Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Biểu tình dưới góc nhìn của một sinh viên Tâm lý

Mặc dù là một người theo chủ nghĩa đấu tranh không bạo động suốt cả cuộc đời (nonviolence movement), chính Gandhi cũng đã thừa nhận trong một vài trường hợp khi chưa xuất hiện một biện pháp hiệu quả, bạo động vẫn tốt hơn là không làm gì cả.

Thế nhưng, bạo động chỉ nên là biện pháp ban đầu, không thể là biện pháp lâu dài và ổn định.
Thật ra mà nói, biểu tình vì mục đích chung không xấu. Gandhi nổi tiếng với cuộc tuần hành chống thuế muối và phản đối đường lối cai trị của chính phủ Anh một cách ôn hòa. Tinh thần ôn hòa khiến kẻ địch sợ hãi. Tinh thần ôn hòa khiến bản thân luôn nắm vững tình hình và điều tiết cảm xúc bản thân một cách hợp lý nhất. GD đã từng nói: “Phương châm của tôi là: càng giữ được một tâm trí bình tĩnh thì càng có một trái tim bốc lửa”.
Biểu tình chỉ có thể đạt hiệu quả khi bản thân những người tham gia phải tự nhận thức được, hoặc tốt hơn hết là phải xây dựng được phản xạ vô điều kiện “không bạo động”. Ví dụ, trong những cuộc biểu tình, khi căng thẳng tăng cao đến nguy cơ vỡ thành bạo động, cách tốt nhất để phản đối là nhất loạt đứng tại chỗ hoặc nhất lọat ngồi xuống. Hành động như vậy vừa gửi thông điệp “chúng tôi không có ý khiêu khích” nhưng lại vừa khẳng định rõ ràng quan điểm phản đối của mình. Nhắc lại, cách phản ứng đối với hành động của cảnh sát phải được rèn luyện để trở thành phản xạ vô điều kiện, hệt như con chó trong thí nghiệm của Palov luôn chảy nước dãi khi nghe tiếng chuông dù chẳng có đồ ăn hiện diện (vì trước đó khi nghe tiếng chuông, đồ ăn luôn xuất hiện, và con chó chảy nước dải vô điều kiện).
Ở trên là lý thuyết của phương Tây nhưng chưa hẳn thực tế lại xảy ra như vậy. Biểu tình ở phương Tây, người ta vẫn to tiếng, công kích nhau. Nhưng điều mừng là thời gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi tích cực, ví dụ như cuộc đình công không bạo động tại bang Winconsin, chắc có lẽ cũng do những phát triển gần đây của nhánh Peace Psychology. Bởi thế, dù người ta có bảo những nguyên chuyên ngành của mình “study the obvious”, mình vẫn tin rằng đằng sau rất nhiều điều “dĩ nhiên” đó là những cơ cấu hết sức phức tạp mà nếu không tiếp cận từ phương pháp khoa học sẽ không thể nào giải quyết dứt điểm vấn đề từ căn cơ.
Bởi thế, mình sẽ không tham gia biểu tình. Không phải là vì hình thức biểu tình không đem lại hiệu quả mà chỉ đơn giản, mình đánh giá tình hình hiện nay không phù hợp để đem lại hiệu quả cho hành động. Chỉ có những lời kêu gọi được đưa ra trong khi không hề có hướng dẫn về việc làm thể nào trong những tình huống khẩn cấp. Và cũng đừng dùng từ “phản động” để bình luận, vì mình tin rằng lòng yêu tổ quốc là một thứ tình cảm thiêng liêng và nó không thể được đại diện độc nhất bởi bất cứ tổ chức nào.
LAN T (VIET PSYCHOLOGY)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét