Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Mô hình Tòa án Hiến pháp ở Cộng hòa Áo

Mô hình Tòa án Hiến pháp ở Cộng hòa Áo
Cung điện Belvedere, Vienna, Áo. Ảnh: ST


Toà án Hiến pháp Áo được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) với đặc trưng điển hình là có vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập với ba nhánh quyền lực nhà nước. Đây là đại diện tiêu biểu cho mô hình Châu Âu (hay còn gọi là mô hình Áo) - một trong ba loại mô hình điển hình của chế định cơ quan bảo hiến* tồn tại cho đến ngày nay. “Chế định này đã lan truyền rộng rãi, được khẳng định ở các nước Châu Âu, ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, ở các nước Đông Âu, các nước đang phát triển mà trước đó, chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại”. 1
1. Toà án hiến pháp áo trong thể chế chính trị cộng hoà Áo
Cộng hoà Áo được thành lập năm 1918 sau sự sụp đổ nền quân chủ Áo - Hung. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đất nước Áo bị phát xít Đức chiếm đóng, đến năm 1955, sau khi bản Hòa ước quốc gia Áo và bốn nước đồng minh được ký kết thì nước Áo mới chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và trung lập vĩnh viễn.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Áo ra đời năm 1920, là cơ sở pháp lý tối cao cho việc ra đời Nhà nước Cộng hoà tổng thống Liên bang Áo và thiết lập ba hệ thống cơ quan quyền lực theo thuyết “tam quyền phân lập” với quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ liên bang, Chính phủ bang và quyền tư pháp thuộc hệ thống toà án. Toà án Hiến pháp Áo là sản phẩm pháp lý được phái sinh trên cơ sở của bản Hiến pháp đó. Nó được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) của học giả, luật sư nổi tiếng người Đức là Hans Kelsen. Cùng sự phát triển và đổi thay của đất nước, chế định Toà án Hiến pháp Áo cũng có sự thay đổi theo, đặc biệt vào các năm 1929, 1975, 1981 và 1984. 1.1.* Vị trí của Toà án Hiến pháp Áo
Không như các nước theo mô hình giám sát Hiến pháp tư pháp kiểu Mỹ (American Mode) với quy định Toà án Hiến pháp thuộc nhánh quyền lực tư pháp mà ở đó “bất cứ toà án nào cũng có quyền* kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật”2; cũng không như ở các nước theo mô hình hỗn hợp mà ở đó thẩm quyền giám sát hiến pháp được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhau như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc một cơ quan đặc biệt của Nghị viện mà không có một cơ quan bảo hiến chuyên trách được thành lập (như Việt Nam, Trung Quốc), Toà án Hiến pháp Áo được quy định là một cơ quan chuyên trách có cơ cấu, tổ chức và hoạt động hoàn toàn độc lập và được đánh giá như là một “nhánh quyền lực thứ tư” trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước Cộng hoà Áo.
Để đảm bảo vị trí độc lập này, Hiến pháp và Luật liên bang phần Toà án Hiến pháp (Verfassungsgerichtshofgesetz – VfGG) có rất nhiều quy định mang tính đảm bảo về con đường hình thành thẩm phán, quá trình ra quyết định và giá trị pháp lý của các quyết định, quản lý nhân sự cũng như về nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của Toà án Hiến pháp. Ví dụ, trong Hiến pháp 1920 quy định “việc quản lý nhân sự (hành chính) và ngân sách trên thực tế của Toà án Hiến pháp Áo thuộc quyền của Tổng thống Liên bang; nhân viên của Toà án Hiến* pháp do Tổng thống bổ nhiệm; ngân sách do Viện Dân tộc quyết định trong khuôn khổ ngân sách hằng năm của Liên bang”3. 1.2. Vai trò của Toà án Hiến pháp Áo
*Như các cơ quan bảo hiến ở các nước khác trên thế giới, Toà án Hiến pháp Áo là một cơ quan có vai trò “đảm bảo sự ổn định và tính tối cao của Hiến pháp, sự tuân thủ những mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, bảo vệ những quyền và tự do hiến định của con người”. Vai trò to lớn này được thể hiện thông qua những quy định về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Toà án Hiến pháp Áo.
Hiến pháp Áo quy định: “Nhằm ngăn ngừa sự xung đột quyền lực, Toà án Hiến pháp được trao quyền quyết định một vấn đề của lập pháp hoặc hành pháp là thuộc về Liên bang hay thẩm quyền các bang” (Khoản 2 Điều 138); Toà án Hiến pháp Áo có quyền quy trách nhiệm pháp lý (cách chức hoặc truy tố trách nhiệm hình sự) các cơ quan tối cao của Liên bang (Tổng thống, các thành viên Chính phủ) hoặc của các bang (Điều 142 và 143). 2. Cơ cấu* tổ chức và quản lý nhân sự 2.1.* Cơ sở pháp lý, số lượng thành viên và nguyên tắc hình thành
Theo quy định của Hiến pháp Áo năm 1920 thì Toà án Hiến pháp Áo có tổng cộng 18 thành viên, gồm 12 Thẩm phán chính thức (Members), trong đó có một Chánh án (a President); một Phó Chánh án (a Vice - President); và 06 thẩm phán dự khuyết (Substitute Members) - người sẽ thay thế thẩm phán chính thức khi vắng mặt.
Trong số các Thẩm phán chính thức trên (trừ Chánh án), Toà án sẽ chỉ định ra 09 Thẩm phán chuyên làm công tác soạn thảo (reporting judges – Standige Referenten) với nhiệm kỳ ba năm và mỗi người trong số họ có ít nhất là hai (chủ yếu là ba) thư ký luật (law clerk) để giúp việc cho mình. Nguyên tắc hình thành
Kể từ 1920 cho đến năm 1929, 18 thành viên của Tòa án Hiến pháp Áo đều được Viện Dân tộc (National Council) và Viện Liên bang (Federal Council) chỉ định, mỗi Viện được chỉ định 09 thành viên.* ********************** Bổ nhiệm ******** *Đề nghị
* Tổng thống liên bang bổ nhiệm theo yêu cầu
* Chức danh đề nghị Chánh án Phó chánh án Thẩm phán chính thức Thẩm phán dự khuyết
1 Chính phủ Liên bang
1
1
6
3
2 Viện Dân tộc
0
0
3
2
3 Viện Liên bang
0
0
3
1 Tổng Toà án Hiến pháp 1 1 12 6
Từ lần sửa đổi Hiến pháp năm 1929 đến nay, các thành viên của Toà án Hiến pháp Áo được Tổng thống Liên bang bổ nhiệm trên cơ sở có sự đề nghị của Chính phủ liên bang, Viện Dân tộc và Viện Liên bang với tỷ lệ tương ứng nhất định đối với từng chủ thể được quy định như sau (xem bảng):* * Lưu ý: Riêng đối với Chánh án và Phó Chánh án thì chỉ có Chính phủ liên bang mới có quyền giới thiệu và nằm trong số 6 thẩm phán chính thức
Việc phân chia quyền hạn về số lượng đề nghị bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Hiến pháp giữa các nhánh quyền lực theo tỷ lệ là nhằm bảo đảm sự độc lập của cơ quan này và tránh khả năng phải phục tùng một nhánh quyền lực nhất định. Ngoài ra, trên một mức độ nào đó, nó đưa lại cho Toà án Hiến pháp tính chất đại diện chính trị, nhất là với sự tham gia của Hai viện - có thành phần chủ yếu theo các đảng phái chính trị trong xã hội. 2.2.* Điều kiện bổ nhiệm
Pháp luật Cộng hoà Áo quy định rất ngặt nghèo và cụ thể với nhiều điều kiện để một cá nhân có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán của Tòa án Hiến pháp.** a) Điều kiện về trình độ chuyên môn và năm công tác
Theo quy định của khoản 3 Điều 147 Hiến pháp Áo thì một người muốn được đề nghị bổ nhiệm làm thẩm phán Toà án Hiến pháp dù là chính thức hay dự khuyết (do cả Chính phủ liên bang, Viện Dân tộc và Viện Liên bang đề nghị) đều “cần phải học hết chương trình cử nhân và khoa học chính trị; đồng thời, phải đã qua mười năm công tác đúng chuyên ngành đã học”.
Đối với số thẩm phán Toà án Hiến pháp do Chính phủ liên bang đề nghị bổ nhiệm thì ngoài những quy định chung như khoản 3 Điều 147 thì còn “phải được chọn trong số các thẩm phán, các công chức hành chính nhà nước, các giáo sư luật khoa hoặc khoa học chính trị ở các trường đại học” (khoản 2, Điều 147 Hiến pháp). b) Điều kiện về tính bất khả kiêm nhiệm
Mọi thẩm phán của Toà án Hiến pháp Áo, dù chính thức hay dự khuyết, đều không được phép kiêm nhiệm. “Thẩm phán Toà án Hiến pháp Áo không được đồng thời là thành viên Chính phủ Liên bang, thành viên Viện Liên bang, thành viên Viện Dân tộc hay bất kỳ một cơ quan đại diện chung nào khác. Thẩm phán Toà án Hiến pháp còn không được phép là nhân viên hay cán bộ hưởng lương của bất kỳ một đảng phái chính trị nào” (khoản 4 và 5 Điều 147 Hiến pháp). Riêng đối với Chánh án và Phó Chánh án Toà án Hiến pháp còn phải có thêm điều kiện là trước khi được đề nghị bổ nhiệm không được giữ chức vụ trong các cơ quan trên quá bốn năm. c) Điều kiện về nơi cư trú
Ba thẩm phán chính thức và hai thẩm phán dự khuyết phải có nơi cư trú bên ngoài thành phố Viên (khoản 2 Điều 147 Hiến pháp), Chánh án, Phó Chánh án và ít nhất hai thẩm phán chính thức làm công tác văn bản, hai thẩm phán dự khuyết phải có nơi cư trú tại Viên (khoản 2 Điều 2 Luật liên bang phần Toà án Hiến pháp). 2.3.* Nhiệm kỳ của thẩm phán
Thông thường, các nước xây dựng Toà án Hiến pháp theo mô hình Châu Âu đều quy định nhiệm kỳ của thẩm phán (như Pháp 9 năm, Nga 12 năm) và số nhiệm kỳ tối đa mà một thẩm phán có thể được bổ nhiệm. Còn Hiến pháp Áo quy định: các thẩm phán của Toà án Hiến pháp khi được bổ nhiệm sẽ làm việc đến hết ngày 31/12 năm họ tròn 70 tuổi, làm việc độc lập và không thể bị cách chức; trừ trường hợp đặc biệt. “Trường hợp đặc biệt” được quy định trong Điều 87 và 88 Hiến pháp Áo là: mất năng lực hành vi (incapability); mất quốc tịch (loss of nationality); vi phạm kỷ luật chức vụ (disciplinary offence). 2.4. Lương của thẩm phán Toà án Hiến pháp
Chế độ lương của thẩm phán Toà án Hiến pháp cũng là một tiền đề hết sức quan trọng đảm bảo cho tính tận tâm, liêm khiết và vô tư trong hoạt động của Toà án Hiến pháp. Vì vậy, thẩm phán Toà án Hiến pháp Áo được hưởng lương cao và có sự phân cấp theo từng chức danh với mức lương gốc là lương của một đại biểu trong Viện Dân tộc; theo đó “lương của Chánh án bằng 166%, Phó Chánh án bằng 138%, Thẩm phán chính thức 83%; riêng đối với thẩm phán dự khuyết, do làm theo vụ việc nên được trả thù lao tương ứng với số buổi tham gia”. 2.5.* Quản lý nhân sự và ngân sách
Nhìn chung, Toà án Hiến pháp Áo được tổ chức gọn nhẹ, ngoài 18 thẩm phán và một số thành viên giúp việc thì không có thêm bất cứ một cơ quan hay tổ chức trực thuộc nào khác. Xuất phát từ nguyên tắc Tổng thống bổ nhiệm và điều kiện bất khả kiêm nhiệm nên hoạt động quản lý nhân sự hành chính của Toà án Hiến pháp Áo trên thực tế thuộc quyền của Tổng thống liên bang; “các thẩm phán Toà án Hiến pháp có được sự độc lập và không thể bị điều chuyển bởi chính các quyết định của Toà án Hiến pháp” (Điều 87 và 88 Hiến pháp).
Ngân sách của Toà án Hiến pháp hoàn toàn độc lập với ngân sách Chính phủ, ngân sách hệ thống cơ quan tư pháp và ngân sách Nghị viện. Đó là một khoản độc lập được Viện Dân tộc xây dựng trong khuôn khổ ngân sách liên bang hàng năm. 3. Thẩm quyền 3.1. Kiểm tra tính hợp hiến đối với các đạo luật và điều ước quốc tế
Về nguyên tắc, Tòa án Hiến pháp Áo có thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật cũng như đối với các văn bản hành chính. Nhưng trên thực tế thì Tòa án Hiến pháp Áo chỉ sử dụng thẩm quyền kiểm tra đối với các văn bản quy phạm pháp luật như là một hoạt động chính của mình.
Toà án Hiến pháp Áo cũng có thẩm quyền quyết định tính hợp pháp và hợp hiến đối với các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, từ khi được quy định cho đến nay thì quyền năng này lại chưa bao giờ được sử dụng trên thực tế. a) Kiểm tra trước - kiểm tra thẩm quyền
Kiểm tra trước là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của một văn bản trước khi nó có hiệu lực trên thực tế và thường là kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản. Toà án Hiến pháp có thể tự mình (trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm khi đang tiến hành xem xét một vụ việc cụ thể) hoặc theo đề nghị của Chính phủ liên bang, Chính phủ bang để xem xét tính hợp hiến, hợp pháp về thẩm quyền lập pháp.
*Toà án Hiến pháp có quyền quyết định trên cơ sở đề nghị của Chính phủ liên bang hoặc Chính phủ bang về thẩm quyền ban hành một văn bản luật hay một văn bản hành chính nào đó thuộc về liên bang hay thẩm quyền các bang (khoản 2 Điều 138 Hiến pháp). b) Kiểm tra sau - kiểm tra nội dung
Hoạt động kiểm tra sau là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản đã được thực thi, mà thông thường là kiểm tra về nội dung của văn bản (có thể là toàn bộ nội dung hoặc một điều, khoản của văn bản đó).**
Hiến pháp Áo quy định: Trong một trường hợp cụ thể, khi một đạo luật bang hoặc liên bang có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp; hoặc nghi ngờ một đạo luật có dấu hiệu gây thiệt hại, thì Toà án Hiến pháp có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Toà án tối cao, Toà án hành chính, bản kháng án của các toà án khác để tiến hành kiểm tra đồng thời tính hợp hiến và hợp pháp của đạo luật đó. Ngoài ra, Toà án Hiến pháp Áo cũng phải tiến hành hoạt động kiểm tra nếu Chính phủ liên bang có yêu cầu xem xét tính hợp pháp, hợp hiến của một đạo luật do một bang ban hành; hoặc theo đề nghị của hơn 1/3 số thành viên Nghị viện (Điều 140). 3.2. Kiểm tra kết quả bầu cử
Với vị trí như một nhánh quyền lực trung gian, đảm bảo tính chất đối trọng, cân đối trong ba nhánh quyền lực nhà nước; Tòa án Hiến pháp Áo còn có thẩm quyền tối cao về vấn đề bầu cử, là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phán xử về những tranh chấp trong quá trình cũng như đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợp pháp của kết quả các cuộc bầu cử chính trị hành chính, bầu cử chuyên môn (Điều 141 Hiến pháp), cụ thể là: bầu cử đại biểu của Viện Dân tộc; bầu cử đại biểu Nghị viện các bang; bầu Hội đồng bang; bầu Tổng thống liên bang; bầu các cơ quan hành pháp các bang; bầu cử vào các tổ chức nghề nghiệp chuyên môn. 3.3. Như một Toà án Hành chính đặc biệt
Toà án Hiến pháp Áo có quyền phán xét lại những vụ việc mà Toà án Hành chính đã xét xử nếu có liên quan đến Hiến pháp và điều ước quốc tế (ví dụ: có sự vi phạm quyền hiến định). Trong trường hợp này, Toà sẽ tiến hành xem xét lại thực tế đã được áp dụng cũng như các căn cứ mà Toà án Hành chính đã sử dụng (Điều 144 Hiến pháp); nếu có sự vi phạm thì phán quyết của Toà án Hành chính đó sẽ không được tiếp tục thi hành và trở thành đối tượng của hoạt động giám sát tư pháp (Điều 140 Hiến pháp).*
Chính từ quy định trên mà Toà án Hiến pháp Áo bị quá tải, đặc biệt là phải giải quyết những trường hợp đột xuất. Dường như Toà án Hiến pháp phải giải quyết tất cả những vụ việc mà không thuộc thẩm quyền của một Toà nào. Để khắc phục tình trạng này, trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1981 và được bổ sung năm 1984 thì “Toà án Hiến pháp Áo có quyền từ chối giải quyết những vụ việc mà xét thấy không có dấu hiệu là vi phạm luật Hiến pháp” (Điều 144 Hiến pháp Áo). 3.4. Giám sát việc tôn trọng thế cân bằng trong liên bang
Tòa án Hiến pháp có quyền phán xét và đưa ra quyết định cuối cùng về thẩm quyền trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Áo.
Khoản 1, 2 Điều 138 Hiến pháp quy định: Toà án Hiến pháp được trao quyền giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các toà án và các cơ quan hành chính; giữa toà án thông thường và các toà án khác; giữa Toà án Hành chính với các toà án khác; giữa các bang và giữa bang với liên bang; đặc biệt là xem xét thẩm quyền của chính Toà án Hiến pháp.
Khoản f Điều 148 Hiến pháp quy định Toà án Hiến pháp có quyền giải quyết xung đột giữa Chính phủ Liên bang hoặc Bộ trưởng với cơ quan Thanh tra. 3.5. Giải quyết một số vụ việc kiện về trách nhiệm
Tòa án Hiến pháp có quyền tương tự như Tòa án tối cao, tức là có thẩm quyền quy trách nhiệm pháp lý đối với các thành viên cơ quan tối cao liên bang như: Tổng thống Liên bang, các thành viên Chính phủ Liên bang; mà hình thức của trách nhiệm pháp lý đối với những cá nhân vi phạm có thể là cách chức hoặc cao hơn là truy tố trách nhiệm hình sự.*
Điều 142 và 143 Hiến pháp quy định: Những chức vụ cao nhất của bang và liên bang có thể trở thành bị cáo của Toà án Hiến pháp nếu họ vi phạm Hiến pháp hoặc vi phạm luật về kỷ luật chức vụ họ đang nắm giữ; hay cũng sẽ bị xử tội nếu trong quá trình công tác có vi phạm. Tuy nhiên, kể từ năm 1945 cho đến nay thì Tòa án Hiến pháp Áo chưa sử dụng thẩm quyền đặc biệt này lần nào. 4. Nguyên tắc hoạt động và quá trình ra phán quyết 4.1. Phải có đơn đề nghị và xét xử trong phạm vi đề nghị của chủ thể có thẩm quyền
Theo quy định của Hiến pháp Áo 1920 và qua các lần sửa đổi, bổ sung thì các chủ thể có quyền đề nghị lên Toà án Hiến pháp Áo xem xét một vụ việc là: Chính phủ liên bang hoặc Chính phủ bang - đối với các tranh chấp về thẩm quyền (khoản 2 Điều 138 Hiến pháp); Toà án tối cao, Toà án Hành chính và các toà án khác, các Nghị sỹ Quốc hội, các cá nhân công dân Áo - đối với đề nghị xem xét tính hợp hiến của một đạo luật đã ban hành và trong một trường hợp cụ thể (Điều 140 Hiến pháp).
Một nguyên tắc chung trong hoạt động của Tòa án Hiến pháp Áo là, chỉ có thể thực thi quyền hạn của mình trong phạm vi các vấn đề mà chủ thể đề nghị - tức là Tòa án không thể quyết định những vấn đề vượt ra ngoài những yêu cầu; cho dù trong quá trình xét xử những vụ việc trên, Toà án Hiến pháp phát hiện ra tính bất hợp hiến của một đạo luật hoặc sai phạm về thẩm quyền. Tuy nhiên trên thực tế, Toà án Hiến pháp rất khó có thể tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này. Vì vậy, đến Hiến pháp Áo năm 1975 thì “Toà án Hiến pháp có quyền quyết định vượt quá yêu cầu trong trường hợp một đạo luật do cơ quan không đủ thẩm quyền ban hành hoặc khi đạo luật được công bố một cách bất hợp thức”. 4.2. Làm việc tập thể, quyết định theo đa số
Ở nhiều quốc gia, các cơ quan bảo hiến chuyên trách có cơ cấu tổ chức phức tạp với nhiều bộ phận, cơ quan giúp việc (Tây Ban Nha, Đức, Nga, Séc...) và tồn tại đồng thời cả hai hình thức “phiên họp toàn thể” và các phiên của “hai phòng hay phòng nhỏ” - là những bộ phận tổ chức thường trực của Toà án Hiến pháp. Ví dụ ở Tây Ban Nha và Đức, mỗi phòng có số lượng thẩm phán ngang nhau (ở Tây Ban Nha: 06 người, ở Đức: 08 người); ở Nga, một phòng có 09, phòng khác có 10 thẩm phán với trình tự xác định thành phần do Quy chế của Toà án Hiến pháp thiết lập. Luật pháp những nước này quy định thẩm quyền cho từng phòng cũng như cho Đoàn chủ tịch của Toà.
Khác với các nước trên, từ khi thành lập đến nay, Toà án Hiến pháp Áo vẫn coi trọng nguyên tắc phiên họp toàn thể (plenum) và tiến hành công khai; Chánh án Toà án Hiến pháp sẽ triệu tập tất cả 12 Thẩm phán của Toà án Hiến pháp trong phiên họp toàn thể (trong trường hợp có Thẩm phán chính thức vắng mặt thì Thẩm phán dự khuyết sẽ thay thế) và chủ trì phiên họp.*
Các phiên họp của Toà án Hiến pháp cũng không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh vụ việc mà được diễn ra định kỳ bốn lần vào các tháng 3, 4, 9 và 10 trong năm. Thời gian giữa các phiên họp được dành cho việc chuẩn bị các căn cứ; lý lẽ để dẫn tới những lập luận, tổ chức biên soạn các quyết định, công bố và các hoạt động khác phục công tác xét xử. Các quyết định của Tòa án Hiến pháp phải được soạn thảo bởi Thẩm phán chuyên trách. Các quyết định của Toà đều được thông qua dựa trên “sự thảo luận kỹ với sự cân nhắc cẩn trọng thiệt hơn xuất phát từ trái tim của mỗi thẩm phán và bằng thể thức bỏ phiếu đa số” (8/14); trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì ý kiến của Chánh án là quyết định. 5. Điều kiện có hiệu lực, hậu quả và giá trị pháp lý của phán quyết của toà án hiến pháp 5.1. Điều kiện để một phán quyết của toà án hiến pháp có hiệu lực trên thực tế
Pháp luật Cộng hòa Áo quy định rất cụ thể và chi tiết về điều kiện để một phán quyết có hiệu lực. Những quy định này là về thủ tục công khai hoá quyết định (đăng báo): “Quyết định của Toà án có hiệu lực trực tiếp kể từ ngày được đăng trên công báo pháp luật (Law Gazette) trừ trường hợp Toà án ấn định thời gian ngay trong quyết định đó”.
Những tài liệu và quyết định được ban hành bởi Toà án Hiến pháp kể từ năm 1985 đến nay phải được lưu trữ tại Văn phòng Liên bang. 5.2. Hậu quả và giá trị pháp lý của phán quyết của Toà án Hiến pháp
Sau khi Toà án Hiến pháp đã ra quyết định cuối cùng để giải quyết một vụ việc cụ thể thì quyết định đó có giá trị như một đạo luật; phải được thực hiện ngay và không thể bị kháng cáo, kháng nghị bởi bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào, dù đó là cơ quan tối cao liên bang hay bang. Toà án Hiến pháp, bằng quyết định của mình để phán quyết một thẩm quyền nhất định là thuộc về chủ thể nào; một văn bản được ban hành có đúng thẩm quyền hay không, toàn bộ hay một phần của văn bản là hợp hiến hay vi hiến; một hành vi vi phạm Hiến pháp sẽ bị xử lý.
Tuy nhiên, Hiến pháp Áo cũng quy định “đối với trường hợp tuyên một văn bản vi hiến hoàn toàn nhưng chưa có hiệu lực trên thực tế thì trong quyết định sẽ ấn định một khoảng thời gian không quá 18 tháng để cho các nhà lập php sửa đổi cho phù hợp; nếu quá thời hạn trên mà văn bản đó không được sửa đổi thì nó đương nhiên vô hiệu”. 6. Kết luận
Như vậy, có thể chỉ ra những đặc điểm chính của mô hình Toà án Hiến pháp Áo như sau:
Là một cơ quan được thành lập theo quy định của Hiến pháp, với vị trí là một cơ quan chuyên trách, hoạt động trên nguyên tắc công khai, độc lập, quyết định theo đa số, với nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ Hiến pháp. Thông qua nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của mình, Toà án Hiến pháp Áo đã thể hiện được vai trò giữ thế ổn định và cân bằng quyền lực trong toàn hệ thống chính trị; đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống pháp luật và pháp chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Cộng hoà Áo.
Các điều kiện để trở thành một thẩm phán, cơ chế bảo đảm tính độc lập của Toà án Hiến pháp Áo được quy định rất cụ thể, chi tiết và đầy đủ; thành phần của Toà án Hiến pháp có sự tham gia của đại diện nhiều nhánh quyền lực giúp cho các quyết định thật sự mang tính khách quan và chỉ tuân theo pháp luật.
Tuy nhiên, các quy định về chủ thể được quyền đề nghị xem xét tính hợp hiến lên Toà án Hiến pháp còn quá rộng, chưa có quy định thật sự rõ ràng và phân cấp theo từng đối tượng; trong khi đó quyền năng của Toà án Hiến pháp lại bị giới hạn trong phạm vi những đề nghị đó nên đã dẫn tới tình trạng Toà án Hiến pháp bị quá tải, chưa phát huy hết được vai trò của mình. Ước tính trung bình Toà án Hiến pháp Áo phải giải quyết 2.000 vụ trong một năm với hơn 11.000 đơn khiếu kiện về các đạo luật liên quan tới thuế.
Quy định Toà án Hiến pháp họp toàn thể, định kỳ 4 lần một năm đã hạn chế tính năng động, thời sự của Toà án Hiến pháp. Nên quy định Toà án Hiến pháp sẽ họp và giải quyết khi có vụ việc phát sinh và có đề nghị của các chủ thể đã được phân cấp rõ ràng theo đối tượng.
Những quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu cũng như các quyết định của Toà án Hiến pháp Áo thể hiện sự tiến bộ, khoa học. Có một cơ sở dữ liệu trên máy tính được lưu trữ tại Văn phòng Liên bang là một nguồn tư liệu tổng hợp và đầy đủ giúp ích cho công tác xây dựng pháp luật và phục vụ tốt công tác tra cứu.
*
ThS. Bùi Huy Tùng - Học viện hành chính quốc gia
Nguon: Nghien Cuu Lap Phap - Van Phong Quoc Hoi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét