý của
bộ máy nhà nước... Sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm
của NEP đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất
nước. Trong hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng
trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh; hệ
thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng
cường; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Từ những bài học kinh nghiệm của NEP và sự vận dụng thành công trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam, có thể thấy, mặc dù ra đời cách đây gần 90
năm, nhưng NEP vẫn còn nguyên giá trị đối với cách mạng thế giới. Sự
vận dụng NEP đòi hỏi phải sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của mỗi nước, không dập khuôn, máy móc. Bảo vệ và tiếp tục bổ sung,
phát triển NEP là nhiệm vụ quan trọng đặt ra hiện nay đối với phong trào
cộng sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét