Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Phụ nữ của các đạo Độc Thần và phụ nữ Việt Nam
16:53
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nói một cách công bình và khách quan thì trong
hầu hết các nền văn hóa, Đông cũng như
Tây, người phụ nữ luôn luôn bị đối
xử một cách bất bình đẳng. Có
lẽ vì bản chất của phụ nữ là “chân
yếu, tay mềm” “liễu yếu đào tơ” nên cần
được phái nam (được mệnh danh là phái
mạnh) che chở bao bọc. Từ
đó, phụ nữ bị phái nam lấn lướt dành
quyền ưu thắng trong mọi sinh hoạt xã hội.
Vì vậy, trong mọi xã hội thuộc
đủ mọi nền văn hóa, quyền bình
đẳng của phụ nữ không ít thì nhiều cũng
luôn luôn bị xâm phạm.
Có lẽ các xã hội Phật giáo
ít bị mang tiếng nhất về vấn đề
nữ quyền. Phật giáo phát khởi trong bối
cảnh Ấn giáo, nhưng Đức Phật đã đưa ra nhiều
quyết định sáng suốt để tránh cho Phật
giáo những khuyết điểm đáng tiếc :
-
Đức Phật không chấp nhận
những nghi lễ của Ấn giáo đặt trên nền
tảng giai cấp phi nhân, vô lý và bất công.
-
Đức Phật luôn luôn xác định
phụ nữ có khả năng tâm linh cũng như nam
giới.
-
Đức Phật kịch liệt
phản đối tập tục “Sati” là một tập
tục dã man vẫn tồn tại trong Ấn giáo cho
đến gần đây.
Đó là tục người vợ bị buộc
phải lên dàn hỏa để được thiêu với
người chồng quá cố. Người đã chết
không cón sợ hãi hay đau đớn, nhưng người
vợ còn sống sẽ phải trải qua những cơn
đau đớn kinh hoàng!
Trong bài “Đạo Phật và vấn
đề phụ nữ”, tác giả là bà Thái Kim Lan cho
biết: Nhà nghiên cứu người Đức là ông Kurt
Schmidt, chuyên nghiên cứu về đạo Phật từ
thập niên 1920 đã dịch từ tiếng Trung Hoa một
số câu kệ của 42 bài kinh nguyên tác bằng tiếng
Sankrit. Bản kệ nói trên có đoạn viết lời
Đức Phật nói về phụ nữ như sau : “Khi nói chuyện với phụ nữ,
hãy nói với sự trong sáng của con tim. Nếu
người phụ nữ là một người già nua, hãy
xem họ như mẹ. Nếu
người đó là một chủ nhân đáng kính, hãy
đối xử như một bà chị. Nếu người đó xuất thân thấp kém,
hãy xem họ như em gái. Nếu
người ấy còn thơ ngây, hãy đối xử
tế nhị và lịch sự”.
(Bà
Thái Kim Lan nguyên là một Phật tử
ở Huế. Bà đã du học ở
Đức từ thập niên 1970 và trở thành giáo sư
đại học ở Đức từ đó đến
nay. Bà đã chuyển
ngữ đoạn văn trên từ Đức ngữ sang
tiếng Việt. Theo bà, dù không đúng từng chữ,
nhưng những lời nói trên phản ảnh trung thực
tinh thần những lời giảng dạy đích
thực của Đức Phật).
Như trên đã trình bày, trong
mọi xã hội thuộc mọi nền văn hóa
đều có nạn kỳ thị phụ nữ với
những mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, một sự thật hiển nhiên là không nó một
nền văn hóa nào khinh miệt và chà đạp phụ
nữ bằng nền văn hóa Độc thần giáo.
Đó là nền văn hóa của ba đạo độc thần : đạo Do Thái, đạo Ki Tô và
đạo Hồi.
I.-
Quan niệm về phụ nữ của đạo
Do Thái và đạo Ki Tô.
Đạo KiTô phát sinh từ đạo Do
Thái, do đó mọi quan niệm chính yếu liên quan
đến niềm tin tôn giáo của đạo KiTô
đều được rập khuôn theo đạo Do
Thái. Câu chuyện thần
thoại Vườn
Địa Đàng (Gan-Eden) của người Sumerians
ở Babylon đã có từ 3000 năm trước Công Nguyên,
không ngờ đã trở thành nồng cốt cho niềm tin
của cả Do Thái giáo, KiTô giáo và cho cả Hồi giáo sau
này.
Chuyện Vườn
Địa Đàng kể rằng :
trước hết, Thiên Chúa dựng nên tổ tiên loài
người là Adam bằng đất sét. Sau
đó, Chúa thấy Adam sống cô đơn buồn bã, nên
Ngài rút một khúc xương sườn cụt của
Adam để tạo ra bà Evà. Evà bị con rắn nói
tiếng người dụ dỗ ăn trái cấm. Evà dụ dỗ chồng là Adam phạm tội
chống Chúa, nên cả hai đã trở thành những kẻ
đầu tiên phạm tội. Tội
này được gọi là “nguyên tội” (the original sin) và
là tội đầu tiên của loài người, và
đặc điểm của tội này là di truyền cho
con cháu loài người đến muôn đời.
Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng đã
được ông thánh Augustine khai thác tạo thành một
gia tài giáo lý, biến Công giáo La Mã thành một tôn giáo nổi
tiếng về óc kỳ thị phụ nữ.
Augustine viết: Mỗi người đàn bà
là một Evà. Sự kết án của
Thiên Chúa không phải trên cá nhân Evà, mà là trên phái tính của
các người. Các người là hình ảnh
của qủi dữ, vì các người phá hoại đàn
ông là hình ảnh của Thiên Chúa. Đàn
bà là cửa hỏa ngục. Chỉ vì tội lỗi
của các người mà con của Thiên Chúa phải chết .....
Câu chuyện
thần thoại Vườn
Địa Đàng đưa đến nhiều hậu
quả bất lợi cho phụ nữ:
Trước hết, đàn bà phải phụ
thuộc đàn ông vì “đàn bà chỉ là một cái xương
sườn cụt của đàn ông mà thôi”! Chúa
dựng nên Eva trực tiếp từ một cái xương
sườn cụt thành một người đàn bà hoàn chỉnh.
Cho nên Eva không được sinh ra bởi cha mẹ, không
được cưu mang trong bụng mẹ ngày nào, do đó
Eva không được sinh ra từ bụng mẹ, không được
cắt rốn, và Eva trở thành người duy nhất trên
thế giới không có lỗ rốn!
Một trong những lý thuyết quan trọng
nhất của Augustine là “tội tổ tông” được
di truyền cho con cháu muôn đời là do hành vi
giao cấu tội lỗi của cha mẹ. Augustine quan
niệm dù là hành vi giao cấu giữa vợ
chồng là hợp pháp, nhưng động lực chính yếu
vẫn là sự ham muốn dâm dục. Vì vậy
hành vi giao cấu của cha mẹ vẫn cấu thành hành vi
tội lỗi và làm cho Tội Tổ Tông (Nguyên Tội) được
di truyền liên tục muôn đời.
Bà Maria có cha mẹ là ông Joachim và
bà Anna. Bà Maria đã được sinh ra
bởi cha mẹ. Bà Maria đã được
sinh ra từ bụng mẹ, có cắt rốn cho nên bà Maria
phải có lỗ rốn. Cái lỗ rốn của bà
Maria là bằng cớ hùng hồn chứng tỏ là bà ta đã
mắc tội tổ tông, vì (theo lý thuyết của
Augustine) bà ta đã sinh ra do sự giao cấu của
cha mẹ là ông Joachim và bà Anna.
Một khi bà Maria đã bị “nhiễm tội
tổ tông”, thì bà ta sẽ truyền tội cho thằng con
trai của bà là Jesus, và biến Jesus thành kẻ có tội (a
sinner). Hậu qủa cuối cùng là Jesus không thể vừa
là một tội nhân lại vừa là Đấng Chí Thánh!
Jesus phải hiện nguyên hình là một người thường
(a man), chứ không thể là một thứ quái thai nửa người nửa Thiên Chúa
(half-man, half-god). Cái lỗ rốn của bà
Maria, không ít thì nhiều, cũng làm tổn hại đến
thằng con trai của bà.
Tội Ác Dã
Man đối với Phụ Nữ của Công Giáo La Mã và Thệ Phản Giáo dưới chiêu bài Diệt Nạn
Phù Thủy.
Tác phẩm “Búa Phù Thủy”, do bác sĩ Trần
Qúi Nhu dịch, Giao Điểm xuất bản Hè 2003. Nguyên tác
bằng tiếng la-tinh “Malleus Maleficarum” của hai linh mục
“quan án đạo” là Heinrich Kramer và James Sprenger. Tác phẩm được
xuất bản lần đầu vào năm 1486 để làm tài liệu chính thức cho các quan tòa án đạo
xử dụng.
Mấy trang đầu sách có in
sắc lệnh 1482 của giáo hoàng Innocent VIII. Sắc lệnh của giáo hoàng là văn kiện luật
pháp tối cao chỉ đạo công cuộc diệt phù thủy.
Đây là chứng tích không thể chối cãi về
một thời kỳ kinh hoàng cho phụ nữ kéo dài 300 năm
(1450-1750). Bất cứ một phụ nữ
nào cũng có thể dễ dàng bị ghép vào tội phù thủy.
Người phụ nữ có thể bị người hàng
xóm thù ghét vu cáo cho tội đã dùng bùa phép làm chết con bò
hay con ngựa của hắn ta. Thế là người phụ
nữ đó có thể bị truy tố ra Tòa Án
Đạo và bị kết tội phù thủy. Một phụ
nữ bỗng nhiên bị nổi ở trên mặt một vài
cái nốt ruồi hay mụn cơm có hình thù đặc biệt
khiến cho kẻ mê tín tin đó là dấu hiệu của
ma qủi. Người phụ nữ đó có thể bị
kết án về tội phù thủy.
Vào đầu thế kỷ 15, các tu sĩ dòng
Đa Minh (Dominicans) được giáo hoàng cử làm các quan
án xử tội phù thủy. Trong hai thế kỷ 15 và 16, riêng tại Đức
có 100,000 người bị giết bằng cách thiêu sống
trên dàn hỏa.
Năm 1572, tại Saxony, phe Thệ Phản giáo
(Tin Lành) tỏ ra còn khắc khe với phù thủy hơn cả
công giáo La Mã. Cuối thế kỷ 16, phe Thệ
Phản giáo thiêu sống 20,000 người riêng tại Saxony. Từ 1615-1635, hơn 5,000 người bị đưa
lên dàn hỏa về tội phù thủy tại miền
Strasburg.
Sắc
lệnh 9-12-1482 của giáo hoàng Innocent VIII
Sắc lệnh của giáo hoàng đưa ra
nhiều “kiến thức lạ lùng” về phù thủy,thầy
pháp, bói toán, ... Giáo hoàng cũng đưa ra nhiều “niềm
tin mê tín” của riệng ông ta để dạy dỗ các
quan án :
-
Các phù thủy có thể thông đồng với
“qủi đực, qủi cái” để gây ra bão táp phá hoại
mùa màng, giết hại súc vật.
-
Bọn phù thủy đã lạc ra ngoài đức
tin Công giáo, sa vào tay qủi dữ và có khả năng xử
dụng tà thuật , phù phép, bùa ngải để làm các việc
ác.
-
Phù thủy có khả năng vận dụng
sự di chuyển các ngôi sao để gây ra bệnh hoạn.
Họ kết ước với ma qủi để có thể
biết trước tương lai bằng cách đoán mộng.
Đó là tiêu biểu những “kiến
thức” của giáo hoàng về phù thủy. Giáo hoàng đã
tán bậy theo sự suy tưởng ngu
xuẩn của hắn. Chủ trương diệt phù thủy
thực sự đã bắt nguồn từ Cựu Ước,
ít nhất từ 3000 năm trước CN:
-
Deut. 7:16 (Sách Phục Luật) “ Ngươi
phải diệt các dân tộc mà Thiên Chúa của ngươi
đã giao cho ngươi”.
-
Deuteromy 18:10 “Phải giết hết các
thầy pháp và các thầy bùa ngải”.
-
Leviticus 19:26 “Thiên Chúa sẽ đối mặt
với các kẻ làm thầy pháp và giết hết bọn này
trước mặt dân chúng”.
-
Levi. 20:26-27 “Những kẻ làm phù thủy
hoặc bói toán phải được đem ra giết hết”.
Giáo hoàng và bọn quan án đạo
đã vận dụng cái ngu và cái ác của Thiên Chúa trong Kinh
Thánh hợp với cái ngu và lòng mê tín ác nghiệt của chúng
để tạo thành một căn bản luật pháp tôn
giáo. Bọn chúng đã dám dựa vào cái lòng tin ngu
xuẩn của chúng để ra lệnh tàn sát bao nhiêu ngàn
sinh linh! Trong 300 năm, từ
1450 đến 1750, ít nhất cũng có 200,000 phụ nữ
bị thiêu sống dưới cái tội danh “phù thủy”
vu vơ, không có thật. Tội danh này thật
sự đã được tạo ra do sự tưởng
tượng của những kẻ nặng đầu óc mê
tín mà thôi.
II. Quan Niệm của đạo
Hồi về Phụ Nữ.
Số tín đồ Hồi giáo hiện nay trên
1 tỷ 200 triệu, trải rộng khắp các lục địa
gồm nhiều quốc gia dân tộc với những tục
lệ và luật pháp khác nhau. Do đó, số phận của
phụ nữ mỗi nơi một khác. Tuy nhiên, vượt
lên trên mọi dị biệt của
địa phương, kinh thánh Koran và “thánh luật” Sharia
là hai bộ sách luật pháp tối cao quyết định
phần lớn số phận của người phụ nữ
Hồi giáo.
-
Koran 33:53 “Phụ
nữ phải mặc kín đáo hoàn toàn, không được
để lộ phần nào của cơ thể trước
mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm
cả mặt và tay”.
-
Koran 4:34 “Đàn ông có thẩm quyền
trên người đàn bà. Chúa sinh ra đàn ông cao qúi hơn đàn
bà. Đối với phụ nữ không biết vâng lời,
đàn ông có quyền ruồng bỏ và đánh đập”.
-
Koran 2:22 “Đàn bà là “cánh đồng
lạc thú”, đàn ông có quyền chủ động bước
vào nếu muốn”.
Các thánh tử đạo lên
thiên đàng được chúa Allah cấp cho mỗi người 72
trinh nữ để hưởng lạc suốt đời.
Kinh Koran coi “Thiên Đường là khu vườn của lạc
thú nhục dục muôn đời”.
Đàn ông không có tội “ngoại
tình” vì có quyền lấy nhiều vợ. Đàn bà không
được lấy
người thứ hai ngoài chồng. Khi bị
buộc vào tội ngoại tình thì người đàn bà phải
bị đưa ra cho công chúng ném đá cho đền chết.
Tại Afganistan, phụ nữ không được
đi học. Các cán bộ tôn giáo có nhiệm vụ như cảnh
sát. Họ được trang bị một cái roi dài, quấn
dây cáp bằng thép, dùng để đánh bất cứ một
phụ nữ nào trên đường phố mà mặc y phục
không đúng qui định, như mặc quần áo bó sát thân
hình, để lộ vớ trắng ở bàn chân, đeo nữ
trang, đi giầy gây tiếng kêu. Phụ nữ bị cấm
đi học, cấm làm việc, cấm đi xe đạp, v.v...
Tuy nhiên, mọi sự cấm đoán
vô lý và quá đáng cuối cùng sẽ bị phản ứng
ngược lại. Xưa kia, trong
thế giới Hồi giáo ít có ai dám viết sách chống lại
đạo Hồi. Cách đây vài thập niên, nhà văn Anh gốc
Ấn rất nổi tiếng là Salmon Rushdie đã dám viết
tiểu thuyết “Satanic Verses” chống đạo Hồi và
bị giáo chủ Khomeni lên án tử hình.
Nhưng ngày nay, người ta thấy có nhiều sách do chính
các tín đồ Hồi giáo viết để lên án Hồi giáo và kêu gọi cải tổ. Chẳng
hạn như tác phẩm “Tại sao tôi không theo
đạo Hồi” (Why I am not a Muslim) của Ign Warra
(Prometheus Books xuất bản năm 2003). Ngay ở trang đầu
cuốn sách, tác giả đã trích dẫn câu nói rất nổi
tiếng của triết gia kiêm sử gia Pháp Joseph Ernest
Renan (1823-1892): “Những tín đồ Hồi giáo là những
nạn nhân đầu tiên của đạo Hồi. Rất
nhiều lần trong các cuộc du lịch của tôi tại
phương Đông, tôi thấy sự cuồng tín của một
nhóm ít người nguy hiểm đã buộc người khác
phải theo đạo bằng cách khủng
bố. Giải phóng tín đồ Hồi giáo thoát ra khỏi
tôn giáo của họ là việc làm tốt nhất mà chúng ta
có thể làm cho họ” (Muslims are the fisrt victims of Islam. Many
times I have observed in my travels in the Orient, that fanatism comes from a
small number of dangerous men who maintain the others in the practice of
religion by terror. To liberate the Muslim from his religion is the best
service that one can render him).
Điều làm tôi cảm thấy vui là mới
đây xuất hiện một cuốn sách tựa đề
“Chuyện rắc rối với đạo Hồi” (The
Trouble with Islam) của Irshad Manjii, một nữ tín đồ
Hồi giáo ở Đông-Phi (East Africa), Random House, Canada xuất
bản 2003. Tác giả tố cáo các chính quyền Hồi giáo
trên khắp thế giới xâm phạm nữ quyền và kêu
gọi toàn toàn thế giới can thiệp để cải
tổ đạo Hồi :
-
Tại Nigeria,
một cô gái 17 tuổi bị các bạn của cha cô hiếp
dâm; có 7 nhân chứng, nhưng cô ta vẫn bị tòa án Hồi giáo phạt đánh 180 roi.
-
Tại Pakistan,
hiện nay mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ bị giết
vì “honor killing”
-
Tại Tunisia
và Algéria, phụ nữ Hồi không được lấy
chồng ngoài đạo Hồi.
-
Cảnh sát Saudi
Arabia bắt giam các phụ nữ
mua hoa, quà tặng, hay mặc áo đỏ trong dịp lễ
Valentine.
-
Khi vào đền thờ Hồi giáo, đàn
ông và đàn bà đi vào bằng các cửa khác nhau. Đàn bà đứng
sau đàn ông, do đó đàn bà có thể nhìn thấy đàn ông,
nhưng đàn ông không nhìn thấy đàn bà. Trong đền
thờ, chỉ đàn ông có quyền điều khiển các
buổi đọc kinh. Đàn bà bị cấm triệt để,
vì kinh Koran đã qui định rõ như vậy
: “Girls can’t lead prayer. They are not permitted”.
Irshad Manjii là một phụ nữ Hồi giáo
trẻ tuổi đã
khám phá ra một điều mà tác giả cho là mới mẻ
và đáng ngạc nhiên. Trước đó, Manjii nghĩ Hồi
giáo là một tôn giáo riêng biệt, nhưng sau đó Manjii mới
biết Hồi giáo đã phát sinh từ truyền thống
Do Thái – Kitô giáo (Islam comes from Judae-Christian traditions). Do Thái giáo,
Kitô giáo và Hồi giáo là ba đạo độc thần, đều
là con cháu của một ông tổ chung là
Abraham. Hồi giáo là món quà tặng từ Do Thái giáo (Islam is a
gift of the Jews). Vấn đề được đặt
ra là tại sao Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo lại căm
thù nhau, chem giết nhau không nương tay.
Đáng lẽ cả ba đạo
phải thân thiết nhau mới phải, vì cả hai đều
thờ chung một Chúa và cùng một gốc
Abraham! Lý do đơn giản là bản chất của độc
thần giáo là tự cho đạo của mình có độc
quyền chân lý, là “chánh đạo” còn tất cả những
ai có ý nghĩ khác họ là “tà đạo”.
III. Thái độ tôn trọng và ca ngợi phụ nữ
trong văn chương bình dân Việt
Nam.
Dân tộc chúng ta theo truyền thống thờ
cúng Tổ Tiên, nên rất tôn kính Ông Bà, Cha Mẹ. Chúng ta coi
cha mẹ ngang nhau :
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra.
Một
lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo
con.
Cha mẹ là hình ảnh của vợ
chồng vì phải là vợ chồng rồi mới thành cha
mẹ. Vợ chồng là đầu mối
của gia đình, gia tộc và dân tộc. Vì tầm mức
quan trọng của mối liên hệ vợ chồng như
vậy, nên dân tộc ta đã đưa mối liên hệ vợ
chồng thành “Đạo Vợ Chông”, đặt trên căn
bản kết ước lâu dài trọn cuộc đời
:
Đạo vợ chồng khó lắm
anh ơi
Không như ong bướm đậu
rồi lại đi.
Vợ chồng bình đẳng và lo giúp đỡ
nhau tác động hai chiều:
Xét ra trong đạo vợ chồng
Cùng nhau nương cậy để
phòng nắng mưa.
Đôi
ta như rắn liu điu
Nước chảy mặc nước,
ta đìu lấy nhau.
Đạo
vợ chồng đừng có đổi thay
Làm
nên danh vọng hay ăn mày cũng theo.
Thuận
vợ, thuận chồng
Tát bể Đông cũng cạn.
Trong đời sống gia đình Việt
Nam, người phụ nữ luôn luôn đóng vai chính, biểu
lộ lòng yêu thương và hy sinh cho gia đình, luôn luôn cần
cù siêng năng, chịu khó chịu khổ, tự lực tự
cường, chỉ biết trông cậy vào sức mình để
lo bản thân, cho gia đình, cho con cái, cho dòng tộc và luôn
cho cả đất nước. Phụ nữ Việt Nam
giống như hình ảnh con cò trên đồng ruộng :
Trời sinh mẹ đẻ tay không
Nên
tôi bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước
là nuôi cái thân tôi
Sau
nuôi đàn trẻ nên đời cò con
Một
mai khôn lớn vuông tròn
Rủ
nhay bay khắp nước non xa gần.
Nhà thơ Tú Xương ví vợ của ông như
con cò ở ven sông :
Thân cò lặn lội bờ sông
Nuôi
đủ năm con với một chồng.
Lịch sử Việt Nam
cho thấy nhiều phụ nữ là những anh thư liệt
sĩ, như bà Triệu, bà Trưng, Nguyễn thị Xuân :
Giặc đến nhà, đàn bà
phải đánh.
Ghé
vai gánh vác sơn hà
Làm cho rõ mặt đàn bà nước
Nam.
Phụ nữ Việt còn biểu
lộ đức tính tự trọng, và hiên ngang lên tiếng
chống lại cường quyền. Dưới thời
nhà Nguyễn, nhiều nhà nho bị hủ hóa vì tư tưởng
Tống Nho, khinh thường văn hóa nước nhà :
“Nôm na là cha mách qué”
coi các nguyên tắc cứng
ngắc của Khổng Mạnh như những khuôn vàng thước
ngọc. Bà vợ Việt Nam
chống lại ông chồng hủ nho chỉ biết trọng
cái vỏ hư danh bề ngoài mà không biết lo thực tế :
Ra ngoài làm dáng anh đồ
Về
nhà hỏi vợ: “Cám khô đâu mày?”
Cám
khô tao để cối xay
Chó
mà ăn hết thì mày đừng ăn.
Ngày 6-3-1828, vua
Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được
mặc váy. Phụ nữ dám dùng lời mỉa mai châm
biếm chống lại triều đình :
Chiếu Vua mồng sáu tháng ba,
Cấm
quần không đáy người ta hãi hùng
Không
đi thì chợ không đông
Đi
thì bắt lột quần chồng sao đang!
Có một đức tính rất
đặc biệt ở người phụ nữ Việt
Nam mà ít có phụ nữ của một nước nào
khác có thể có được. Đó là đức tính
nhẫn nhịn :
Một câu nhịn, chín câu lành.
Chữ “Nhẫn” là chữ
tượng vàng,
Ai mà nhẫn
được thì càng sống lâu.
Chồng giận thì vợ
bớt lời
Cơm sôi
nhỏ lửa thì đời nào khê.
Nói
đây cho chị em nhà
Còn
dăm bát gạo, còn vài lạng bông
Bán
đi trả nợ cho chồng
Còn ăn, hết nhịn,
bằng lòng chồng con
Đắng
cay ngậm quả bồ hòn.
Vì có nhiều đức tính cao
qúi nên phụ nữ Việt Nam được
tôn trọng từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Trong một số trường hợp, ý kiến của phụ
nữ còn được tôn trọng hơn ý kiến của
chồng :
Lệnh ông không bằng cồng bà
Có một câu nói phổ biến
trong dân gian, câu nói đó không vần không điệu nhưng
cũng rất thông thường trên cửa miệng nhiều
người đàn ông Việt Nam.
Đó là câu “Nhất
Vợ, nhì Trời”.
Dù cho câu nói này chỉ là một
câu nói đùa, nhưng nó vẫn là một câu nói độc đáo,
vì trong các nền văn hóa độc thần không thể nào
có một câu nói tương tự. Những câu nói như
“Con cóc là cậu ông Trời”
chỉ có thể có trong văn hóa Việt Nam, vì đại
đa số dân tộc Việt Nam , tuy hay nói tới “Ông Trời”, nhưng không bao
giờ họ tin rằng Ông Trời là Đấng Tối
Cao hay Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Các linh mục Công
giáo và các mục sư Tin Lành
luôn luôn viết sách, viết báo, giảng đạo trên
đài phát thanh hay trong các giáo đường, cố gắng
đồng hóa “ông Trời” của văn hóa Việt với
“Đức Chúa Trời” của đạo KiTô. Họ hí hửng
tin rằng: hề người Việt Nam tin có “ông Trời”
sẽ đương nhiên tin có “Đức Chúa Trời” mà
họ tôn thờ. Thực sự, đối với người
Việt Nam, “ông Trời” chỉ là bầu trời xanh, là năng
lực thiên nhiên, là sự vận hành của vũ trụ,
... Thế còn sao lại gọi Trời bằng “ông”. Thưa
rằng ngưòi Việt chúng tôi còn gọi nhiều “vật”
bằng “ông” lắm, như “ông bình vôi”, “ông ba mươi”,
v.v... Khi người bình dân Việt nói “Nhất
Vợ Nhì Trời” là họ thật sự đặt các
bà xã của họ ngồi lên đầu “Ông Trời” đó. Tôi khuyên các linh mục Công giáo và các mục sư Thệ
Phản giáo không nên ví “ông Trời” của văn hóa Việt
với Chúa Trời của các ông, kẻo bị hiểu nhầm
là các bà xã ở nhà được ngồi trên đầu Chúa!
Charlie Nguyễn
Lập
Xuân 2004
0 nhận xét:
Đăng nhận xét