phong kiến điều này dễ hiểu. Nhưng thời Pháp thuộc, các từ gốc Âu vẫn cứ phải qua sách báo chữ Hán để nhập nội, nói lên ảnh hưởng quá sâu của văn hoá Trung Hoa. Nguyên tử, vi trùng, dân chủ, tự do… dù viết bằng quốc ngữ vẫn được khuân về từ sách chữ Hán.
Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013
'Trí thức', một từ nhập nội
11:18
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nhận ra nội dung khác lạ của một từ mới
Số từ ngữ gốc Hán chiếm quá nửa hoặc 2/3 kho từ vựng của ta, Dưới thời
phong kiến điều này dễ hiểu. Nhưng thời Pháp thuộc, các từ gốc Âu vẫn cứ phải qua sách báo chữ Hán để nhập nội, nói lên ảnh hưởng quá sâu của văn hoá Trung Hoa. Nguyên tử, vi trùng, dân chủ, tự do… dù viết bằng quốc ngữ vẫn được khuân về từ sách chữ Hán.
phong kiến điều này dễ hiểu. Nhưng thời Pháp thuộc, các từ gốc Âu vẫn cứ phải qua sách báo chữ Hán để nhập nội, nói lên ảnh hưởng quá sâu của văn hoá Trung Hoa. Nguyên tử, vi trùng, dân chủ, tự do… dù viết bằng quốc ngữ vẫn được khuân về từ sách chữ Hán.
Duy “trí thức” là ngoại lệ. Nó do ông cha ta tạo ra để chuyển nghĩa “intellectuel” (Pháp),
Hẳn sĩ phu Trung Quốc
cũng sớm biết tới “intellectuel”, nhưng họ dịch là “tri thức phần tử”. Ở
đây, “phần tử” là người (như, phần tử phản động, phần từ bất mãn…).
Vậy, trí thức là “người hiểu biết” – chẳng qua, cũng cùng nội hàm với
“người có học” của ta.
Sau
Đông Kinh Nghĩa Thục, giới “có học” nước ta thông hiểu cả chữ Hán và
chữ Pháp. Để chuyển ngữ “intellectuel”, các cụ không dùng những từ có
sẵn (như: người “có học”, kẻ sĩ, sĩ phu, học giả hoặc bác học…v.v.) . Mà
là “trí thức” (trí tuệ và thức tỉnh?). Hẳn các cụ đã cân nhắc kỹ khi
nhận ra một khái niệm rất mới mẻ, hàm chứa trong “trí thức”. Gần trăm
năm rồi, liệu con cháu có cần nhớ tới lựa chọn của cha ông nữa hay
không?.
Với chính dân Pháp, “intellectual” cũng rất mới
Nó
mới về hình thức, vì vốn là tính từ nhưng có người (liều lĩnh) sử dụng
như danh từ… Nhưng quan trọng là dần dần mọi người nhận ra nó gói ghém
một nội dung mới.
“Intellectuel”
ra đời trong cuộc tranh luận sôi sục khiến xã hội Pháp bị chia thành
hai phe đối lập, kéo dài suốt mấy năm liền. Rốt cuộc, chân lý đã thắng –
dù do thiểu số khởi xướng. Và té ra “trí thức” không xấu xa như đa số
từng nghĩ, mà ngược lại. Qua tranh cãi dân chủ, xã hội Pháp trưởng thành
vượt bậc, dân trí Pháp mở mang chưa từng thấy.
Đến nay, mọi ấn phẩm nghiêm trang nói về xuất xứ, đặc trưng và định nghĩa trí thức… đều ít nhất đã tham khảo hai cứ liệu:
a) bài báo có tên Tuyên Ngôn của Trí Thức – là nơi “trí thức” chính thức xuất hiện.
b) thái độ và hành vi của nhân vật đứng đầu bản Tuyên Ngôn trên – người tiêu biểu cho phẩm cách trí thức.
Người
đưa ra từ “trí thức” , tiến sĩ Clémenceau, vị thủ tướng tương lai, lúc
này đang là chủ bút báo L'Aurore (Bình Minh) - nổi tiếng là tờ báo tiến
bộ. Tuy nhiên, “trí thức” được xã hội chấp nhận không phải do học vị cao
hoặc chức danh lớn của người sáng tạo ra nó. Nó sống khoẻ là nhờ bầu
không khí dân chủ và tự do tiếp sinh lực cho nó. Vẫn biết, trước Zola
từng có những người “có học” không khuất phục trước uy vũ; nhưng khi đó
hàm lượng dân chủ và tự do trong xã hội chưa đạt mức để lớp “trí thức”
ra đời.
Mọi
chế độ độc tài từ thời phong kiến tới hiện nay đều sợ, nghi kỵ, ghét và
kỳ thị trí thức (nhẹ nhất dùng những tên gọi khinh thị, thô tục), nhưng
lại rất biết vuốt ve một số người “có học” tận tuỵ phục vụ và tâng bốc
chính quyền. Mầm trí thức vừa nhú. lập tức bị hai chiếc còng trói cả
chân lẫn tay, bất nhúc nhích.
Ngay ở xã hội dân chủ Pháp, “trí thức” ban đầu đã bị mỉa mai, chỉ trích
Mà
lực lượng chỉ trích lại là đa số người “có học”. Họ càng lợi thế khi
dẫn dắt dư luận của một khối dân chúng khổng lồ - dưới danh nghĩa yêu
nước, yêu thể chế cộng hoà.
Thập
niên 1890, nguy cơ chiến tranh với Đức đã hiển hiện, khiến dân Pháp đề
cao và chiều chuộng hết mức giới quân sự, đồng thời rất lo lắng và cảnh
giác với “bọn phản bội”. Công dân có gốc Do Thái càng dễ bị nghi ngờ.
Thì
rất đúng lúc, toà án quân sự Pháp phát hiện và kết án đại uý Dreyfus là
“gián điệp” (1894), Cả nước Pháp trút mọi giận dữ vào viên sĩ quan khốn
khổ này (1894). Còn tên gián điệp thật, người Hung, vẫn chưa lộ mặt.
Hỏi, ai dám lên tiếng bênh Dreyfus?
Rất
ít người sáng suốt nhận ra những sai lầm của ngành Tư Pháp trong thủ
tục điều tra và xét xử, từ đó đưa đến một bản án oan, nhưng lại được chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan làm che lấp đi.
Rốt cuộc, Lập Pháp cũng bỏ phiếu bênh che bản án sai. Khi nhận ra sai,
cả hệ thống không còn đủ can đảm sửa chữa nữa.
Trong
bối cảnh trên, nhà văn Zola đã lên tiếng chống lại bản án. Bài báo “Tôi
phản đối…” (J'accuse…) của ông - chiếm cả trang nhất báo L'Aurore số ra
ngày 13-1-1898 - quả là việc thách thức dư luận. Tiếp, đến bức thư mang
tính “tuyên ngôn” do Emile Zola và Anatole France đứng đầu thì quả là
họ đã đổ dầu vào lửa, để hứng chịu mọi công phẫn của dân chúng đang được
đa số giới “có học” khích lệ. Họ nhân danh Tổ Quốc, “thể chế” và lòng
yêu nước để chống lại phe “trí thức” bằng mọi ngôn từ dè bỉu, miệt thị.
Trong vô số những người “có học” chống lại nhóm Zola, hăng hái nhất là 3
vị Viện sĩ hàn lâm: Charle Maurras, Maurice Barrès và Ferdinand
Brunetière – chưa kể 19 vị viện sĩ khác. Những bài báo của 3 vị này
khiến nhóm “trí thức” bị nhìn bằng con mắt đầy khinh miệt. Không chỉ
thế, còn nhiều cuộc biểu tình ủng hộ quân đội, toà án, chống Do Thái,
bênh thể chế, với tiếng hô “treo cổ Zola”… đã nổ ra khắp nước Pháp.
Trong
những năm dấn thân, Emile Zola thật sự bị đàn áp. Quốc Hội bỏ phiếu
truy tố (312/122 phiếu). Riêng bài J'Accuse... đã đủ để ông bị kết tội
vu khống, mức phạt ban đầu 3000 franc và có thể tù 1 năm (phải đi trốn).
Gia sản bị tịch biên, huân chương bị thu hồi, mất hẳn cơ hội vào Viện
hàn lâm… Ngay cái chết cũng bị nghi do ám sát.
Thái độ khi sử dụng những từ ngữ khoa học nhập nội
Trong
khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ
hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng.
Đó là quyền.
Nhưng
phải có thái độ đúng - thể hiện sự lương thiện: a) phải biết ơn người
sáng tạo ra nó; và b) phải tôn trọng nội dung “gốc” của từ ngữ.
Chúng
ta có thể phát triển nghĩa “gốc” của từ để phù hợp với sự phát triển
nhận thức chung. Đó cũng là quyền. Nhưng không được tuỳ tiện, thiếu cơ
sở.
Thật
khó hiểu, nếu trong một cuộc thảo luận về định nghĩa mà các ý kiến cứ
bắt đầu bằng “theo tôi, nguyên tử là…”, hoặc “theo tôi, trí thức là…”.
Còn
chuyện bóp méo khái niệm gốc của một từ, thậm chí biến trắng thành đen,
tốt thành xấu… thì quả là thiếu lương thiện. Tự do, dân chủ, nhân
quyền… đều mang ý nghĩa tốt, cao đẹp, được nhập nội từ châu Âu vào Việt
Nam. Tác dụng tích cực của chúng là nâng cao dân trí, thúc đẩy cuộc đấu
tranh chống áp bức, nô dịch. Và cả xây dựng xã hội tiến bộ (mà nơi sáng
tạo từ ngữ đã đi trước chúng ta hàng trăm năm).
Do
vậy, chớ nên nói hay viết “dân chủ kiểu tư sản”, “tự do kiểu phương
tây” nếu với mục đích làm xấu một khái niệm vốn dĩ cao cả; gây hiểu lầm
cho bạn đọc. Hồ Chí Minh không bao giờ làm như vậy.
Sức mạnh ngôn ngữ của số đông
“Người
có học” là từ được số đông dân chúng sử dụng từ rất lâu nay - để chỉ
lớp người có trình độ học vấn cao hơn hẳn mặt bằng chung. Nhưng nghe có
vẻ bình dân quá. Ít oai. Đúng dịp, xuất hiện “trí thức”, nghe oai hơn
hẳn, thay thế cho “người có học” – do vậy được số đông “người có học” sử
dụng. Nó vào cả những từ điển phổ thông. Nghĩa gốc của “trí thức” đã bị
ngôn ngữ số đông làm thay đổi đi. Trải nửa thế kỷ, nhiều người từ khi
biết chữ đã được dạy trí thức đồng nghĩa “có học”. Tra từ điển cũng thấy
thế.
Tuy
nhiên, khi bàn về chức năng, sứ mệnh và phẩm chất cao cả ở một số người
“có học” – khác với số đông, chúng ta lại phải tìm về nghĩa ban đầu của
từ trí thức.
Do
vậy, dẫu có hàng trăm ý kiến đang tồn tại – dù đó là của người thường
hay người học hàm rất cao, thậm chí nằm trong một nghị quyết quan trọng -
nhưng phân loại chúng rất dễ. Vì chúng chỉ gồm hai loại: theo nghĩa
quen dùng, hay theo nghĩa gốc.
GS Nguyễn Ngọc Lanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét