Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

NGUYỄN ÁI QUỐC LÀ AI?




NGUYỄN THIÊN THỤ
Bài này đã đăng nay xin được bổ túc và sửa chữa

I. TÀI LIỆU VIỆT CỘNG VÀ THÂN CỘNG
  
Ở đây tôi dùng từ Việt cộng là cộng sản Việt Nam cũng như Trung Cộng là Cộng sản Trung Quốc cho ngắn gọn. Trước đây người Mỹ gọi Việt Cộng là Mặt Trận GPMN, nhưng đó là cách gọi của người Mỹ thời đó.
Tài liệu Việt Cộng và một số nhà nghiên cứu cùng vài bản báo cáo của mật thám Pháp cho rằng Nguyễn Ái Quốc là tên của Hồ Chí Minh, và các tác phẩm ký tên Nguyễn Ái Quốc đều là của Hồ Chí Minh.Và họ cũng nói Nguyễn Tất Thành là người hội Người Việt Yêu Nước tại Paris.
Báo điện tử Phủ Thủ tướng Việt Cộng viết coi như Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Tất Thành:
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội. (1)
 
Chính Trần Dân Tiên  khoe rằng:

Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pa–ri và ở các tỉnh Pháp. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa những yêu cầu ra trước hội nghị Véc–xây (  HCM X, .17)
Một số thì nói danh hiệu Nguyễn Ái Quốc là danh hiệu chung của Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Lịch sử Cộng đảng viết:
Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. ... (HCM I)
Tài liệu quốc tế và Việt Nam đã quá rõ . Cộng sản Việt Nam đành phải thú nhận. Năm 2007, Dương Trung Quốc viết : “một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, được gọi là nhóm Ngũ Long đứng đầu là cụ Phan Châu Trinh và trẻ tuổi là Nguyễn Tất Thành cùng viết một văn bản gửi Hoà hội Versailles đưa ra 'Những yêu sách của người An Nam' và được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc”.(2)
Daniel Hémery ( 3) cho rằng "Nguyễn Ái Quốc" là bút hiệu chung của nhóm bốn người hoạt động tranh đấu cho dân quyền Việt Nam tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, đó là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành.
Vấn đề cần thiết  là giải đáp các câu hỏi sau đây của lịch sử Việt Nam, nhất là xem thử những tài liệu của Việt Cộng đúng hay sai:
-Ai là Nguyễn Áí Quốc?
-Ai lập hội Đồng bào Thân Áí ở Pháp?
-Ai viết các bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc?
Ba câu hỏi trên đều là một. 
II. NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC Ở PHÁP ĐẦU THẾ KỶ XX 
 
Trước tiên ta cần tìm hiểu tên tuổi và hoạt động của những người Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX  có liên quan đến Nguyễn Tất Thành và phong trào người Việt yêu nước tại Pháp vào thời đó. Tôi xin kể hơi chi tiết để độc giả có thể rõ mà không hiểu lầm về hành động của các nhân vật sau đây.
1. PHAN CHU TRINH (1872-1925)
Phan Chu Trinh là người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương, sau bị nghĩa quân xử tội.
Năm tân sửu  (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.Năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ. Năm 1905, ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng.
Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn tại lâu dài. Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư) cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Ông chú trọng dạy quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay,...

Hưởng ứng, ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận, nhiều trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp...lần lượt được lập ra. Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục.

Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị nhà cầm quyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng nên đều bị bắt .Phan Châu Trinh bị đày đi Côn Lôn ngày 4 tháng 4 năm 1908.
 Tháng 8, 1910, ông được đưa về đất liền. được ân xá nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.

Sang Pháp, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuề tại Trùng Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký).
Sau đó, ông còn lên tiếng tố cáo tình trạng các tù nhân ở Côn Lôn bị đối xử tồi tệ, và nhờ Liên minh cầm quyền, Đảng Xã hội Pháp can thiệp nhằm giảm án cho các đồng chí của mình. Ông cũng đã tiếp xúc nhiều lần với những nhân vật cao cấp ở Bộ Thuộc địa, với Albert Saurraut (sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương) để đưa ra những dự án cải tổ nền chính trị ở Việt Nam nhưng không có kết quả, vì lúc này thế lực của thực dân hãy còn đang mạnh. Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Serbia, mở màn cho Thế chiến thứ nhất. Sau đó, ngày 3 tháng 8, Đức tuyên chiến với Pháp. Nhân cơ hội này, nhà cầm quyền thủ đô Paris (Pháp) gọi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, một luật sư, nhà báo người Việt chống thực dân, đi lính, nhưng hai ông phản đối do không phải là công dân Pháp. Mấy tháng sau, chính quyền khép tội hai ông là gián điệp của Đức để bắt giam Phan Văn Trường giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ngục Santé Prison de la Santé kể từ tháng 9 năm 1914.
Do việc Phan Châu Trinh bị bắt giam nên trợ cấp giảng dạy của ông bị cắt, con ông mất học bổng, phải vừa học vừa làm. Cũng trong năm này, vợ ông là bà Lê Thị Tỵ qua đời ở quê nhà ngày 12 tháng 5 năm 1914.
Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ. Sau khi ra tù, Phan Châu Trinh đã soạn tuyển tập thơ Santé thi tập với hơn 200 bài thơ ông sáng tác trong tù.
Ra tù, Phan Châu Trinh học nghề rửa ảnh rồi làm thuê cho các hiệu chụp ảnh để kiếm sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh, giá sinh hoạt đắt đỏ, cảnh ngộ của hai cha con rất đỗi cơ cực. Chẳng lâu sau, Phan Châu Dật phải bỏ học về nước vì bị lao ruột và qua đời tại Huế ngày 14 tháng 2 năm 1921, được đem về an táng cạnh mộ mẹ tại Tây Lộc (Tiên Phước, Quảng Nam)
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang.
Thấy hoạt động ở Pháp không thu được kết quả gì, đã nhiều lần ông yêu cầu chính phủ Pháp cho ông trở về quê hương, nhưng đều không được chấp thuận. Mãi đến năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp mới cho phép ông về nước. Khoảng thời gian này, ông viết cuốn Đông Dương chính trị luận.
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa ông về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu của cha mình là ông Nguyễn An Khương. Ở đây mấy ngày, thì ông về ở tại nhà riêng của ông Khương ở Mỹ Hòa để tiện việc tiếp đón bạn bè đến thăm và trao đổi công việc, đồng thời cũng để tiện cho ông Nguyễn An Cư (chú của ông Ninh, một lương y nổi tiếng) chăm sóc sức khỏe.
Tuy bị bệnh nhưng Phan Châu Trinh cố gắng diễn thuyết thêm hai đề tài là Ðạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Hai bài này đã có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ tại Sài Gòn, trong đó có Tạ Thu Thâu.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn. Đám tang của ông được hàng ngàn người tham dự, gây tiếng vang cho cuộc tranh đấu cho Việt Nam độc lâp.

 2. PHAN VĂN TRƯỜNG (1876 - 1933)

Phan Văn Trường  là một luật sư, một nhà báo yêu nước Việt Nam. Quê ông ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp và thành luật sư, ông làm phiên dịch ở Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Sau ông sang Pháp theo học ngành luật tại Đại học Sorbonne, Paris.  Ông cũng từng làm giáo sư phụ giảng (répétiteur d'Annamite) ở Trường Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Ecole des Langues Orientales) ở Paris. Trong thời gian này, ông đã tích cực hoạt động yêu nước và giao lưu nhiều với những người cùng chí hướng.
Phan Văn Trường cũng có công về mặt văn hóa vì ông là người đầu tiên chính thức đề xướng việc dùng chữ Quốc ngữ là văn tự cho người Việt.

Ông đã cùng với Phan Châu Trinh, lập Hội Đồng bào Thân ái ( La Fraternité des compatriotes) (1912-1916) do Phan Văn Trường làm hội trưởng. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên của người Việt tại Pháp. Tính chất yêu nước của Hội đã được Hội trưởng Việt Nam Quang phục Hội là hoàng thân Cường Để phái người sang Paris năm 1913 đưa thư cho Phan Chu Trinh để liên kết hoạt động. Sau vụ Việt Nam Quang phục Hội đánh bom tại Hà Nội cũng trong năm 1913, chính quyền Pháp cho rằng Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh có liên hệ với phong trào bạo động này ở Việt Nam nên nhân Thế chiến thứ nhất nổ ra người Pháp đã bắt giam cả hai ông ngày 12 tháng 9 năm 1914 với lý do "âm mưu chính trị chống nước Pháp" và thông đồng với Đức. Do có sự can thiệp của Hội nhân quyền và của nhiều chính khách thuộc Đảng Xã hội (Pháp) như thiếu tá Roux và luật sư Marius Moutet nên gần một năm sau, tháng 7 năm 1915, chính quyền Pháp buộc phải thả hai ông. Tuy nhiên đến lúc đó thì Hội đồng bào tương thân tương ái cũng không còn và Phan Văn Trường bị thuyên chuyển xuống Toulouse làm thông ngôn cho các lính thợ gốc Việt đang phục dịch ở Arsenal de Toulouse.
Sau Thế chiến thứ nhất, ông học tiếp và đỗ Tiến sĩ luật khoa, mở văn phòng Luật sư tại Paris. Lúc này ông tiếp tục hoạt động trong nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp, là người ký tên bản "Revendications du peuple annamite" ("Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam" hay còn gọi là "Yêu sách của nhân dân Việt Nam") năm 1919 với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc và được coi là "kiến trúc sư" của văn bản này.
Cuối năm 1923, ông về nước, cùng Nguyễn An Ninh xuất bản báo Chuông rè (La Cloche Fêlée) và Nước Nam (L'Annam) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn. Ông tích cực đấu tranh chống các chính sách của thực dân Pháp, Ông dứng ra tổ chức Đảng Cao vọng (còn gọi là nhóm Thanh niên Cao vọng). Báo L'Annam là cơ quan ngôn luận của nhóm này.
Ông đã cho đăng một số bài của các báo Người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa), Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Diễn đàn thông tin quốc tế (của Quốc tế Cộng sản); đặc biệt ông là người đầu tiên đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels trên báo. Sau đó ông bị chính quyền Pháp kết án tù.
Ông vẫn tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ sau khi ra tù rồi mất năm 1933. Đảng Cao vọng cũng tan rã sau đó.
3. NGUYỄN THẾ TRUYỀN (1898-1969)
Nguyễn Thế Truyền là một nhà chính trị người Việt từng hoạt động trong phong trào vận động đòi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.

Ông quê làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định, con một gia đình quyền thế: ông nội là Nguyễn Duy Hàn làm tuần phủ tỉnh Thái Bình, cha ông là Nguyễn Duy Nhạc làm án sát tỉnh Hà Nam. Năm học lớp 4 (1910) ông được gửi sang Pháp học. Mười năm sau thì ông đã đậu bằng kỹ sư hóa học, cử nhân lý hóa rồi cử nhân văn chương. Năm 1913 khi Nguyễn Thế Truyền 15 tuổi, một trái tạc đạn của Việt Nam Quang phục Hội giết chết ông nội của ông là tuần phủ Nguyễn Duy Hàn.

Trong thời gian ở Pháp ông liên lạc và sinh hoạt với các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh . Trong thời gian tại Pháp ông gia nhập Đảng Xã hội Pháp rồi Đảng Cộng sản Pháp (1922) và chính ông là người giới thiệu Nguyễn Sinh Cung đến với chính giới Đảng Xã hội Pháp và Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Thế Truyền đã đóng góp bài vở và từng làm chủ bút cho báo Le Paria của Đảng Cộng sản Pháp nhưng sau ông từ bỏ chủ thuyết Cộng sản và cho ra một tờ báo riêng mang tên Việt Nam hồn (ra được 8 số từ Tháng Giêng đến Tháng Tám 1926), rồi Hồn Việt Nam (4 số), L'Ame Annamite, La Nation Annamite và tờ Phục quốc vào cuối năm 1926 đòi hỏi chính quyền Pháp đáp ứng nguyện vọng tự do của dân Việt Nam. Sau lại thêm tờ Viet Nam xuất bản vào Tháng Chín năm 1927. Cộng tác với ông là nhà văn Mai Lâm Nguyễn Đắc Lộc. Những tờ báo này là tụ điểm của nhiều Việt người đồng chí hướng ở Pháp, khai sinh ra Đảng Việt Nam Độc lập. Ông làm chủ tịch đảng này đến năm 1928 thì giao lại cho Tạ Thu Thâu để về Việt Nam, sống ở Nam Định với vợ người Pháp.

Vào thập niên 1940 ông bị Sở mật thám Đông Dương theo dõi và kết tội thông đồng với người Nhật nên bị án đày sang Mã Đảo (Madagaspar) cùng với người em là Nguyễn Thế Song đến năm 1946 mới được thả. từ năm 1941 đến 1946 mới được thả. Sau Hiệp định Genève (1954) ông di cư vào Nam, tiếp tục nghề báo thời Việt Nam Cộng hòa rồi ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 thời Đệ nhất Cộng hòa liên danh với Hồ Nhựt Tân nhưng thất bại. Ông mất ngày 19 Tháng Chín năm 1969 ở Sài Gòn.

4. NGUYỄN AN NINH (1900- 1943)


Ông sinh  tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ. Chú ruột của Nguyễn An Ninh là Nguyễn An Cư, cũng là một nhà văn, một Đông y sĩ nổi tiếng. Cả cha và chú đều được nhiều người trong nước quý trọng.

Nguyễn An Ninh theo học ở trường Taberd, Collège Mỹ Tho rồi Trường Chasseloup Laubat (nay là trường THPT Lê Quý Đôn) ở Sài Gòn). Năm 1915, mới 15 tuổi, ông đã được nhận làm biên tập cho tờ Courrier saigonnais. Năm sau, nhờ tốt nghiệp trung học với bằng ưu nên ông ra Hà Nội học Cao đẳng Y Dược và được miễn chuẩn bằng Tú Tài.
Nhưng học được nửa năm, Nguyễn An Ninh quyết định chuyển sang học luật tại Trường Cao đẳng Pháp chính thuộc Đại học Đông Dương. Năm 1918, ông sang Paris, Pháp, tiếp tục học đại học ngành luật tại Đại học Sorbonne. Hai năm sau, ông đã hoàn thành chương trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc.
Trong thời gian ở Paris, Nguyễn An Ninh liên hệ với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền. Trong nhóm, ông Ninh được Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường rất tin cậy, quý mến. Ngoài ra, Nguyễn An Ninh còn dành thời gian nghiên cứu các học thuyết cách mạng trên thế giới. Ông cũng kết giao rộng rãi với các nhà hoạt động cánh tả, cộng sản ở Pháp và một số nước khác ở châu Âu. Ngày 5 tháng 10 năm 1922, ông về nước. Lần đầu tiên, Nguyễn An Ninh ra mắt công chúng Nam Kỳ tại Hội khuyến học Nam Kỳ số 34 đường Aviateur Garros (nay là đường Thủ Khoa Huân), vào lúc 20 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1923, với một bài diễn thuyết "Une culture pour les Annamites" bằng tiếng Pháp (thường được dịch là "Chung đúc học thức cho dân An Nam") cốt để kêu gọi mọi người dân Việt hãy mau "noi theo cái học thức Pháp, đặng mở mang trí dân, rộng tư tưởng của dân, làm cho giòng giống tráng kiện, mau thoát cái ách nô lệ. Bằng cứ theo nẻo hoạn đồ, lấy việc làm quan là mục đích của việc học thì hỡi ơi! Sau này giòng giống sẽ yếu ớt, ắt có ngày kia rút vô rừng mà ở!".
Ngày 22 tháng 2 năm 1923, Nguyễn An Ninh sang Pháp lần thứ hai, với ý định hoàn thành bằng Tiến sĩ Luật, nhưng ông chỉ lưu lại hơn nửa năm rồi trở về nước, dịch 5 chương đầu cuốn Khế ước xã hội (Contrat social) của Jean-Jacques Rousseau nhằm truyền bá tư tưởng "Người ta sinh ra tự do. Nhà nước là một tổ chức cai trị theo 'khế ước xã hội', vì thế nó phải phục tùng ý chí của toàn dân".Vào đêm 15 tháng 10 năm 1923, Nguyễn An Ninh lại xuất hiện trên diễn đàn với đề tài "L’ideál de la Jeunesse Annamite" bằng tiếng Pháp (thường được dịch là "Cao vọng của thanh niên An Nam")
với mục đích kêu gọi duy tân. Thống đốc Cognacq mấy lần gọi ông đến đe dọa và tuyên bố cấm ông diễn thuyết tại các nơi công cộng.

Nguyễn An Ninh âm thầm phản ứng bằng cách cho ra tờ báo Pháp văn La cloche fêlée (Tiếng chuông rè) ở Sài Gòn để công kích chính sách thực dân Pháp, đề cao các nhà cách mạng, làm cho người đọc tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc và truyền bá những tư tưởng tự do (số đầu tiên ra ngày 10 tháng 12 năm 1923).
Không những ông làm chủ bút, viết bài, xếp chữ, tự tay chăm sóc tờ báo về mọi mặt mà ông còn tự ôm đi rao bán. Để đàn áp tờ báo, chính quyền thực dân đã cấm các nhà in và Sở Bưu điện không cho họ nhận in, phát hành và vận chuyển. Ai dám đi bán báo, đọc báo đều bị theo dõi (nếu là công chức sẽ bị sa thải). Thế cho nên đến số 19 thì báo phải tự đình bản (ngày 14 tháng 7 năm 1924).
Ngày 10 tháng 1 năm 1925, ông sang Pháp lần thứ ba. Trong thời gian ở Pháp, ông Ninh viết "La France en Indochine" ("Nước Pháp ở Đông Dương”), toát lên một tinh thần chống thực dân quyết liệt, đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cơ bản, sơ đẳng nhất của con người. Ngoài ra, ông còn diễn thuyết tại Khách sạn Hội Bác học (Hôtel des Sociétés Savantes), Paris, bài "Tinh thần dân chủ của nước Việt Nam". Ông và Phan Chu Trinh về nước cùng một lần.
Cuối năm 1925, sau khi Luật sư Phan Văn Trường (1875-1933) về nước, cho khôi phục lại Tiếng chuông rè, có ông Ninh cộng tác. Từ đây, khuynh hướng của tờ báo chống thực dân theo quan điểm chủ nghĩa Marx-Lenin rõ rệt. Ngày 21 tháng 3 năm 1926, Nguyễn An Ninh diễn thuyết trước ba ngàn người nghe, kêu gọi chống chủ nghĩa thực dân. Ba hôm sau, ông bị nhà cầm quyền Pháp bắt kết án 18 tháng tù, nhưng chỉ bị giam 10 tháng thì được "ân xá".Sau khi ra tù, ông đã sáng lập ra Thanh niên Cao vọng Đảng, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam Kỳ.Sau đó, ông Ninh qua Pháp lần thứ tư. Ở Pháp lần này, ông quan hệ với nhiều nhà yêu nước thuộc nhiều chính kiến. Ngày 6 tháng 1 năm 1928, Nguyễn An Ninh về nước, được đồng bào đón tiếp nồng nhiệt. Ông sáng tác vở tuồng hát Hai Bà Trưng để cổ xúy tinh thần yêu nước, tháng 8 năm 1928 in xong bốn ngàn quyển, chỉ dành để ký tặng. Vở tuồng 8 cảnh chưa kịp diễn thì bị cấm.
Cuối năm 1928, ông bị bắt lần thứ hai và lần này Pháp dựng lên vụ “Hội kín Nguyễn An Ninh” để bắt mấy trăm người ủng hộ ông. Ông bị kết án và ngồi đúng 3 năm tù, tức cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1931, ông mới được thoát khỏi tù giam. Ra tù, Nguyễn An Ninh viết cho tờ Trung Lập của Nguyễn Văn Tạo (1908-1970), cho tờ Tranh đấu của nhóm Tạ Thu Thâu (1906-1946), Trần Văn Thạch (1905-1946), Phan Văn Hùm (1902-1946). Do hoạt động quá tích cực, nên đến tháng 4 năm 1936, ông Ninh lại bị bắt về tội "phá rối trị an". Ông tuyệt thực phản đối và nhờ quần chúng đấu tranh dữ dội đòi thả ông, nên Pháp buộc lòng phải trả tự do cho ông vào tháng 11 năm ấy.

Đến tháng 7 năm 1937, Pháp lại bắt giam ông (lần thứ tư) cho đến tháng 1 năm 1939. Ra khỏi tù, ông Ninh đi hẳn với những cộng sản trong nhóm Dân chúng và viết cho báo Dân Chúng, góp phần tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi các quyền tự do dân chủ, ra ứng cử vào Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ). Tháng 9 năm 1939, Thế chiến thứ hai bùng nổ. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp liền tuyên bố thiết quân luật, ráo riết truy lùng, bắt bớ và sát hại các nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng.
Ngày 5 tháng 10 năm 1939, ông lại bị bắt lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng. Sau đó, ông nhận án 5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Trên đảo, ông bị Pháp và Việt cộng (4) hành hạ, bị đói khát triền miên khiến ông kiệt sức dần rồi mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi.



5. TẠ THU THÂU (1906-1945)


Tạ Thu Thâu sinh tại xã Tân Bình, tổng An Phú, huyện Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp), là con thứ tư trong một gia đình đông con và nghèo khó. Cha ông là Tạ Văn Sóc làm nghề thợ mộc kiêm nghề bốc thuốc. Từ năm 11 tuổi, sau khi thân mẫu qua đời, ông đậu bằng tiểu học và trúng tuyển nhập học trường trung học Chasseloup Laubat.
Sau khi đậu bằng tú tài Bản xứ (Baccalauréat Franco-Indigène) ông dạy học ở trường tư thục Nguyễn Xích Hồng, Sài Gòn và tham gia những tổ nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng An Nam trẻ (Jeune Annam) năm 1925. Sau đó hội đoàn này bị nhà cầm quyền thuộc địa giải tán. Tạ Thu Thâu coi giai đoạn này trong đời ông là “giấc mộng liều mạng của tuổi trẻ”.
Năm 1926, Tạ Thu Thâu tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7 năm 1927 khi 21 tuổi, học Khoa học tại Đại học Paris, ông gia nhập An Nam Độc lập Đảng (tiếng Pháp: Parti Annamite de l'Indépendance, PAI) của Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước. Ông đứng tên cùng với Huỳnh Văn Phương xuất bản tờ La Résurrection chống chính phủ Thuộc địa. Chỉ được ít lâu báo bị đình bản và đảng Độc lập bị giải tán.
Năm 1929, ông tham gia hội nghị Liên đoàn Phản Đế (Liên hiệp Chống Chủ nghĩa Đế quốc) ở Frankfurt, Đức. Cùng năm đó, ông bắt đầu tiếp xúc với các nhóm tả, chống chủ nghĩa thực dân tại Paris, như Felicien Challey, Francis Jourdain và nhà văn, nhà sử học Daniel Guérin. Ông được Alfred Rosmer - một người bạn, người đồng chí, học trò của Trotsky - giới thiệu vào tổ chức Trốt-kít tại Pháp. Từ đó, ông trở thành một lãnh tụ Trốt-kít Việt Nam đầu tiên.
Ngày 20 tháng 5 năm 1930, Tạ Thu Thâu cùng một số kiều dân Việt ở Pháp tham gia cuộc biểu tình trước điện Elysée phản đối việc xử tử Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Việt Nam Quốc dân đảng ở Yên Bái. Vì vậy, ông bị bắt cùng 18 thành viên Tổng hội Sinh viên Đông Dương (Association Générale des Etudiants Indochinois) trong đó có Nguyễn Văn Tạo và Trần Văn Giàu) và bị trục xuất về Việt Nam vào cuối tháng 5.
Về nước, Tạ Thu Thâu là một lãnh tụ ái quốc nổi bật. Là người tổ chức và lãnh đạo phong trào Tả Đối lập Trốt-kít (L'Opposition de Gauche), ông hoạt động cách mạng bằng nhiều phương tiện. Về báo chí, ông xuất bản tờ Vô sản (tháng 5 năm 1932), làm báo Pháp ngữ La Lutte (Tranh đấu; tháng 4 năm 1933); nhóm trí thức làm báo này được gọi là "Les Lutteurs" (nhóm Tranh đấu) theo tên tờ báo. Có tên trong đó còn có Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch và Dương Bạch Mai. Vì những hoạt động này Tạ Thu Thâu bị kết án hai năm tù treo.
Đầu năm 1937, ông và các nhân vật trong nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn nhân danh Sổ lao động cùng với Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Phan Văn Hùm đắc cử vẻ vang. Tuy vậy Tạ Thu Thâu bị bắt giam, mãi đến năm 1939 ông mới được thả.
Năm 1939, ông cùng nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ). Cho rằng cuộc bầu cử tổ chức gian lận, ông phản đối với Toàn quyền Đông Dương và Quốc hội Pháp. Trong khi đó có nhiều cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận. Pháp bắt hết cả liên danh đưa ra tòa với tội "phá rối trị an". Từ năm 1932 đến 1940, Tạ Thu Thâu bị bắt 6 lần và bị kết án 5 lần. Nếu cộng hết các án ông lãnh, ông bị tất cả 13 năm tù và 10 năm biệt xứ.
Cuối năm 1944, sau khi được phóng thích từ tù Côn Đảo, ông dự định thành lập đảng Xã hội Thợ thuyền. Ông ra Bắc bắt liên lạc với một số đồng chí nhằm xuất bản tờ báo Chiến Đấu, để làm cơ quan ngôn luận của đảng Xã hội Thợ thuyền miền Bắc. Ông cũng tham gia nhiều cuộc mít tinh của thợ mỏ tại Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương.
Tháng 9 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông về Nam Kỳ. Trên đường về, ông bị Việt Minh bắt và  sát hại  tại Quảng Ngãi .


Năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp, “Ủy ban nước Pháp của di dân, nước Pháp của tự do” (France Des Immigrés, France Des Libertés) chọn đăng ảnh và tiểu sử họ Tạ trong một cuộc triển lãm tại Grande Arche tại khu La Défense, Paris.

Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt).(Wikipedia)

 

Tất cả tiểu sử những nhân vật trên đều căn cứ vào Wikipedia, và kết quả cho ta thấy rõ công lao của các nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp thời đó:

(1). Tại Pháp trong khoảng 1910, những nhà cách mạng Việt nam đã hoạt động tại Pháp với mục đích tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam. Đa số là nhà cách mạng và sinh viên yêu nước. Họ có tinh thần tranh đấu, có trình độ đại học, và thuộc gia đình khá giả.Nhóm người Việt yêu nước ở Pháp là một tổ chức khá chặt chẽ, Phan Chu TRinh lớn tuổi và có thành tích tranh đấu nên được coi như cố vấn, Phan Văn Trường là chủ tịch hội, Nguyễn Thế Truyền Phó chủ tịch, và Nguyễn An Ninh là tổng thư ký.

(2). Phan Văn Trường là sáng lập viên hội "Đồng Bào Thân Ái" vì ông là luật sư, biết cách làm đơn từ cho hợp lệ, ông cũng là dân Pháp cho nên việc xin phép dễ dàng hơn là những người khác.  Hội này thành lập năm 1912.
(3). Nguyễn Thế Truyền  có lúc là chủ bút tờ Le Paria, còn Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh là cộng tác viên của  Le Paria. Le Paria (Người cùng khổ) là nguyệt san, do Henri Barbusse bảo trợ, ra được for 36 số, tồn tại từ 1922 đến 1936. Các số đều khổ rộng, viết tiếng Pháp, còn tên báo thì viết bằng ba ngôn ngữ Pháp, Trung Hoa và Ả Rập. Hội viên sáng lập là Marie Bloncourt, luật sư, đại diện cho  Dahomey ( châu Phi) làm tổng thư ký Nguyen Ai Quoc đại diện Á châu, Jean Baptiste, đại diện Guadeloupe v. v... Ban đầu có 200 hội viên. Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh là hội viên từ 1922, và các ông đã nhiều lần diễn thuyết tại báo quán và các nơi khác. (Đặng Hữu Thụ, trang 40, Thụy Khuê, HCM, CII)

(4). Họ sống tập thể tại số 6 Villa des Gobelins, và hoạt động với nhau. Họ viết báo tranh đấy và ký bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc.
(5).Quan trọng nhất là họ đã viết "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho hội nghị Versailles năm 1919 với tên Nguyễn Ái Quốc. Phan Văn Trường chính là kiến trúc sư của văn bản này.Văn bản này gây tiếng vang tại Pháp và Việt Nam.

(6). Năm 1922, Nguyễn Tất Thành đi Mạc Tư Khoa, gia nhập đệ tam quốc tế, rồi đi Trung Quốc. Từ đó không không còn dấu tích ở Pháp, trong khi đó Nguyễn Thế Truyền,Tạ Thu Thâu ,Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường  nối tiếp cuộc tranh đấu chống thực dân. Một số là đảng viên đệ tứ Quốc tế. Họ hoạt động mạnh hơn là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Thế Truyền trở thành lãnh tụ của nhóm cách mạng Việt Nam ở Pháp. Ông cộng tác với các báo Pháp như  L' Humanité, Le Populaire, La Vie Ouvrière, Le Paria, Le Libertaire. Ông cũng liên lạc với các nhà cách mạng châu Phi, Madagascar, Triều Tiên, Trung Quốc để toàn cầu hóa việc chống chủ nghĩa thực dân.  Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp- The trial of French colonization chính là kết quả của cuộc hợp tác quốc tế này.

Từ khi theo đệ tam quốc tế, Tất Thành đi theo chính sách tàn ác và gian trá của Stalin và Mao Trạch Đông.

III. NGUYỄN TẤT THÀNH, CẬU HỌC TRÒ "LỚP BA TRƯỜNG LÀNG" ĐÃ LÀM GÌ Ở PHÁP?

A. HỘI ĐỒNG BÀO THÂN ÁI

1. Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Và "Yêu sách của nhân dân An Nam" được gửi đến hội nghị Versailles tháng 6, và ngày 18 tháng 6 ,tờ Humanité đã đăng bài này với tên mới là "Dân Quyền", ký tên Nguyễn Ái Quốc. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng. (HCM, XCVII)

Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam lên tàu L'Amiral Latouche-Tréville làm bồi. Đảng Cộng sản cho rằng Nguyễn Tất Thành đã đến Pháp năm này. Sự thật không phải thế. Đi làm thuê trên tàu đâu có thể muốn đi đâu thì đi theo ý mình.  Nguyễn Tất Thành chỉ ghé Marseille tháng 9-1911 , sau đó lênh đênh trên biển cả, sang Anh một thời gian, đến 1919 mới sống ở Paris.
2. Wikipedia cho rằng Phan Văn Trường lập hội  Hội Đồng bào thân ái và làm hội trưởng: Ông đã cùng với Phan Châu Trinh, lập Hội Đồng bào Thân ái (tiếng Pháp: La Fraternité des compatriotes) (1912-1916) do Phan Văn Trường làm hội trưởng. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên của người Việt tại Pháp. Tính chất yêu nước của Hội đã được Hội trưởng Việt Nam Quang phục Hội là hoàng thân Cường Để phái người sang Paris năm 1913 đưa thư cho Phan Chu Trinh để liên kết hoạt động. 

3. Tâm Nghĩa ngày 13 tháng tư 1911 viết về Phan Văn Trường như sau:

... .Cuối năm 1908, trước tình hình đất nước ngày càng chìm trong những cảnh đau thương của sự đô hộ. Để không phải chứng kiến những viễn cảnh đau lòng và tìm ra con đường tự do cho đất nước, ông sang Pháp. Ông Phan Văn Trường sang Mareseille 2 hôm sau lên Paris, sau đó xin được làm giáo viên phụ giảng(Répétiteur) tiếng Việt ở Trường Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Ecole des Langues Orientales). Đồng thời trong thời gian đó ông còn theo học ngành luật tại Đại học Sorbonne, Paris. Nhờ tinh thần và sự say mê học tập nên ông sớm cử nhân luật. Từ năm 1910 ông thuê ở nhà số 6 Villa des gobelins với giá 750 frc mỗi năm. Ðể có quyền hạn ông đã nhập quốc tịch Pháp ngày 18-3-1911. Năm 1912 ông ghi tên vào đoàn luật sư Paris và hành nghề tại Tòa thượng thẩm Paris được chủ nhiệm đoàn là Henri Robert kính trọng tài năng và hậu đãi. Trong thời gian này, ông cũng đã tích cực hoạt động yêu nước và giao lưu nhiều với những người cùng chí hướng.
Năm 1912, Phan Văn Trường gặp Phan Châu Trinh tại Paris. Hai chí sĩ họ Phan đã lập ra Hội đồng bào thân ái (tiếng Pháp: La Fraternité des compatriotes) (1912-1916), tập hợp những người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động tại Pháp do Phan Văn Trường làm hội trưởng. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên của người Việt tại Pháp. Tính chất yêu nước của Hội đã được Hội trưởng Việt Nam Quang phục Hội là hoàng thân Cường Để phái người sang Paris năm 1913 đưa thư cho Phan Chu Trinh để liên kết hoạt động (HCM,CXXXVIII)

4. Sophie Quinn Judge viết rằng n ăm 1912, Phan Chu  Trinh và Phan Văn Trường đã thiết lập được một câu lạc bộ người Việt thường tụ tập nhau tại các quán Cafe hay quán ăn Tầu tại Montparnasse, nơi họ không chỉ nói những chuyện thông thường của cuộc sống tha hương....Cho đến những năm cuối của cuộc chiến hai người đã thành lập nên một nhóm người Việt mới có tên là “Hội người Việt yêu nước”. . (5). 
5. Bà Thụy Khuê cho biết Phan Văn Trường lập hội  Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des Compatriotes). Bà dẫn bài viết của Phan Văn Trường trong hồi ký của ông. Theo Hồ Hữu Tường. Phan Văn Trường đã viết một hồi ký nhan đề "Một chuyện âm mưu người An Nam ở Paris:" đăng trong L' Annam, mà cụ làm chủ nhiệm. (6). Tập nhật ký trên có đoạn:
"Một ngày trong năm 1912, sau khi đưa đám một thiếu niên An Nam, học sinh trường Parangon [trường Nguyễn Thế Truyền học], một số đồng bào đưa ra ý kiến lập hội Ái hữu Sinh viên An Nam tại Pháp (Association amicale des étudiants annamites en France). Họ đề nghị tôi nghiên cứu dự trình để thực hiện càng sớm càng tốt. Tôi trả lời ngay: "Làm thì dễ, Pháp có luật 1/7/1901, tự do lập hội. Nhưng luật không chưa đủ, còn phải tính đến chính sách thuộc địa nữa. Các bạn nên biết, nếu ta lập hội mà không có phép, chính quyền thuộc địa sẽ tìm cách dẹp ngay." (PVT, trang 87). Tuy nói vậy, nhưng ông cũng làm:
"Tôi bắt tay vào việc. Viết bản nội quy và thảo một chương trình [hành động] dài. Hội được thành lập trong sự hoan hỉ của đồng bào đã giao phó trách nhiệm cho tôi. Tôi yêu mến đặt tên nó là Thân Ái (La Fraternité). Hội có mục đích:
1- Giúp sinh viên Đông Dương xa gia đình có cơ hội gặp gỡ, kết bạn, đến chơi và giúp đỡ nhau trong trường hợp rủi ro, bệnh hoạn.
2- Học chung với nhau để trao đổi kiến thức khoa học và văn chương.
Hội Thân Ái mỗi tháng tổ chức nhiều cuộc hội họp, và diễn thuyết." (Hồi ký PVT, chương 13, trang 87-88.(7)
Qua sinh hoạt của hội, Phan Văn Trường gặp Phan Châu Trinh năm 1912.Hội Đồng bào Thân ái là tế bào đầu tiên của người Việt tại Pháp.
Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh, trở thành hai nhà lãnh đạo của phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Vì hoạt động của hội, mà Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt năm 1914. Hội Đồng bào Thân ái phải ngưng hoạt động. Phan Văn Trường viết:
"Hội hoạt động công khai không mờ ám. Chúng tôi cũng biết là có mật thám trà trộn trong đám hội viên, nhưng không sao, càng tỏ cho họ thấy là hội của chúng tôi theo đuổi những mục đích hoàn toàn hợp pháp và đáng khuyến khích. (...) Bọn mờ ám vẫn rình rập, với thế lực trong chính quyền thực dân, thế nào họ cũng phá. Hội của chúng tôi bị tẩy chay, họ phao tin hội này là ổ cách mạng, gián tiếp cảnh cáo hội viên nếu cứ cứng đầu không chịu bỏ thì có ngày sẽ phải hối hận". (PVT, trang 89).(7)
Theo mật báo của mật thám thì Hội Đồng Bào Thân Ái phải giải tán vào năm 1916 (Thu Trang, trang 43). Tuy nhiên thông tin này chưa chắc đã đúng. Có thể hội phải giải tán sớm hơn, từ khi hai vị thủ lĩnh bị bắt vào tháng 9/1914. (6)
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy rõ Phan Văn Trường là người thành lập hội Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des Compatriotes) năm 1912 tạị Pháp.chứ không phải Nguyễn Tất Thành.
(6). Sophie Quinn Judge  trong sách trên, chương trên, cho rằng Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường xem Nguyễn Tất Thành như con cháu, như trẻ con,  gọi Nguyễn Tất Thành từ Anh sang Pháp để đỡ đần chân tay. Vì các vị này bị Pháp theo dõi gắt gao nên các cụ giao cho Tất Thành làm  liên lạc viên. Còn việc viết lách, nói năng  thì Tất Thành còn quá yếu. Việc thảo Yêu sách 8 điểm cùng viết báo chí phản đối thực dân là do  các cụ thảo luận rồi Phan Văn Trường viết ra chứ không phải do Tất Thành mà có khả năng viết.


7.  Hồ Hữu Tường trong sách kể trên đã viết về việc này:
Khi ra tù, hai cụ được Nguyễn Thế Truyền, học xong ở Toulouse lên hiệp tác. Đầu tháng bảy, cụ Tây Hồ móc nối được với Nguyễn Tất Thành, lúc đó ở London, nên viết thư gọi về Paris. ..Đến năm 1918, nhóm này lại được Nguyễn An Ninh ở Sài gòn sang nhập bọn. ..Và khi chường ra công chúng, nhất là khi viết báo chống thực dân, thì ý kiến thường do cụ Tây Hồ xướng ra, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp, và giao cho Tất Thành đem giao cho nhà báo với một bút hiệu chung. (sđd) 
 Lúc này trình độ chính trị, văn hóa Tât Thành còn kém, có viết được đâu mà cho ký chung!
 Sophie  Quinn Judge cũng có sai lầm khi cho  rằng ý kiến là của Tất Thành. Điều này không đúng  vì  trình độ chính trị, văn hóa Tất Thành rất kém. Sau này ông được Nga Tàu rèn luyện thì rất giỏi về các thủ đoạn. Ông hoàn toàn làm theo lệnh Nga, Tàu nào có sáng tạo gì đâu! . Hơn nữa, Sophie không rõ tâm lý người Việt.( có lẽ Âu Mỹ cũng vậy) . Các cụ khoa bảng, các cụ lớn tuổi thường xem hạng thanh niên là con cháu, kiến thức thấp kém, kinh nghiệm non nớt, không để vào mắt. Sau này, cộng sản nêu lên thư Phan Bội Châu và lời Phan Bội Châu ca tụng Hồ Chí Minh e không đúng, nhất là sau khi cụ đã gặp người Nga và biết rõ âm mưu người Nga. Cụ Phan như chim sợ làn cây cong, bị Nhật lừa, Nga giăng bẫy thì làm sao tin và phục Lý Thụy? Cả những lời Đào Duy Anh bảo là lời Phan Bội Châu ca tụng đều là giả dối do cộng sản ngụy tạo hoặc bắt buộc các văn nô, hoặc tự tiện sửa chữa các văn bản Họ có thể tạo ra những thư Phan Chu Trinh ca tụng Nguyễn Tất Thành.  Phan Chu Trinh đã chỉ trich Tất Thành theo cộng sản cho nên không có việc Phan Chu Trinh ca tụng Tất Thành. Di chúc Hồ Chí Minh còn bị thay đổi, quyển Mùa Xuân Đại Thắng lần in thứ nhất đề tên Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng nhưng in lần thứ hai tên Võ Nguyên Giáp bay mất. Khi nghiên cứu về chính trị, kinh tế và văn học cộng sản, ta phải tỉnh trí và đề cao cảnh giác. Nếu không ta sẽ trở thành cái loa của họ.

B. AI VIẾT BÁO VÀ KÝ TÊN LÀ NGUYỄN ÁI QUỐC?
Sơn Tùng đã nỗ lực biện hộ cho các việc to vẽ thần tượng của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản. Ông trà lời J.E.Milner và ca tụng văn chương của cậu Ba trong hai bức thư:
-Ngài có nhận xét gì về chữ viết, về trình độ tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành qua lá đơn bằng Pháp ngữ ấy?
- Chữ viết tuyệt đẹp, lời chuẩn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Chứng tỏ sự học của Nguyễn Tất Thành chuyên cần và tài hoa. (HCM, CXLIII)
Đó là những lời nịnh hót, hoàn toàn xa sự thật.

1. TRÌNH ĐỘ NGUYỄN TẤT THÀNH



(1). Hồ Hữu Tường trong tác phẩm kể trên nói rằng ý kiến thường do cụ Tây Hồ xướng ra, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp..

(2). Sophie Quinn Judge cũng viết: Phan Văn Trường là tác giả của bản tiếng Pháp bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị hoà bình tại Paris, và là tác giả của phần lớn các bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 đó (Sophie Quinn Judge, , tr.34)
(3).Tài liệu mật thám Pháp do Thụy Khuê  nêu lên trong tác phẩm của bà kể  trên như sau:
Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng cấp, ông ta viết: “Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc đều thấy một sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (trang 498 sđđ) Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về trình độ Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành: “Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (HCM, XCVII, trang 497 ).
(4). Trần Dân Tiên viết về  khả năng sinh ngữ của cậu Ba như sau: Cậu Ba phải học tiếng Pháp với mấy người lính Việt Nam giải ngũ trên tàu (tr.9), và học tiếng Pháp với một cô sen nhà nọ ở Saint–Adresse (tr. 11). Ông lính Tây với cô sen tất nói tiếng bồi, thầy cô như thế trách chi học trò mà chẳng ra chi! Ấy thế mà cậu dám xưng xe là Nguyễn Ái Quốc, là tác giả của những bài văn tài hoa, điêu luyện của bậc thầy hay sao?
Trần Dân Tiên cũng nói thật văn tài cậu Ba như sau:
Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài báo. Nhược điểm về tri thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy, ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới toà báo Dân chúng, ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền.
Cũng như ông Lông–ghê, người chủ bút này cũng rất đáng mến. Ông bảo ông Nguyễn viết tin tức cho tờ báo của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trường viết mãi, ông Nguyễn nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: “Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in.   (HCM, X, 20)

Trần Dân Tiên tự tố cáo mình dốt Pháp văn, không viết được, nhưng trong khiêm tốn có chút tự hào là cậu Ba tuy kém mà có nhiều ý kiến, tư tưởng . Như trên đã trình bày rằng Tất Thành lúc đó chưa có ý thức chính trị cao, chỉ là một anh bồi tàu hay bồi nhà hàng, làm sao dám góp ý với một tiến sĩ trạng sư. Dù cậu Ba có nói nhăng nói cuội, các cụ chẳng để vào tai là chuyện đương nhiên ! Hơn nữa, cậu Ba có là "bạn" của Jean-Laurent-Frederick Longuet (Johnny) (1876 – 1938) không hay lại là "thấy người sang bắt quàng làm họ"? Cậu Ba tinh khôn. Thấy nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường nổi tiếng thì chạy theo gia nhập rồi cướp danh của họ. Bây giờ cậu Ba khoe quen và học viết báo với cháu nội Karl Marx. Học được mấy tháng? Một học trò chuyên tâm học từ trình độ i tờ cho đến khi viết được bài luận tả người, tả cảnh cũng mất vài ba năm. Tất Thành bôn ba vì sinh kế, khó mà học . Cậu Ba chưa hoàn tất chương trình tiểu học dù có học với ai chăng nữa, vẫn là còn nguyên trình độ "lớp ba trường làng", làm sao mà viết Le Paria? và các bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc?
 
Bà Thụy Khuê nhận xét rất tinh tường và cho rằng tác phẩm này là của Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường , chính "Bác " cũng không hề biết thế mà cộng đảng vơ quàng vào mình. Bà Thụy Khuê viết:
Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) và Đông Dương (1923-1924)
"Bản án chế độ thực dân Pháp" có thể được coi là một sáng tác tập thể, mà Nguyễn Thế Truyền làm "chủ biên" và viết lời giới thiệu. Cuốn sách in năm 1925, sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga hai năm. 1946, in lại lần đầu ở Hà Nội.

Trong hồi ký Trần Dân Tiên, viết khoảng 1948, Hồ Chí Minh không nói gì đến cuốn Đông dương (1923-1924), chắc ông không biết có cuốn sách này. Đông Dương cùng bố cục như Bản Án chế độ thực dân Pháp, nhưng lời văn điềm đạm hơn, gần với lối viết của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường. Điểm chung của hai tác phẩm là cùng dùng những mẩu chuyện, những nhân chứng đã có trong các bài ký tên Nguyễn Ái Quốc. Đông dương nói đến tình trạng ở nước ta, còn Bản Án chế độ thực dân Pháp viết chung cho nhiều dân tộc.

Về "Bản án chế độ thực dân Pháp" Hồ Chí Minh chỉ nói một câu: ""Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển: "Bản án chế độ thực dân Pháp"; quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia". (Trần Dân Tiên, trang 37).
Việc ông cho rằng: "quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia", chứng tỏ ông chưa đọc "Bản án chế độ thực dân Pháp" khi ông viết dòng chữ này, và ông đã vô tình hạ giá tác phẩm: chẳng có cuốn sách nào của người Pháp lại viết về tội ác của một thành phần dân tộc mình, như thế, lưu trong thư viện, để cho ông chép lại (HCM, XCVII).
Năm 1990, Nguyễn Thế Anh viết: Về cái tên Nguyễn Ái Quốc, tác giả cho rằng “có thể” là tên chung của nhiều người thường lui tới nhà luật sư Phan Văn Trường ở số 6 Villa des Gobelins. Và, hội Người VN Yêu Nước không phải do HCM lập nên như ghi trong sử liệu của CSVN. Hội này là của hai nhà cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường.
 Bà Thuỵ Khuê cho rằng Nguyễn Tất Thành đến Pháp năm 1919 . Vì mới sang Pháp, chưa bị mật thám theo dõi nên các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường sai Nguyễn liên lạc với các nhân vật cách mạng và gởi tài liệu. Vì vậy, Nguyễn mới dùng danh hiệu Nguyễn Ái Quốc cho mình. Bà viết: xa nước từ năm 1911, sống vất vả ở trên tàu, rồi biệt lập ở Luân đôn, vừa sang Pháp, chưa thể biết rõ những thông tin về tình hình trong nước, cũng không đủ kiến thức và không rành tiếng Pháp, nên chỉ có thể giữ những vai trò khiêm tốn: học Pháp văn, giữ sổ sách chi thu, tập viết những mẩu tin, phụ trách việc in và phát truyền đơn. Ông không thể viết được những bài xã luận ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Nhưng vì muốn trở thành chính khách, Nguyễn Tất Thành xung phong nhận tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc.(HCM, XCVII)

 2. VĂN CHƯƠNG NGUYỄN TẤT THÀNH
   
Trong tác phẩm  "Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc", Thụy Khuê chứng minh rằng trình độ viết và nói tiếng Pháp của cậu Tất Thành rất tệ:
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế. (CXXV) 
(1). Một tác giả ẩn danh dưới bút hiệu" Người lính già" đã mổ xẻ hai bức thư của cậu Ba như sau:

  Hai lá đơn sai đủ thứ lỗi (hoặc cách hành văn không chỉnh) lớn nhỏ, khác nhau (10 cho lá đơn gửi tổng thống, 12 gửi Bộ trưởng). Những chữ viết xiên là do tôi, cốt nêu rõ các lỗi hoặc vấn đề chưa ổn.

Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
 
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne
Je suis actuellement employéc à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Tréville”d pour ma substancee
Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma
reconnaissance anticipée
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous-docteuri es- lettresj )
Etudiant français, quốc ngữ, caractères chinois.
a) Đúng theo phép viết đơn, phải có dấu phẩy sau Marseille. Không viết hoa tên tháng (cf Le Secrétaire Idéal, Elisabeth Lange, Marabout Service, 1970, tr.150)
b) Viết Monsieur le Président đủ rồi. Sau Président phải có dấu phẩy.
c) employé: thường có nghĩa nhân viên văn phòng, khác với tay chân (ouvrier), ví dụ employé de banque. Có thể Nguyễn Tất Thành không hiểu nghĩa, hoặc hiểu, mà cố tình mập mờ đánh lận con đen, vì nếu viết thẳng aide-cuisinier (phụ bếp), chức vụ chính thức, sẽ ảnh hưởng đến việc xin học.
d) Tên chiếc tàu không được để trong ngoặc kép.

e) Lỗi (nặng) về dùng chữ: phải viết subsistance (sinh sống, sinh nhai) thay vì substance (chất, bản thể). Lỗi này được thấy trong cả hai lá đơn, nên không thể gọi là lỗi vô ý. Trong tờ đơn gửi Bộ trưởng Thuộc Địa, người ta còn đọc : ... pour ma substance à soi. Vô nghĩa. Tôi cố đoán Nguyễn Tất Thành muốn nói gì trong “substance à soi” mà chịu thua.
f) Cách hành văn: “entièrement dénué” và “avide” về lời và ý không đi với nhau bởi conjonction (liên từ) et, cho nên muốn viết cho xuôi tai, người ta phải lặp lại je suis. “Je suis entièrement dénué de ressources et je suis avide de m’instruire”, và liên từ et trong vế thứ hai của câu và mạch văn hàm ý nhưng (mais), hơn là và.
Trường hợp dùng liên từ mais, thì không cần lặp lại je suis: “Je suis entièrement dénué de ressources, mais avide de m’instruire”.
g) Lỗi chánh tả: vis-à-vis (có hai gạch nối)
h) Lỗi (nặng) văn phạm: Khi dùng gérondif (en + participe présent) En attendant... , trong trường hợp này, chủ từ của động từ chia (=động từ chính) phải là je (= tôi), ngôi thứ nhất, nhưng Nguyễn Tất Thành đã dùng agréez (= ông hãy chấp nhận, mode impératif, mệnh lệnh cách), ở ngôi thứ hai, là sai. Vì người chờ đợi câu trả lời (en attendant une réponse) là “tôi”, chứ không phải “ông”. Phải viết lại: “En attendant une réponse [...] je
vous prie d’agréer ...”, tương tự câu tiếng Anh: “While waiting for your answer, I request that you accept...” chứ không phải “While waiting for your answer, accept...”
i) sous-docteur: chữ này không có trong ngữ vựng Pháp. Phó bảng, trong chế độ thi cử xưa, có nghĩa tiến sĩ đậu vớt (repêché, inscrit au deuxième tableau). Dù vớt hay không, vẫn là tiến sĩ, nghĩa là có thể dịch : docteur mà không sợ mang tiếng ăn gian. Nguyễn Tất Thành không biết điều này.
j) Lỗi chánh tả: ès lettres (è chứ không phải e, và không có gạch nối)
k) Etudiant: Tại sao không viết thành một câu cho nó đường hoàng? Viết kiểu này, quả thật, là kiểu tiếng Tây bồi... tàu, nghĩa là ráp chữ. Nếu étudiant là một danh từ (nom) thì phải có en, (étudiant) en (français), v.v...
Nhưng Nguyễn Tất Thành chưa bao giờ là étudiant (sinh viên đại học) thì chữ này phải hiểu là một động từ. Và nếu là một động từ dùng ở hiện tại phân từ (verbe au participe présent, nhưng tại sao phải dùng mode participe ở đây?) có nghĩa j’étudie, j’ai étudié, thì phải viết (étudiant) le (français), v.v...

Chưa kể trong đơn gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa có thêm hai điều phạm nữa:
1) thay vì désirerais, Thành viết sai désirérais (không phải é mà e).
2) cuối đơn có câu “mes plus respectueux hommages” (= sự tôn trọng kính trọng nhất của tôi), nghe không ổn:
trong hommage tự nó hàm chứa respectueux rồi, thêm respectueux không cần thiết. Mà nếu muốn thêm để thêm nặng ký cũng được, nhưng nên bỏ superlatif (mes) plus, quá dư, quá đáng: mes respectueux hommages. Hoặc viết mes hommages không thôi cũng đủ lắm rồi.
Viết một lá đơn bằng tiếng Pháp ngắn như thế và nhiều lỗi, khuyết điểm như thế cho các viên chức cao cấp nhất của nước Pháp thì bị từ chối là phải, oan ức nỗi gì. Nguyễn Tất Thành bồi tàu và đệ tử bồi bút cần nhớ rằng người Pháp là chúa kỳ thị về ngôn ngữ và gia thế (không phải màu da, chủng tộc như ở Mỹ), và thi tuyển vào học các trường của Tây, dù ở Việt Nam và dù trả tiền, không phải dễ, nhất là vào thời Nguyễn Tất Thành, lại còn xin học nội trú, giống như học bổng bây giờ, càng khó gấp bội. .  ......(
HCM, CV)
(2). Ông  Phạm Đình Hưng cũng chê văn phạm của cậu Ba:
Tổng Thống Pháp đã bác đơn xin nhập học trường École Coloniale của Nguyễn Tất Thành vì xét thấy đương sự có một trình độ học vấn quá kém. Riêng cá nhân tôi khi xem qua lá đơn viết tay bằng tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy ngay 3 lỗi về văn phạm và chánh tả trong nội dung lá đơn ngắn của đương sự:
- Lỗi chánh tả: Viết substance (bản chất) thay vì subsistance (sanh sống)
- Lỗi văn phạm: Viết employé a` la Compagnie thay vì employé par la Compagnie (nhân viên do Công ty tuyển dụng)
Viết agréer Monsieur le President thay vì Veuillez agréer Monsieur le President
( HCM, CXXXI)

3. NGÔN NGỮ NGUYỄN TẤT THÀNH
  Thụy Khuê còn cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác nữa:  

... . một tài liệu video của Viện Quốc gia Lưu trữ Âm thanh và Hình ảnh INA-Institut National Audiovisuel- về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của một nhà báo Pháp tháng 6/1964. Trong buổi phỏng vấn này, HCM đã trả lời với một tiếng Pháp thô thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt” như câu: “Le people Viet Nam cest un et le pays du Viet Nam cest un”- ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp (trang 525 và 553 sđđ). Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.
Tất cả những dẫn chứng trên nhất trí với nhau ở một điểm: Với cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của mình, làm sao Tất Thành có thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm ký tên Nguyễn Ái Quốc mà HCM mạo nhận là của mình! (7)
Thụy Khuê chỉ nên một câu nói tiếng Pháp của HCM năm 1964, Nguyễn Ngọc Quỳ cho ta đầy đủ lời vấn đáp trong cuộc phỏng vấn này. Bút Vàng chú thích những chỗ sai bằng cách tô màu đỏ và màu tím) 


HCM, Nguyên văn phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Pháp
Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam ?

Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un,(un un là cái gì ? Đâu có ai nói tiếng Pháp như thế ?) et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, (thừa chữ que) une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, (phải là "la guerre se prolonge" thì mới đúng) plus les Américains et leurs valets, n' est ce pas, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.

Par conséquent, la guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens haut placés français ont reconnu cela(aient reconnu mới đúng văn phạm).

Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?

Arbitrer ! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball.
Rire et ricanement.
Au-delà des Accords de Genève si je ne me trompe, une idée du général de Gaulle est la neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous paraît intéressante ?

Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ça dépend la volonté(depend de la volonté mới đúng) de ces peuples, et… la manière comment on procède.(bồi, dịch nguyên văn tiếng Việt) . à la réaliser.

C’est une grande question. n’est-ce pas ?. et je ne peux pas dire que je suis d’accord, n’est-ce pas ?…je ne dis pas que je ne suis pas d’accord, n’est-ce pas ? Parce que.. vous dites fleurs, fleurs ; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des rouges, etc... des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon… , mais on dit fleurs, n’est-ce pas ?

Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence française est devenue à peu près inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le français. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que la France continue à jouer… une sorte de rôle culturel ?

Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale, culturelle, économique, etc… , mais je suis sûr que vous ne voulez pas avoir (phải xóa bỏ chữ avoir mới đúng), n’est-ce pas, que la France ait l’influence qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est ce qu’il y a encore ?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous désirons.

Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable ?

Je suis sûr que ça (?) non seulement viable (câu thiếu verbe être, phải viết là c'est), mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas ?, et avec dévouement, avec enthousiasme.

D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.

Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.

Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la Chine ?

Non,…… parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique (ces questions là số nhiều, phải dùng ne sont pas mới đúng) entre nos différents partis-frères, c’est nos affaires intérieures ; ça passera, et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.

Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viêt Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement , il ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous répondez à ça ?

Jamais ! (Comme un cri) (HCM, CXXXIV)

Bài viết của " Người lính già" rất uyên thâm. Có một điểm chúng ta cần lưu ý là tác giả hai bức thư kia chẳng biết gì thể thức viêt đơn từ, thư tín. Đông Tây, kim cổ  thường khởi đầu bằng tên tuổi, quê quán, cha mẹ, học vấn, sau đó mới nói đến mục đích và cuối cùng là lời cầu chúc. Hai bức thư tên ngược đời ở chỗ là tên tuổi, học lực để cuối cùng.  Hai bức thư trên có nhiều khuyết điểm nhưng văn chương Tất Thành còn tệ hơn nữa. Xem câu văn, lời nói của Tất Thành do Thụy Khuê dẫn chứng trên, ta thấy cậu Ba không viết dược như thế, cậu phải nhờ người khác viết hộ. . Phải nói rằng câu trích dẫn  từ Vidéo  năm 1964 đã cho ta rõ chân tướng của cậu Ba,  già  trên sáu mươi vẫn giữ ngôn ngữ  bồi bếp , không hề tiến bộ chút náo tứ 1911 đến 1964. Trình độ như vậy sao có thể viết nổi lối văn chương trong Yêu sách của quôc dân An Nam, là lối văn hùng biện của tiến sĩ luật khoa? Ông có thể nói lưu loát,dù là ngôn ngữ bồi tàu, bồi bếp,  tham dự các cuộc hội thảo, gặp đủ hạng người nhưng viết thì khó khăn hơn. Văn chương ngôn ngữ bồi tàu,khác văn chương, ngôn ngữ của cử nhân, tiến sĩ vậy.Lại nữa, làm đơn thì phải kê khai các ưu điểm, thế mà cậu Ba không khai học Quốc Học, và làm thầy giáo ở trường Dục Thanh Phan Thiết cho oai? Sao vậy? Bởi vì cậu Ba có học, có dạy đâu mà khai? Cậu Ba không dám khai man với quan Tây, nhưng đối với đảng Việt cộng và dân ta thì tha hồ khoác lác, truyện năm xưa nào ai biết đó là đâu! Với mấy ông tây cũng vậy, nói sao là họ nghe vậy, họ thật thà tưởng rằng ai cũng thật thà như họ!
III. TẠI SAO VÀ BẰNG CÁCH NÀO TẤT THÀNH TIẾM DANH NGUYỄN ÁI QUỐC?
 - Nguyễn Ái Quốc /Quấc là bút hiệu chung của nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh... dùng khi viết báo. Tên Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện trước 1915. Bản Yêu sách của quốc dân An Nam được gửi đi cho hội nghị Hòa bình Vesailles  và các báo vào tháng 6 -1919,  và được in trong Humanité ngày 18-6-1919 dưới nhan đề là " Dân quyền" (Right of People). còn Tất Thành đến Paris tháng 8-1919.
-Nguyễn Tất Thành được Phan Chu Trinh gọi sang Pháp để làm một liên lạc viên. Nguyễn Tất Thành  tiếng Pháp kém, lại không hiểu gì về chính trị, làm sao mà viết báo và góp ý kiến nọ kia? Các cụ là trí thức bậc cao lại nghe lời một anh chàng chưa đỗ tiểu học hay sao? Thành thử không có việc Tất Thành viết báo ký tên Nguyễn Ái Quốc và góp ý kiến nọ kia.
Những sự kiện đó đã chứng minh Tất Thành không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Thế mà Tất Thành ngang nhiên tiếm danh Nguyễn Aí Quốc của các nhà cách mạng Việt Nam là vì sao?
(1). Danh hiệu Nguyễn Ái Quốc quá lớn làm cho giới trí thức Pháp kính phục tài văn chương và lý luận của các nhà ái quốc này. Do tham danh vọng, Nguyễn Tất Thành bèn ra tay đoạt cho riêng mình.
(2). Do sự lầm lẫn của một số an ninh, mật vụ Pháp cho rằng Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc. Và việc này cũng dễ hiểu vì Nguyễn Tất Thành ở chung với các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường tại số 6 villa Gobelins, quân  13, Paris
 (3). Trong khi các cụ muốn giấu thân phận thì Tất Thành lại vỗ ngực  nhảy ra xưng tên Nguyễn Ái Quốc để đoạt danh. Hồ Hữu Tường đã kể nguyên ủy việc này như sau:
 Khi ra tù, hai cụ được Nguyễn Thế Truyền, học xong ở Toulouse lên hiệp tác. Đầu tháng bảy, cụ Tây Hồ móc nối được với Nguyễn Tất Thành, lúc đó ở London, nên viết thư gọi về Paris. ..Đến năm 1918, nhóm này lại được Nguyễn An Ninh ở Sài gòn sang nhập bọn. Người ngoài cho đó là năm con Rồng bởi người Việt xưng mình là "Con Rồng". Linh hồn của nhóm " Ngũ Long" này là Phan Châu Trinh. Và khi chường ra công chúng, nhất là khi viết báo chống thực dân, thì ý kiến thường do cụ Tây Hồ xướng ra, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp, và giao cho Tất Thành đem giao cho nhà báo với một bút hiệu chung. Về cái bút hiệu này, có một giai thoại kể ra buồn cười. Lúc ban đầu các cụ chọn bút hiệu là "Nguyễn Ố Pháp" nghĩa là "Thằng Nhuyễn Ghét Người Pháp". Tên này được độc giả Pháp hoan nghênh lắm vì giọng nói dí dỏm đặc biệt của người VIệt, lại thêm câu văn của Ninh và Truyền gọt giũa nên có duyên. Độc giả gửi thư đến nhà báo hỏi Nguyễn Ố Pháp là ai và tên ấy có nghĩa gì. Các cụ buộc lòng phải dịch cho ngay tình. Các bạn Pháp phản đối cái tên cực đoan và dễ ghét, mà tiếng Pháp gọi là sô-vanh ( chauvin), và đề nghị đổi di. Từ đó bút hiệu Nguyễn Ố Pháp bị đổi ra là Nguyễn Ái Quốc.
 Về sau, bốn vị kia tách ra, tên Nguyễn Ái Quốc còn lại riêng cho Hồ Chí Minh. Khi ban đầu tên mới lạ là Nguyễn Ố Pháp,, chẳng bao lâu đổi thành Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, ai cũng muốn biết người này bằng xương bằng thịt là ai. Nhất là mấy thám tử của bộ thuộc địa. Một lần tại câu lạc bộ Faubourg, có một thanh niên đưa tay lên xin nói. Chủ tọa trước khi trao lời hỏi tên họ để giới thiệu thì than h niên xưng mình là "Nguyễn Ái Quốc" làm cho thính giả chăm chú nghe. Và thám tử đêm ấy vô cùng vì đã viết được một bản phúc trình về cho bộ trưởng. Bộ trưởng không tin chỉ nghĩ rằng Nguyễn Ái Quốc chỉ là một bút hiệu mới của Phan Chu Trinh mà thôi. Nhưng trước sự "bằng xương bằng thịt" dầu là ông bộ trưởng, làm sao mà cãi bây giờ? Bèn ra lệnh tống trát đòi "Nguyễn Ái Quốc đến cấp tốc tại bộ Thuộc địa gặp ông bộ trưởng, nhưng lại đem trát giao tận nhà Phan Châu Trinh. Cụ Tây Hồ gọi T6át Thành đến, giao tờ trát, Tất Thành cầm trát đấn gặp ông bộ trưởng và câu đầu nói xỏ rằng: Nguyễn Ái Quốc là tôi. May mà trát gửi đến nhà chú tôi là Phan Chu Trinh nên được chú tôi đưa lại. Không thì lạc mất rồi. Từ này về sau, hễ muốn gặp tôi thì gọi ngay tôi nơi địa chỉ... .đừng làm phiền chú tôi nữa!
Bộ trưởng bộ Thuộc địa đành câm miệng hến! Ngày ấy cụ Phan Tây Hồ xỏ Tây tế nhị được, xuống chơ Mouffetard mua lòng lợn về mời đủ " Năm Rồng" xơi một tiệc khải hoàn" (sđd,tr.19)
Bà Phan Thị Minh nói rõ hơn trong câu chuyện do mẹ bà kể lại hồi bà còn nhỏ về việc Phan Châu Trinh (từ Pháp về) gặp lại Nguyễn Sinh Huy tại Sài Gòn như sau:
“Sau gần 15 năm cách biệt, hai người bạn tâm giao mới lại gặp nhau: một người trên giường bệnh, gần kề cõi chết, người kia bao nhiêu năm lang bạt, cảnh giác tránh né mọi sự khủng bố của thực dân đối với cha đẻ của một lãnh tụ yêu nước lừng danh lúc này đã về đến Quảng Châu. Hai vị đã tâm sự nhiều ngày về người con trai yêu quý. Cụ Sinh Huy vui mừng khôn xiết với lời ngợi khen và niềm tin tưởng của cụ Châu Trinh dành cho con mình. Cụ Phan kể: Trước đó chúng tôi đã có vài bài ký danh Nguyễn Ái Quốc, nhưng ít ai chú ý. Chỉ sau khi có tờ truyền đơn của dân Nam gởi đến hoà đàm Versailles và công bố rộng ra thì mới được chú ý. Bộ Thuộc địa và Cảnh sát Pháp đã đưa giấy đến cho tôi, đòi Nguyễn Ái Quốc ra trình diện. Chúng ngỡ tôi sẽ ra. Tôi đã bảo Tất Thành ra làm chúng rất ngạc nhiên. Đó là lần đầu tiên chúng xáp mặt Tất Thành với tên hoạt động là Nguyễn Ái Quốc” (8)
Điều này giống như Hồ Hữu Tường đã kể, trước mặt người Pháp, Nguyễn Tất Thành đã vỗ ngực xưng là Nguyễn Ái Quốc.
Tâm Việt  viết như sau: Theo Phương Lan Bùi Thế Mỹ , thì quyển Kết Án Thực Dân Pháp ( Le Procès de la Colonisation Francaise ) do Nguyễn Thế Truyền là tác giả bán rất chạy ở Việt Nam cũng như ở Pháp ( trang 90 sđd ) . Phạm Quang Trình cũng đặt nghi vấn về tác giả của bản văn đó như sau : « Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp là tập tài liệu tố cáo chính sách đàn áp bốc lột của Thực Dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa ở châu Phi và ở Đông Dương , trong đó có xứ An Nam . HCMTT/ Tập 2 ( tức là quyển Hồ Chí Minh Toàn Tập ) viết rằng Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp được in lần đầu năm 1925 ở Paris bằng Pháp ngữ , do Nguyễn Thế Truyền đề tựa » . Tác giả Phạm Quang Trình cho rằng trong thời gian này ông Hồ đang hoạt động ở Nga , và từ lâu , nhiều nhân vật hoạt động cũng như dư luận đều cho rằng tài liệu này do một nhóm người hoạt động ở Pháp , chủ chốt là Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền cùng một số nhân vật khác ký tên chung là Nguyễn Ái Quấc hay Nguyễn Ái Quốc . Khi sang Nga làm việc cho Ban Phương Đông , ông Hồ đã lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình và sau này cầm nhầm luôn tài liệu đó , tự cho mình là tác giả . Dư luận này đã được nhiều người chú ý và cho là khả tín .

Trong tác phẩm Chân Tướng Hồ Chí Minh ( trang 47 ) , GS Cao Thế Dung cũng nhận xét về sự việc mạo nhận bút danh Nguyễn Ái Quốc như sau :

- « Nhóm Nguyễn Ái Quốc với cái tên chung xuất hiện trên một số báo như L‘Humanité , Le Libertaire , La Vie Ouvrière cũng đều do Phan Văn Trường hay Nguyễn Thế Truyền viết . Ông Hồ cũng nhìn nhận khả năng tiếng Pháp học trò của ông , nhưng Hồ đã lanh tay lấy tên Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ đã nổi tiếng trên báo L‘Humanité của đảng Cộng Sản Pháp và với tên này , Hồ đi vào cộng đồng Cộng Sản và Thiên Tả Pháp . Hồ được Nguyễn Thế Truyền giới thiệu với các đồng chí của ông trong đảng Xã Hội và từ đảng Xã Hội , Hồ qua đảng Cộng Sản Pháp . Sự kiện minh chính rất rõ rệt , không có Luật Sư Phan Văn Trường và Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền thì không có Nguyễn Ái Quốc . Cái danh Nguyễn Ái Quốc và Bản Án Thực Dân Pháp là sản phẩm của Phan và Nguyễn . Ông Hồ chỉ là một thứ chầu rìa văn chương » (CXXX).


 Có lẽ sau 1912, Nguyễn Tất Thành lại theo tàu Pháp về Việt nam. Cái tính phản phúc, gian trá của Nguyễn Tất Thành đã hiện rõ từ lâu cho nên cụ Phan Chu Trinh đã biên thư cho cụ bảng và cụ Bảng đã nổi giận khi gặp mặt thằng con bất nhân bất nghĩa. Hoàng Văn Chí trong "Từ Thực Dân đến Cộng Sản" viết:
Trong một chuyến đi ông Hồ có ghé qua Sài Gòn thăm cha là cụ Bảng. Hai cha con chưa kịp hàn huyên thì cụ Bảng đã vác gậy rượt đuổi theo ông Hồ, vì từ trước cụ Phan đã biên thư cho cụ Bảng kể chuyện bất đồng chính kiến giữa cụ và ông Hồ ở Paris. Ông Hồ bèn trở xuống tàu, và từ đây ông không gặp cụ Bảng một lần nào nữa. (Phần II, ch.3)
 LS, Nguyễn Văn Chức đã gặp Nguyễn Thế Truyền, và được Nguyễn Thế Truyền nói sự thực:
Năm 1960, cụ Nguyễn Thế  Truyền ra tranh cử tổng thống tại miền Nam Việt Nam. Tôi có đi theo anh em báo chí đến nghe Cụ nói chuyện.
Khi đuợc hỏi  về những tài liệu viết bằng tiếng Pháp tại Paris ký tên Nguyễn Ái Quốc, nhất là bản Mémorandum gửi Hội Nghị Hoà Bình Versailles 1919, cụ Truyền  nói : Nguyễn Tất Thành chưa học hết tiểu học Pháp. Lúc đó ở Paris, nhóm chúng tôi mướn anh ta đi phân phát những  tài liệu đấu tranh bằng tiếng Pháp do chúng tôi viết. Anh ta đã nhận xằng mình là Nguyễn Le Patriot và nhận xằng mình là tác giả những tài liệu đó.(HCM, CXXXII)

 Nói tóm lại, Nguyễn Tất Thành lợi dụng tên Nguyễn Ái Quốc cướp công của Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh và Tạ Thu Thâu để lừa bịp quốc dân và quốc tế. Nguyễn Tất Thành đã phạm nhiều tội là tội dối trá,  vi phạm quyền tác giả, ăn cắp công trình trí tuệ và công lao của các bậc tiền bội.  Tiếc thay, trong cuộc chiến này, Nguyễn Tất Thành là một lãnh tụ gian manh, tàn ác và đảng cộng sản cũng là một đảng gian manh. tàn ác!
Ngày nay, trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, bọn văn nô muốn thồi phòng lãnh tụ của họ nên vơ tất cả tài liệu của Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh trong các bài báo đồng ký Nguyễn Ái Quốc trong khi chính miệng Hồ nói rằng Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển: "Bản án chế độ thực dân Pháp" (Trần Dân Tiên, trang 37). Bà kết tội Hồ Chí Minh và đảng cộng sản gian manh:
Bất cứ một người có suy nghĩ nào, khi đọc cuốn Hồ Chí minh toàn tập cũng phải hồ nghi về xuất xứ các văn bản in trong tập sách nhiều nghìn trang này. Vậy sự vơ vét liều lĩnh các văn bản khác nhau của những người viết khác nhau vào trong một toàn tập của một tác giả mà học sinh phải học như kinh điển, là không thể chấp nhận được.(HCM XCVII).
____________

Chú thich

(1).http://thutuong.chinhphu.vn/Home/TIEU-SU-CHU-TOCH-HO-CHI-MINH-1890--1969/20111/12034.vgp
(2). Dương Trung Quốc, Nhân sự phá sản của Đề án 112, Báo Lao Động cuối tuần số 37 ngày 23/09/2007.
 (3).Daniel Hémery. Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam. Paris: Gallimard, 1990, trang 44-45)
(4). An Khê .Từ Khám Lớn Đến Côn Đảo.Làng Văn.Canada,1992;Trần Văn Ân,Khám Lớn Sài Gòn Trong Thời Ngồi Tù cûa Trần Văn Ân (1941) tr.165.
 (5).Sophie Quinn‐Judge. Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến. Diên Vỹ và Hoài An tr. 31- 36, Diễn đàn www.x‐cafevn.org.. Chương 1, tr.30-36
 (6).  Hồ Hữu Tường. 41 Năm Làm Báo> Trí Đăng Saigon, 1972, 18.
 (7). Thụy Khuê. Phần XV: Phan Khôi - Chương 1b: Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quấc tại Pháp từ 1919 đến 1923? http://xoathantuong2.tripod.com/tk_aiviet.htm
(8) .Phan Thị Minh: “Thử xác định thêm năm nào Hồ Chí Minh đến Pháp và xuất xứ của danh hiệu Nguyễn Ái Quốc”, trong Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), Sđd, tr. 422-423.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét