Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

THỜI ĐẠI MỚI, TƯ TƯỞNG MỚI



(thử suy nghĩ về tiền đồ chủ nghĩa Mác)

Hà Nội 2004
Hoàng Tùng
Phần mở đầu
Cuộc Hành Trình 2,5 Triệu Năm Của Nhân Loại
1.- Một nền văn minh mới đã xuất hiện
Theo ước lệ được chấp nhận rộng rãi trên toàn nhân loại lấy công cụ lao động làm nền tảng thì xã hội loài người đã trải qua ba nền văn minh lớn: Đá (cũ, mới), kim loại, cơ khí. Nền văn minh thứ tư xuất hiện với cái bóng đèn điện (tử) đầu tiên năm 1879 (có sách viết 1878.?). Như vậy là phải mất gần 3 triệu năm kể từ khi loài người tách khỏi các loài động vật, đứng thẳng đi bằng hai chân đến nay mới đến ngưỡng cửa một nền văn minh mới này, một nền văn minh sẽ đưa loài người đến chỗ hoàn toàn làm chủ cuộc sống hoàn toàn người, chấm dưt sự tha hoá kéo dài. Nghĩa là từ khi đứng thẳng đến nay, loài người vẫn chưa làm chủ đầy đủ thiên nhiên và tha hoá lẫn nhau vì chưa tạo ra được những điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo mọi nhu cầu của cuộc sống vật chất và trình độ phát triển trí tuệ chưa vướn tới trình độ ấy. Vấn đề này, tuy còn là một đề tài tranh luận. Có khả năng hay không đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống vật chất vì nó vô hạn. Song nhận thức lạc quan quả quyết rằng cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có thể đáp ứng về những nhu cầu ấy là có giới hạn.
Sự phát triển của con người và xã hội kéo dài trong trạng thái mông muội. Nhịp độ phát triển càng ngày càng nhanh hơn từ khi con người sáng tạo chữ viết, mở ra các nền văn minh cách đây khoảng năm nghìn năm. Và một cuộc đột biến liên tục xẩy ra trong ba trăm năm gần đây: thế kỷ 18, 19 và thế kỷ 20.
Sự phát triển trong thế kỷ 20 cao hơn rất nhiều lần tất cả lịch sử phát triển của nhân loại.
Cuộc sống của con người trong bât kỳ thời đại nào đều đầy rẫy đau khổ và tai hoạ nhưng loài người vẫn tiến lên theo con đường của nó kể cả ba thế kỷ vừa nói trên. Chiến tranh dồn dập, qui mô càng về sau càng lớn, tính dã man càng ghê sợ. Thiên tai, bệnh tật nặng nề. Tổng số sinh mang chết do chiến tranh từ khi nó xẩy ra đến nay, các loại thiên tai, bệnh tật, có thể bằng tổng số dân đang sống. Song dân số cũng tăng với cấp số thiên văn. Khối lượng của cải vật chất và văn hoá được sản sinh cũng vậy.
Từ ba nghìn năm trở lại đây, sau thời kỳ văn hoá truyền miệng, thần thoại, nhiều học thuyết và tôn giáo lớn nhỏ lần lượt ra đời. Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu giải thoát cuộc sống bât hạnh, đầy tai hoạ của con người bằng những con đường khác nhau nhưng đều tìm được giải pháp cải thiện tình hình.
Các tôn giáo khuyên người ta sống thiện và cầu nguyện để có cuộc sống ở thế giới bên kia như mong đợi. Các học thuyết chính trị nêu lên những chủ trương mang lại một nền cai trị công bằng, coi trọng con người, song không mang lại kết quả hoặc bị lợi dụng để củng cố nền thống trị của tầng lớp thế lực cầm quyền.
Từ thời cổ đại, ở một số nơi người ta đã thực hiện những năm hình thức hợp tác như đề xuất hoặc góp phần thu nhập của từng người để duy trì cuộc sống chung. Từ thế kỷ thứ 15 ở châu Âu, một lô học thuyết xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa đề xuất các hình thức hợp tác khác nhau nhằm để thực hiện cuộc sống công bằng nhân đạo nhưng không thực tế mà bị đàn áp và phá sản.
Thế kỷ thứ 18 ở nước Pháp xuất hiện ba nhà cách mạng dân chủ có ảnh hưởng lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ: Voltaire, Montesquieu, Rousseau - được gọi như những nhà sáng lập về tư tưởng của chủ nghĩa tư bản, có ảnh hưởng lớn đến nhiều cuộc cách mạng ở một số nước Tây Âu, đặc biệt ở nước Pháp.
Thế kỷ thứ 19, ở nước Đức hoặc nói cho chính xác hơn là ở ba nước: Đức, Pháp, Anh, xuất hiện hai nhà sáng lập triết học duy vật biện chứng và học thuyết cộng sản chủ nghĩa lấy nguồn cảm hứng từ triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế và học thuyêt xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa ở Pháp.
Sự tiếp cận của hai ông có nền tảng khoa học nhờ đến lúc đó ở châu Âu mở đầu học thuyết: Thuyết Nhật Tâm của Copernic cuộc cách mạng khoa học tự nhiên đã đạt được ba phát hiện lớn, khai mạc thời đại và sự ra đời máy hơi nước cuối thế kỷ thứ 18, thoi dệt bay, lò luyện thép, công nghiệp cơ khí. Tư duy của con người được nâng lên một tầm cao mới, một bước ngoặt, là duy vật biện chứng.
Hoàn cảnh xã hôị lúc đó ở ba nước nói lên là động lực trực tiếp của học thuyết cộng sản chủ nghhĩa. Nền công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tích luỹ ban đầu phá hoại nền kinh tế nông nghiệp và nền phát triển công nghiệp phường hội sản sinh giai cấp vô sản, chủ thể lao động của nền kinh tế công nghiệp đó, bị bóc lột cực kỳ dã man. Sự xung đột quyền lợi tư sản - vô sản cực kỳ ác liệt, cuộc khủng hoảng xảy ra rộng khắp ở đâu có công xưởng ở đấy có xung đột, nhiều khi đổ máu.
Một giải pháp đang là nhu cầu cấp bách: giai cấp vô sản phải đoàn kết lại để bảo vệ mình. Học thuyết Mác là sự đáp ứng đòi hỏi đó.
Tổng kết lịch sử loại người phê phán học thuyết xã hội trước đó, Marx và Engels trình bày một học thuyêt mới bắt đầu từ bản Tuyên ngôn của Liên đoàn những người công nhân, thợ thủ công, phái lưu vong. Hai ông trực tiếp tham gia và lãnh đạo những cuộc đấu tranh và nổi dậy của những người lao động Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan trong hai năm 1847 - 1848. Lời kêu gọi chuyển phong trào dân chủ tư sản sang phong trào dân chủ vô sản không được đáp ứng và bị đàn áp, hai nhà lãnh đạo này của giai cấp công nhân bị kêt án rồi trục xuất sang Anh suốt đời. Hai ông tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân và phát triển lý luận về cách mạng vô sản trong toàn cầu
Trong vòng trên một trăm năm, nửa sau thế kỷ thứ 19 và cả thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa cộng sản trở thành một thế lực toàn cầu và là tác nhân những cuộc đấu tranh và thắng lợi tầm cỡ lịch sử.
Thắng lợi và thất bại đều có tầm cỡ lịch sử toàn câu, thay đổi cục diện với hai chiều hướng khác nhau.
Nhìn lại tình hình thay đổi dồn dập ba thế kỷ vừa qua dù chỉ một số nét khái quát là công việc to lớn của trí tuệ toàn cầu, song, mọi người muốn nhận thức được bản chất nền văn minh mới và tiền đồ của nó, không thể tránh một sự mạnh dạn cần thiêt đối với một giới hạn có thể với tới, một sự tiếp cận gần như thoáng qua.
Trước nhiều khuynh hướng rất khác nhau đã được bộc lộ trong đời sống tinh thần của nhân loạị, mỗi người có trách nhiệm không nên tránh trình bầy quan điểm của mình.
Đang có rất nhiều cách nhìn về thời đại thông qua các hiện tượng mới: tiền đồ của nền văn minh trí tuệ, quá trình toàn cầu hoá đối với cuộc sống các dân tộc và cả loài người, chủ nghĩa tư bản sẽ vĩnh viễn tồn tại với nền văn minh trí tuệ mà nó mở đường hay là sẽ tự tiêu vong khi sự nghiệp toàn cầu hoá đã đạt giới hạn dẫu sự phát triển kinh tế văn hoá, lối sống con người đến sự thay đổi về chất, bản chât hệ thống lý luận của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản trong nền công nghệ mới, nền kinh tế mới. Một cách nhìn khách quan về vận mệnh của học thuyết Mác và những nguyên nhân thành bại của nó là rất cần thiết trước khi tìm hiểu thực chất học thuyết cộng sản chủ nghĩa.
Như lời mở đầu đã nói, hệ thống lý luận của Mác về cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự tiếp cận đầu tiên có cơ sở khoa học - chủ nghĩa duy vật - phân tích xã hội tư bản ở mấy nước Tây Âu mới ở giai đoạn phát triển - hình thành, dự báo một cuộc cách mạng xã hội nhằm đánh đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập một xã hội mới gọi là cộng sản chủ nghĩa, một xã hội tự do, không có giai cấp, người bóc lột người trên toàn thế giới.
Bản phác thảo đầu tiên ấy là cơ sở để phát triển sự lý luận gắn liền với cuộc đấu tranh xã hội từng bước đi sâu vào những vấn đề cơ bản và những vấn đề cụ thể về quá trình đi từ xã hội hiện tồn đến xã hội mới, mà bản phác thảo mới chỉ nêu ra một cách sơ sài, chưa qua kiểm nghiệm.
Phương pháp tìm tòi khoa học mà tự biện luận, không chấp nhận đối thoại bình đẳng, nhất thiết bác bỏ theo kiểu kể cả những quan niệm khác với mình, nguồn cảm hứng dựa nhiều vào nguồn cảm hứng của mình.
Nhiều vấn đề quan trọng trong hai quá trình lớn cuộc cách mạng chưa được tiếp cận (quyết định):
  • Ai đánh đổ ai ?
  • Ai là chủ, ai là đầy tớ ?
  • Ai phải nghe ai ?
Cách mạng chỉ thật sự của quần chúng trong lúc đánh đổ quyền lực cũ. Sau khi thiết lập quyền lực mới quần chúng là đối tượng cai trị, quyền lực của một thế lực thống trị và toàn diện chưa thấy trong lịch sử độc thoại, không chấp nhận đối thoại.
2.- Ba thế kỷ biến đổi dồn dập
Công cuộc phục hưng diễn ra ở Italia bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV chuẩn bị về tư tưởng cho sự bùng nổ văn hoá, khoa học kỹ thuật các thế kỷ sau đó. Châu Âu nói đúng hơn là mấy nước phát triển của Tây Âu, hình thành đỉnh cao, trung tâm của nền văn minh thế giới kéo dài cho đến ngày nay. Sự sống lại của nền văn minh, văn hoá - cổ đại Gréco - Romain và phong trào phê phán tôn giáo mở ra một bước ngoặt lớn. Sự phát triển của lịch sử bao giờ cũng tuân theo những quy luật vận động tự nhiên như Lão Tử nhận định một cách thần bí “Đạo” đồng thời thể hiện những hiện tượng đặc thù. Nền văn minh cổ đại này ra đời chậm hơn các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Hoa Hạ, Hindu. Song rực rỡ hơn, nổi bật là sự xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng triết học và các nhà khoa học tự nhiên: Pythagore, Euclide, các nhà duy vật chủ nghĩa Démocrite, Héraclide, và những cái đầu lớn: Socrate, Platon, Aristote, văn học, nghệ thuật là đặc sắc hơn các nước khác.
Nền văn minh này là sản phẩm của một nền kinh tế có sức sống cao hơn so với các nền kinh tế nông nghiệp đóng kín châu A, vì thế nông nghiệp bị miệt thị.
Nền kinh tế của các nhà nước thành thị thủ công kết hợp với nền thương nghiệp và giao thông, nhất là qua đường biển.
Ở các thành bang, nền giáo dục, và văn hoá phương Tây rực rỡ bắt đầu từ Gréco rồi mở rộng ra Romain. Lúc đầu, đạo Kito bị đàn áp, từ thế kỷ thứ Tư được nhà nước thừa nhận, nhờ đó phát triển mạnh, đẩy lùi nền văn hoá tiến bộ nói trên. Cuộc phục hưng bị phản kích đạo Kito chuẩn bị cho châu Âu tiến vào một nền văn minh mới, phát triển khoa học, trước hết là khoa học thực nghiệm. Năm 1789 James Watt hoàn thiện cái máy hơi nước đầu tiên và năm 1879 Edison T.A, hoàn thiện cái bóng đền điện đầu tiên mở đường cho một cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuât và nền dân chủ tư sản.
Trong 3 thế kỷ 18, 19 và 20 diễn ra dồn dập những biến đổi về kinh tế, xã hội ở châu Âu và ảnh hưởng bằng cách này hoặc bằng cách khác đến toàn thế giới. Cuộc cách mạng khoa học, cách mạng công nghiệp đi liền với cách mạng dân chủ. Bắt đầu từ Hà Lan, đến Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lần lượt xuất hiện chính quyền tư sản với sự diễn biến và hình thức khác nhau. Trong cuộc cách mạng dân chủ ở nước Pháp là tiêu biểu của điển hình cách mạng dân chủ tư sản. Chủ thể cách mạng là đẳng cấp thứ ba, trong đó có những nhóm người tư sản đầu tiên, nổi dậy đánh đổ chế độ phong kiến.
Nước Nga, làm khác, vua Pierre thứ nhất, chủ động tiến hành cách mạng công nghiệp.
Song nền dân chủ ban đầu do các nhà trí thức đại biểu cho các lực lượng tham gia cách mạng, sau đó lại do người của phe này Napoléon Bonaparte lập lại đế chế và xây dựng nền tảng chủ nghĩa tư bản. Ơ nước Anh, bắt đầu người ta giết vua, sau đó lập lại và đi theo con đường thoả hiệp giai cấp - quân chủ lập hiến. Các nước châu A đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp qua hoàng đế Meiji.
Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ diễn ra cuộc chuyển tiếp cực kỳ nhộn nhịp của hai cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật - cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng diễn ra với diện rộng bao gồm tất cả các ngành khoa học và dẫn đến sự phân ra nhiều ngành nhỏ của cả bốn ngành khoa học cơ bản: Toán - Lý - Hoá- Sinh, cả vĩ mô và vi mô.
Cuộc cách mạng thứ nhất kết thúc khi cái bóng điện đầu tiên ra đời cũng như cuộc trước bắt đầu từ cái máy hơi nước và bóng đèn điện (1789-1980). Tên gọi cuộc cách mạng này ngày càng mở rộng, người ta có thể gọi bằng nhiều tên: cách mạng khoa học, cách mạng thông tin. Hoặc gọi một cách khác: làn sóng thứ ba sau làn sóng thứ nhất là nền kinh tế thủ công, làn sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp cơ khí.
Loại cách mạng cơ bản sức sản xuất này đều là sản phẩm trí tuệ con người, sự khác nhau là trình độ. Cuộc cách mạng này là nền tảng vật chất của nền sản xuất mà trí tuệ trở thành sức sản xuất trực tiếp, hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm chiếm gần như toàn bộ.
Đó là nền kinh tế trí thức hoặc nền kinh tế mới. Sàu 2,5 triệu năm, từ chỗ chỉ biết sống bằng của cải của giới tự nhiên tiến lên làm ra của cải ngày càng nhiều bằng kỹ thuật sản xuất ngày càng cao. Nói chung lao động cơ bắt vẫn là chủ yếu. Cuộc cách mạng này đưa con người đến chỗ nhận thức đầy đủ hơn thiên nhiên, sử dụng nó cho cuộc sống của mình, từ chỗ phải chịu đựng sự tha hoá, tiến tới trở thành con người chân chính. Đây là con đường cơ bản sự phát triển lịch sử vì vậy phải thừa nhận kỹ thuật sản xuất là nhân tố, động lực cơ bản của phát triển xã hội và con người. Cuộc cách mạng này không thể áp đặt đựơc, song con người đủ trình độ đã đạt được có thể xác định được phương hướng tìm tòi, nghiên cứu có mục đích cụ thể. Sự tác động của các ngành vào việc xác định các thiêt chế về kinh tế, chính trị xã hội. Khắc phục từng kỹ thuật sản xuất không thể tuỳ tiện làm theo ý muốn.
Làm sai ắt phải trả giá. Lịch sử ba triệu năm vừa qua đã chỉ rõ cho chúng ta những bài học, những thảm hoạ cực kỳ đau đớn do mưu đồ áp đặt chế độ kinh tế chính trị xã hội.
Ba trăm năm vừa qua là thời gian phát triển gấp nhiều lần ba triệu năm. Dân số tăng cấp số nhân. Nạn nhân mãn đã thành hiện thực. Hai loại cách mạng chính trị, xã hội diễn ra dồn dập: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng thuộc địa. Chiến tranh cũng vậy, quá nhiều những tai hoạ khủng khiếp.
Chiến tranh thuộc địa của các nước công nghiệp phân chia thế giới là hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhân loại phải trả giá bằng mấy trăm triệu mạng sống và sự phá hoại rộng khắp..
Ây thế mà con người vẫn đeo đuổi cuộc chạy đua cướp phá, áp đặt.
Học thuyết dân chủ của ba nhà tư tưởng thế kỷ thư 18, chủ trương thiết lập chế độ tư hữu với mọi nơi, mọi người. Cuộc sống diễn ra là sự hình thành chế độ tư hữu của giai cấp đại tư sản đến mức độ của cải loài người tìm ra các thế lực siêu độc quyền quốc tế chiếm 80% và ở những nước tư bản độc quyền ấy của cải tập trung cực đoan hơn vào mấy trăm tỉ phú.
Học thuyết xây dựng chế độ công hữu đi vào cuộc sống biến thành chế độ công hữu và vô chủ cụ thể (?), nhà nước áp đặt tất cả lại biến thành chế độ vô chủ cuối cùng, ắt phải tan rã.
Hiện nay là công cuộc toàn cầu hoá. Mọi người có nghĩa vụ tìm hiểu cuộc sống của ngôi nhà chung toàn cầu mà có mỗi người ở trong đó.
Phần thứ nhất.
Bản Chất Chủ Nghĩa Mác
Mấy nghìn năm vừa qua hoặc nói cụ thể hơn là ba nghìn năm, loài người, qua nhiều bộ phận khác nhau đều chịu tác động của học thuyết này hoặc học thuyết khác, tông giáo này hoặc tông giáo khác nhau, được phát huy chịu tai hoạ khác nhau nhưng chưa một thuyết nào đạt mức hoàn thiện. Cuộc sống vẫn cứ thế trôi qua, mỗi người hoặc kiên trì hoặc dũ bỏ tín ngướng học thuyết mà mình theo đuổi. Không có một cuộc thẩm định đúng hệ quả của nó và đây là một vấn đề cực kỳ lớn, cực kỳ rắc rối, một món nợ lịch sử khó trả càng nợ lâu tiền lãi càng chồng chất. Sau sự tan rã sụp đổ lớn của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, hoặc hiện tượng tâm lý nổi bật diễn ra rộng khắp thế giới. Một bên là tâm trạng của những người trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Nói tan rã cả hệ thống vì trong khi các nước trong hệ thống SEV và NATO, cùng mấy nước khác như: Nam Tư, Mông Cổ, Anbani cũng sụp đổ theo, Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội đã bị bác bỏ trong thực tế trong quá trình cách mạng văn hoá, nhờ sự chuyển hướng từ năm 1978 mà nền kinh tế Trung Quốc đứng dậy được, xã hội ổn định dần đi vào giai đoạn phát tiển trên con đường khác. Việt Nam không đổi mới thì khó lòng mà đứng vững. Các nước Cuba, Triều Tiên, phải vật lộn hêt sức vất vả còn nhiều vấn đề chưa giải quyết. Lào trụ được và phát triển là nhờ hoàn cảnh có chỗ dựa tương đối vững.
Phía tư bản chủ nghĩa thì Mỹ là đối thủ cũng tầm cỡ, trở thành một siêu cường duy nhất lập tức hành động mở rộng không gian không chế gọi là địa lý chính trị hình thành vòng vây khép kín các nước đối thủ, vẫn là có thể vươn tới một siêu cường mới. Nhiều cuộc chiến tranh độc ác lần lượt diễn ra trong mười năm cuối cùng của thế kỷ trước và mấy năm đầu của thế kỷ này.
Trong thế kỷ thứ 20 - Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước chịu tác động của nó đã bao phen làm đảo lộn thế giới: chọc thủng một dinh luỹ lớn của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu - Cách mạng tháng 10 - đánh thắng chủ nghĩa phát xít quốc tế, nếu không các nước tư bản chủ nghĩa còn lại nhất định bị ba nước phát xít xơi tái. Nhờ thắng lợi đó, hệ thống các nước thuộc địa có thời cơ nổi dậy, bằng nhiều hình thức khác nhau, chấm dứt cái vòi thứ hai của con bạch tuộc như Hồ Chí Minh dự báo từ những năm 1920. Đó là những đảo lộn tích cực mở ra cục diện mới nhưng không thể không khẳng định công lao to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, ngăn chặn nước Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lớn trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương phát động chiến tranh thế giới thứ ba.
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa tạo ra một cuộc đảo lộn toàn cầu theo hướng tích cực, tạo ra môi trường thuận lợi cho các thế lực mưu toan thiết lập chế độ bá quyền toàn cầu của Mỹ. May mắn thay, trên thế giới vẫn còn những thế lực có thể ngăn chặn hành động của Mỹ và tiềm lực ấy hoàn toàn có thể thuần hoá các thế lực mưu toan thực hiện nền thống trị đại bá quyền nếu chúng được tập hợp lại dưới ngọn cờ chống chủ nghĩa bá quyền. Có thể thực hiện được trong thực tế không còn một liên minh đối lập.
Thực tế ba thế kỷ vừa qua cung cấp cho những người nghiên cứu lý luận về lịch sử tiến hoá của nhân loại mọi nguồn cảm hứng hết sức quý báu và cũng nói lên rằng, sự sai lầm về lý luận là nguồn gốc của nhiều tai hoa chết người.
Và các ngành khoa học về con người rõ ràng loạc choạc hoặc gần như không có phương hướng hoặc công tác lý luận được coi như một công cụ trang trí, chạy đua khoa bảng, danh dự và cả lợi ích vật chất. Những nhà lý luận chủ nghĩa thì cũng chủ quan hêt sức, thả cửa phê phán Chủ nghĩa Mác và các nước xã hội chủ nghĩa. Lớn tiếng hoan hô niềm tự do hoàn thiện, chế độ tư bản chủ nghĩa hoàn thiện và vĩnh viễn tồn tại. Lịch sử đang vận động gần như hối hả vì loài người đã đi vào một nền văn minh mới, nhịp độ của nó có thể quá nhanh không chỉ con người nhận biết.
Làn sóng thứ ba chưa kịp hiểu, nhất thể hoá, kinh tế trí thức đã đến.
Vấn đề lớn cần được lý giải là nguyên nhân thành bại của chủ nghĩa Mác qua cuộc thử nghiệm trong thực tế cả thế kỷ 20 và cả nửa sau thế kỷ thứ 19
Và cũng cần phải làm rõ vì sao chủ nghĩa tư bản mang lại cho loài người nhiều tai hoạ như vậy mà nó vẫn tồn tại? Có người nói, nó là chế độ hoàn thiện cuối cùng, có đúng là như vậy hay không? và nó ở giai đoạn nào, cuối cùng hay là vẫn chưa phải ? Qua việc nhận định bản chất diện mạo và chủ nghĩa xã hội thực tế là điều kiện để đi tới nhận thức khoa học đúng đắn hơn về những qui luật vận động của lịch sử và thấy rõ thực chất.
Trước hết cần phải lý giải bản chất hệ thống lý luận của Mác về cách mạng vô sản về lý luận và qua quá trình dựa vào cuộc sống và phương hướng phát triển nó quâ trình loài người đi vào nền văn minh mới.
Vấn đề bản chất chủ nghĩa Mác đã được ông Angels trình bầy trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Điểm xuất phát và là nền tảng là học thuyết đấu tranh giai cấp. Mục đích của cách mạng là thiết lập chế độ công hữu.
Vô sản là giai cáp duy nhất không có tư liệu sản xuất, không có đầu óc tư hữu mới là người chôn vùi chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện một cuộc sống : mọi người lao động theo năng lực của mình và được xã hội thoả mãn mọi nhu cầu. Còn cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, công hữu hoá tư liệu sản xuất, tổ chức nền kinh tế có kế hoạch do nhà nước chỉ đạo, chủ nghĩa Mác này quá độ nhấn mạnh phương pháp bạo lực. Tất cả các giai cấp có tư liệu sản xuất, riêng tiểu nông, tư sản thành thị trí thức đều là những giai cấp tư hữu không thể tham gia đội quân cách mạng. Đối với nông dân, Mác và Engels chủ trương hãy để cho họ suy nghĩ trên mảnh đất nhỏ bé của mình và có thể tham khảo của Đức và Nga, đưa họ vào tổ chức sản xuất theo phương thức công nghiệp.
Các nhà sáng lập học thuyết cộng sản chủ nghĩa phán đoán và dự báo quá lạc quan về sự khủng hoảng tan rã của chủ nghĩa tư sản, tình thế cách mạng đã đến, giai cấp vô sản ở mấy nước công nghiệp được vũ trang học thuyết cộng sản chủ nghĩa đoàn kêt lại đánh đỏ chủ nghĩa tư bản giải phóng mình, đồng thời giải phóng toàn nhân loại. Hai ông nêu lên khẩu hiệu chiến lược: Giai cấp vô sản các nước, đoàn kết lại.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, trực tiếp là dự báo nói trên, trong không khí nổi dậy ở thành phố Paris nước Pháp, xuất hiện bản nhạc Quốc tế, nhấn mạnh: “Đấu tranh này là trận cuối cùng, đoàn kết lại để ngày mai, L’international, sẽ là xã hội tương lai..”. Bản nhạc ấy đoàn kết lại để ngày mai vẫn được sử dụng trong phạm vi hẹp hơn.
Học thuyết cộng sản chủ nghĩa được Marx và Engels trình bầy bắt đầu từ một tập bút ký viết chung năm 1824, bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản và những công trình nghiên cứu chuyên đề là người cùng soạn thảo công trình của từng người, trong đó có công trình lớn nhất là Bộ Tư bản, Biện chứng phép tự nhiện, Chống During, Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Các công trình do hai ông viết trong nửa thế kỷ được tập hợp trong toàn tập của hai ông. Gần như tất cả còn ở dạng viết chưa xong. Tuy đã được trình bày có hệ thống có ba bộ phận: Triết học, Kinh tế học, Chủ nghĩa xã hội, song thiếu một công trình khái quát về học thuyết.
Chủ nghĩa Marx mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử tư tưởng của loài người trong mấy nghìn năm từ hai trường phái tư tưởng lớn. Duy vật và duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình thành Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, tổng kết các học thuyết cải tạo xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ khoa kinh tế chính trị ban đầu của Smith và Rocardo nâng lên thành một khoa học. Như vậy là từ gần ba nghìn năm, liên tục loài người đi tìm con đường giải thoát từ nhiều phía khác nhau, nhiều tông giáo và học thuyết thay đổi xã hội bất công và sau khi nâng lên trình độ mới thành một học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng con người, chấm dứt giai đoạn bị tha hoá, đưa con người vào đúng vị trí chủ nhân. Là một khoa học, lại mới trong hình thành nó đặt được nền móng song còn sơ sài, thiếu sót và cả sai lầm mang theo đủ loại dấu vêt của các trường phái tư tưởng ra đời trước nó giống như con người tách khỏi loài khỉ vẫn còn cái vết to tướng, chỗ đuôi rụng. Đấy là những hiện tượng duy tâm chủ nghĩa, chủ quan duy ý chí, siêu hình, không tưởng. Song, về nền tảng, nó là khoa học.
Tiếp cận lần đầu tiên với một công trình khoa học khổng lồ, những con người uyên bác và tiêu biểu cho đạo đức, lối sống, người ta choáng ngợp, coi như tất cả đã đợc lý giải như một pho kinh thánh cách mạng. Không phải, Marx nói: ”Học thuyết của chúng tôi không phải là một bộ kinh thánh tôn giáo chết cứng - mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động”.
Engels nói rõ hơn: “Học thuyết của chúng tôi chỉ là khởi điểm của sự tìm tòi sau này và phương pháp của sự tìm tòi ấy, chúng tôi thống kê sẵn những công thức bếp núc của tương lai”.
Ra đời ở mấy nước Tây Âu, sau khi khoa học tự nhiên đã có ba phát kiến lớn, cuộc cách mạng công nghệ đang được triển khai, hình thái kinh tế xã hội - tư bản chủ nghĩa còn đang ở giai đoạn đầu, mặc dù tạo ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt, nó đang xông tới, đẩy mạnh quá trình cách mạng công nghiệp. Học thuyết Marx là sản phẩm của mấy nước như nói ở trên giữa thế kỷ 19, đặt nó trong bối cảnh thế kỷ thứ 21 nếu không lạc hậu thì không phải là khoa học. Chân lý bao giờ cũng là sản phẩm trong không gian, thời gian nhất định. Không có chân lý vĩnh cửu, đó là chân lý vĩnh cửu.
Qua ngoại suy, có thể bình giá chủ nghiã Mác là một sơ thảo của một học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng con người cởi trói và chắp cánh cho con người bay lên. Là một khoa học đích thực, nó không thể làm hoàn thiện ngay từ lúc mới ra đời. Con người là sinh vật duy nhất biết tìm tòi, không ngừng tìm tòi. Nền văn minh trí tuệ không xuất hiện từ một khoảng không. Chủ nghĩa Mác giống như bốn phép tính đầu tiên của toán học, nó sơ sài song là cái nền để tiến lên hình thành cuộc cách mạng lớn của toán học và các ngành khoa học tự nhiên khác bùng nổ trong thế kỷ 20, nó là Thuyết Nhật Tâm mà về triết học, vật lý học nói chung là sự phát triển tế bào trong sinh học. Oxy và Nitơ trong hoá học.
Ba qui luật cơ bản của vật lý là hạt nhân của khoa học vận động của vật chất lẫn tâm lý con người cũng thường xuyên vận động và không nhắc lại một cách máy móc như Héraclite đã nói: “Người ta không tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Trong phạm vi vi mô cũng như vĩ mô, lịch sử nhân loại cũng vậy, phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật sản xuất, phương thức, hình thức kinh tế xã hội rất đa dạng, không thể tuỳ tiện dập khuôn. Như vậy chủ nghĩa Marx là sản phẩm của lịch sử, nói cụ thể hơn là sản phẩm của nước Anh, nước Pháp, nước Đức thế kỷ thứ 19. Ba nước ấy không phải là cả thế giơi. Và thế giới không đứng ở chố đứng cách ngày nay 150 năm biến đổi đến chóng mặt.
Trong lịch sử đấu tranh giai cáp là một động lực, nhưng không phải là cơ bản và thường xuyên. Kỹ thuật sản xuất làm thay đổi thế giới và cuộc sống của con người. Và cùng nhiều động lực khác. Nói lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp là có vấn đề rồi tuy rằng nó vẫn tồn tại trong xã hội có giai cấp. Đơn điệu hoá, cường điệu hoá đấu tranh giai cấp, tât cả đều nhìn qua lăng kính giai cấp không thể tránh khỏi sai lầm như : phân tích lịch sử trên văn hoá, nghệ thuật, trên lập trường giai cấp dẫn đến méo mó nguy hiểm đả kích tất cả, tháo bỏ tất cả những gì mà giai cấp vô sản không ưa. (Sự thật là lời nói một số người nhân danh giai cấp vô sản).
Trong hệ thống lý luận của Marx và Engels có nhiều yếu tố tả khuynh đẩy nó đến chỗ trở thành một học thuyết đã thể hiện ở quan niệm giai cấp cực đoan. Không phù hợp với cuộc sống thực tế ở nhận định lạc quan một chiều, sự khủng hoảng tan rã của chủ nghĩa tư bản, tình thế cách mạng đã chín mùi đối với toàn thế giới và khi đã giành được quyền lực rồi có thể tiến thẳng vào xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự lạc quan đã dẫn tới chủ nghĩa tả khuynh, về đường lối, phương pháp cách mạng, cho rằng hễ có giai cấp vô sản ở mấy nước là đã đánh đổ các lực lượng thống trị hiện tồn. Không cần tập hợp những lực lượng xã hội rộng lớn khác, trong đó có giới trí thức bị coi là bọn thông thái rởm, - giai cấp tiểu tư sản thành thị đều là trung gian, ngả nghiêng, hậu bị của chủ nghĩa tư bản và đều hướng tới chủ nghĩa tư bản. Và tệ hại hơn nữa là muốn đồng thời với cách mạng chính trị, xã hội xoá bỏ luôn một lúc mọi hình thái tín ngưỡng.
Nhận định sự lặp lại của mọi hình thái kinh tế xã hội đều giống nhau: sức sản xuất phát triển đến hẹn thì phá vỡ quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa như mầm cây luá trong hạt thóc, con gà trong vỏ quả trứng gà, và tất cả đều phải bằng bạo lực. Chủ nghĩa áy phá hoại nền tảng và uy tín khoa học của học thuyết và dẫn đến những cuộc phiêu lưu đẫm máu sau này.
Về những quan niệm sai lầm nói trên mà những người mác xít và cả Marx và Engels nữa, đấu tranh không khoan nhượng những người đi theo con đường tiến hoá. Sự thật thì ở các nước công nghiệp hoá cho đến ngày nay quần chúng lao động vẫn kiên trì đi theo con đường cải lương để bảo vệ quyền lợi của mình, họ biêt rõ tình hình cho phép thay đổi cơ bản xã hội tư bản chủ nghĩa và cuộc sống ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà đáng buồn là sự hấp dẫn ngược lại. Công dân các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt và lén lút chạy sang các nước tư bản chủ nghĩa. Bạo lực cách mạng, chuyên chính vô sản, thiếu thốn đủ thứ, xã hội khép kín, làm cho người ta run sợ, lảng tránh.
Giai cấp tư bản là giai cấp bóc lột, bóc lột ngày càng nhiều, phải thường xuyên đối đầu với nhưng người lao động và biết vươn tới qua cuộc cạnh tranh thường xuyên ác liệt trong giai cấp, loại trừ lẫn nhau vẫn tồn tại được vì biết thường xuyên hoàn thiện kỹ thuật, cải cách kinh tế, thay đổi chính sách nhằm tránh khỏi nguy cơ đụng đầu xã hội, biết tranh thủ lòng người bằng thứ dân chủ hào nhoáng bảo đảm lợi ích của họ, biết là bịp mà vẫn thích.
Là loại học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng con người phải là sự nghiệp toàn nhân loại, tại sao lại biến thành của riêng của giai cấp vô sản, anh dũng nhưng nhỏ bé và vì phải lao động cật lực mới đủ sống, còn đâu thì giờ và tiền của để trở thành phần tử của lớp người tinh hoa. Marx đã viết học thuyết cộng sản chủ nghĩa không xuất hiện từ phong trào công nhân vì những ngươì lao động không thề vươn tới trình độ đó, giỏi nhất chỉ có thể đạt tới chủ nghĩa công đoàn. Học thuyêt này là công trình của trí tuệ. Nói rằng, giai cấp duy nhất tán thành chế độ công hữu không ích kỷ cá nhân, song Mác lại gán cho giai cấp vô sản nước Anh, nơi xuất hiện giai cấp vô sản sớm nhât, danh hiệu quý tộc hoá. Ông cũng nói: cuộc cách mạng vô sản giải phóng mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính. Logic của vấn đề này phải là: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chung làm nên lịch sử, những người tiên phong phát hiện quy luật tiến hoá nhân loại, phải tự mình tổ chức lại rồi tập hợp tất cả mọi người tán thành cải tạo chế độ hiện tồn, xây dựng mới nền kinh tế của nhân dân, nền chính trị của nhân dân.
Qua con đường thích hợp với hoàn cảnh của mỗi dân tộc, mỗi thời đai, không gò ép vào một công thức, cách mạng tiến hành ở từng dân tộc không có một trung tâm chỉ đạo và một công thức chung, cách mạng là một quá trình lịch sử không thể thúc đẩy những cuộc đột biến không đủ điều kiện.
Cống hiến của Marx và Engels đối với lịch sử là to lớn. Từ tuổi thanh niên hai ông đã lấy việc phục vụ nhân loại là hạnh phúc của mình, chấp nhận mọi hy sinh, cả đời dốc sức vào việc tìm tòi con đường giải phóng nhân loại.
Có lẽ vì hoàn cảnh, những người lưu vong suốt đời, hai nhà sáng lập học thuyết Mác buộc phải sử dụng một phương pháp phi khoa học để tìm tòi khoa học.
Tự mình soạn thảo, nghiên cứu, tìm tòi cá nhân, cao nhất là sự trao đổi thân ái giữa hai người trực tiếp và gián tiếp và bổ sung, sửa chữa cho nhau. Làm luận án tiến sĩ thì đúng. Tìm tòi một con đường giải phóng nhân loại phải là sự nghiệp khoa học của nhiều cái đầu lớn nhỏ. Tranh luận phê phán và sự phê phán là phương pháp khoa học. Ơ đây, hai ông riêng rẽ soạn thảo và không hoan nghênh mọi sự phê phán, phản biện mà giành cho mình quyền phê phán trước mọi quan điểm khác với quan điểm của mình. Đó là điều tối kị đối với công tác khoa học. Socrate xứng đáng được tôn kính, tuy nhiên chân lý quan trọng hơn: sự cọ xát mới ra chân lý. Không qua tranh luận, phê phán, chân lý không sáng tỏ phương pháp của các nhà khoa học tự nhiên cần được các nhà lý luận, khoa học xã hội và nhân văn tham khảo.
Phần thứ hai
Chủ Nghĩa Mác Vào Cuộc
Sau khi chuyển Liên minh những người chính nghĩa thành Đảng Cộng sản và công bố Tuyên ngôn của Đảng, hai nhà sáng lập và được bầu làm người đứng đầu, Mác và Engels đi thẳng vào cao trào quần chúng cách mạng đang diễn ra sôi nổi ở nước Pháp, nước Đức và mấy nước Tây Âu khác, hướng phong trào công nhân, phong trào dân chủ tư sản sang dân chủ vô sản. Cuộc đấu tránh của quần chúng mạnh mẽ chưa từng thấy, cả chính trị và vũ trang suốt hai năm (1827-1828). Các thế lực cầm quyền phản kích dữ dội. Hai ông bị toà án nước Đức và trục xuât khỏi nước Đức.
Lúc đầu Marx ở Luân Đôn, Engels ở Manchester làm thuê để sống và giúp gia đình bạn. Hai ông đều tiếp tục viết, nghiên cứu và lãnh đạo phong trào cách mạng quốc tế. Marx bắt đầu viết công trình đồ sộ suốt đời từ khi phải sống cuộc đời lưu vong đến khi qua đời vẫn chưa xong bộ Tư bản. Ông ngã gục, từ dã cõi đời năm 1883. Năm 1863, Liên hiệp những người lao động quốc tế, thường gọi là Quốc tế thứ nhất, ra đời giai cấp công nhân, nhiều nước châu Âu lần đầu tiên có tổ chức xuyên quốc gia. Phong trào công nhân đựơc khôi phục và phát triển hơn trước ở cả Tây Âu và Bắc Mỹ. Paris tiêu biểu của phong trào cách mạng từ thế kỷ thứ 18, thế kỷ ánh sáng, cuộc nổi dậy mãnh liệt năm 1789, dưới ảnh hưởng của Voltaire, Rousseau, Montesquieu. Cao trào những năm 1860-1870 dẫn đến cuộc nổi dậy lần thứ hai dưới ảnh hưởng mà nhiều khuynh hướng chính trị, xã hội khác nhau trong đó có chủ nghĩa Mác. Cuộc đối đầu giai cấp diễn ra cực kỳ ác liệt, những người lao động tổ chức cuộc đấu tranh vũ trang bằng đội quân của họ và lập công xã để tự quản lý. Cuộc nổi dậy ở Paris và công xã Paris được bảo vệ chặt chẽ, anh dũng đương đầu với cuộc phản kích quân sự dữ dội của quân đội và cảnh sát. Không mở rộng được ra ngoài thành phố. Nhà cầm quyền Pháp, thoả hiệp với nhà cầm quyền Đức chấm dứt chiến tranh giữa hai nươc, liên minh với nhau chống công xã.
Cuộc khởi nghĩa Paris thất bại sau hơn 2 tháng. Mấy trăm nghìn chiến sĩ hy sinh và bị đi đầy ở các đảo xa.
Mác biểu dương nhân dân Paris xung phong tận trời xanh và cho rằng một chính quyền cách mạng sẽ tìm thấy. Nhân dân số đông là công nhân lập ra chính quyền và quân đội của mình, thi hành chính sách công chức không phân biệt cấp bậc chỉ trả lương bằng công nhân trung bình, giáo dục, y tế do công xã lo liệu cho mọi người. Hình mẫu này lại tăng thêm chất tả của lý luận.
Sau cuộc thất bại của cuộc nổi dậy này Liên hiệp những người lao động. (câu này không rõ nghĩa). Ông ta (?) phản đối sự lãnh đạo phong trào cách mạng để quần chúng chủ động tổ chức và tự chỉ huy và từ bỏ ban chỉ đạo của Quốc tế. Nó tự tan rã, tự tuyên bố hoàn thành sứ mạng lịch sử chỉ là sự hợp pháp hoá. Một thoái trào kéo dài cho đến mãi những năm 1880, sau khi Marx đã qua đời.
Ngay dồ rTốhai ông sáng lập: cách mạng bao lực, chuyên chính vô sản. Sau thất bại của Paris, Marx đề xuất lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản với hai giai đoạn xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, là chưa phải, là chủ nghĩa cộng sản cũng không là chủ nghĩa tư bản. Vấn đề rất khó hiểu và không thực hiện sau này ở các nước dân chủ nhân dân. Mao thì sáng tạo một nền chuyên chính 4 giai cấp, khi giành được chính quyền, ông bác bỏ luôn cùng với nền kinh tế ”Tứ diện bát phương”, đi thẳng vào nền kinh tế công hữu hoá kế hoạch hoá kiểu Liên Xô, không bao lâu, lại thiết lập công xã nhân dân.
Ai không theo con đường bạo lực mà chủ trương đấu tranh hợp pháp dưới chủ nghĩa tư bản, hạn chế sự bóc lột của nó, giành quyền dân chủ bị phê phán là cơ hội chủ nghĩa, coi là thù địch với cách mạng cho nên đòn tiến công chính phải nhằm vào các lực lượng trung gian tiểu tư sản. Sau này Liên Xô coi là một trong sáu bài học trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Như vậy là lý luận của Marx và sau này được thể hiện trong thực tiễn là quyết liệt chống giai cấp tiểu tư sản cả thành thị lẫn nông thôn, coi giai cấp này là đồng minh tự nhiên của giai cấp tư sản. Nội bộ phong trào cộng sản các nước và quốc tế trong thời gian 170 năm bị chia rẽ về vấn đề này.
Trên thực tế thuyết bạo lực cách mạng chuyên chính vô sản, xông tới lật đổ chủ nghĩa tư bản không được ủng hộ rộng rãi, con đường hoà bình, dân chủ vẫn được ủng hộ rộng rãi hơn
Năm 1895, trước khi qua đời, Engels thừa nhận rằng dự báo về một cuộc cách mạng nổ ra ở trung tâm của chủ nghĩa tư bản đã không được chứng minh, nghĩa là nó chỉ là một niềm hy vọng.
Vì sao cách mạng lại nổ ra và thắng lợi ở nước Nga dẫn đến sự ra đời của Liên bang Xô Viết. Bất kỳ sự thay đổi chính quyền nào cũng đều đo sự suy yếu của chính quyền đang tồn tại và thế lực đối lập mạnh hơn, lại nắm được thời cơ, hành động đúng. Là một đế chế mạnh ở châu Âu đã từng nhiều phen tranh chấp bằng quân sự chống các thế lực phong kiến, tư bản khác nổi bật là đánh thắng đội quân lớn mạnh nhất đầu thế kỷ 19 của Napoléon Bonaparte. Liên minh với Anh và Pháp chống Đức, Ao, Hung trong cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa châu Âu thường gọi là chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Nga bị kiệt quệ, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn, nhân dân nổi dậy đòi hoà bình và bánh mì, chống chiến tranh, đội quân khổng lồ 5 triệu binh sĩ tan rã, đảo ngũ hàng loạt, một bộ phận nhập đội ngũ cách mạng của nhân dân, trước hết vì không sông nổi và chiến đấu tuyệt vọng với quân Đức, Ao, Hung. Tình thế cách mạng xuất hiện. Khi cuộc chiến tranh là giữa hai thế lực đế quốc chủ nghĩa bắt đầu nhằm chia lại các nước tham chiến, biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng mà yêu cầu các đảng công nhân chống lại cuộc chiến tranh ấy. Lời kêu gọi ấy chỉ được hưởng ứng ở nước Nga.
Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga khi ra đời chủ trương làm cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Vì Đảng này bị chia rẽ thành hai đảng đa số và thiểu số và không thực hiên liên minh với các đảng chống chế độ phong kiến, lực lượng không đủ mạnh, cuộc nổi dậy tháng Hai năm 1917, đảng của Lênin ở thế yếu, các đảng khác nắm được cơ hội lãnh đạo cuộc nổi dậy đánh đổ triều đình Nga, thiết lập chế độ nghị viện, chống đảng công nhân xã hội dân chủ có khuynh hướng tư sản. Lênin kêu gọi chuyển sang cách mạng vô sản nhằm nắm quyền lãnh đạo, tập hợp lực lượng giữa nước Nga và các nước thuộc địa của nước Nga vào con đường xã hội chủ nghiã, thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng vô sản như đã vạch ra trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, thiêt lập nền chuyên chính vô sản, bãi bỏ kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiến hành cách mạng ruộng đất thi hành chính sách phân phối cộng sản chủ nghĩa kết hợp với chính sách thời chiến, tịch thu lương thực thừa, phân phối theo khẩu phần. Nền kinh tế gần như sụp đổ từ 1917 đến 1920. Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và cả chính trị bùng nổ. Nhạy bén về chính trị và lý luận, Lênin nhận định rẳng, tiến thẳng vào chủ nghĩa cộng sản ở nước Nga là nước tiểu nông mênh mông như biển cả là điên rồ, lúc đó nước Nga đứng trước các vực thẳm giữa một bờ là những nhiệm vụ mênh mông, bên ka là sự bần cùng thảm hại về vật chất và văn hoá. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước cách mạng là san bằng các hố đó. Ông điều chỉnh lại nhận thực về con đưòng mới đưa nước Nga lên chủ nghĩa cộng sản. Quan điểm ban đầu của ông về cách mạng thế giới rất lạc quan, cho rằng chủ nghĩa tư bản quốc tế đã phát triển đến giai đoạn cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 10, ông chờ đợi sự bùng nổ cách mạng Tây Âu và cách mạng dân chủ phương Đông. Chờ mà chẳng đến. Ông đề xuất quan niệm xây dựng xã hội cộng sản bên cạnh xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản, xây dựng nền kinh tế mở cửa, kêu gọi đầu tư của chủ nghĩa tư bản và thi hành chính sách tô nhượng, khuyến khích kinh tế thị trường.
Quan niệm này phù hợp với qui luật kinh tế xã hội. Chẳng may bị ám sát hụt năm 1918, viên đạn nằm sâu trong bả vai không gắp ra được, sức khoẻ của ông giảm sút rồi qua đời sau năm 1924.
Do tư tưởng chính trị cho rằng chỉ có giai cấp vô sản mới làm được cách mạng và bạo lực là con đường không thể tách được, Đảng của Lênin cũng thi hành chính sách tả khuynh và đấu tranh ác liệt giữa cách mạng và cải lương mà đội ngũ bị thu hẹp, không thu hút được nhân tài. Những người lãnh đạo nhà nước Xô Viết có tài năng rất hiếm, kể cả những người đứng đầu đảng thiểu số như Trótky, Kamênép, Zinoviep và các sĩ quan cũ. Nhiều cán bộ chưa biết chữ, Lênin chủ trương dùng chuyên gia tư sản và nói thật rằng chúng tôi sẵn sàng đổi 100 người bolchevich kém cỏi lấy một chuyên gia tư sản. Ông thấy rõ rằng không thể xây dựng một xã hội mới bằng con người không có học. Xuất khẩu được một lô hàng thu được mấy triệu bảng Anh. Ông quyết định dùng số tiền để mua bút chì chống nạn mù chữ. Văn hoá là một yếu tố quan trọng của sự phát triển.
Sau khi Lênin qua đời, cuộc tranh chấp quyền lực nổ ra nguy hiểm mà ông cảm thấy từ trước. Nắm quyền lãnh đạo, Stalin gạt bỏ gần hêt lớp cận vệ già trong đó có: Trótky, Kamênép, Zinoviep, Bukharin. Người ta nói rằng Kirôp chết đột ngột do Stalin gạt bỏ một đối thủ lợi hại. Là một nhân vật không đủ tầm cỡ đứng đầu một Nhà Nước kiểu mới xưa nay chưa từng có, Stalin trở lại con đường ban đầu của chủ nghĩa cộng sản gọi là thời chiến, bác bỏ chính sách kinh tế mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, tập trung toàn bộ vốn liếng cho công nghiệp nặng, mở chiến dịch tập thể hoá nông nghiệp, xoá bỏ mọi hình thức tư liệu. Vấp phải sự chống cự ở trong Đảng và của nông dân, một cuộc thanh trừng nội bộ và thủ tiêu phú nông. Hàng triệu sinh mệnh bị thủ tiêu không thương tiếc. Năm 1936. Stalin tuyên bố đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội, đất nước đi vào xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản.
Đầu thế kỷ thứ 20, cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng thị trường dẫn đến cuộc chiến tranh bốn năm (1-8-1914 - 11-11-1918) giữa hai tập đoàn đế quốc Anh, Pháp, Nga và Đức, Ao, Hung. Sau cuộc chiến tranh ấy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới lâm vào cuộc tổng khủng hoảng, bắt đầu từ nước Mỹ rồi mở rộng ra toàn thế giới, kéo dài bốn năm. Để khắc phục cuộc khủng hoảng gay gắt đó, tổng thống nước Mỹ, Fr. Roosevelt thi hành chính sách mới, cuộc khủng hoảng từng bước được khắc phục. Nước Đức cho rằng mình bị thiệt thòi trong việc chia lại thị trường thế giới tại Hội nghi hoà binh Versailles chuẩn bị chia lại lần nữa. Do sự chia rẽ giữa Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ chiếm đa số trở thành đảng thiểu số so với Đảng Quốc gia xã hội do Adolphe Hitler đại biểu của giai cấp đại tư sản. Lên cầm quyền, đảng này tập trung mọi quyền lực vào việc chuẩn bị một cuộc chiến tranh thế giới mới với một đội quân khổng lồ là 5 triệu người và mấy trăm sư đoàn bộ binh, pháo binh, thiết giáp, không quân. Phối hợp với các lực lượng phát xít Italia và quân phiệt Nhật bản, bọn phát xít Đức lập ra trục phát xít và tuyên bố chiến tranh, Stalin tuyên bố xoá bỏ Hiệp định Versailles.
Trong thời gian đó, Stalin tuyên bố bãi bỏ chính sách kinh tế mới, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước đi liền với chiến dịch ba năm tập thể hoá đất nước, toàn bộ nền nông nghiệp mênh mông mà các nước trong Liên bang Xô viết vấp phải sự chống đối trong đảng và trong xã hội, Stalin phát động cuộc tấn công quyết liệt chống các thế lực chống đối nói là để làm trong sạch đảng, xoá bỏ triệt để các giai cấp bóc lột trong đó có tầng lớp nông dân giàu được nâng lên thành một giai cấp. Sự đảo lộn và tổn thất trong đảng và trong xã hội cực kỳ to lớn, bộ phận đảng viên hoạt động từ năm 1903 đến 1917, chỉ đạo và là nòng cốt cuộc khởi nghĩa tháng Mười bị thủ tiêu tàn bạo.
Gần 90.000 sĩ quan các cấp kể từ nguyên soái trở xuống bị nghi là gián điệp của Đức, bị loại bỏ.
Nền kinh tế suy yếu và đảo lộn. Quân đội và nhân dân không sẵn sàng đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược to lớn chưa từng thấy trong lịch sử.
Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tê Cộng sản tháng 9 năm 1939, nghị quyêt của Đại hội lần thứ VII bị phê phán là tả khuynh, một nghị quyết mới chủ trương các Đảng Cộng sản liên minh với các Đảng Xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ và các lực lượng tiến bộ khác lập thành Mặt trận dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
Nhằm tránh một cuộc chiến tranh với nước Đức phát xít trong tình hình đất nước và các lực lượng vũ trang chưa sẵn sàng, Liên Xô phải ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau đồng thời thực hiện một cuộc phản kích đối với Mỹ, Anh, Pháp cự tuyệt để nghị cuả Liên Xô thành lập một liên minh chống phát xít. Chủ trương của các nước này là ký hiệp định với Đức, hiệp định Muy-nich đẩy các nước phát xít phát động chiến tranh chống Liên Xô.
Tháng 9 năm 1939, Đức tiến công Ba Lan và Tiệp Khắc, tháng 5 năm 1940, tiến công và xâm lược nước Pháp. Bị đánh bất ngờ không qua tuyến phòng thủ quan trọng nhât là Maginot, nước Pháp bị đánh bại trong một thời gian chớp nhoáng, phương châm chỉ đạo chiến tranh của Đức do có lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác lúc bấy giờ. Đối với nước Anh hồi đó, Hitler tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân.
Mussolini tiến công nhiều nước dân chủ. Đưa ra thuyết khối thịnh vượng chung Đại Bảo A, thực chất là thiết lập không gian sinh tồn của mình, Nhật phát động cuộc chiến tranh chống Trung Quốc, bắt đầu từ Mãn Châu năm 1931, mở rộng ra Bắc Kinh năm 1937, phối hợp nhịp nhàng với Đức và Italia, phát động chiến tranh ra toàn khu vực châu A, Thái Bình Dương. Trong khi đó, Mỹ, Anh, Pháp thi hành chính sách quen thuộc lâu đời ở Trung Hoa “toạ sơn quan hổ đấu”, tuyên bố lập liên minh dân chủ với Liên Xô, chống Đức, Italia, Nhật Bản nhưng chỉ chờ các nước trục phát xít, tiến công và làm suy yếu Liên Xô rồi hành động loại trừ cả hai, chiếm cả thế giới để chia nhau. Chính trị quốc tế là như vậy đó.
Tháng 6 năm 1941, sau khi chiếm phần lớn các nước Tây Âu, Đông Âu, Đức chuyển trọng tâm chiến tranh sang Liên Xô bằng phần lớn lực lượng lục quân, cơ giới, pháo binh, không quân. Gần như bị tiến công bất ngờ, phòng thủ phía tây bị chọc thủng, quân phát xít tiến chớp nhoáng sang phía đông Liên Xo hình thành hình thái quân Đức lập một phòng tuyến Bắc-Nam Lêningrat-Mockba và xuống xa hơn. Quân đội Xô viết chống đỡ yếu ớt và bị những tổn thất nặng nề. Nhờ tinh thần anh dũng của nhân dân và các chiến sĩ các lực lượng vũ trang, giữ được Leningrad - Mockba. Quân đội Đức phải chịu cái rét ghê gớm mùa đông năm ấy. Sang màa Xuân chúng mở rộng chiến tranh vẫn với chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng xuống phía Nam, chiếm Kharkov, Kuôcxe, Stalingrad, Kiev, quân đội Liên xô chiến đấu anh dũng, sau những trận chiến đấu từ hai thành phố lớn lúc đầu. Hàng chục nguyên soái và tướng lĩnh xuất hiện. Cuộc chiến đấu được tiến hành dưới khẩu hiệu bảo vệ Tổ quốc Xô viết. Quần chúng đông đảo tham gia cuộc chiến đấu. Hậu phương chiến tranh vững vàng. Tinh thần cách mạng Nga được cao độ phát huy. Trận chiến đấu thắng lợi, trên mặt trận Stalingrad Đông-Xuân 1942 (?)mở ra bước ngoặt lớn, quân đội Liên Xô từ phòng thủ chiến lược chuyển sang tiến công chiến lược, đánh quặt về phía Tây, lần lượt đẩy quân Đức về phía chúng xuất phát, giải phóng lãnh thổ phía Tây, Mockba, Leningrad, đuổi quân Đức ở Tiệp Khắc, Hungari, Bungari, Rumani và cuối cùng đến phía Đông nước Đức và Berlin. Quân đội Mỹ, Anh chờ đợi, kéo dài việc mở mặt trận thứ hai đánh vào phía Tây, giảm bớt gánh nặng cho Liên Xô. Mỹ, Anh hứa hẹn ở Hội nghị Teheran giữa Roosevelt, Churchill, Stalin, nhưng chỉ đến đầu tháng 4 năm 1944, mặt trận thứ hai mới được mở. Quân đội Mỹ, Anh đổ bộ vào Normandie nước Pháp, chạy đua với quân đội Liên Xô đánh chiếm đất và chiến lợi phẩm khác. Tháng 5 nước Đức phát xít đầu hàng. Ba nước tư bản chiếm phía Tây, quân đội Liên xô chiếm phía Đông nước Đức, hình thành các thế đối đầu giữa 3 nước tư bản, một nước xã hội chủ nghĩa 1919 đến năm 1990. Cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu từ cuộc gặp Truman, Churchill tháng 6-1946. Ơ đây có thể bàn về khả năng sự cam kết giữa Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, hợp tác xây dựng nền hoà bình thế giới. Việc đó không thành là lỗi ở cả hai bên, bên nào cũng muốn làm chủ không thoả hiệp.
Lấy nguồn cảm hứng từ chủ nghĩa Mác Lênin đã giải quyết và hình thành hệ thống lý luận về cách mạng của nước Nga rất khác các nước Anh, Pháp, Dức về chính trị, kinh tế, xã hội, chủ nghĩa chuyên chế phong kiến Âu, A ở nước Nga rất đậm nét, như ở Đức (Prusse) Pháp và Anh, song cũng giống và không giống ba nước nói trên và cả Trung quốc hoàn toàn A với nền chuyên chiính Tần - Hán. Sau khi Lênin qua đời năm 1924, Stalin nêu hệ thống lý luận mà Stalin là biểu tượng quốc tế không phải chỉ là hiện tượng Nga và khẳng định rằng nó là đỉnh cao của chủ nghĩa Mác. Bài nói của Stalin: “Những nguyên lý chủ nghĩa Lênin”, viết theo lăng kính của ông ta và nhằm xác định vai trò lý luận của ông và có lẽ ông cho rằng là người đứng đầu nhà nước vô sản đẩu tiên và đồng thời là người đứng đầu phong trào cộng sản quốc tế, chỉ ông mới có thẩm quyền giải thích chủ nghiá Mác, chủ nghĩa Lênin, giống như chỉ riêng thánh Phao-lồ, người giữ nhà thờ Jesu Kito mới có thẩm quyền giải thích kinh thánh. Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, ông chỉ nói - mình chỉ là một người mac-xit, chủ nghĩa Lênin là do Stalin phong.
Bài giải thích gốc của Stalin được truyền bá là sách gối đầu giường hoặc kinh thánh của những người cộng sản. Trong 3 người đứng đầu Liên Xô tự phong là nhân vật kinh điển số 2 đứng đầu phong trào cộng sản quốc tế, trước tác của ông cũng nhiều (không nhất thiết tất cả đều do ông viết), đều được coi là kinh diển vì cuốn sách mang tên ông đều có in ảnh bốn người ngang nhau. Ông ký tên nhiều sách. Phần lớn là văn kiện (các báo cáo chính trị). Những trước tác chủ yếu của ông là những bài nói chuyện nói trên, những bài chống các loại gọi là chủ nghĩa cơ hội, Giản sử lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Những sách này thuộc loại mọi người phải đọc, và nói trái là chống Đảng. Người ta cũng gọi chủ nghĩa Stalin không phải là quá đáng vì có chủ nghĩa Tôn Văn, chủ nghĩa Gandhi và nhiều chủ nghĩa khác. Stalin viết và nói, nhất là để đứng đầu một Đảng Cộng sản nhiều năm nhất, 1903-1990, và một Nhà nước có lãnh thổ bằng 1/6 diện tích quả đất từ năm 1923 - 1993.
Điều cần nhận định là qua lý luận và hành động, Stalin đã trình bày trước nhân loại một học thuyết tả cực đoan và hành động thì tàn bạo, độc ác. Ông là một nhà độc tài thô bạo. Trong những bài nói, bài viết của mình, Stalin đã đưa ra nhiều luận điểm quá tả như: giới thiệu Lênin chỉ nói những vấn đề thuộc về chiến lược, sách lược nhấn mạnh những cái tả. Ba cương lĩnh cách mạng được khởi thảo dưới sự chỉ đạo của ông đủ tiêu biểu cho chủ nghĩa tả khuynh về mặt lý thuyết. Bãi bỏ chính sách kinh tế mới của Lênin, tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hoá, ưu tiên xây dựng những cơ sở công nghiệp nặng, xoá bỏ toàn bộ các hình thức sở hưũ, kế hoạh tập trung nền kinh tế chủ nghĩa còn là sản xuất, xoá bỏ triệt để thương nghiệp và dịch vụ. Cuộc đấu tranh chống hiện tượng mà ông gọi là tả khuynh thật là khốc liệt, xoá bỏ tầng lớp phú nông, tập thể hoá là xoá bỏ cả tiểu nông và toàn bộ giai cấp nông dân, nông trường viên và xã viên nông trang là người lao động nông nghiệp. Chính sách tiền lương và phân phối đến toàn xã hội và viên chức của Nhà nước Xô viết cực kỳ sai lầm vì nó triệt tiêu động lực sáng tạo của người lao động, do đó mà năng suất lao động lúc cao cũng chỉ băng 1/3 của lao động các nước tư bản. Ăn ít cũng không thể làm nhiều.
Stalin nhận định, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bắt đầu là thắng lợi của cách mạng tháng 10, là quá trình chuyển đổi từ sự bao vây chủ nghĩa tư bản đối với chủ nghĩa xã hội thành quá trình ngược lại. Nền chuyên chính vô sản càng ngày càng phải quyết liệt hơn vì sự phản ứng của các giai cấp bị đánh đổ đến gần sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội cũng giãy giụa, điên cuồng, thất vọng. Chuyên chính vô sản chẳng những phải tiêu diệt các giai cấp tư sản mà còn phải tiêu diệt những mầm mống của nó trong xã hội, nền sản xuất hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản (luận điểm này của Lênin được nhấn mạnh và quán triệt trong hành động). Những kết luận nêu trong giản sử lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô cũng là tiêu biểu của chủ nghĩa tả về công tác lý luận tổ chức đảng, chống khuynh hướng tiểu tư sản. Nêu cao tác dụng phê bình và tự phê bình nhưng không bao giờ phê bình mà phản kích ác liệt những người phê bình cơ quan lãnh đạo. Liên hệ với quần chúng chỉ là điều nói suông (càng ngày càng xa cách trong thực tế). Sau chiến tranh, nền kinh tế của Liên Xô dược khôi phục về đại thể, sau một kế hoạch 5 năm.
Trước khi qua đời, tại Đại hội lần thứ 19, tháng 1 năm 1953, tức là cách Đại hội lần thứ 18 họp năm 1938, 15 năm, trong lời bế mạc, Stalin kêu gọi các Đảng cộng sản giương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ mà tiến lên. Lời nói lúc sắp mất của một người thường tỉnh táo. Một cuộc tranh chấp quyền lực lập tức xuất hiện.
Khrouchev bắn chết trùm mật vụ Béria ngay tại phòng họp của Bộ Chính trị ở điện Kremlin. Tiếp đó là việc cách chức Malenkov, người được Stalin chọn làm nhân vật số hai thay Zdanov chết đột ngột.
Nắm quyền lãnh đạo cao nhất, Khrouchev chuẩn bị triệu tập Đại hội lần thứ 20 để tố cáo tội ác của Stalin, nêu lên phương hướng một cuộc cải cách lớn. Ông đưa ra thuyết Đảng của toàn dân, Nhà nước của toàn dân bảo vệ hoà bình, cùng tồn tại hoà bình với chủ nghĩa tư bản, quá độ hoà bình từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Về lý thuyết có thể chấp nhận. Song, trên thực tế Khrouchev phê phán sự sùng bái cá nhân Stalin sang tự sùng bái ông. Vừa nói cùng tồn tại hoà bình vừa khiêu khích chủ nghĩa đế quốc (đưa tên lửa sang Cuba). Ông hứa thi hành một cuộc cải cách kinh tế theo tinh thần tự do hoá kiểu Liborman, trên thực tế, thực hành cuộc khai hoang lớn, trồng ngô, vụ đầu thu hoạch rất khá, được coi là con đường dẫn đến việc nâng cao đời sống của nhân dân như ông nói chủ nghĩa nào hơn chủ nào, phải lấy thước đo là miếng thịt bò rán to hay nhỏ. Vài vụ sau, đồng trơ đất thịt, cây ngô, bắp ngô nhỏ lại.
Thất vọng, Khrouchev nói và làm tuỳ hứng và không tự kiềm chế, lúc nào cũng thao thao bất tuyệt: Nhân cách thô lỗ, ông phê phán chủ nghĩa bè phái của Stalin, song ông cũng thi hành chính sách bè phái của ông, hình thành vây cánh, gạt bỏ những người khác quan điểm như : Molotov, Kaganovich, Pervukhin, Serpilov.
Tháng 11 năm 1964, nhân khi ông đi Beograd thăm ông bạn Tito, các tướng lĩnh do Zoukov người anh hùng giải phóng, đánh đổ ông, đưa Bréjenev lên thay. Sự thật thì người đứng đầu cuộc chính biến này là Souslov người làm công tác lý luận thời Stalin. Brejenev là một trung tướng chuyển ngành làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Arménia, Kôxưghin là Phó thủ trưởng cũ.
Các nhân vật này quay trở lại con đường Stalin, thi hành chính sách của ông này do Souslov dẫn đầu...
Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên, đạt được nhịp độ tăng trưởng cao, đời sống kinh tế nhộn nhịp, đời sống của nhân dân khá hơn trước. Việc phát triển kinh tế theo chiều rộng chỉ có giới hạn vì vùng khai thác sâu và đi xa, giá thành càng tăng.
Nửa sau những năm 1970, nền kinh tế đi xuống. Tình hình lại căng thẳng vì, một mặt là cuộc chạy đua vũ trang với các nước đế quôc, chi phí quốc phòng luôn luôn ở mức cao. Mặt khác, cuộc tranh chấp quyền lãnh đạo với Trung Quốc, ngân sách chi cho việc tập hợp lực lượng cũng khá lớn. Kinh tế và đời sống đều xuống dốc.
Ba nhà lãnh đạo cao nhất không tránh khỏi già yếu. Mọi hoạt động trị trệ, ấy thế mà, sau khi nêu khẩu hiệu xây dựng xã hội phát triển liên tiếp thì đề xuất khẩu hiệu mới quá độ lên chủ nghĩa cộng sản bằng xây dựng những công trình đồ sộ cộng sản chủ nghĩa như việc mở rộng đường xe lửa dọc Baican, Souslov, Brejenev, Koxưghin lần lượt ra đi.
Trong hai năm, bốn lần thay đổi Tổng Bí thư, sau Brejenev là Anđrôpov. Ông này muốn thi hành một cuộc cải cách thật sự, ông là một người có tầm cớ. Chẳng may số phận không dành cho ông sự nghiệp ấy. Ông sớm từ trần.
Cuộc tranh chấp quyền lực lại dẫn đến một sự dung hoà đưa Chernenkô, một người suốt đời làm công tác hành chính, đã già, làm Tổng Bí thư. Vì đã già ông cũng ra đi.
Gorbachev được bầu với 57% số phiếu của Uỷ ban Trung ương (lần đầu có cuộc bầu cử sòng phẳng vì có sự tranh chấp) và Gorbachev hành động như thế nào như ở trên đã nói. Ông cũng là người phiêu lưu, hành động tuỳ hứng, không có phương hướng rõ ràng, thúc đẩy quần chúng lại bị quần chúng thúc đẩy “thất quốc vong gia”.
Đến đây, chuyển sang nói về chủ nghĩa Marx vào cuộc ở Trung Quốc, nước đông dân thứ nhất, rộng thứ hai trên thế giới.
Cuộc cách mạng dân chủ tiến bộ của ông Tôn Văn, không theo mô hình mấy nước Tây Âu, nổ ra và thắng lợi năm 1911 ở Nam Trung Quốc bị chuyển hướng năm 1911 theo con đường cũ phong kiến quân phiệt của Viên Thế Khải. Nhân vật này bị đánh đổ. Ông Tôn trở lại chính quyền. Nhân thắng lợi của cách mạng Nga, ông hướng theo nước Nga, thay đổi chính sách từ cuộc cách mạng mang bản chất tư sản, chuyển sang thi hành chính sách liên minh với nước Nga, hợp tác với giai cấp công nhân. Lênin ủng hộ chủ trương của Tôn Văn, thiết lập liên minh và đáp ứng yêu cầu cử cố vấn đến và nhận người Trung Quốc đến nước Nga học. Tiếc thay năm 1924, Lênin qua đời. Năm 1925 ông Tôn cũng không ở lại. Các thế lực phản động Trung Quốc trỗi dậy. Năm 1927 Tưởng Giới Thạch, người đã học ở Liên Xô cùng với ông Tôn và Tôn Khoa dùng bạo lực lật đổ chính phủ trung ương. Viên Thế Khải đứng đầu bãi bỏ liên minh Trung Quốc - Nga và hợp tác với công nông trong nước. Tưởng phát động một cuộc khủng bố trắng. Các thế lực phong kiến lãnh chúa, quân phiệt còn cơ sở mạnh ở Trung Hoa không nhường bước cho một chế độ dân chủ tiến bộ dù bản chất vẫn là tư sản, giống như nước Pháp những năm 1790 không chấp nhận phái Jacobain lập lại chế đô phong kiến để tự nó xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thắng lợị của cách mạng Nga, có ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Quốc, trực tiếp đối với phong trào yêu nước của thanh niên và tầng lớp trí thức. Những người lãnh đạo phong trào Ngũ Tứ (49) đã thành lập Đảng Cộng sản Trung quốc. Những người đó là Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu và Cù Thu Bạch. Họ theo con đường của Lênin và chính sách của Tôn Văn.
Sau cuộc chính biến của Tưởng, phái chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Stalin, 28 người bolchevick, đã học ở Liên Xô về, chủ trương phát động cuộc Đại cách mạng vô sản đánh đổ chế độ quân phiệt, Mao Trạch Đông cũng theo phái này, lúc đầu đánh đổ Trần Độc Tú không tán thành con đường đó vì cũng cho rằng Trung Quốc chưa đủ điêù kiện làm cách mạng vô sản. Một cuộc khởi nghĩa công nông ở thành thị và nông thôn đánh đổ chính quyền quân phiệt. Thiết lập các phe Xô viết. Cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang nổ ra từ cuối năm 1927 mở rộng cả vùng Hoa Nam và Hoa Bắc kéo đến cuối năm 1934, bị năm lần vây quét của quân Tưởng, các lực lượng Hồng quân công nông phải rút lui về phía Tây Trung Quốc. Trên đường rút quân đến thị trấn Tuấn Nghĩa thuộc tỉnh Quế châu, Mao Trạch Đông, Uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản chuẩn bị khu xô viết Hồ Nam, vận động một cuộc hội nghị, ngoài Mao có Trương Văn Thiên (Lạc chú), Tổng Bí thư Trương Quốc Đào, phó Tổng Bí thư Chu Ân Lai, uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban quân sự, Chu Đức phê phán sai lầm của Trung ương do Vương Minh, Uỷ viên ban chấp hành Quốc tế Cộng sản chỉ đạo dẫn đến thất bại buộc phải rút lui. Hội nghị đồng ý và cử Mao là Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban quân sự chỉ huy cuộc rút quân. Trên đường rút quân nảy ra cuộc mâu thuẫn về hướng rút: Mao về Thiểm Tây, Trương về Khang Tạng. Đội quân phải chia thành hai đội theo Tây Nam và Tây Bắc.
Khi đi tổng số quân là 300.000, khi đến Thiểm Tây chỉ còn 30.000 (lực lương theo Mao) Sau khi củng cố lực lượng vũ trang còn lại và xây dựng khu căn cứ ở Diên An, Mao mở chiến dịch phê phán đường lối chính trị giáo điều làm theo cương lĩnh cách mạng của Đại hội Quốc tế Cộng sản do Stalin chỉ đạo soạn thảo, phát động Đại cách mạng vô sản. Cuộc đấu tranh diễn ra cực kỳ ác liệt. Vương Minh, Lý Lập Tam, bị phê phán đích danh và cách hết mọi chức vụ.
Một Ban lãnh đạo mới được chỉ định gồm Mao là Chủ tịch và các nhân vật trọng yếu sau đây: Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Trần Vân, Nhiệm Bật Thời, Khang Sinh. Phê phán và bác bỏ đường lối và những người đề xuất thực hiện đường lới đó là một cuộc chính biến chống Stalin. Song quan hệ giữa Đảng Cộng sản do Mao đứng đầu vẫn duy trì một cách lỏng lẻo với Liên Xô và Quốc tế Cộng sản.
Một phái viên Quốc tế Cộng sản bề ngoài lấy danh nghĩa là phóng viên hãng tin Liên Xô TASS bên cạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người này tên là Vladimirov. Đảng Trung Quốc vẫn gửi người sang Liên Xô học về chữa bệnh.
Sau vụ bắt cóc Tưởng Giới Thạch ở Tây An năm 1937 do Trương Học Lương tổ chức, một cuộc hợp tác bắt buộc giữa Đảng Cộng sản và Đảng Quốc Dân lại được thực hiện. Không giống cuộc thứ nhất do ông Tôn Văn chủ trương giữ vững, lần này đã trải qua một cuộc chém giêt lẫn nhau trong mười năm (1927-1937). Ký kết với nhau là hợp tác, quân dội của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gia nhập quân đội chung song vẫn duy trì hoạt động riêng, gồm hai lộ quân. Cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài từ khi chính phủ Quốc dân Đảng bị quân Nhật tấn công phải rời về Trùng Khánh.
Trong thời gian từ năm 1937 đến 1949 trên đất diễn ra hình thái chiến tranh ba bên, hai bên Trung Quốc và hai bên Nhật Bản (Quốc, Cộng, Nhật và bù nhìn của Nhật là chính phủ Uông Tinh Vệ), quân đội Quốc dân đảng vẫn tiến công Quân giải phóng. Các chiến khu của Đảng Cộng sản mở rộng. Quân đội và chính quyền Quốc dân đảng ngày càng suy yếu. Quân đội Quốc dân đảng có 5 triệu binh sĩ, tinh thần chiến đấu kém. Quân giải phóng có bốn dã chiến quân I, II, III, IV.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, Đảng Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII họp ở Diên An, chủ trương lập chính quyền liên hiệp với Quốc dân đảng, song không thực hiện được.
Quốc dân đảng phát động chiến dịch quân sự tiến công Diên An. Đảng Cộng sản rút lui, không bị tổn thất rồi đánh quật lại từ khu Đông Bắc (Mãn Châu Quốc của Nhật Bản) được Liên xô trang bị thêm quét sạch quân Tưởng, lập chính quyền mới do Cao Cương đứng đầu, Tiếp đó mở chiến dịch Hoài Hải cuối cùng, tập hợp lực lượng vượt Trường Giang quét sạch quân Tưởng, sáng lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tháng 10-1949.
Tư tưởng hoặc chủ nghĩa Mao ra đời từ năm 1942 khi Mao viết tác phẩm ”Luận tân dân chủ cách mạng”, chủ trương thành lập chế độ dân chủ mới, thực hành chuyên chính bốn giai cấp: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Ông nói: Người Đức, người Nga và người Trung Quốc ta, ông Tôn Văn có chủ nghĩa của mình thì ta cũng phải có chủ nghĩa của ta. Muốn tỏ ra khiêm tốn, ta gọi là tư tưởng (do Lưu gợi ý). Thực chất cuộc cách mạng của Mao là cách mạng của nông dân, chiến tranh nông dân. Lịch sử thường lập lại như di truyền ở Trung Quốc đã có phong trào nông dân Khăn Vàng, Hoàng Sào, Lương Sơn Bạc, Thái Bình Thiên Quốc. Sau này, khi đã cầm quyền Mao cũng là hình ảnh Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang (trước đó, ông cũng là Trần Thắng, Ngô Quy ?). Về quân sự, Mao là người thừa kế Tôn Vũ, Ngô Khởi).
Cách mạng Trung quốc, chủ nghĩa Mao đều là sản phẩm văn hoá của Trung Quốc.
Những sai lầm sau này của Mao cũng là sự kế thừa của quá khứ. Mao là một người Mác-xit, các bài văn của ông đều thể hiện quan điểm giai cấp, kể từ bài khảo sát phong trào nông dân tỉnh Hồ Nam, phân tích các giai cấp Trung quốc đến những bài chỉnh đốn Tam phong, Mâu thuẫn luận, Thực tiễn luận... Marx và Engels là người Đức, triết học do ông xây dựng cũng mang phong cách Đức vì..người Đức là dân tộc triết học, tư duy khái quát rất phổ thông - có khi khái quát vội. Truyền bá vào xã hội Trung Quốc và người Trung Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác cũng mang theo phong cách Hán vì nó phải xuất phát từ lợi ích Trung Quốc và kết hợp với văn hoá Trung Quốc. Chủ nghĩa Mác mang những phong cách khác nhau, do không gian và thời gian quyết định. Nói chủ nghĩa Mác bất biến là không mac-xít, tức là không thấm nhuần chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Hai cuộc cách mạng Nga và Trung Quốc chi phối tất cả các nước cách mạng khác ở châu Âu, châu A, châu Phi, châu Mỹ với mức độ khác nhau. Thực tế mô hình của hai nước này ảnh hưởng đến tất cả các cuộc cách mạng khác, cách mạng xã hội và cách mạng giải phóng dân tộc.
Sự biến đổi tích cực bắt đầu từ khi những người cách mạng cộng sản cũng như dân tộc chủ nghĩa nắm được quyền lực. Bắt đầu là củng cố, tăng cường thế lực thống trị về sau thành lập quyền lực cá nhân, tai hoạ xuất phát từ đây ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng như dân tộc chủ nghĩa.
Cuộc đấu tranh quyền lực trở thành một thảm hoạ. Đó là hiện tượng quá khứ quyết định tương lai. Trình độ thấp kém của kinh tế, xã hội rất khó đẻ ra một chế độ, một xã hội, một lối sống văn minh. Đó cũng là một vấn đề lớn mà Mác và Engels chưa thấy. Trường hợp người đứng đầu cách mạng trình độ hiểu biết có hạn, nhân cách kém cỏi thì tai hoạ càng lớn.
Cũng như Stalin và những người lãnh đạo Liên Xô sau này, Mao cũng mắc những sai lầm giống nhau và tầm vóc cũng ghê gớm không kém.
Qua bài thơ vịnh Tết làm khi tinh thần phấn chấn trên đường về Bắc Kinh tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân, ông cảm thấy sự nghiệp của ông Tần Thuỷ Hoàng, Hán Đế không thể so sánh. Từ đây quyền uy tuyệt đối của ông ở trong nước và cả đối với quốc tế không thể thách thức. Sau khi Stalin qua đời, ở Bắc Kinh người ta lưu truyền thuyết trung tâm cách mạng đã dời về Trung Quốc. Lưu, Đặng một thách thức với ông, ông phát động quần chúng đánh đổ cả hệ thống lãnh đạo của Đảng, lập ra một hệ thống khác. Dựa vào thế lực, Lâm Bưu đánh đổ Lưu, Đặng. Làm lại mưu toan thách thức uy quyền của ông. Ông đã giáng trả. Đại hội lần thứ VIII của Đảng quyết định con dường phát triển của Trung quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông chống lại chủ nghĩa xét lại, đề xuất đường lối khác, tiến nhảy vọt. Thành lập công xã nhân dân tiến thẳng đến chủ nghĩa cộng sản kiểu Hồng Tú Toàn vừa chống Lưu, Đặng, vừa chống Khrouchev. Sự tàn phá rất lớn. Khi Mao qua đời thì Trung Quốc đã bên bờ vực thẳm. Nhờ con đường thực dụng của Đặng, nước Trung Hoa thoát hiểm, đi lên mạnh mẽ.
Phần thứ ba
Bài Học
Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô (15 nước), Bungari, Đông Đức, Ba Lan, Rumani, Hungari, Tiệp Khắc, Anbani, Nam Tư (mới), Mông Cổ, Trung Quốc (phần của Mao) và thất bại của những cuộc phiêu lưu ở Inđônêxia (2 lần: 1938 và 1965), Nam Yêmen, Ethiopia, Bolivia,.. Els Sanvador, Nicaragoa cho nhiều bài học lớn. Sự co lại như miếng da lừa của Balzac, phong trào cộng sản ở các nước công nghiệp hoá trong đó có những thế lực một thời oanh liệt ở các nước Pháp, Italia, trong khi đó phong trào xã hội dân chủ vẫn là một thế lực lớn, một số đảng cầm quyền đã thi hành được nhiều chính sách tiến bộ điều tiết các thế lực tư bản chủ nghĩa.
Cuộc thí nghiệm đã thực hành trong mấy chục nước ở nhiều châu lục và tồn tại lâu nhất trên 70 năm, nước đi sau cũng nửa thế kỷ.
Liên Xô cũng giành được những thắng lợi có tính toàn cầu như sau Cách mạng tháng Mười là thắng lợi chống nước Đức phát xit, nước Nhật quân phiệt, và những thành tựu biến một nước công nghiệp mới ở giai đoạn đầu, căn bản vẫn là một số nước tiểu nông với mức độ khác nhau thành một nước nông nghiệp mạnh, xây dựng được một nền khoa học, một nền kỹ thuật tương đối tiến bộ, với một đội ngũ các nhà khoa học tiên phong khá đông, đi đầu trong công cuộc chinh phục vũ trụ.
Những bài học thành và không thành đều cần tổng kết nhằm giúp vào việc nhận thức lại dưới ánh sáng của hơn một thế kỷ đi vào cuộc sống, của chủ nghĩa Mác và của nền văn minh mới của nhân loại, đổi mới, bổ sung và phát triển trong thời cơ lớn, lấy lại sức sống và là động lực phát triển của lịch sử.
Vì đâu mà lại xuất hiện những nhân vật có thể tiêu diệt hàng triệu người, buộc cả một đảng, một dân tộc phải nghe theo, không dám chống lại sau một cơn nổi giận, có thể đánh đổ tất cả những gì đã xây dựng do bao xương máu và nước mắt của nhiều thế hệ.
Thật không ngoa: Gengis Khan, Napoléon, Hitler không thể sánh vai với Stalin; Tần Thuỷ Hoàng, Hán Cao Tổ, Đường Thái Tôn không thể sánh với Mao Trạch Đông.
Thậm chí ở một nước nhỏ như Bắc Triều Tiên, một Kim Nhật Thành có thể nắm quyền sinh sát. Cuba, Bắc Triều Tiên vẫn còn đứng vững sống, nhân dân buộc phải sống căng thẳng kéo dài.
Phải chăng có thể có mấy bài học lớn sau đây:
Lịch sử xưa nay vẫn đi theo con đường tự nhiên của nó
Sự can thiệp của con người không thể phá bỏ quy luật, một chế độ kinh tế xã hội chỉ có thể thay đổi do sự phát triển đến hạn của kỹ thuật sản xuất và một nền văn hoá phù hợp. Cái con người có thể thay đổi là thế lực và thể chế quyền lực song cũng có giới hạn, quá khứ sẽ giành lại nếu đi quá xa, tuân theo qui luật vận động khách quan không phải là sùng bái sự tự phát. Thoát ly, bất chấp qui luật vận động khách quan thì cái giá phải trả rất cao, dẫn đến những thảm hoạ lịch sử. Cũng có những cơ hội tạo ra được những bước ngoặt đi lên, con người phải sẵn sàng tranh thủ nhưng chỉ đi xa khỏi giới hạn.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, chưa có cuộc cách mạng vô sản nào bùng nổ. Ơ đây, người ta vẫn đi theo con đường tiến hoá cải lương. Các đảng cộng sản kị đảng nào tập hợp được lực lượng bằng con dường bạo lực đánh đổ chế độ tư bản.
Các cuộc cách mạng nổ ra và thắng lợi trong thế kỷ thứ 20 đều ở các nước nông nghiệp tàn dư phong kiến còn nặng, tiêu biểu là Nga và Trung Quốc, Mông Cổ thì còn lạc hậu hơn, kinh tế du mục. Một số nước là thuộc địa. Thực chất các cuộc cách mạng ấy là dưới ngọn cờ giải phóng xã hội. Những người cách mạng tổ chức ra lực lượng chiến đấu, nắm được thời cơ, đánh đổ bộ máy cầm quyền bị nhân dân oán ghét vào lúc nó suy yếu do chiến tranh, thiết lập chính quyền cách mạng.
Bản chất các cuộc cách mạng ấy là cách mạng nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa như Việt Nam.
Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều đã theo con đường của Liên Xô và đều phá sản. Trung Quốc buộc phải chuyển hướng sau Cách mạng Văn hoá, thực chất là nội chiến, tranh chấp quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản.
Việt Nam lúc đầu cũng đi theo con đường của Liên Xô và Trung Quốc, sau hai cuộc chiến tranh, đất nước, kinh tế bị tàn phá, buộc phải quay trở lại con đường do Nhà nước cách mạng xác định từ khi mới ra đời, phát triển công thương nghiệp dân tộc, mở rộng kinh tế thị trường, các hình thức kinh tế và giao lưu quốc tế.
Sau này, tất cả các nước xã hội chủ nghĩa tan rã đều đi vào kinh tế thị trường.
Bài học rõ ràng đã thông qua thất bại phải trở lại từ đầu trong hoàn cảnh mới, nhiều điều phải đi vào thời đại mới.
1/ Lúc đầu đúng về phương pháp tiếp cận khoa học, sau đó lại hướng nhảy quá cao thành nguy hiểm dẫn đến tai hoạ.
Đảng công nhân xã hội lúc đầu đưa ra cương lĩnh cách mạng tư sản dân chủ, tức là cách mạng tư sản công, nông có thể gọi là nhân dân, không phải của tư sản trong thế kỷ 19, triệt để hơn cuộc cách mạng dân chủ của đẳng cấp thứ ba ở Tiệp lúc bấy giờ, hai giai cấp tư sản và vô sản chưa hình thành mới chỉ có mầm mống, sau đó Napoléon đã đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp, kinh tế, chính trị (thể chế tư sản), văn hoá.
Nước Nga phong kiến chuyên chế, từ Pierre thứ nhât bắt đầu công nghiệp hoá, đến đầu thế kỷ 18 mới vào giai đoạn đẩu của chủ nghĩa tư bản, song về cơ bản vẫn là chế độ phong kiến lãnh chúa điều hành.
Khi đi vào một cuộc cách mạng, điều quyết định thành bại là phải xác định nó bắt đầu và sẽ đi đến đâu trước mắt, từ đó, quyết dịnh chủ thể cách mạng là những lực lượng xã hội nào. Không có cuộc cách mạng nào lại xuât phát từ chỗ chân không và tiến tới một khoảng không mênh mông. Cách mạng là cải tạo tình trạng không phù hợp, không có các động lực của phát triển, quần chúng bất bình. Sự phát triển bao giờ cũng là sự tiếp nối, giành lại những cái hiếm có hợp lý, thay những cái không hợp lý thành cái hợp lý.
Sự tiếp cận ban đầu của Lênin là tương đối đúng với Nga, không đúng với các nước công nghiệp Tây Âu, cách tiếp cận của Bertain, Causky là đúng với các nước đó, các con đường có thể song song. Chủ trương chuyển lên chủ nghĩa vô sản, đi ngay vào chủ nghĩa cộng sản tháng 4 năm 1919 và giải pháp tình thế dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười song lại là nguyên nhân trực tiếp đổi mới và sự can thiệp vũ trang của chủ nghĩa tư bản quốc tế. Sự trở lại con đường ban đầu, thay đổi căn bản nhận thức về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, thực hiện chính sách kinh tế mới, vừa là giải pháp tình thế, vừa là con đường đúng.
Bãi bỏ con đường ấy, trở lại chủ nghĩa cộng sản là bước vào con đường nguy hiểm dẫn đến trì trệ và phá sản sau này. Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Mười của công cuộc công nghiệp hoá, của cuộc chiến tranh chống phat xít là thắng lợi của tinh thần yêu nước, như đã đánh thắng Napoléon, của tư tưởng nhiệt tình cách mạng. Nguyên nhân dẫn đến thất bại là sự hy sinh cuộc sống, lợi ích vật chất và tinh thần của con người, của đời sống gia đình và cá nhân, tất cả đều nhân danh tập thể, bất chấp lợi ích từng người.
Trong khi phải đương đầu với chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, đề xuât chính sách liên minh dân chủ, chủ nghĩa dân chủ mới cũng là giải pháp tình thế, đồng thời trở lại con đường đúng đắn ban đầu tạo ra động lực mới.
Sau thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít, lại bãi bỏ một cách tàn bạo ở tất cả các nước châu Âu và châu A. Sự tiến tới chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô hoặc Trung Quốc mà nhiều nước mới thoát khỏi chủ nghiã thực dân nhanh chóng thất bại vì cũng là những mạo hiểm quá sức (saut périlleux).
Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ, sau năm 1990 đều trở lại kinh tế thị trường đi vào quá trình toàn cầu hoá trong nền văn minh mới, nghĩa là phải làm lại từ đầu trong thời đại mới. Một thế kỷ cách mạng oanh liệt, thắng lợi vẻ vang và thất bại nặng nề. Cái giá phải trả to lớn không thể nói hết. Điều có ích lớn là nhận thức đúng những bài học và xác định đúng con đường phát triển trong kỷ nguyên trí thưc, khoa học, trí tuệ là nhân tố thắng lợi cơ bản.
Nếu nói quyền lực là vấn đề then chốt của cách mạng thì bản chất quyền lực như thế nào là vấn đề quan trọng đầu tiên.
Một xã hội tương lai như bản phác thảo của Marx và Engels trình bầy ít tranh cãi trong phong trào cộng sản, những vấn đề tranh luận gay gắt kéo dài là con đường chủ thể cách mạng và quyền lực thay thế quyền lực cũ.
Đối với những người đối lập với chủ nghĩa Marx thì học thuyêt cơ bản bị coi là một ảo tưởng, một thảm hoạ nhân loại, chủ nghĩa tư bản là xã hội hợp lý sẽ tồn tại lâu dài và khắc phục khuyết tật của nó.
Marx, Engels chủ trương chủ thể cách mạng chỉ là giai cấp vô sản song trong thực tế, giai cấp ấy không tồn tại ở mọi không gian, thời gian. Lênin nhận định chủ thể cách mạng ở nước Nga là giai cấp công nhân và nông dân, vai trò chủ đạo là công nhân, nông dân cũng xem xét theo tiêu chuẩn công nhân. Mao nhận định từ đầu là nông dân, có lúc nói là của bốn giai cấp, cuối cùng trở lại nông dân, coi giai cấp công nhân đã tư sản hoá, quý tộc hoá ở Liên Xô và các nước châu Âu. Mao nói: Tôi sẽ tranh luận với Karl, vấn đề tôi đúng hay ông đó đúng. tôi nói : ”Nông dân cách mạng nhất”. Mác nói “Công nhân”. Hãy trông vào thực tế cách mạng.
Hồ Chí Minh nói: “Cách mạng là của nhiều lực lượng xã hội”, năm 1922 ông thêm vào khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước, đoàn kêt lại ! bằng khẩu hiệu: “Tất cả các lực lượng bị áp bức, bóc lột đoàn kết lại”. Marx nói giai cấp vô sản đánh đổ giai cấp vô sản các nước tư bản, làm cách mạng giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại. Bác Hồ nói: ”Các dân tộc phải tự mình làm cách mạng, không trông chờ giai cấp vô sản các nước chính quốc”. Ở các nước thuộc địa, chủ thể cách mạng là toàn dân. Ơ đây, sự phân hoá xã hội khác với các nước công nghiệp. Chế đô phong kiến cũng vậy, không có chế độ lãnh chúa.
Quyền lực cách mạng, chế độ mới thuộc về ai cũng là vấn đề tranh luận về đấu tranh, vô cùng phức tạp. Marx và Engels chủ trương chuyên chính vô sản, bá quyền vô sản, Lênin nhất trí và đi xa hơn khi ông viết tác phẩm Nhà nước và Cách mạng (sau tháng Mười, dự định viết lại song không được). Mao đưa ra thuyết Đảng Cộng sản, chính quyền Nhà nước đều ra đời từ họng súng của đội quân nông dân, ông đã nã pháo vào bộ tư lệnh của Đảng Cộng sản Trung quốc mà ông cho là đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vấn đề này trở thành những cuộc tranh chấp quyền lực đẫm máu ở Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác, sau khi Đảng cộng sản nắm chính quyền. Về lý thuyêt thật thì đề cao chính quyền của giai cấp, Đảng của giai cấp; trên thực tế biến thành Đảng của giai cấp, Đảng trở thành siêu quyên lực, trên thực tế trở thành quyền lực của một nhóm nhỏ, của một nhân vật đứng đầu, một chế độ cực quyền cá nhân, tạo thành trở lực cực kỳ lớn, triệt tiêu động lực cũng cực kỳ lớn của sự phát triển.
Ở Liên Xô, cuộc đấu tranh quyền lực diễn ra ngay lập tức sau khi Stalin qua đời. Stalin chết, cuộc đấu tranh quyền lực lại tiếp tục. Khroutchev loại trừ thế lực của Stalin muốn thay đổi cả đường lối cũ, song không kịp thực hiện đã bị đánh đổ. Cuộc tranh chấp quyền ưực tiếp tục sau khi bộ ba: Brejenev, Souslov, Koxưghin qua đời giữa Gorbachev và Yelsin
Ở Trung quốc, cuộc tranh chấp quyền lực diễn ra liên miên từ những năm 1920 giữa nhóm 28 người bolchevich được đào tạo theo con đường Stalin với Trần Độc Tú, giữa Mao và nhóm người ấy, giữa Mao và Lưu, Đặng (lũ bốn tên thuộc về Mao, giữa Mao và Lâm Bưu và sau này giữa các thế lực diễn ra kín đáo hơn).
Nói tóm lại, thì gần như trong tất cả các Đảng cầm quyền đều thực hiện quyền lực cá nhân (nói thành thật là Hồ Chí Minh từ đầu đã phản đối và kiên trì chống tranh chấp quyền lực và tự mình nêu gương, bao giờ cũng dựa vào tập thể và nhường quyền điều hành cho nhân vật lãnh đạo thứ hai).
Tệ chuyên quyền cá nhân, hình thành đẳng cấp đặc quyền đặc lợi, đã bị phê phán nhưng không đánh đổ được, chỉ có hiện tượng đánh đổ lẫn nhau. Tệ chuyên quyền cá nhân, cực quyền hơn cả các vua chúa ngày xưa, kiềm chế quần chúng về mọi mặt. Tần Thuỷ Hoàng đốt sách nho, chôn sống nhà nho. Chế độ cực quyền cá nhân kiểm soát toàn xã hội cả đời sống kinh tế, văn hoá, cuộc sống gia đình, cho gì ăn nấy, chỉ có quyền vâng lời, không được phép nói trái với người lãnh đạo.
Chế độ cực quyền còn có cái hoạ là nhân cách, phong cách của nhân vật nắm trọn quyền lực, anh ta có thể phá sạch thành trì, tiêu diệt hàng triệu sinh mang, ban phúc, gieo tai hoạ, tâm lý thất thường.
Là quyền lực của nhân dân là tất yếu và nhiều nhân vật lãnh đạo nói quá nhiều. Mọi quyền lực đều của nhân dân, dân chủ mà dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ tư sản, dân chủ nhất. Nhận định như vây là đúng với quy luật phát triẻn vì nền dân chủ này là nền dân chủ ban đầu của cách mạng dân chủ tư sản phát triển thành nền dân chủ chung, chứ không phải về thực chất là của giai cấp tư sản, trang trí bằng các vỏ dân chủ hào nhoáng đánh lừa được nhiều người, các thứ tự do đều có những quyền lực và két bạc của giai cấp tư sản không hề lay chuyển, mất mát.
Quyền lực thực sự là của dân, do dân và dân được thể hiện đầy đủ trong thực tiễn thì sức mạnh của nền dân chủ là vô địch, cả lực lượng vật chât lẫn tinh thần. Nhờ thực tiễn chưa thật đầy đủ nhưng các cuộc kháng chiến của ta chống các thế lực xâm lược to lón là sức mạnh của toàn dân. Nó là vô địch. Hình thức quyền lực mỗi nước một khác, ở đây là Xô Viết, nói khác là cộng hoà dân chủ, không nên rập khuôn.
2/ Các nước đi vào chủ nghĩa xã hội năm 1917, những năm 1950, đều là những nước lạc hậu về kinh tế và văn hoá, nền sản xuât chủ yếu vẫn là tiểu nông, xã hội tiểu nông, số người mù chữ khá đông. Trừ nước Nga, các nước khác chưa có nền móng của một nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, các nước đó phải tham khảo con đường của Lênin, chính sách kinh tế mới, từng bước tổ chức lại nền sản xuất, nền cơ sở mới, nền kỹ thuật tiên tiến, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm xây dựng một nền sản xuất lớn hàng hoá, xoá bỏ trạng thái thủ công, công thương, tự cấp, tự túc giống như chủ nghĩa tư bản đã làm nửa sau thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chuẩn bị cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai.
Đi sau chủ nghĩa tư bản về cách mạng công nghiệp, các nước xã hội chủ nghĩa có thể đi thẳng vào giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng ấy nếu coi thế giới là một thị trường, không đóng cửa, cự tuyệt giao lưu. Không chấp nhận những qui luật kinh tế khách quan như quy luật cạnh tranh, quy luật tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, coi nhẹ vai trò quyết định của khoa học, kỹ thuật làm teo đi những động lực của sản xuất. Stalin lúc đầu cho rằng, một nền kinh tế kế hoạch hoá không phụ thuộc vào những quy luật khách quan, về sau lại được đưa vào một luận điểm có tính phiến diện và làm trái lại. Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội là thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu về đời sống vật chất và văn hoá của những người lao động.
Chủ nghĩa tư bản thực hiện tích luỹ ban đầu là phát triển nhanh công nghiệp nhẹ để thu lãi nhanh. Liên xô, xuât phát từ luận điểm, công nghiệp nặng là nền tảng của nền kinh tế, có nền công nghiệp nặng do mình xây dựng bằng kỹ thuật của mình mới bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, và nền quốc phòng, sẵn sàng đối phó với nguy cơ chủ nghĩa đế quốc tiến công. Xây dựng được một nền công nghiệp nặng đồ sộ, hiệu quả không cao, tích luỹ không đáng kể, không còn đủ đầu tư cho việc phát triển công nghiệp nhẹ, hình thành một nền kinh tế thiếu hụt kéo dài. Đời sống của người lao động kéo dài mấy thế hệ. Chính sách bình quân chủ nghĩa và thuyết tăng lương đi liền với tăng năng suất lao động dẫn đến chỗ tắc tị là tiền lương không đảm bảo tái sản xuât sức lao động, người lao động phải làm việc cầm chừng để dưỡng sức hoặc tìm việc làm thêm để duy trì cuộc sống, không những năng suất lao động không tăng mà ngày càng giảm, không có tiền để tăng lương, vấn đề xã hội không được giải quyết tốt, hy sinh cuộc sống của con người, nhân tố quan trọng thường xuyên của mọi nền kinh tế ắt dẫn đến mâu thuẫn xã hội, cuối cùng là sự sụp đổ của chế độ. Một nhà lãnh đạo cỡ lớn than rằng, ông không hiểu nổi tình trạng cùng một gia đình đám đưa con em mình ra chiến đấu mà chấp nhận hy sinh, thế mà khi bán một con gà, con lợn, lại chi li từng đồng. Không được giá nhất định không bán. Hai lĩnh vực này do hai qui luật khác nhau chi phối. Hy sinh vì Tổ quốc là phẩm chất con người, là văn hoá. Hoạt động kinh tế phải theo quy luật của nó là lợi ích vật chất. Một nhà lãnh đạo khác lại lý giải - mọi vấn đề lợi ích một cách điển hình khi nói đến sự quan hệ giữa ba lợi ích: cá nhân, tập thể và toàn dân. Ông giải thích: cái thứ ba quan trọng nhất, sau là cái thứ hai, cuối cùng mới là cái thứ nhất. như ta úp cái nón lá xuống, vành ở dưới, chóp ở trên, để ngược thì cái vành mới lên trên. Trong cuộc sống thì ngược lại - mọi người có được sống tốt mới có thể làm tốt như ngạn ngữ của ta có câu: “Có chuôm mới có cù lao. It cơm, ít gạo thì tao ít làm”.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, những người nói đến lợi ích vật chất thì bị phê phán, vì động viên tinh thần là yếu tố hàng đầu của sự phát triển: người ta phát động liên tục những chiến dịch sản xuất như một cuộc thi đua Stakhanovich ở Liên Xô, Đại Trại ở Trung quốc.
Ở nước ta năm nào chẳng có mấy cuộc vận động lớn, những cuộc tổng kết, chọn anh hùng, chiến sĩ thi đua. Huy chương, bằng khen, cờ thi đua ở đâu cũng có. Tốn thời giờ và tiền của. Hiệu quả không lớn.
Động viên tinh thần có mức độ, chăm lo chu đáo đời sống hàng ngày mới thúc đẩy được sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong khi nền kinh tế thiếu hut, tiếp tục cái đà xuống dốc, tinh thần phấn khởi xã hội tắt ngấm, người ta lại lao vào những công trình xây dựng lớn, dưới khẩu hiểu, hãy cố gắng lên, sắp đến chủ nghĩa cộng sản rồi đó, chẳng khác gì các giáo sĩ Kitô kêu gọi các con chiên, cố gắng lên các con, sắp đến thiên đường rồi đó.
3/ Thiên đường ngày càng xa
Cách mạng văn hoá phải đi liền với cách mạng chính trị, kinh tế xã hội và thúc đẩy lẫn nhau, làm cơ sở cho nhau. Trong lịch sử lần lượt xuất hiện - máy nền văn minh trong đó mấy nền văn minh phương Đông xuất hiện sớm nhất, rực rỡ nhất song trì trệ suốt mấy nghìn năm. Nền văn minh Gréco - Romain ra đời muộn hơn nhờ tạo được một cuộc đột phá lớn bằng cuộc phục hưng, những giá trị của nền văn hoá cổ đại, có nhiều yếu tố khoa học, dẫn đén cuộc khoa học thực nghiệm, triết học duy lý và nhiều trường phái khác dẫn đến thế kỷ ánh sáng và cuộc cách mạng dân chủ tư sản, cuộc cách mạng công nghiệp. Châu Âu trở thành trung tâm của phát triển lịch sử, phần còn lại của xã hội loài người. Ngày nay, trung tâm đã chuyển sang châu Mỹ (nước Mỹ). Nhân tố quyết định sự bùng nổ liên tục của cách mạng khoa học, kỹ thuật. Sự bùng nổ liên tục của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng kinh tế, cách mạng xã hội - là châu lục này, là nơi tập hợp tinh hoa trí tuệ, nhữg nhân tài lớn đều xuât hiện ở nhiều nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhân tài ngày càng nhiều, nhịp độ tiến hoá cũng nhanh, số nhân tài ngày càng đông. Nhân tài phản ánh bộ mặt của đất nước.
Những nhà sáng lập chủ nghiã Mác có cái lầm là đặt sức mạnh đội ngũ trí tuệ dưới đội ngũ sức mạnh cơ bắp. Các ông phê phán những người trí thức gắn liền với giai cấp thống trị, bảo vệ và phục vụ lợi ích của nó, nhiều nhà thông thái rởm.
Trong chính sách sạu này của Stalin coi việc đấu tranh chống những khuynh hướng tiểu tư sản là mũi nhọn chiến lược. Chủ nghĩa Marx là sản phẩm của trí tuệ, không phải của riêng Marx mà là tổng kết lịch sử từ bộ phận phát triển nhất, nền văn minh Gréco - Romain, công cuộc Phục hưng và thế kỷ ánh sáng.
Các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều ra đời ở các nước nông nghiệp, văn hoá lạc hậu, lại chịu sự chi phối của những học thuyết cổ đại bảo thủ, hướng cổ, rất kị với những cái mới, nhất là về kinh tế, coi thương nghiệp là cái gì bẩn thỉu, hèn hạ cần phải ức chế. Ơ châu Âu nó là một động lực lớn, chính nó chuẩn bị và góp phần phát triển nhanh nền kinh tế, nền văn hoá của các nước tư bản chủ nghĩa.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong lớp những nhà trí thức thường xuyên xuất hiện nhiều khuynh hướng đối lập. Lớp người này vừa được sự ưu ái, vừa bị săn đuổi, kể cả lớp trí thức do xã hội đào tạo không dính dáng gì với các giai cấp bóc lột cũ. Tập hợp được lớp trí thức, tức là tập hợp tinh hoa của xã hội, là một tiêu chuẩn đánh giá một nền chính trị mạnh hay yếu, sức hấp dẫn nhiều hay ít. Những người trí thức biết nhiều, thích nói, phản kháng sự áp đặt lẽ phải. Họ không dễ dàng làm việc với những người không bằng họ về trí thức. Người cầm quyền thích ra luật, họ thích tranh luận, không bằng lòng với vị trí xã hội của mình là bạn đường, đứng sau cùng trong trật tự xã hội vì không rõ chiến lược giáo dục, chiến lược khoa học đi liền với chiến lược phát triển đất nước, đào tạo ra một đội ngũ đông đảo những người trí thức nhưng không được sử dụng, sử dụng sai hoặc vất bỏ. Nhiều nhà trí thức của các nước xã hội chủ nghĩa chạy sang các nước tư bản chủ nghĩa. Trái lại, hiếm có những nhà trí tuệ có tài ở các nước tư bản chủ nghĩa chạy sang các nước xã hội chủ nghĩa. Những nhà khoa học lớn nhât, những phát kiến lớn nhất trong thế kỷ tứ 20 là của các nước tư bản chủ nghĩa.
Những người mac-xít một mực bác bỏ những phát hiện xã hội, văn hoá, nghệ thuật của những người ở các nước tư bản chủ nghĩa như thuyết kỹ trị, làn sóng thứ ba, cách mạng tin học, thuyết Taylor, thuyết Keynes đều cho là sản phẩm tư sản.
Khi tiếp xúc với các nhà trí thức thuộc phía bên kia, những người bên này thường tỏ thái độ trịch thượng, thầy đời, lời dài, ý hẹp.
Rõ ràng đội ngũ các nước tư bản chủ nghĩa năng động, hoạt bát, làm nên đình đám.
Nền giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa, đạt được trình độ phổ cập trung học phổ thông là một thành tựu lớn. So với các nước tư bản chủ nghĩa thì kém về chất lượng, nhất là nền cao học, nhiều học vị khoa hoc không xứng với học vị và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trên lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, những người có học vị cao học còn khá, trong lĩnh vữ khoa học xã hội và nhân văn, nói chung kém, về bản thân nền khoa học gần như không có tinh thần sáng tạo. Nhiều người mac-xit ở các nước tư bản chủ nghĩa đã chân thành phê phán hiện tượng này như: Gransei, Guraudy, Lucien Sève (?).
Sự tìm tòi trong lĩnh vực học thuật không được khuyến khích. Người ta cho rằng cần gì phải tìm tòi, những bài, cả nói và viết, vì đã có nhiều toàn tập kinh điển của tuyển tập người lãnh đạo.
Không khí hoạt động của giới học thuật buồn tẻ. Sự phân biệt đối xử giữa người trong Đảng và người ngoài đảng là một điều gây nên hiện tượng khó chịu trong giới trí thức.
4/ Quan hệ quốc tế.
Marx và Engels kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kêt lại, tiến hành cuộc cách mạng thế giới, đánh đổ chủ nghĩa tư bản Quốc té, đi đén thế giới đại đồng.. Nếu là một viễn cảnh xa xôi thì cũng là một niềm hy vọng, một ước mơ của loài người. Đặt thành nhiệm vụ bàn tiếp thì ta không thực tế mà dẫn đến sai lầm về chính trị và tổ chức. Sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau là cần thiêt. Cách mạng nhiều thay đổi hình thái kinh tế, xã hội là một quá trình lịch sử nổ ra và thắng lợi ở từng nước, không thể bùng nổ đồng loạt trên cả hành tinh dược, sự chỉ đạo của một bộ chỉ huy toàn cầu theo một chiến lược thống nhất.
Việc lập ra ba tổ chức Quốc tế: Quốc tế I, II, III có giúp đỡ một phần đáng kể cho sự phát triển phong trào cộng sản, song nó là một cuộc tuyên chiến với chủ nghĩa tư bản các nước, kích động đàn áp của chúng và dẫn đến sai lầm là người hô hào thành lập tổ chức này, tự nhận là lãnh đạo thành đạt, là nhân vật trung tâm, dẫn đến tranh chấp sau đó. Rốt cuộc các quốc tế lần lượt ra đời, lần lượt tự giải thể.
Các hội nghị quốc tế của phong trào cộng sản, hình thức có khác nhưng thực chất vãn do Liên Xô tổ chức, soạn thảo văn kiện. Hình thức này rồi tẻ nhạt vì người triệu tập không nuốn người ta thay đổi nội dung văn kiện của mình, các đại biểu đọc bài gọi là tham luận viết sẵn tán thành bản dự thảo. Nghị quyết chung được hình thành như vậy đó. Đảng Trung Quốc lúc đầu nhận được sự giúp đỡ của Liênh Xô, về sau, người trong nước bác bỏ chính sách của Stalinh, chủ động xác lập chính sách và tổ chức của mình, sóng vẫn gĩ quan hệ hữu nghị lỏng lẻo, và khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành Đảng cầm quyền, sự tranh chấp quyền hành lãnh đạo phong trào cách mạng quốc tể nổ ra gay gắt hình thành hai trào lưu rồi xông tới đụng độ quân sự trong một thời gian ngắn, nhưng đẫm máu. Liên Xô, Trung Quốc viện trợ to lớn cho nhiều đảng, nhiều nước, song phải chấp nhận những điều kiện do họ đặt ra là tuân theo sự chỉ đạo của người viện trợ, làm trái lại, sẽ bị căt đứt hoặc trừng phạt như Trung Quốc tấn công Việt Nam trong một thời gian, năm 1979, ngắn ngủi, nhưng tổn thất của cả hai bên nặng nề hơn cuộc đụng độ Xô - Trung năm 1959.
Liên Xô khống chế các khối SEV và Warsava chặt hơn. Mỹ khống chế Liên minh Bắc Đị Tây Dương, Như Brejenev công khai tuyên bố thuyết chủ quyền hạn chế. Do tranh chấp quyền lãnh đạo cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều phải chi phí rất nhiều, làm chậm lại tăng trưởng của mỗi nước. Bao các nước Đông Âu và các đảng đi theo mình, cả hai nươc đều giúp đỡ Việt Nam rất to lớn và ta cũng phải trả một cái giá cao.
5/ Cách mạng là một sự nghiệp cao cả giải phóng xã hội và con người, cải tạo xã hội bât công thành xã hội công bằng. Bản chât nhân văn của cách mạng, quyêt định phương pháp, hình thức cách mạng, thái độ ứng xử giữa con người, thay đổi ứng xử bất nhân bằng lối ứng xử nhân đạo. Đạo Nho coi trọng chữ nhân, chữ thiện, các tông giáo cũng khuyên thiện chống ác.Bản chất con người là thiện. Có người nói: “Nếu coi con người là người thì phải đối xử với nó có tính người”. Nhưng cuộc cách mạng đã quá lạm dụng bạo lực, gây ra những vụ đàn áp rât trầm trọng như ở Liên Xô, Trung quốc, thậm chí trong Đảng giết lẫn nhau để tranh quyền. Những nhà cách mạng chân chính lên án những hiện tượng tàn bạo đó, nghiêm khắc phê phán những người chủ trương mục đích là tất cả, phương tiện không đáng kể. Phải nói lại rằng mục đích là nhân đạo, thì phương tiện sử dụng cũng phải nhân đạo.
Lỗi lầm lạm dụng bạo lực khiến cho nhiều người xa lánh, ghê sợ cách mạng.
6/ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản quyết định thành bại của cách mạng thể hiện rất sinh động ở các nước trong thế kỷ vừa qua, thắng lợi và thât bại đều có tầm cỡ lịch sử như mọi người chứng kiến, lịch sử ghi mãi những sự kiện ấy.
Những thắng lợi lớn là cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác, thắng lợi trong cuộc chiến tranh thế giới chống chủ nghĩa phát xít châu Âu và chủ nghĩa quan phiệt châu A, cả của Nhật Bản và Trung Quốc. Thắng lợi của các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc đia, xoá bỏ hoàn toàn chủ nghiã thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới nhờ có chỗ dựa là các nước xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng tư tưởng giải phóng của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mao và nhiều thắng lợi khác.
Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một loạt nước khác cũng do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nghĩa là cái đúng, cái sai đều có cả.
Nguyên nhân đúng sai từ đâu ra ? Đây là một bài học lớn nhât đối với tất cả những người cách mạng.
Thắng lợi và thất bại đều bắt nguồn từ học thuyết cách mạng ban đầu, sau đó là sự lãnh đạo của các đảng và những nhân vật lãnh đạo của các đảng ấy.
Từ khi nắm quyền lãnh đạo đất nước, các đảng trở thành chuyên quyền, người lãnh đạo tuyệt đối. Về danh nghĩa thì nói rằng đảng của giai cấp công nhân, của toàn Đảng, trong thực tế thì người đứng đầu nắm mọi quyền lực, thông qua hệ thống tổ chức thực hành mọi quyêt định. Người đứng đầu thường nhân danh nguyên tắc tập trung, gắn thêm một cách lỏng lẻo để chuyên quyền và giải thích là nguyên tắc cao nhất trong sinh hoạt cuả Đảng.
Khái niệm naỳ xuất hiện từ đâu, và nó được đưa vào hoạt động như thế nào? Năm 1847 khi được những người lãnh đạo Liên minh những người công chính (Ligne des juste) yêu cầu cải tổ lại tổ chức này thành một chính đảng có cương lĩnh điều lệ. Đáp lại lời mời đó Marx và Engels nêu những điều kiện và thủ tục kết nạp các thành viên có tính tông giáo, hai là, chính đảng mới phải là đoàn thể dân chủ, khi chuẩn bị ra các qui định thì phải thảo luận dân chủ, mọi người đều bình đẳng khi bỏ phiếu. Cơ quan cao nhất của toàn đảng và các cấp là đại hội. Đại hội bầu ra cơ quan chấp hành; từ đại hội này đến đại hội sau cơ quan cao nhât là Ban chấp hành, Ban này phải chịu trách nhiệm trước đại hội.
Lúc này chưa nói đến nguyên tắc tập trung. Nguyên tắc này do Lênin nêu ra. Cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt khi chuẩn bị điều lệ của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga. Vì vây, đảng chia thành hai phái, đồng thời tồn tại đến Cách mạng tháng 10. Những người không tán thành chủ trương của Lênin là những nhân vật hàng đầu của phong trào mac-xít lúc ấy ở Nga như Phekhanov, Marta, Bogdanov, Asebra (?). Các đảng xã hội dân chủ Tây Âu cũng phản đối nguyên tắc này. Cuộc tranh luận kéo dài suốt thế kỷ 20 và tiếp tục đến tận bây giờ
Chúng ta xem, nhìn lại việc đưa nguyên tắc ấy vào cuộc sống bắt đầu từ Stalin. Ông này đã nhân danh nguyên tắc tập trung dân chủ để thực hiện chế dộ cực quyền cá nhân và chế dộ này đã để lại những hâụ quả tai hại mà mọi người đã biết. Và phong trào cộng sản quốc tế đã xuất hiện những nhân vật khét tiếng tàn bạo: Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật thành, Cheochetxcu.
Thể thức đưa ra các quyêt định rất tuỳ tiện. Những quyết định trên danh nghĩa đều được thông qua thảo luận của các cơ quan lãnh đạo. Song tiếng nói cuối cùng vẫn là của nhân vật đứng đầu, người chuẩn bị các quyêt định đó thông qua một nhóm nhỏ những người biên tập, không phải là những chuyên gia giỏi. Nhiều quyết định có quan hệ đến vận mệnh, tiền đồ đất nước được đề xuất và tất nhiên được chấp nhận theo tuỳ hứng, như bãi bỏ chính sách kinh tế mới, chuyển sang thực hiện năm năm với hai nhiệm vụ trung tâm công nghiệp hoá và tập thế hoá nông nghiêp, sau khi thực hiện những nhiệm vụ của kế hoạch thứ nhất, tiếp theo kế hoạch thứ hai, rồi năm 1936, tuyên bố xây dựng xong chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Từ giận dữ, Stalin mở chiến dịch chống hữu khuynh, tả khuynh, thanh trừng nội bộ. Những nhân vật nói trên không bao giờ chấp nhận ý kiến người khác, chỉ thích nghe những lời tâng bốc ngọt nào, có quyền phê bình người khác, ai dám can Stalin ?
Cũng từ giận dữ, Mao phát động chiến dịch đánh đổ Lưu, Đặng, xoá bỏ đường lối do Đại hội lần thứ VIII thông qua, đưa ra đường lối Ba ngọn cờ hồng, phát động Đại cách mạng văn hoá, loại bỏ tất cả, ai dám can Mao?
Không khí sinh hoạt trong đảng lãnh đạo mà trong xã hội các nước xã hội chủ nghĩa thật là buồn tẻ, mặc dù hội họp, lễ hội hầu như diễn ra quanh năm, các cuộc vận động không ngừng được mở rộng. Buồn tẻ vì người ta không có quyền nói về cuộc sống vất vả, thiếu thốn. Mọi việc đều được sắp xếp từ bên trên, ăn gì, mặc gì, con người không có quyền chủ động như Nguyễn Tuân nói: bắt cởi trần phải cởi trần! Cho may ô mới được phần may ô, mà xã hội chủ nghĩa (XHCN) là Xếp Hàng Cả Ngày.
Nói rằng, trong xã hội thường xuyên có sự nhất trí về chính trị và tư tưởng là không đúng sự thật, sự im lặng kéo dài, cuối cùng bỏ mặc cho chủ nghĩa xã hội tan rã, người ta bỏ phiếu bằng đôi chân lũ lượt chạy sang các nước tư bản để làm những việc thấp kém, có khi mât cả phẩm gia con người để kiếm sống.
Một tiềm năng cực kỳ to lớn của đất nước bị lãng phí sức lao động và trí tuệ của con người. Nếu là một đảng dân chủ, người được mở miệng ra thì nhiều sai lầm có thể tranh, nhiều thử thách có thể vượt qua.
Tư duy của những người lãnh đạo đã nắm được quyền lực, cố bám giữ bằng mọi cách, thi hành chính sách ngu dân, giữ nếp cũ, quay mặt đi trước những ý kiến xây dựng chân thành, đàn áp không thương tiếc những ai dám có ý kiến phê bình.
Nhiều nhà cách mạng biết khi đấu tranh gian khổ chống chế độ bât công thì anh dũng, anh hùng, gắn bó với nhân dân. Sau khi đã trở thành người lãnh đạo Nhà nước, tâm lý họ thay đổi rất nhanh, chuyển sang chăm lo giữ lấy quyền lực, tranh chấp với ai có thể thách thức họ. Tinh thần cách mạng sa sút như quả bóng xì hơi. Họ trở nên bảo thủ, cự tuyệt thay đổi vì sợ tạo thành rối loạn. Người muốn là nhà cách mạng tiên phong phải có lý luận tiên phong, những người nắm quyền lực, tư duy bảo thủ thì không muốn khám phá cái mới, cho nên họ muốn yên ổn, song đời sống lại không ngừng biến đổi, do đó mâu thuẫn phát sinh, phát triển làm cho mất sức. Họ đã không muốn tìm tòi, lại sợ người khác tìm tòi để đi xa hơn mình, vì vậy phải ngăn cản, giữ độc quyền chân lý mà họ đã nói, đã viết. Có người lãnh đạo bằng diễn văn, bài báo, tuyển tập.
Lý luận phát triển, chưa phát triển làm thế nào mà tổ chức phát triển. Tiêu chuẩn và những nguyên tắc sinh hoạt đảng do Lênin nêu lên từ năm 1903 vẫn coi là không thể thay đổi, không có gì phải bổ sung. Chính Lênin đã nói về Đảng tiên phong của toàn xã hội. Khi chủ quyền đã thuộc về nhân dân thì đảng phải là đội ngũ tinh hoa của toàn dân tộc, tinh hoa cẩ về trí tuệ lẫn đạo đức. Người ta vẫn nói như ngày nảo, ngày nào. Dân chủ là một động lực to lớn, thế mà họ chỉ chăm lo tập trung quyền hành.
Những bài học nói trên, chỉ là những bài quan trong hàng đầu, rút ra từ hoạt động thực tiễn ở hai đảng lớn, nước lớn. Các nước khác cũng có những bài học cần được tổng kết. Nếu phát hiện đúng bản chất chủ nghĩa Marx thì có thể thấy rõ con đường, điều chỉnh, bổ sung, đưa nó lên một tầm cao mới trong thời đại mới, phát huy sức sống của nó.
Nhiều học thuyết xã hội lần lượt ra đời trong thế kỷ thứ 20, nhưng chưa có học thuyêt nào hơn hẳn học thuyết Marx.
Khoa học xã hội và nhân văn, lý luận cải tạo xã hội rõ ràng bị tụt hậu so với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Nhiều vấn đề lớn của thời đại mới chưa được lý giải như nền kinh tế mới, cuộc cách mạng khoa học hiện tại sẽ đưa loài người đến đâu, trước mắt, mặt tiêu cực của nó đang nổi bật, chiến tranh hiện đại và cuộc chạy đua giành quyền bắ chủ toàn cầu.
Phần thứ tư
Công Và Tội Của Chủ Nghĩa Tư Bản
Các chế độ xã hội lần lượt ra đời đánh dấu những nấc thang của lịch sử tiến hoá nhân loại.
Cũng như hai chế độ trước nó, chế độ phong kiến và chế độ chiếm hữu nô lệ, nó đều có hai mặt, mặt tiến bộ và mặt tàn ác. So với hai chế độ ra đời trước nó thì nó có sức xây dựng, phát triển phi thường, đồng thời sức tàn phá cực kỳ dữ dội. Nói khách quan nó có công lớn đưa xã hội tiên lên về mọi mặt, mặc dù phải trả một cái giá rất cao. Lịch sử từ trước đến nay là như thế. Phải nhận định nó theo quan điểm lịch sử, nghĩa là quan điểm tiến hoá.
Nền kinh tế và xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời trên cơ sở nền kỹ thuật công nghiệp cơ khí, lịch sử khi hoàn thiện cái máy hơi nước đầu tiên, năm 1785 thì mới 300 năm. Của cải do nó làm ra so với trước đó, kỹ thuật thủ công kéo dài 3.000 năm, Kỹ thuật đồng sắt thì có thể so sánh Tam Đảo vủa ta với Hymalaya của Ân Độ, sông Hồng với hai sông Missisipi, Amazon. Sự phát triển kinh tế nhanh như vậy là vì sáng tạo kỹ thuật sản xuất mới. Các nước tư bản chủ nghĩa liên tục từ thế kỳ thứ 18 đến nay, đã thực hiện được cuộc cách mạng khoa học thực nghiệm, cuộc cách mạng khoa học cơ bản lần thứ nhất và lần thứ hai đưa năng xuất lao động nói chung của nhân loại lên hàng trăm, hàng nghìn lần, tuỳ theo loại sản phẩm.
Lao động sản xuất là nền tảng tồn tại của loài người, kỹ thuật là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống. Chủ nghĩa tư bản phát sinh, phát triển từ Tây Âu sang Bắc Mỹ rồi lan rộng ra. Tổ chức được lần lượt hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi hẳn bộ mặt của xã hội loài người (nhà Tư bản không phải là nhà khoa học song nó là người đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất). Công lao to lớn của nó phải được khẳng định.
Đi liền với hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tức là cách mạng sức sản xuất, từ chế độ phong kiến chuyển đổi bằng nhiều cách khác nhau, sang xã hội tư bản với nền dân chủ tư sản. Thể chế chính trị tư sản so với thể chế phong kiến thì tiến bộ hơn rất nhiều, xã hội tư bản là môi trường và do nhu cầu phát triển nhanh giáo dục, văn hoá, văn học, nghệ thuật, đào tạo được đội ngũ nhân tài, bác học đông đảo. Sự phát triển kỳ diệu của loài người trong sự nghiệp tìm hiểu giới tự nhiên và sử dụng nó là đội ngũ tinh hoa này. Đi sâu vào thế giới vĩ mô và vi mô. Tầm mắt con người đã đi xa tới những thiên hà cách quả đất hàng tỉ tỉ năm theo tốc độ ánh sáng và phát hiện cấu trúc và sự vận động của hệ thống tế bào con người và cả loài vật, sáng tạo những giống mới, vật liệu mới.
Giai cấp tư bản quốc tế, chủ yếu là của những nước công nghiệp lớn, tư bản nói chung là giai cấp giết nhiều người nhất nhưng lại là giai cấp có bản năng tự vệ, sức kháng cự và vươn lên cực kỳ lớn. Nó lần lượt vượt qua mọi cuộc khủng hoảng kinh tê lớn nhỏ và phải thường xuyên đối đầu với sự chống đối các giai cấp bị nó áp bức, bóc lột, mà vẫn tồn tại và vươn lên. Nó biêt cách cùng tồn tại với các đối thủ. Cạnh tranh càng gay gắt, nó càng vươn lên, tồn tại trong cạnh tranh.
Gây ra nhiều cuộc chiến tranh, bị tàn phá rất nặng nhưng lại khôi phục rất nhanh. Mất hết thuộc địa, rút về chính quốc, nó lại vươn lên, đi vào quá trình hội nhập toàn cầu hoá đó. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi, nó lại tạo ra môi trường dể phát triển ra khẵp thế giới.
Chủ nghĩa tư bản có công lớn, đồng thời có tội lớn.
Đó là thân Suy Vưu (?), trong năm thế kỷ vừa qua tàn sát nhiều triệu sinh mạng con người, phá hoại kinh tế, tài nguyên, môi trường sống của con người. Bộ mặt của nó rất kinh khủng. Nó đã huỷ diệt hàng trăm hàng nghìn người trong một nháy mắt.
Nó là kẻ uống máu người, hằng ngày hút máu những người lao động làm thuê ở những dân tộc lạc hậu về kinh tế. So với hai chế độ trước thì chủ nghĩa tư bản bóc lột người lao động gấp hàng nghìn, hàng triệu lần.
Những tai hoa toàn cầu ngày nay do chủ nghĩa tư bản gây ra.
Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa tư bản khăng khăng biện hộ chủ nghĩa tư bản mà họ cho rằng là một chế độ xã hội hoàn thiện nhất, mà loài người đã đạt tới. Nó sẽ tồn tại vĩnh viễn vì đã, và sẽ không có chế độ nào hơn.
Không phải, còn xa, chủ nghĩa tư bản nhiều bệnh hoạn hơn chủ nghĩa phong kiến rất nhiều. Cũng như các chế độ trước với chủ nghĩa tư bản sẽ phải ra đi khi con đường phải đến sẽ đến. Chủ nghĩa phong kiến sinh ra những lực lượng phủ định nó. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang chuẩn bị một xã hội thay thế xã hội tư bản. Có người nói giản đơn rằng: chủ nghĩa tư bản sẽ tiêu vong vì nó béo quá.
Phần thứ năm
Thời Kỳ Quá Độ Giữa Hai Nền Văn Minh
Dự báo trước đây về thời ký quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bắt đầu từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga không được thực tế chứng minh. Các nước tư bản chủ nghĩa, tiếp tục cuộc hành trình của nó, vượt qua sự tàn phá ghê gớm của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và đẩy lùi khỏi hệ thống thuộc địa, chúng rút về chỗ cũ, tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai. Mấy nước tư bản phát triển nhất chiếm 80% của cải của nhân loại. Riêng nước Mỹ một năm sản xuất được 50.000.... chiếm 1/5 của cải toàn cầu.
Giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa, cũng tiếp tục đi theo con đường tiến hoá và phát triển với kỹ thuật sản xuất mới, trở thành công nhân sơ mi trắng thắt cravate. Cả hai giai cấp đều biến đổi trong qúa trình cách mạng khoa học kỹ thuật. Lịch sử đi theo con đường phát triển tự nhiên của nó, cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật lần thứ nhất, thay thế nền văn minh nông nghiệp, thủ công, mở ra nền văn minh công nghiệp. Nền văn minh này rực rỡ đưa lại những thành tựu cực kỳ lớn, làm thay đổi hẳn bộ mặt của toàn thế giới mặc dù nó cũng dẫn tới những tai hoạ khủng khiếp trong xã hội loài người. Nó chuẩn bị cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, gây tác động đến toàn bộ cuộc sống của toàn nhân loại. Tât cả các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đều trở thành sức sản xuất trực tiếp: vật lý, hoa học, sinh học, toán học, công nghệ mới. Khoa học kinh tế, văn hoá, chính trị cũng đạt dược nhiều thành tựu vực dậy sản xuất, văn hoá, đời sống con người. Sự bùng nổ như một phản ứng dây chuyền của khoa học, công nghệ làm cho con người bỡ ngỡ nhận thức không kịp như những thành tựu của cách mạng tin học, dẫn đến những đảo lộn lớn theo hướng tiến bộ, sự hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu, mở ra một bước ngoặt lớn trong đời sống của toàn nhân loại. Một vấn đề đã đặt ra chưa thể lý giải được, đó là nó sẽ đưa loài người đến đâu? Nó phục vụ cuộc sống con người thật là kỳ diệu. Nó cũng bị biến thành phương tiện chiến tranh huỷ diệt - chiến tranh thông tin như ở Irắc.
Nhiều cuộc cách mạng của nhân dân nổ ra và thắng lợi ở mấy chục nước Âu, A, Latinh, Caribê là nhứng nước, về cơ bản là nông nghiệp. Vì đi theo con đường không phù hợp với quy luật tự nhiên, đi tắt, xoá bỏ ngay lập tức các hình thức sở hữu tư nhân và tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu triệt để trong điều kiện kỹ thuật sản xuât lạc hậu, sức sản xuất thấp và nền kinh tế cơ bản vẫn là sự tự cấp tự túc, xây dựng thẳng đến chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa không tưởng mới, không thể đưa đến thành công.
Người ta nói rằng: muốn nhanh không được, phải tuân thủ những quy luật khách quan. Thởi kỳ quá độ đang diễn ra từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ, từ kinh tế công nghệ sang kinh tế trí thức. Sự quá độ này mở đầu một giai đoạn lớn, cuộc biến đổi lớn từ lao động cơ bắp, cơ bắp kéo dài bằng máy sang lao động trí tuệ. Những sản phẩm của nền kinh tế mới có hàm lượng trí tuệ cao, lao động trí tuệ trở thành lao động chủ yếu trong hoạt động của con người. Từ khi xuất hiện đến nay con người phụ thuộc vào thiên nhiên; lần thứ nhất, kiếm sống bằng săn bắn, hái lượm những sản phẩm của tự nhiên. Lần thứ hai sử dụng công cụ, các maý làm ra của cải, song vẫn bị giới tự nhiên chi phối. Trong cả hai lần con người vẫn bị con người tha hoá về sự phân công lao động, phân phối của cải bất công, con người tha hoá con người, mạnh áp bức bóc lột yếu, con người bị tha hoá. Tiến đến trình độ phát triển cao, con người nhận thức được bản chất và quy luật vận động của giới tự nhiên và sự khống chế cải tạo nó phục vụ cuộc sống của mình. Tức là làm chủ giới tự nhiên. Nhờ trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, con người nhận thức và cải tạo được xã hội. Khắc phục những mặt chưa hoàn thiện, xây dựng một xã hội hài hoà, một cuộc sống văn minh. Như vậy là dựa trên một nền sản xuất bằng trí tuệ là chủ yếu, con người mới có tự do chân chính. Một xã hội tự do không thể hình thành trên cơ sở một nền sản xuất, một nền văn hoá lạc hậu. Người ta sáng tạo ra các sản phẩm vật chất và văn hoá về cuộc sống và sự tiến hoá của mình, song không thể tuỳ tiện áp đặt chế độ xã hội. Nếu một thể chế chính trị xã hội có thể ra đời sớm thì cuộc cách mạng phải biến nó làm động lực của cuộc cách mạng sức sản xuất, khoa học và kỹ thuật, văn hoá, giải phóng tư tưởng, đào tạo con người.
Khoa học, kỹ thuật là đầu tầu của phát triển kinh tế, xã hội. Bản thảo khoa học, kỹ thuật là sản phẩm do con người sáng tạo. Không thể sử dụng bạo lực nâng cao được sự hiểu biêt của con người.
Thời kỳ quá độ này chắc chắn là nhanh hơn và lớn hơn lần trước như ta đã thấy trong những năm chuyển tiếp hai thế kỷ thứ 20 và 21.
Cuộc cách mạng công nghiệp phải mất 200 năm mới mở rộng ra bẩy nước (nay cộng thêm nước Nga); Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Italia, Canada. Và trên toàn thế giới các nước công nghiệp hoá lớn nhỏ mới có khoảng 20, nghĩa là 1/10 của 200 nước.
Cuộc cách mạng điện tử bắt đầu từ những năm 1980 đến nay đã mở rộng ra gấp hai ba lần cuộc cách mạng công nghiệp. Hai nước đông dân nhất châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ đang đẩy nhanh sự phát tiển công nghiệp điện tử và các ngành khoa học, công nghiệp hiện đại khác. Chẳng những châu Âu, Bắc Mỹ mà cả châu A, châu Đại Dương, châu Phi, châu Mỹ đều đi vào cách mạng khoa học công nghệ, tuy nhịp độ và sự chênh lệch khác nhau.
Mọi cuộc cách mạng kỹ thuật đều dẫn đến sự phân công lực lương lao động xã hội từ những cộng đồng thế nào, đến khu vực, cả nước và mở rộng ra ngoài lãnh thổ dân tộc. Lịch sử nhân loại đã trải qua phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và công nghiêp, giữa nông thôn và thành thị, ngày nay, khu vực công nghệ phát triển hơn cả khu vực thứ nhất và khu vực thứ hai. Quá trình toàn cầu hoá là sự phân công lại lớn nhất, tuỳ theo những điều kiện cụ thể về tài nguyên, khí hậu, nhân lực có thể hình thành những khu vực kinh tế khác nhau thuận tiện đối với hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Cả thế giới hình thành một nền sản xuất, một thị trường với một cơ cấu giao thông vận tải hợp lý, sử dụng rộng rãi mạng lưới thông tin điện tử, nền sản xuất ấy có hiệu quả cao nhât, chi phí rẻ nhất, tài nguyên thiên nhiên được tiết kiệm tốt nhât.
Sự chuyển đổi thế hệ chính trị, kinh tế sẽ rất linh hoạt với nhiều hình thức, tự nó chuyển đổi, cái cũ giảm dần, cái mới phát triển dần, cái gì hợp lý thì được bảo tồn trong cái mới, cái gì không phù hợp sẽ tự mất đi hoặc phải qua sự can thiệp trực tiếp của con người.
Quy luật vận động chung của lịch sử là tự thân vận động, đi đôi với tác động của con người, tác động vào thay đổi kỹ thuật, trí thức là cơ bản, quyêt định tác động trực tiếp bằng hành động trực tiếp là cần thiết thì bắt buộc phải sử dụng, nó không phải là hình thức can thiệp thường xuyên.
Làm chủ thiên nhiên là tiền đề của làm chủ xã hội, làm chủ bản thân và con người. Khi đời sống con người còn bị thiên nhiên chi phối thì đời sống của mình chưa khác vạn vật bao nhiêu. Cuộc cách mạng trí tuệ này nâng cao tầm vóc con người, sống hiên ngang giữa mọi biến động, biến dổi của giới tự nhiên, khống chế những tác hại của nó, sử dụng tất cả những gì có lợi của nó để nâng cao cuộc sống, giảm tai hoạ, khai thác sức gió, bức xạ mặt trời qua con đường của khoa học làm ra nhiều của cải, sáng tạo những cái mới.
Đã làm chủ thiên nhiên, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống sinh vật, con người được giải phóng vươn lên làm chủ tốt hơn, sáng tạo nhiều hơn.
Làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, con người làm chủ bản thân và tôn trọng quyền làm chủ của mọi thành viên trong cộng đồng nhỏ và lớn. Mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước luật lệ và chân lý, ai cũng có cơ hội được làm việc theo ý muốn, lựa chọn lĩnh vực hoạt động, thực hiện mơ ước của mình. Tranh giành chém giết, tranh ăn, mạnh ức hiếp yếu, giàu bắt nạt nghèo tự nó mất đi.
Chế độ tự quản, tự nó là một nhu cầu người ta tự lựa chọn người mà mình đã đào tạo để giao việc, kiểm soát chúng và tự mình tham gia quản lý.
Người ta vẫn có một điều băn khoăn lớn là con người, cộng đồng con người, có thể tiến tới chỗ thoả mãn mọi nhu cầu đời sống sinh hoạt của con người hay không? Với những thành tựu khoa học đã đạt được, có thể trả lời khẳng định rằng, có thể thoả mãn nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức khoẻ, học, hưởng thụ thành tựu văn hoá. Lại có người nói: Nhân dục vô nhai (lòng ham muốn của con người không có giới hạn). Có thể trả lời là có hạn. Dạ dày không phải là cái túi không đáy. Người no tư duy khác người đói. Người ta có thể cùng một lúc mặc 10 bộ quần áo. sinh học, hoá học sẽ còn tiến xa, không có giới hạn. Con người sẽ được ăn tốt, mặc tốt, ở tốt, đi lại thuận tiện và nhanh chóng, mạng lưới thông tin sẽ giảm nhẹ ít nhiều gánh nặng về việc đi lại trao đổi.
Những vấn đề nói trên, đối với tầm vóc con người hiện đại, không còn là viễn tưởng, mà có thể vươn tới.
Người ta lại hỏi chế độ xã hội hiện tồn có thể kéo dài cuộc sống bao lâu nữa, nó sẽ triển vọng như các chế độ đã qua trong lịch sử ?
Trước tiên cần phải quả quyết rằng, cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi, mọi hiện tượng đều là tạm thời, mỗi hiện tượng đều như mây bay, nước chảy, có sinh thành và tiêu vong giống như người sáng lập đạo Phật nói về đời người phải trải qua sinh, lão, bênh, tử. Tần Thuỷ Hoàng cho rằng mình không chết vì đã có thuốc trường sinh, ông bị bạo bệnh và chết lúc chưa được 60 tuổi.
Marx, Engels, Lênin dự báo quá lạc quan về vận mệnh của chủ nghĩa tư bản, các vị đều cho rằng nó sẽ từ giã vũ đài lịch sử trong thế kỷ thứ 19 và thứ 20. Nhưng nó vẫn sống, đến thế kỷ 21, đã già và lắm bệnh tật, chưa bao giờ xã hội lại nhiều bệnh hoạn như bây giờ, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa đã già nua, thối nát. Nó đã ở buổi hoàng hôn, tự gần đến cõi chết. Chết như thế nào, bao giờ chêt. Hổi sau sẽ rõ. Thế biết rằng nó ít phải chết vì nền khoa học kỹ thuật này không thể bị trói chặt trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Các nước cách mạng nổ ra và thắng lợi trong thế kỷ thứ 20 từ bên trên, sự quá độ của hai nền văn minh là từ bên dưới.
Sở hữu trí tuệ là hình thức sở hữu đang lớn lên. Nền sản xuất hiện đại, nền kinh tế trí thức không cần những xí nghiệp không lồ với vốn đầu tư hàng chục tỷ USD. Hình thức hợp tác giữa các nhà khoa học và nghiên cứu là tổ chức sản xuất. Khu vực thứ ba ngày càng mở rộng sử dụng internet không cần nhiều người, một cửa hàng siêu thị chỉ cần vài ba người trông nom. Một người có thể quản lý một xí nghiệp, một cửa hàng lớn. Người ta học tập, truy cập internet tại nhà. Nhà tư bản không có chỗ đứng trong xã hội mới.
Việc phải đến sẽ đến.
Chủ nghĩa tư bản phát triển đến hạn ắt phải ra đi, tiếc mà không được. Di sản của nó để lại cho đời là cực kỳ to lớn.
Thời kỳ quá độ của hai nền văn minh do công nghệ sản xuất là bản chất không có sức mạnh nào đẩy lùi được. Lần quá độ này, không hề đơn giản vì thế lực đại biểu cho chế độ cũ khá mạnh. Không thể tránh khỏi giẫy giụa tuyệt vọng. Mặt tích cực, ưu thế ngày càng tăng là loài người đã trưởng thành về chính trị, trước hết ở các nước đã đi sâu vào cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng thông tin giữ vai trò phủ định chế dộ tư bản ngày càng lớn. Giai cấp tư bản hiện đại tập trung vào những tổ hợp xuyên quốc gia về công nghệ, năng lượng, vận tải, tài chính, tín dụng, giai cấp trung lưu là giai cấp đông nhất trong xã hội tư bản.
Đại biểu tập trung của xã hội hiện tại là đội quân các nhà bác học, giới trí tuệ. Lớp người này sẽ đi đầu trong quá trình chuyển tiếp giữa các nền văn minh, là nhân vật trọng tâm của xã hội trung lưu.
Loài người đi từ đôi chân đang chuyển sang đi bằng cái đầu, bộ óc, con tim. Con người tách hẳn với giới sinh vật để sống cuộc đời hoàn toàn của con người.
Vai trò của giới trí thức
1- Xác định và kiên trì con đường đúng là vấn đề đầu tiên, nhân tố thắng lợi cơ bản của cách mạng. Trong thế kỷ thứ 20, dân tộc ta đã qua nhiều cuộc khảo nghiệm về con đường cách mạng.
Loại khảo nghiệm thứ nhất là con đường giải phóng dân tộc của các tổ chức khác nhau: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám đi cùng một con đường khôi phục nền độc lập dân tộc, khôi phục cả chế độ vua quan. Quốc dân Đảng đi theo con đường của Trung Hoa Quốc dân Đảng. Con đường của Đảng cộng sản do Hồ Chí Minh xác định là sự kết hợp con đường cứu nước truyền thống với con đường cách mạng giải phóng xã hội phù hợp với tình hình nước ta.
Loại khảo nghiệm thứ hai diễn ra phức tạp và phải chịu tổn thất do sự can thiệp của nước ngoài mà ta cần phải tranh thủ làm chỗ dựa của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Lần thứ nhất nhân danh Quốc tế cộng sản, Stalin phê phán con đường của Nguyễn Ai Quốc là dân tộc chủ nghĩa cải lương, hữu khuynh, buộc phải chấp nhận cương lĩnh cách mạng công, nông, đổng thời đánh đổ đế quốc, phong kiến, thực hành con đường đó, lực lượng của ta bị thu hẹp giữa lúc tinh thần yêu nước đang lên cao kể từ năm 1929, đặc biệt trong giới trí thức, thanh niên và một bộ phận tư sản, địa chủ. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc chưa thật sự hình thành.
Do tả khuynh, khi bị kẻ thù đàn áp, không tự sức chống đỡ, tổn thất nặng nề.
Từ năm 1936 trở đi, ta giành lại quyền chủ động. Năm 1941, ta phát triển đường cách mạng trong tình hình mới, thành con đường cách mạng giải phóng dân tộc, giương cao ngọn cờ yêu nước, tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ, chuẩn bị lực lượng, khi thời cơ đến, tổng khởi nghĩa, đánh đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thiết lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ của nhân dân, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp phát động cuộc chién tranh xâm lược lần thứ hai. Ta thực hiện được một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Năm 1950 Liên Xô và Trung Quốc buộc ta trở lại cương lĩnh cách mạng công nông, thực hành cách mạng ruộng đất bằng bạo lưc, chọn lọc tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy quân đội và bộ máy Nhà nước. Bao vây kinh tế, chuẩn bị xoá bỏ các hình thức kinh tế tư nhân bằng chính thuế (?).
Chiến dịch thanh trừng nội bộ, cải cách ruộng đất gây nên những tổn thất to lớn về lực lượng, chính trị và kinh tế. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, trên một triệu người ở miền Bắc chạy vào Nam. (Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, hai triệu người bỏ nước chay đi nước ngoài do chủ nghĩa tả khuynh của ta).
Sau lần tả khuynh dẫn đến cuộc khùng hoảng kinh tê-xã hội 1975-1985, buộc ta phải đổi mới con đường phát triền của nước ta. Công cuộc đổi mới của ta bắt đầu từ năm 1986, về thực chất là do đi trệch đường mà phải trở lại con đường cũ đã đựơc nêu ra 1929, 1941, 1945, khuyến khích phát triển công thương nghiệp dân tộc, mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, mở rộng kinh tế thị trường, thực hiện quyền tự chủ trong sản xuât kinh doanh của các chủ thể kinh tế, Nhà nước chỉ quản lý về mặt hành chính, chỉ đạo vĩ mô, đưa ra chiến lược phát triển đất nước.
Như vậy là ta đã hai lần mất quyền chủ động về đường lối và hai lần giành lại được. Công cuộc cách mạng trước đây, cũng như hiện nay, ta nắm vứng quyền chủ động thì cách mạng thắng to.
Những bài học quý báu nói trên nhắc nhở chúng ta, rằng phải biết tham khảo kinh nghiêm nước ngoài, nhưng phải nắm chắc tinh thần độc lập, tự chủ, chớ làm theo nước khác một cách máy móc. Chân lý bao giờ cũng cụ thể, cách mạng là sáng tạo.
Ta đã hội nhập đời sống quốc tế về nhiều lĩnh vực, tư duy đã đổi mới song vẫn còn nhiều hiện tượng ngập ngừng, vẫn còn vương vất không ít mầu sắc tư duy đã lỗi htời. Đi vào thời đại mới, muốn đuổi kịp người ta, phải có tư duy mới, tư tưởng mới, phong cách mới.
Toàn cầu hoá là một bước ngoặt rất lớn trong đời sống nhân dân. Không có bất cứ thế lực nào kéo lùi được bánh xe lịch sử, mặc dù mặt tiêu cực của nó ghê gớm như cuộc chạy đua giữa các cường quốc tranh nhau chỗ đứng dưới mặt trời, nước giàu muốn nuốt nước nghèo trong quan hệ kinh tế. Hội nhập có lợi lớn đối với phát triển vì nó mở rộng thị trường cho cả giàu lẫn nghèo, phân công lại lao động toàn cầu, chuyển giao công nghê, giao lưu văn hoá, kinh nghiệm kinh doanh trong thời đại thông tin.
2- Lựa chọn con đường càng ngắn càng tốt là điều kiện để nhanh chóng vượt lên phía trước, khắc phục càng nhanh càng tốt khoảng cách khá xa với các nước tiên tiến. Bao giờ trí tuệ cũng là nhân tố tiến bộ hàng đầu. Đẽo đá là bước tiến đầu tiên của con người cũng là sản phẩm của trí tuệ. Trong thhời đại điện tử, nền văn minh trí tuệ, muốn tiến nhanh phải có trí tuệ tương ứng. Đối với dân tộc ta, vận mệnh, tiền đồ đều do trí tuệ quyết định. Vì vây, tiền đề của phát triển là tạo ra một xã hội trí tuệ, một đội ngũ trí tuệ đông đảo. Các nước đi trước nước ta trong ba thế kỷ vừa qua hơn ta về trí tuệ. Trí tuệ đưa đến cuộc phục hưng, thế kỷ ánh sáng. Hai cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuất nhiều nước châu Â, châu Phi dẫm chân tại chỗ vì trình độ văn hoá, giáo dục thấp kém.
Nền giáo dục và đào tạo nhân tài của ta phải hình thành đồng bộ đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, kỹ thuật, quản lý, kinh doanh, hành chính và dội ngũ những người lao động giỏi, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của chiến lược phát triển kinh tế.
Nền kinh tế của ta phải là nền kinh tế đa dạng của nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức kinh tế, không cố định lâu dài xuất phát từ hiệu quả kinh tế. Cạnh tranh và hợp tác bình đẳng.
Nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hoá - thị trường. Nó phải phục tùng những quy luật vận động chung của nền kinh tế ấy khi đã hội nhập nền kinh tế toàn cầu và hoạt động kinh tế của nước ngoài trên đât nước, của nước ta trên đất nước ngoài. Sự khác nhau là tất cả các hoạt động của kinh tế trên đất nước ta đều phải tuân theo pháp luật và làm nghĩa vụ. Mọi hoạt động kinh tế đều phải đóng thuế, nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.
3- Nền kinh tế của ta phải là nền kinh tế có hiệu quả cao, bằng cách tập trung sức lực hình thành những ngành kinh tế mà ta có thế mạnh về nguyên liệu, khí hậu, nhân lực. Tất cả đều dựâ trên những công nghệ mới nhất. Trong điều kiện cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới đang bùng nổ, không nên xây dựng những cơ sở quá lớn, xây dựng lâu, khi đi vào khai thác thì kỹ thuật đã lạc hậu.
Nhiều ngành ta tự xây dựng bằng tiền vốn của mình và cũng nhiều ngành vẫn kêu gọi nguồn vốn nước ngoài khai thác như khoáng sản, năng lượng. Hiện tượng chạy đua xây dựng nền công nghệ điện tử, tin học làm cho nền kinh tế mới nhanh chóng bị bão hoà. Song không vì vậy mà ta không đi vào xây dựng có chọn lọc nền kỹ thuật này.
Công nghệ sinh học, hoa học, năng lượng là những ngành mà ta có ưu thế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nhiệt đới, dược liệu thảo mộc, hương liệu của ta khá dồi dào. Nhiều sản phẩm không cần đầu tư lớn và nhiều nhân công nhưng thu lợi nhanh, nhiều, cần được khắc phục.
Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển bền vững là phát triển sản xuất, phải đi liền với phát triển xã hội. Sản xuất là sự nghiệp của con người vì con người đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt, đồng thời với lâu dài. Hy sinh cái trước mắt mà cái lâu dài cũng không đạt được vì muốn sản xuất có hiệu quả, người lao động phải tái sản xuât sức lao động cho hôm nay và cả ngày mai. Người...... chỉ đi đúng cũng không nói, nói chi nâng cao năng suất lao động (?)
4- Cùng với việc xây dựng nền kinh tế với ba khu vực trên nền tảng một nền công nghệ hiện đại, càng phải xác định chiến lược vì con người, đáp ứng từng bước tốt hơn các nhu cầu ăn uống, nhà ở, mặc, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, tức là mâm cơm, cái nhà hay căn hộ, quần áo, trường học và thầy giáo, bệnh viện và thày thuốc. Sự tan rã của các nước xã hội có một nguyên nhân quan trọng này. Giấy khai, danh hiệu, động lực tinh thần cũng cần song không thể biến thành robot.
5- Văn hoá là động lực của sự phát triển, là sức sản xuất tiềm tàng to lớn của một xã hội. Một nước trình độ văn hoá thấp, không thể có một nền sản xuất cao vì con người là chủ thể của nó. Sự phát triển đồng bộ kinh tế và văn hoá là bảo đảm của phát triển bền vững.
Hưởng thụ văn hoá là nhu cầu của con người. Nhu cầu ấy không chỉ là hạnh phúc, niềm vui, mà còn là phương tiện nâng cao tố chất con người, có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, phấn đấu trong hoạt động sáng tạo.
Xuất phát từ con người, tât cả vì lợi ích con người là phương châm chỉ đạo hoạt động của kinh tế.
Hội nhập nền kinh tế toàn cầu, nghĩa là ta cũng phải xây dựng nền kinh tế mới, kinh tế trí thức. Muốn trí thức hoá nền kinh tế, phải có một xã hội trí thức mà nòng cốt là đội ngũ tài năng, tinh hoa, phải tập hợp trong Đảng cộng sản, Đảng của tinh hoa dân tộc, xã hội.
Đầu tư cho con người là quan trọng nhât, bảo đảm vững chắc nhất sự phát triển của đất nước. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là mục tiêu động lực của cách mạng nước ta trong thời kỳ trước mắt. Mọi hoạt động xã hội đều nhằm mục tiêu cơ bản ấy. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nền tảng vật chât- kỹ thuật của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kiên trì thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta phải, về mặt tư tưởng, phải đi tiên phong trong thời kỳ mới, khắc phục những tàn dư tư duy cũ đã bị cuộc sống không chấp nhận. Hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo phải nhẹ nhàng, không tốn kém, hiệu quả cao, trong sáng, minh bạch. Đời sống xã hội phải hoạt bát, năng động, hoạt bát trên cơ sở một nền dân chủ nhân dân, tự do tư tưởng, ngôn luận. Dân chủ về chính trị đi liền với dân chủ về kinh tế, văn hoá.
Đảng Cộng sản phải là người tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc và xã hội, về đạo đức và phong cách, tiêu biểu của đạo đức cách mạng mà ta đang xây dựng.
Tư tưởng Hồ chí Minh mãi mãi chỉ đường cho các thế hệ chúng ta./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét