Dĩ nhiên, đã có một sự thay thế về bản chất trong những khái niệm. CNXH - đã không phải là tư tưởng đạt đến sự thình vượng toàn dân bằng cách phân khối lại của cải vật chất từ người giàu cho người nghèo bằng hệ thống thuế. Trong trường hợp như thế này, đế chế La Mã cũng được coi là XHCN, bởi nó có một số lượng lớn những người gọi là "vô sản" (một khái niệm về nghĩa đen, là không có gì cả, ngoại trừ con cái của chính họ), sống bằng trợ cấp phúc lợi của nhà nước: đáng chú ý là họ hưởng ngũ cốc và các sản phẩm miễn phí, cũng như được xem biểu diễn miễn phí... CNXH - một học thuyết phản đối bóc lột kinh tế, đấu tranh vì quyền tự do của người lao động, dựa trên sự tương trợ và tinh thần đoàn kết, có mục tiêu khác hơn là lợi nhuận, nêu cao quyền tự do biểu đạt của con người, phát triển tài năng con người.
CNXH và đặc biệt là CNCS, không phản đối chống sự vô tổ chức thế giới vật chất, mặc dù họ hiểu điều đó, mà chủ yếu là ngăn chặn sự phá hoại tinh thần con người trong xã hội khi tất cả được đo đếm bằng đồng tiền trong cái “đơn vị đo lường thị trường”, mà trong đó, con người tự giam mình đến bất tỉnh trong những dây chuyền lắp ráp cơ khí vô hồn, để đổi lấy không phải 3 xu mà là 30 đô la cho một ngày công. Và anh ta sẽ tiếp tục là một tù nhân bị giam cầm trong công việc nhàm chán đang hủy hoại mình. Sinh vật có khả năng sáng tạo là con người, lại biến mình thành cỗ máy lệ thuộc. trong cuốn: Kinh tế-bản thảo viết tay năm 1844 K. Marx viết rằng tăng lương cho công nhân sẽ không cải thiện được vai trò nghiệt ngã của họ, sau tất cả, bộ mặt của tiền lương nói rằng lao động bị công nhân chán ghét và sản phẩm mà họ tạo ra trong quá trình lao động cũng thế, không thuộc về họ.
Nhưng đừng bị nhầm lẫn, như đang nói đến ở đây là mô hình “CNXH Thụy Điển”, như là một con đường dung hòa giữa TB và XH, một xã hội hội tụ hay là ngôi nhà quần chúng như người Thụy Điển tự gọi, cho dù có lấy cái tên nào thì bản chất của nó cũng không hề thay đổi. Xã hội như thế có sức hấp dẫn của nó khi giải quyết rất hiệu quả những vẫn đề quan trọng như “bánh mỳ và nhà ở”. Bao nhiêu quốc gia khác đề cập đến những vấn đề lớn lao cao ngạo, thì vấn đề đơn giản ấy vẫn chưa giải quyết xong. Liệu những kinh nghiệm Thụy Điển có là ngọn hải đăng cho các nước? Và không ít coi thế là đúng, tại sao không đi theo mô hình Thụy Điển và phải làm gì để đi theo mô hình ấy.
Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải trả lời mấy câu hỏi khác: hoàn cảnh nào thúc đẩy “điều kỳ diệu Thụy Điển”, người Nga có điều kiện ấy không năm 1917 và có điều kiện ấy không lúc này? Nếu không thể tìm lời đáp cho những câu hỏi ấy, mọi tranh luận sẽ chỉ là cảm xúc và những lời lẽ trống rỗng…
Lịch sử "CNXH" Thụy Điển
Mô hình Thụy Điển hình thành mới gần đây. Vào thế kỷ XX, Thụy Điển vẫn còn là quốc gia kinh tế lạc hậu ở châu Âu. Tình trạng tài chính thì nặng nề đến nỗi 1/4 dân số (1,2 triệu) phải di cư, chủ yếu là đến Mỹ để tìm kiếm cuộc sống dễ thở hơn. Đầu thế kỷ XX là thời kỳ bùng nổ công nghiệp, phát triển các lĩnh vực liên quan đến khai mỏ sắt và kẽm, nhưng thậm chí là năm 1913, một nửa dân số Thụy Điển vẫn bị trói buộc trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau WWI, công nghiệp phát triển mạnh nhưng sự bất ổn và khủng hoảng những năm 20, 30 vẫn gây ra xáo trộn lớn bên cạnh xung đột quan hệ chủ-thợ. Năm 1932, phe dân chủ xã hội Thụy Điển lên nắm quyền và chủ trương quốc gia mang lại phúc lợi chung cho toàn thể quần chúng-mô hình “ngôi nhà quần chúng” bắt đầu hình thành. Giới tư bản lúc này cự tuyệt mạnh mẽ quốc hữu hóa và kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế. Đảng DCXH nắm quyền đã phải đi đến quyết định phân phối lại thu nhập của các cơ sở kinh doanh buôn bán cho toàn thể xã hội bằng cách đánh thuế giá trị gia tăng. Dần dần, một mức thuế cao chưa từng có hình thành (ngày nay các công ty lớn phải trả thuế đến 80% thu nhập). Và sau đó quốc gia phúc lợi hình thành dựa trên việc thu thuế cao như thế này.
“Điều kỳ diệu Thụy Điển” khởi đầu vào năm 1950 khi ban hành các đạo luật mở ra thời đại “Quốc gia phúc lợi cho toàn dân”. Kể từ đó người Thụy Điển tự hào với một đất nước có cơ chế và mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả nhất thế giới. Để có một vài hình dung, có thể lấy vài con số của năm 2005: mức lương trung bình 16-20 ngàn krona (2280-2850 USD), lương hưu 17 ngàn krona . Thất nghiệp được hưởng trợ cấp không ít hơn 240 krona /ngày hay 300 đến 450 krona /ngày ngay sau khi mất việc. Trên thực thế tính cả bảo hiểm thì đến 548 krona /ngày. Trợ cấp sinh đẻ không thấp hơn 950 krona /ngày, gia đình có con nhỏ được hưởng một số đặc quyền do CP chi trả để chăm sóc trẻ em-80% thu nhập trong năm đầu tiên, hưởng trợ cấp tối thiểu và được trả chi phí một lần cho đứa trẻ. Nhà nước trả 30% chi phí dịch vụ y tế cho tất cả công dân. Giáo dục miễn phí, kể cả giáo dục bậc cao.
Để trang trải an sinh xã hội, chính phủ Thụy Điển chi đến 30% GDP, nguồn chủ yếu là thuế thu nhập thương mại. Có một thực tế là ở Thụy Điển, có đầy đủ việc làm và ít thất nghiệp, không có quốc gia nào làm được điều tương tự. (Alexander Tyryshkin. «The country of the midnight sun where with pleasure to pay taxes». – the Postscript. A weekly journal. №1, 2005).
Người ta bàn luận nhiều, với niềm phấn khích về mô hình Thụy Điển, và sự cần thiết phải học tập nó. Rồi bắt đầu năm 1990 và đặc biệt là năm 2000, cuộc khủng hoảng “CNXH Thụy Điển” bắt đầu. Cánh hữu lên nắm quyền, họ bắt đầu nói về quyền lợi của các nhà tư bản lớn, chơi trò mỵ dân trong việc bất mãn với các khoản thuế nặng nề, người Thụy Điển đã từng quen với mặt tích cực của chính sách thuế, nhưng mặt tiêu cực ngày càng làm người dân tức giận, đặc biệt là giới trẻ, những người không hề biết những năm 1950 sau WWII là như thế nào.
Dĩ nhiên, phe hữu sẽ bất cần để bắt đầu quá trình cải tổ theo hướng tân-tự do cấp tiến để thực hiện giấc mơ tư bản đã lâu. Nhưng sau khi cân nhắc giữa 2 vấn đề gánh nặng thuế khóa và trợ cấp cản trở phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội đang bắt đầu làm giảm hiệu suất lao động, tăng tỷ lệ thất nghiệp, phe hữu chọn cách tiến hành chậm để bảo đảm các vấn đề xã hội.
Giảm trợ cấp, cải tổ quĩ hưu trí đã được thực hiện, tương ứng với sửa đổi luật lao động. Sau những cải tổ này, ví dụ, nhà nước không trả chi phí cho 3 ngày đau ốm đầu tiên nữa, chi trả cho những ngày tiếp theo thấp hơn 75% tiền lương, trước kia trả 100% cho tất cả các đau ốm bệnh tật. Quĩ lương hưu giảm so với trước 65 đến 55%. Thuê và trả chi phí dịch vụ đô thị tăng đến 40% thu nhập bình quân, đặc quyền bị xóa bỏ, thất nghiệp trong khu vực này giảm thiểu, thu nhập của nhân công giảm, lợi nhuận tư bản tăng. Chủ lao động có quyền hợp pháp sử dụng 10 giờ công/ngày mà không phải trả tiền thêm giờ. Số thất nghiệp tăng mạnh đến gần 1 triệu người trong ít hơn 9 triệu dân. (Tedi Jan Frank. "Swedish socialism as a product of brainwashing". Left.Ru).
Tất nhiên, so với mức sống của các nước châu Âu khác, không tính các nước thế giới thứ 3 thì an sinh xã hội Thụy Điển vẫn là ở mức cao đáng mơ ước. Nhưng các nhà kinh tế học bắt đầu có xu hướng nói đến “sự kết thúc của điều kỳ diệu”. Dường như CNXH Thụy Điển sẽ không thể tồn tại lâu hơn hay kém hơn Xô-Viết, một hình thái có quá nhiều thứ không phù hợp với mô hình tân-tự do đang thịnh hành ở phương Tây.
Bắt đầu quá trình tích lũy tư bản ở Thụy Điển
Như đã từng nói, nguồn lực chính trong xã hội Thụy Điển là khu vực kinh tế tư nhân. Như một lãnh đạo đảng DCXH đã từng nhấn mạnh một cách trắng trợn: chúng tôi không bóp ngẹt con bò sữa tư bản, và giờ đây chúng tôi có thể uống sữa của nó. CNXH Thụy Điển là một công trình xây dựng trên tư bản rất phát triển Thụy Điển.
Cho dù các nhà DCXH có nói gì đi nữa, thì Thụy Điển vẫn luôn luôn duy trì đáng kể tỷ trọng khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Những năm 1970, tỷ trọng kinh tế nhà nước không quá 5% GDP, những người khổng lồ tư nhân như SKF, Volvo, Ericson mà sản phẩm chủ yếu xuất khẩu đóng góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc gia, chiếm đến 30-40% GDP Thụy Điển, cho nên có thể nói, nguồn lực của các chương trình xã hội Thụy Điển là đến từ thương mại với nước ngoài.
Nảy sinh một câu hỏi: tại sao tư bản Thụy Điển lại tỏ ra có hiệu quả đến mức phần lớn lợi nhuận của họ có thể dành để đóng góp duy trì phúc lợi cho toàn bộ xã hội Thụy Điển, cho dù là một nước nhỏ? Hãy bỏ qua câu chuyện cổ tích về tính cần cù siêng năng cùng phương pháp quản lý tài giỏi đã tạo ra toàn bộ phúc lợi xã hội của đất nước này, cho dù là không chỉ kỷ luật lao động cao hay tài trí khác thường của các kỹ sư Thụy Điển, những người đã sáng tạo ra những phát minh nổi tiếng toàn thế giới và không ai dám phủ nhận.
Marx đã bị nhạo báng trong lập luận của nền kinh tế nhà nước tư bản về lao động nặng nhọc là nguồn lực của tư bản. Tích lũy tư bản là cần thiết để khởi động cỗ máy của nền kinh tế tư bản, nhưng không phải là thu nhập của nhân công. Sức mạnh của cỗ máy này cần những đầu tư, không phải từ tích lũy tiền lương của người lao động trong hàng trăm năm như Marx mô tả. Mà nguồn tích lũy tư bản thực sự, cũng chính đã được Marx vô tình nêu ra trong ví dụ phát triển tư bản Anh. Đó là cướp bóc mọi nông dân bị xua đuổi ra khỏi mảnh đất của họ, sử dụng nguồn lao động rẻ mạt của mọi thành phần vô gia cư nghèo túng biến họ thành nô lệ bằng luật! và cướp bóc tàn nhẫn các thuộc địa đồng hành với tàn sát và bóc lột tàn nhẫn các dân tộc bản xứ.
“Khai mỏ vàng và bạc ở Mỹ, nô dịch và chôn sống dân chúng bản địa trong mỏ - là bước đi đầu tiên để cướp bóc và chiếm đoạt Đông-India, chuyển châu Phi thành cánh đồng dự trữ để săn nô lệ da đen – bình minh của thời đại tư bản công nghiệp là như vậy. Quá trình giản dị như thế là khoảnh khắc tích lũy tư bản ban đầu”. Marx viết và kết luận: “nếu tiền bạc theo Ozhe, sinh ra trong thế giới với máu nhuộm một bên má, thì tư bản ra đời cùng với bẩn thỉu và máu nhỏ trên mọi lỗ chân lông.”
Trước chúng ta là đặc tính kế thừa của tư bản, do vậy mà nó áp dụng vào không chỉ cho tư bản Anh, Pháp hay Hà Lan, mà còn cả tư bản Thụy Điển, với thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy đã bắt đầu trong phạm vi các thế kỷ XIX-XX. Do vậy mà không thể mô tả bằng chương 24 quyển 1 của tuyển tập “Tư Bản” có tiếng của Marx theo bất cứ cách nào. Dù sao, sự ra đời của tư bản Thụy Điển cũng có một tu chính nhỏ.
Không giống những quốc gia như Anh hay Pháp, Thụy Điển không có khả năng làm đế chế của các thuộc địa, mặc dù nó cũng có những khát vọng trong tuyệt vọng qua các thế kỷ XVII-XIX. Ba thế kỷ trước Thụy Điển đã tuyên bố thống trị cả vùng Baltic và do đó kiểm soát các quốc gia vùng Baltic, một phần lãnh thổ Phổ và Nga. Tuy nhiên do bị đánh bại trong chiến tranh phía Bắc nên Thụy Điển phải nhường hầu hết vùng Baltic cho Nga sở hữu, phần còn lại là Pomorze cũng bị bắt buộc phải nhường một cách hòa bình, là bán cho Phổ.
Mất đất Phần Lan là hậu quả Thụy Điển thua cuộc trong vài cuộc chiến tranh khác với Nga. Ít nhất thì nỗ lực giữ các “thuộc địa bên trong” như Na-uy cũng như Phần Lan, mà ban đầu thuộc Thụy Điển, cũng đã kết thúc bằng tuyên bố độc lập của người Na-uy năm 1905. Cho dù có một thực tế là Thụy Điển có đầy đủ các điều kiện để phát triển thành tư bản công nghiệp lớn, đặc biệt là các mỏ sắt có giá trị và duy nhất ở phía bắc châu Âu, thì phát triển tư bản Thụy Điển đã bị chặn lại bởi thiếu “mỏ vàng” thuộc địa.
Và khi đó các chính khách Thụy Điển tìm thấy con đường độc đáo mà có thể mô tả như là phương án Thụy Điển để tích lũy tư bản, ít máu và bẩn thỉu hơn người Anh, và bản chất trơ tráo và tội lỗi lại kín đáo và ít bị đập vào mắt. Lối thoát đó là tập trung tư bản để buôn bán trong chiến tranh châu Âu.
Từ thế kỷ XIX, Thụy Điển đã thực hiện chính sách trung lập không tham gia vào các cuộc chiến tranh. Về mặt hình thức, họ không tham gia vào 2 cuộc chiến tranh thế giới làm choáng váng và đảo lộn cả lục địa châu Âu và vươn rộng ra cả Á-Âu. Thực sự, vai trò trung lập của Thụy Điển trong WWII rất đáng ngờ: không cần phải nhắc đến việc Thụy Điển đã cho phép sử dụng lãnh thổ để quân Đức di chuyển, 6000 người tình nguyện Thụy Điển tham gia vào quân đội Phần Lan, đồng minh của Đức chống Liên Xô. Sử dụng vai trò trung lập, Thụy Điển đã tích cực buôn bán với tất cả các bên trong 2 cuộc chiến tranh và thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Thụy Điển đã bắt đầu thu doanh lợi trên rủi ro chung của cả châu Âu từ năm 1914. Thật tình cờ khi cho đến năm 1914 hầu hết tất cả các khách hàng thương mại của Đức lại là những kẻ thù sau này của họ: Anh, Mỹ và Nga. Theo các nhà kinh tế ước lượng, 67% xuất khẩu, 80% nhập khẩu của vua Đức nằm ở khối các nước đồng minh về sau. Khi chiến tranh bắt đầu, thương mại Đức bị đồng minh phong tỏa là cú đánh đau đớn vào nền kinh tế Đức và vào dân chúng. Đức là nước phải nhập khẩu thực phẩm, thời chiến tranh đã phải dùng tem phiếu theo khẩu phần.
Hoàn cảnh như thế là thời kỳ vàng của các nước Bắc Âu trung lập mà đầu tiên là Thụy Điển. Trong suốt thời kỳ chiến tranh họ cung cấp lương thực và quặng sắt cho Đức. Hơn nữa các công ty Thụy Điển ở thị trường Đức lại được cung cấp hàng hóa đến từ các nước đồng minh do các công ty Anh, Đức và Nga không có quyền buôn bán vì bị cấm vận. Đổi lại, Đức cung cấp cho Thụy Điển than cốc, than đá, ô-tô, trang thiết bị, các sản phẩm hóa học. Đức cũng vay những khoản tiền lớn theo con số phần trăm lợi nhuận cao trong các ngân hàng Thụy Điển. Hơn cả thế, vì là trung lập, Thụy Điển còn tích cực buôn bán với phe đối lập nhau trong cuộc xung đột. Nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển vào Nga tăng từ 17 triệu rub năm 1913 lên 94 triệu rub năm 1917. (G.I.Shigalin. «Military economy in the First World War»).
Cũng phải nói là tất cả các hoạt động này làm tăng sức sống cho việc phát triển ngân hàng thương mại Thụy Điển và công nghiệp tư nhân. Dựa trên cơ sở này mà CNXH Thụy Điển bắt đầu được đặt nền móng, tuy nhiên khủng hoảng năm 1930 đã quét sạch mọi thứ và đẩy cả thế giới vào một cuộc chiến tranh khác mà quá đó Thụy Điển đã đạt được mức độ tích lũy tài sản lớn rất cần thiết. Phần tốt nhất mà tư bản Thụy Điển đã được hưởng trong WWII là ở chỗ vai trò trung lập đã chứng tỏ rất hữu ích, lớn hơn nhiều lợi ích có được trong WWI. Không phải ngẫu nhiên mà sau 1945, kinh tế Thụy Điển tiến vào “thời kỳ vàng son”. Giai đoạn 1941-1945, vai trò của Thụy Điển lại như trước kia, cung cấp cho Đức quặng sắt, gỗ và nhân công giá rẻ. Mặt hàng đặc biệt để xuất khẩu của Thụy Điển là vòng bi. Nó đóng vai trò to lớn trong kinh tế quân sự Đức.
Thiếu vòng bi máy bay không thể bay, xe bọc thép và xe tăng không thể chạy, tàu ngầm không thể vận hành. Chỉ một chiếc máy bay fokke-vulf đã dùng đến gần 4000 vòng bi. Nhu cầu này của Đức được siêu tổ hợp SKF Thụy Điển đáp ứng đầy đủ. SKF là một tổ hợp bao gồm hầu như toàn bộ các công ty lớn của Thụy Điển hiện nay và có quan hệ thân cận với chính phủ Thụy Điển.
SKF hiện nay là nhà chế tạo vòng bi lớn nhất thế giới, có 185 chi nhánh trải rộng ở các nước, bao gồm cả Mỹ và Anh, trước kia SKF kiểm soát hầu hết các mỏ sắt, luyện kim và cán thép. 60% sản lượng của SKF trong WWII được cung cấp cho Đức, bạn hàng nhận cung cấp trực tiếp của SKF là GFR Sven Uingvist, một hãng được tướng Đức Goering bảo trợ. Cũng kỳ lạ là 30% sản phẩm của SKF được cung cấp sang Mỹ, nơi họ có các chi nhánh. Kỳ lạ không kém là Hugo von Rosen, em vợ của Goering là một trong những giám đốc chi nhánh Mỹ của SKF trong suốt thời kỳ chiến tranh. Và chi nhánh SKF Mỹ không chỉ đơn thuần là thu lợi nhuận từ buôn bán, mà từ đó tiền bạc lại chảy vào ngân khố Đức, mà còn làm gián đoạn việc cung cấp vòng bi cho Mỹ vào những thời điểm quan trọng trong chiến tranh, khi nước Mỹ đang cần những chiếc máy bay mới.
Các chính khách và giới thương gia cấp cao Mỹ đã rất nhầm lẫn việc SKF làm ăn với Nazi, đến mức mà ngay cả khi ban hành luật “người Mỹ yêu nước” để ngăn chặn hoạt động của SKF đã dẫn đến việc đại sứ Thụy Điển đe dọa công bố các bằng chứng thỏa hiệp, và do đó việc điều tra chấm dứt. Cuộc đối thoại đặc biệt năm 1944, SKF đưa ra bảo đảm không mở rộng hoạt động của mình với Đức, đổi lại sự dính líu của SKF vì thế mà sẽ không bị CP Mỹ điều tra, tài sản và quyền lợi tại Đức được giữ nguyên sau chiến tranh. (Charles Hajem. «Trade with the enemy»).
Tư bản Thụy Điển không chỉ thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ trong giai đoạn 1941-1944 mà còn giữ được nó bất khả xâm phạm sau chiến tranh. SKF có mối quan hệ thân cận với Jacob Vallenberg, một nhà băng Thụy Điển kinh tởm kiếm lời từ các khoản vay của Đức quốc xã trong thời gian chiến tranh bên cạnh người anh em chống phát xít có tiếng Raul Vallenberg. Jakob Vallenberg là ông chủ của nhà băng Vallenberg lớn nhất Thụy Điển, cùng mớ dây nhợ với siêu tài phiệt nhà băng Do Thái Rothschilds, trên thực tế kiểm soát toàn bộ kinh tế của đất nước nhỏ bé này. Nhà băng Vallenberg là đại diện của nhà băng Hitle Reichsbank. Quá trình thanh lọc phát xít sau chiến tranh, Reichsbank tự nhiên không còn liên hệ nào với Vallenberg và nhà băng của hắn ta. Cho đến ngày nay, cần phải nói là gia đình Do Thái Vallenberg vẫn là cổ đông lớn của các hàng Thụy Điển Ericsons, Electrolux và dĩ nhiên SKF.
Vậy là sau 2 cuộc chiến tranh, Thụy Điển từ chỗ vẫn là vùng nông nghiệp lạc hậu của châu Âu, từ chỗ nghèo đói đến mức 1/4 dân số tha hương đã trở thành quốc gia có nền công nghiệp kỹ thuật cao, phát triển. Đồng krona được rút ra từ buôn bán với tất cả các bên tham chiến, được đổ vào các nhà máy lớn chế tạo ô tô, vòng bi, điện thoại.
Nhưng tư bản Thụy Điển, bản chất chẳng có gì thay đổi, nó đã ra đời như mong đợi, lớn lên trong máu nhuộm, chỉ khác là không có máu người da đen, da đỏ, mà là máu người Đức, người Anh, người Pháp, người Nga. Khác những gã giàu mới nổi Anh và Mỹ trong thời kỳ tích lũy tư bản qua nạn phân biệt chủng tộc và bất kể là người da đen, Thụy Điển đổi máu thành tiền cho dân chúng.
Tư bản Thụy Điển đã kiếm tiền trên máu các đồng nghiệp châu Âu và dân chúng phương Tây, điều này không thể bị nhầm lẫn. Nền kinh tế tư bản đã lớn lên từ máu và tạo ra tầng lớp lao động đông đảo và họ cũng đạt được thỏa hiệp với giới chủ, đó là mô hình Thụy Điển. Một lẽ tự nhiên, tư bản Thụy Điển bắt buộc phải thỏa hiệp, trên cơ sở lòng yêu nước đặc biệt. Nhưng sự bắt buộc đó chỉ là cân bằng tạm thời giữa quan hệ chủ-thợ.
Vào lúc này sự cân bằng đó đang dần dần bị phá vỡ: tầng lớp lao động Thụy Điển đã bị yếu đi vì các yếu tố khách quan và chủ quan, một mặt những năm tháng dễ chịu đã làm họ mất sức chiến đấu, mặt khác nhân khẩu giảm, dân số già nua, hiệu quả lao động sụt giảm. Tư bản Thụy Điển đã cảm thẩy điểm yếu và ngay lập tức tấn công vào hệ thống an sinh xã hội bằng cách vận động các lực lượng chính trị và giới trí thức tự do một cách không mệt mỏi, để thuyết phục về “hệ thống thuế khóa cao kém hiệu quả”…
Tại sao Nga không giống Thụy Điển?
Liệu Nga có thể tiếp thu những kinh nghiệm Thụy Điển? Có lúc nào đó trong thế kỷ qua Nga đã bắt đầu con đường Thụy Điển, hay Nga có thể bước vào con đường Thụy Điển lúc này hay không? Những câu hỏi tu từ hoa mỹ. Tư bản Nga đã không thể lớn lên trong WWI và tầng lớp lao động Nga đã tận dụng cơ hội đó thành công để làm cách mạng lật đổ, chỉ đơn giản là Nga tham chiến. Chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế Nga và hủy hoại hầu hết tầng lớp lao động có tay nghề khi họ phải ra mặt trận, khi những người có kỷ luật và được giáo dục nhất ở tuyến đầu, đó là mất mát rất to lớn. Suy sụp quân sự đã đẩy Nga vào vực thẳm cách mạng cùng nội chiến, chính vì thế vào đầu thế kỷ XX, Nga ở vào vị thế đối lập mà Thụy Điển có. Mô hình tương tự mà giới tư bản xấu xí ấp ủ không thể trở thành hiện thực, những hy vọng chiếm quyền trong thời kỳ cải tổ cũng không. Cuộc chiến tranh duy nhất mà giới tư bản nỗ lực kiếm lời đó là chiến tranh chống khủng bố ở Checnhya, trong lãnh thổ Nga và bằng lực lượng Nga.
Tuy nhiên, cũng thật là may mắn khi mà, sức hấp dẫn tương tự kiểu Thụy Điển đã không đến trên chặng đường lịch sử Nga. Cùng mang dòng máu lạnh khí chất Bắc-Âu, người Nga cho phép chấp nhận không cần cảm xúc đến từ trạng thái may mắn, trộn lẫn máu và rủi ro của láng giềng. Nhưng đối với người Nga, bản tính cố hữu nhạy cảm cao độ hay là, như F.M.Dostoevsky nói “hoàn toàn nhân từ” đã từ chối “chiếc vé đến thiên đường” nếu như để giành được nó lại toàn nước mắt của trẻ em…quá khác xa với những người Thụy Điển, những người không nghĩ một tý gì về việc từ bỏ những món lợi kếch xù, lương hưu và phúc lợi được trả bằng nước mắt của hàng triệu quả phụ Nga, Đức, Anh, Mỹ, Pháp…
Vậy còn đối với Nga, cái xã hội kiểu Thụy Điển bẩn thỉu, ích kỷ và lai tạp khi thực sự có nó, theo cách độc đáo là con đường Nga-châu Âu XHCN, một xã hội kết hợp cả kết cấu tư tưởng dân sinh quần chúng chuyển sang điều kiện công nghiệp? Nó đã chứng tỏ hiệu quả xã hội, tạo cho Nga một mức độ mơ ước chưa từng có cho con cháu nông dân Nga mà ở vào đầu thế kỷ XX đang cày cuốc trên mảnh đất nghèo và bao nhiêu năm sau đó vẫn còn phải sợ hãi với nạn đói. Rõ ràng ở Liên Xô, vẫn còn nạn thiếu lương thực, vấn đề nhà ở chưa được giải quyết ở nơi nào đó khi so sánh tiêu chuẩn đời sống với dân Thụy Điển và với phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Câu trả lời là không! Trong cả quá khứ và cả lúc này, Nga không có điều kiện như Thụy Điển và Nga hiện tại cũng không theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nước Nga ở thế kỷ XIX và đầu XX khó mà có thể coi là mẫu mực của một xã hội pháp trị. Và thay vì tìm kiếm một mô hình “tốt đẹp nhất” kiểu Thụy Điển, người Nga giờ đây đang nghĩ làm sao để có pháp trị và tăng cường nó, xã hội như thế hiện tại là một mô hình xã hội thực sự.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét