Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Cơ sở hình thành thể chế kinh tế Hiến pháp EU


08:56 | 27/07/2012
Các tài liệu nghiên cứu so sánh về thể chế kinh tế hiến pháp đã chỉ ra rằng, khái niệm “thể chế kinh tế Hiến pháp” được sử dụng đầu tiên trong kinh tế học và trong một thời gian dài nó được sử dụng như một khái niệm tương đương với các khái niệm như: “trật tự kinh tế”, “hệ thống kinh tế” hoặc “mô hình kinh tế”.
Trong khoa học pháp lý, “thể chế kinh tế Hiến pháp” luôn được sử dụng với hai ý nghĩa: Thứ nhất, “thể chế kinh tế Hiến pháp” được hiểu là một trạng thái, một trật tự kinh tế đã được định sẵn, được thiết kế bởi một hệ thống các quy phạm của Hiến pháp. Thứ hai, “thể chế kinh tế Hiến pháp” được sử dụng trong khoa học pháp lý theo nghĩa rộng và hẹp.
Ở nghĩa rộng, “thể chế kinh tế Hiến pháp” được hiểu là “nền tảng của quyết định tổng thể về khuôn khổ của đời sống kinh tế mỗi quốc gia” hoặc cụ thể hơn là “tổng thể các nguyên tắc pháp luật đặt nền tảng lâu dài cho tổ chức và vận hành của các quá trình kinh tế” mà không quan tâm đó là quy định trong Hiến pháp hay trong một đạo luật thường.
Ở nghĩa hẹp, “thể chế kinh tế Hiến pháp” được hiểu chỉ là các quy định trong Hiến pháp. Theo đó, “thể chế kinh tế hiến pháp” là tổng thể các quy định của Hiến pháp nhằm kiến tạo khuôn khổ của đời sống kinh tế. Bởi vậy, nội dung của pháp luật về thể chế kinh tế Hiến pháp sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản trong mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế và công dân.
Hệ thống các quy phạm pháp luật về thể chế Hiến pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã được thiết lập thông qua Hiệp định về Cộng đồng kinh tế châu Âu 1957 (EGV) và sau đó được phát triển tiếp tục thông qua Hiệp định thống nhất châu Âu 1986,  Hiệp định Maastricht 1992, Hiệp định Amsterdam 1997, Hiệp định Nizza 2001 và các văn bản pháp lý thứ cấp cũng như các Án lệ của Tòa án châu Âu. Nó chứa đựng các nguyên lý nền tảng cho việc xác lập một trật tự kinh tế và định hướng các quá trình kinh tế trong một không gian hội nhập giữa các quốc gia châu Âu. Các quy phạm pháp luật này đã kiến tạo một khuôn khổ định chế cho trật tự kinh tế trong EU; điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế và chính trị trong phạm vi của các quốc gia thành viên cũng như các chủ thể của EU về phương diện phát triển thị trường chung cũng như liên minh về kinh tế và tiền tệ.
Vì Liên minh châu Âu thiếu hụt những đặc điểm của một Nhà nước, nên Hiệp định EGV không phải là hiến pháp theo cách tiếp cận của khoa học Luật Nhà nước theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, Hiệp định EGV đã thiết lập nên cơ sở hiến định cho pháp luật của EU, trong đó có thể chế kinh tế hiến pháp. Mặc dù trong Hiệp định EGV không hề có một chương nào về thể chế kinh tế hiến pháp, song đã chứa đựng các quy phạm kiến tạo thể chế kinh tế hiến pháp.
Thể chế kinh tế Hiến pháp của EU được xây dựng trên nền tảng sự liên kết về thị trường và trên nguyên tắc hội nhập về chính trị. Trên cơ sở phương thức hội nhập theo chức năng, các quy định về thể chế kinh tế hiến pháp của EU đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế tư nhân được thực hiện tự do, theo định hướng cạnh tranh trên toàn thị trường của châu Âu và qua đó thiết lập một thị trường chung. Hệ thống các quy phạm pháp luật về thể chế kinh tế Hiến pháp của EU hướng vào các vần đề sau: bảo đảm các quyền tự do cơ bản và các quyền cơ bản về kinh tế trong thị trường chung; thiết lập một nền kinh tế thị trường mở với tự do cạnh tranh; bảo đảm sự ổn định giá cả; bảo đảm xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và chính trị.
Ts. Bùi Nguyên Khánh
Viện Nhà nước và Pháp luật
này

0 nhận xét:

Đăng nhận xét