Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
Quan niệm của triết học Kant về hạnh phúc
14:38
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hạnh phúc (Hy
Lạp: eudaimonia, Ý: felicitas, Đức: Gluckseligkeit, Anh: Hapiness) xem
thêm TỰ TRỊ (TÍNH, SỰ) TỰ DO, THIỆN (CÁI, SỰ), THIỆN TỐI CAO (CÁI, SỰ),
HY VỌNG, VUI SƯỚNG (SỰ)
Trong tác phẩm Nicomachean Ethics,
Aristotle khám phá rằng “sự thiện chủ yếu” hay “mục đích cao nhất” của
hành vi con người- tức “điều gì đó có tính tối hậu và viên mãn, là mục
đích của hành động” (Aristotle, 1941, 1097b, 22)-chính là hạnh phúc.
Nghiên cứu của ông về hạnh phúc đạt tới sự cân bằng đáng nể: hạnh phúc
hoàn hảo bao hàm việc đem lại đời sống tĩnh lự, song không loại trừ các
khía cạnh khác của cuộc sống thiện hảo như lòng can đảm, sự tự do và sự
vui sướng (nt.,1178a-1179). Tuy nhiên, quan điểm cân bằng của Aristotle
về hạnh phúc dần bị chuyển hóa bởi sự phân chia theo kiểu thuyết Plato
giữa hạnh phúc và sự viên mãn của trí tuệ (mind) và linh hồn,- với lạc
thú (pleasure) xác thịt.
Trong tác phẩm của Aquinas, sự phân biệt này thể hiện dưới hình thức của kinh nghiệm khách quan về beatitudo(hạnh phúc linh thánh) và kinh nghiệm chủ quan, ít được coi trọng hơn củaeudaimonia (Hạnh
phúc trần tục). Sự phân biệt này về tổng thể vẫn được Descartes duy
trì. Với ông này, hạnh phúc [thông thường](heur)” chỉ phụ thuộc vào các
sự vật bên ngoài”, và điều này là đối lập với hạnh phúc linh thánh (béatitude)
bao hàm “một sự toại ý hoàn hảo của trí tuệ cùng sự thỏa mãn nội tâm”
(thư gửi Elizabeth, 4 tháng 8 năm 1645, Descartes, 1981, tr.164). Kant
bảo toàn sự phân biệt này trong một hình thức có hiệu chỉnh, ở đó, hạnh
phúc khách quan sinh ra từ hành động tự trị (không phụ thuộc vào bất kì
động lực nào-ND) và tự do, còn hạnh phúc chủ quan sinh ra từ các cảm xúc
bên ngoài (heteronomous) đến từ cảm giác vui sướngvà hài lòng. Một sự
đối lập giữa hạnh phúc và tự do chi phối trọn vẹn thảo luận của Kant về
hạnh phúc. Nó xuất hiện rõ nhất trong cuốn SHHĐL (Siêu hình học về đức
lý), nơi có sự phân biệt giữa “eidaimonism (các nguyên tắc của hạnh phúc)” và “eleutheronomy”(nguyên
tắc tự do của sự tự ban bố luật lệ nội tại), với xác nhận kèm theo sự
phân biệt này rằng” nếu các nguyên tắc của hạnh phúc được làm thành
nguyên tắc cơ bản của hành động, kết quả sẽ là “euthanasia” (cái chết dễ
dàng) cho mọi luân lý” (SHHĐL tr.378, tr.183). Sự vui sướng, thỏa mãn
đến trước (là động lực cho-ND) nghĩa vụ hay cho sự tuân thủ theo luật lệ
thì phụ thuộc vào cảm tính và là bộ phận của quy tắc tự nhiên, trong
khi sự vui sướng thỏa mãn đến sau ( là kết quả của) nghĩa vụ mới đặt cơ
sở trên sự tự do khả niệm (tự do thông qua suy lí, lý tính- tiên nghiệm
và không phụ thuộc vào các luật lệ tự nhiên, duy nghiệm-ND) và mới là bộ
phận của quy tắc đạo đức. Sự phân biệt giữa hai nghiên cứu về việc tuân
thủ luật lệ đã sinh ra một số hệ quả-tức những gì xuất hiện khắp triết
học thực hành của Kant.
Sự đối lập giữa eudaimonia và eleutheronomy được
phát triển thành một loạt hệ luận nhất quán. Hệ luận đầu tiên, như đã
được đề cập, là sự phân biệt giữa các quy tắc luân lý và quy tắc tự
nhiên; quy tắc tự nhiên là vương quốc của các quan hệ nhân quả, của xu
hướng cảm tính (inclination) và của sự ngoại trị (SHHĐL tr. 216, tr.44).
Các nguyên tắc đặt cơ sở trên hạnh phúc và tính ngoại trị đều thuộc thế
giới vật chất, chủ quan, bất toàn. Chúng đối lập lại với các nguyên tắc
đặt cơ sở trên sự tự do và tự trị, tức những gì có tính hình thức và
phổ quát (CSSĐ tr.442, tr.46). Ý tưởng về sự thiện đồng nghĩa với hạnh
phúc là một ý tưởng rất khó xác định. Lý do là có vô số cái thiện khác
nhau tiềm tàng nơi ý tưởng ấy. Trong khi đó, ý tưởng về sự thiện đồng
nghĩa với tự do thì rất tập trung và xác định được (PPNLPĐ [Phê Phán
Năng Lực Phán Đoán] ss83). Nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc ( thông qua việc
thực hiện nghĩa vụ-ND) tác động đến ý chí một cách gián tiếp; nhà duy
lạc thú thực hiện nghĩa vụ” chỉ bởi niềm hạnh phúc mà họ dự đoán trước”,
trong khi nghĩa vụ đòi hỏi ý chí một cách trực tiếp, và không hướng tới
bất kỳ cứu cánh nào ngoài bản thân nó (SHHĐL tr. 377, tr.183). Kết quả
là, mệnh lệnh, nếu có liên quan tới nhu cầu kiếm tìm hạnh phúc sẽ biến
thành những lời “mách nước khôn ngoan có tính giả thuyết” với các điều
kiện như là: chỉ nên làm điều này hay điều kia thì sẽ có hạnh phúc hoặc
không có hạnh phúc”. Trong khi đó, mệnh lệnh thuộc luật lệ của tự do là
những đòi hỏi nhất thiết và không phụ thuộc vào bất kì điều kiện nào”
(CSSĐ [ đặt cơ sở cho một môn siêu hình học đức lí] tr.146, tr.26). Kiểu
lập luận đối lập này dẫn tới mệnh đề có tính áp đặt (repressive
proposition) trong cuốn LSPQ [ Ý niệm về một lịch sử phổ quát với mục
đích toàn hoàn vũ] rằng: nhân tính “không nên tham lam những sự hoàn hảo
hay hạnh phúc nào khác hơn những gì họ đạt được bằng chính lý tính chứ
không phải bằng bản năng (tr.19, tr.43)
Tuy nhiên trong khi loại hạnh phúc khỏi
bất kỳ vai trò nào có can hệ tới sự quyết định hành động của ý chí, Kant
vẫn coi nó [hạnh phúc] như một phương diện quan trọng của cái thiện tối
cao thuộc con người. Tại một chỗ trong cuốn PPLTTT [Phê phán lí tính
thuần tuý), ông giả định rằng hạnh phúc sẽ tự động đến theo tự do: “Tôi
không nói về hạnh phúc tối đa vì nó chỉ là kết quả đương nhiên của tự
do” ( PPLTTT B 373). Tại đây cấu tạo cho phép sự tự do tối đa có thể có
được đã được miêu tả như một Ý tưởng tất yếu cho sự tiến bộ của con
người, tức là điều sẽ làm cho hạnh phúc xuất hiện; tuy nhiên, trong
PPNLPĐ chính hạnh phúc lại là ý tưởng [ đơn thuần về một trạng thái-ND]
mà con người muốn “ làm cho trạng thái ấy tương ứng hoàn toàn với Ý
tưởng trong những điều kiện đơn thuần thường nghiệm”(ss83) *. Trong
PPLTTT, Kant đã ngầm hòa giải các vế(terms) của sự đối lập này bằng
những câu trả lời trước ba câu hỏi sinh ra từ mối quan tâm của lý
tính:”1. Tôi có thể biết gì?, 2. Tôi phải làm gì?, 3.Tôi có thể hy vọng
gì?” ( PPLTTT A 804/B 832). Hạnh phúc hiện lên trong những câu trả lời
này, dù không phải là một trạng thái được nhắm tới cuối cùng, song cũng
là điều gì đó xứng đáng. Sự thiện tối cao bao hàm cả dạng hạnh phúc được
tưởng thưởng hay "luân lý”(morality) lẫn hạnh phúc thực tế (actual
happiness), tức là nó sẽ không hoàn tất và đủ đầy nếu thiếu đi một trong
hai yếu tố kể trên. Đặc biệt là với Kant, việc trục xuất hạnh phúc ra
khỏi sự xác định hành vi luân lý chỉ là để đưa nó trở lại trong vai trò
một bè đệm thiết yếu nơi cái thiện tối cao mà thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét