|
Bạn cũng có thể tìm hiểu về luật pháp và quy định, hệ thống pháp luật, hoạt động của các đảng phái chính trị, cách thức chúng tôi hợp tác với châu Âu và Liên minh châu Âu, hoạt động của Hoàng gia và chế độ quân chủ.CON NGƯỜI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Phần
này đề cập đến nhiều vấn đề, từ dân số học, quyền con người ở trong
nước và nước ngoài, sự tham gia của Vương quốc Anh trong phát triển ở
nước ngoài, lĩnh vực từ thiện và hệ thống chính trị của chúng tôi.
Nước
Anh, một quốc gia đa văn hóa, có dân số gần 61 triệu người, trong đó
khoảng 5% là người dân tộc thiểu số. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong phần
này về sự đa dạng phong phú của Vương quốc Anh, về đời sống văn hóa của
chúng tôi bị ảnh hưởng và được làm cho trở nên phong phú nhờ những
người đã đến định cư ở Vương quốc Anh.
Chính
phủ Anh tin rằng mỗi công dân Anh cần phải được hưởng những quyền cơ
bản của con người. Đạo luật Quyền Con người 1998 quy định các quyền kinh
tế và xã hội của người dân. Chúng tôi có thể giúp bạn hiểu điều đó có
nghĩa như thế nào trong đời sống hàng ngày của người dân ở Vương quốc
Anh.
Chính phủ Anh cũng nỗ lực thúc đẩy quyền con người ở các nước trên thế giới.
Vương
quốc Anh từ lâu đã nỗ lực giảm nghèo ở thế giới kém phát triển thông
qua việc thúc đẩy phát triển quốc tế. Mục tiêu của chúng tôi là đưa
người dân ở những nước nghèo thoát nghèo, làm cho họ ít phụ thuộc hơn
vào viện trợ nước ngoài thông qua việc tăng cường giao lưu thương mại và
cải thiện y tế và giáo dục.
Các
tổ chức từ thiện và tình nguyện đóng vai trò lớn trong đời sống ở Vương
quốc Anh. Khoảng 500.000 người được tuyển vào làm việc cho những tổ
chức như thế này – từ các nhóm tự lực đến các tổ chức hoạt động trên
phạm vi toàn cầu có ngân sách hàng triệu Bảng. Một số tổ chức triển khai
các chiến dịch nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân về một vấn đề
nào đó, trong khi có nhiều tổ chức lại giúp đỡ trực tiếp cho những
người đang có nhu cầu giúp đỡ.
Vương
quốc Anh được hình thành bởi bốn quốc gia. Bạn có thể thấy các nghị
viện và quốc hội hoạt động khác nhau như thế nào ở cả phạm vi quốc gia
và địa phương. Bạn cũng có thể tìm hiểu về luật pháp và quy định, hệ
thống pháp luật, hoạt động của các đảng phái chính trị, cách thức chúng
tôi hợp tác với châu Âu và Liên minh châu Âu, hoạt động của Hoàng gia và
chế độ quân chủ.
Chế độ chính trị và hệ thống pháp luật
Trong
phần này, bạn sẽ hiểu Chính phủ Anh hoạt động song hành với các nghị
viện và quốc hội như thế nào, cả ở phạm vi quốc gia và địa phương.
Bạn
cũng có thể hiểu về luật pháp và tòa án, hệ thống pháp luật của Vương
quốc Anh, các đảng phái chính trị hoạt động ra sao, cách thức chúng tôi
hợp tác với châu Âu và Liên minh châu Âu, và Hoàng gia và chế độ quân
chủ hoạt động như thế nào.
QUYỀN CON NGƯỜI
Chính
phủ Vương quốc Anh tin tưởng chắc chắn rằng mỗi công dân cần được hưởng
những quyền cơ bản của con người – các quyền và tự do mà mọi người có
quyền được hưởng – trong đời sống hàng ngày của họ.
Tôn
trọng quyền con người của người dân là nền tảng cuộc sống ở Vương quốc
Anh. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức từ thiện ở
Anh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tầm quan trọng của
quyền con người trên toàn thế giới.
Quyền Con người ở Vương quốc Anh
Các quyền xã hội, kinh tế và chính trị
Đạo luật Quyền Con người 1998 quy định các quyền xã hội, kinh tế và chính trị của công dân Anh. Các quyền đó gồm:
* Bảo vệ chống tội phạm
* Tự do biểu đạt trong tôn giáo và chính trị * Bảo vệ chống lạm dụng hệ thống pháp luật như bắt hoặc bỏ tù không qua xét xử * Quyền bình đẳng, đảm bảo không phân biệt đối xử * Các quyền kinh tế như giáo dục và bảo vệ chống cực nghèo hoặc bị bỏ đói
Điều này có ý nghĩa gì trong đời sống hàng ngày?
Mặc
dù Ủy ban Bình đẳng và Quyền Con người là cơ quan thuộc Chính phụ chịu
trách nhiệm chính trong việc đảm bảo thực hiện những giá trị được ghi
nhận trong Đạo luật Quyền Con người 1998 trong đời sống hàng ngày ở
Vương quốc Anh, song các bộ khác của Chính phủ cũng như chính quyền địa
phương cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc này. Đạo luật ảnh hưởng tới
một số lĩnh vực đời sống hàng ngày, đó là:
* Phân biệt chủng tộc
* Phân biệt đối xử theo độ tuổi * Tôn giáo và tín ngưỡng * Bảo vệ người khuyết tật không bị phân biệt đối xử * Phân biệt giới * Định hướng tình dục
Đạo
luật không quy định về quyền bầu cử và việc tổ chức bầu cử nghị viện và
các cuộc bầu cử khác. Những nội dung này được quy định trong một đạo
luật khác và thuộc chức năng của Ủy ban Bầu cử. Ủy ban này chịu trách
nhiệm đảm bảo lòng tin của người dân vào sự toàn vẹn của quá trình dân
chủ ở Vương quốc Anh. Bạn có thể tham gia bầu cử ở Vương quốc Anh nếu:
Bạn đủ 18 tuổi trở lên vào ngày bầu cử
Bạn là công dân Anh, công dân của Khối Thịnh vượng chung, hay công dân của nước Cộng hòa Ai-len đang cư trú ở Vương quốc Anh
Bạn không bị mất năng lực pháp lý để tham gia bầu cử, như đang bị giam giữ trong tù.
Tỵ nạn chính trị
Mỗi
năm, Vương quốc Anh cấp tỵ nạn chính trị cho hàng trăm, đôi khi hàng
ngàn, người bị truy bức ở nước bản địa của họ. Bạn có thể tìm hiểu thêm
thông tin chính sách của Vương quốc Anh đối với người xin tỵ nạn chính
trị trên trang thông tin Cục Hải quan Vương quốc Anh.
Vương
quốc Anh cấp tỵ nạn cho nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới,
trong đó có cả Xu-đăng, Zim-ba-bu-ê và Áp-ga-ni-xtan.Trong một hàng động
thu hút sự chú ý cao gần đây, Chính phủ Anh thông báo rằng những người
I-rắc làm phiên dịch cho Quân đội Anh từ 12 tháng trở lên trong thời
gian chiến tranh ở I-rắc có thể nộp đơn xin tỵ nạn chính trị ở Vương
quốc Anh.
Thúc đẩy quyền con người ở nước ngoài
Quyền Con người trong chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh
Năm
2006, ông Jack Straw, khi đó còn là Bộ trưởng Ngoại giao Anh, phát biểu
"Chúng ta tìm kiếm một thế giới mà ở đó tự do, công lý và cơ hội đều
phát triển, các chính phủ chịu trách nhiệm trước người dân, bảo vệ các
quyền của họ và đảm bảo an ninh cũng như nhu cầu cơ bản của họ".
Quyền
con người là trọng tâm trong nội dung chương trình chính sách đối ngoại
của Vương quốc Anh. Bộ Ngoại giao (FCO) nỗ lực hoạt động ở các nước
trên thế giới nhằm thúc đẩy những giá trị của quyền con người, các quyền
tự do và dân chủ.
Bạn
có thể tìm hiểu thêm về cách tiếp cận của FCO về quyền con người và lý
do vì sao quyền con người lại là trọng tâm trong chính sách đối ngoại
của Vương quốc Anh trong Báo cáo Quyền Con người của FCO mới được công
bố gần đây. Những vấn đề then chốt mà Chính phủ Anh tập trung ở nước
ngoài gồm:
* Quyền trẻ em
* Án tử hình * Bình đẳng * Tự do ngôn luận * Giới * Tự do tôn giáo * Ép hôn * Tra tấn
Vương
quốc Anh cũng là một thành viên chủ chốt trong các tổ chức quốc tế như
Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và Khối Thịnh vượng chung. Những cơ
quan này cũng đều thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.
Các tổ chức từ thiện và NGOs
Nhiều
tổ chức từ thiện và NGOs của Anh đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy quyền con người ở nước ngoài. Những tổ chức đó gồm:
* Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vận động cứu trợ nhân đạo và về quyền con người trên toàn thế giới,
* CAFOD (Tổ chức Công giáo vì sự Phát triển ở Hải ngoại - Catholic Agency for Overseas Development) vận động quyên góp nhiều quỹ để thúc đẩy phát triển dài hạn, nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân của nghèo, và thúc đẩy công bằng xã hội ở những khu vực nghèo trên thế giới, * Oxfam tập trung vào một số vấn đề quan trọng nhằm giúp đỡ người nghèo thoát nghèo, * Tổ chức Đoàn kết Thiên chúa Giáo Trên toàn thế giới (Christian Solidarity Worldwide) là một tổ chức nhân quyền chuyên về tự do tôn giáo, * Công tý (JUSTICE) – chi nhánh tại Anh của Ủy ban Luật sư Quốc tế (the International Commission of Jurists) – hoạt động nhằm cải thiện hệ thống pháp luật và chất lượng xét xử, * Tự do (Liberty) hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và tự do cơ bản thông qua tòa án, Nghị viện và trong cộng đồng nói chung, * Cứu trợ Nhi đồng (Save the Children) đấu tranh cho trẻ em phải chịu đựng sự đói nghèo, bệnh tật, bất công và bạo lực.
Bạn
có thể tìm hiểu thêm thông tin trên Quỹ Tín thác Toàn cầu của BBC về
các dự án liên quan tới quản lý và điều hành, quyền con người đang được
các tổ chức trên triển khai ở nhiều nơi trên thế giới.
Các nước ưu tiên
Vương
quốc Anh hiện đang nỗ lực cải thiện tình hình nhân quyền ở một số nước
trên thế giới, trong đó nước được đặc biệt quan tâm là: Miến Điện (Burma)
Chính
phủ Anh quyết tâm nâng cao nhận thức của quốc tế về những vi phạm quyền
con người gần đây ở Miến Điện, một đất nước có chế độ được coi là một
trong những chế độ đàn áp nhất trên thế giới. Thủ tướng đã đặt ra ba ưu
tiên chủ đạo đối với Vương quốc Anh:
* Ủng hộ Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Đặc phái viên của Tổng Thư ký
LHQ, Ibrahim Gambari, trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa giải thực sự ở
Miến Điện. Tiến trình đó cần có sự tham gia của cả bà Aung San Suu Kyi
và các lãnh đạo chính trị đối lập khác,
* Tìm cách tăng cường sự trừng phạt của EU đối với những lợi ích kinh tế của chính quyền Miến Điện.
Quỹ Chương trình Chiến lược
Quỹ
Chương trình Chiến lược của Bộ Ngoại giao (FCO), trước đây được gọi là
Quỹ Cơ hội Toàn cầu, hỗ trợ các dự án nhằm góp phần vào sự tiến bộ trong
việc tăng cường đảm bảo các quyền con người, các thể chế và văn kiện
quốc tế; tư pháp hình sự; tự do ngôn luận; quyền trẻ em; và, xóa bỏ án
tử hình.
(Nguồn: Đại Sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam)
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét