Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Tầm nhìn Karl Marx và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại

Luận điểm cơ bản của chủ thuyết kinh tế thị trường - "Hãy để thị trường tự quyết và hành xử những vấn đề của nó" - đang lung lay nghiêm trọng khi vô số công ty, tập đoàn tư nhân khổng lồ của Mỹ và châu Âu giờ đây buộc phải chịu sự "bảo kê" của nhà nước.


Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều ý kiến khơi dậy tư tưởng cũng như những phân tích mặt trái chủ nghĩa tư bản mà Karl Marx từng đưa ra cách đây hơn một thế kỷ...
Gần đây, quyển “Das Kapital” (Tư bản luận) của ông đang trở thành sách gối đầu giường cho nhiều người phương Tâỵ. Trong “Das Kapital”, Marx nhấn mạnh giới chủ làm giàu trên xương máu họ. Và giới trùm tư bản sẽ phải đổ sụp dưới sức nặng của những mâu thuẫn nội tại. Có vẻ như điều này hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra với tập đoàn tài chính bị phá sản mới đây Lehman Brothers cũng như nhiều tập đoàn tài chính tư bản khác. Chẳng phải tự nhiên mà trong bài viết gần đây trên Washington Post, tác giả Anthony Faiola đã đặt câu hỏi rằng liệu có phải chủ nghĩa tư bản Mỹ đang đến hồi cáo chung hay không?

Từ thập niên 30 thế kỷ trước đến nay, hệ thống ngân hàng Mỹ luôn là biểu tượng của sức mạnh kinh tế Mỹ và nó cũng khơi dậy và kích thích chủ thuyết kinh tế thị trường tự do được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, hình ảnh đó đang bị bóp méo, khi hàng loạt ngân hàng khổng lồ bị phá sản hoặc nằm cheo leo trên bờ vực đến mức nhà nước phải “tiếp máu” khẩn cấp để tránh những cái chết lâm sàng. Chính phủ Mỹ thậm chí nghĩ đến việc quốc hữu hóa một phần hệ thống ngân hàng bằng nhiều giải pháp can thiệp trong đó có việc mua phần lớn cổ phiếu nhằm có thể tái lập niềm tin công chúng như một phần trong chương trình giải cứu trị giá 700 tỉ USD.

Ý tưởng chính phủ sở hữu khu vực tài chính, cho dù chỉ nắm một tỉ lệ nhỏ, cũng đã đi ngược hoàn toàn với những gì mà những người theo thuyết thị trường truyền thống từng tin vào. Với sự can thiệp vào những trường hợp Fannie Mae, Fređie Mac, AIG... từ Chính phủ Mỹ, nhiều kinh tế gia đang tự hỏi còn đâu nữa giá trị của tinh thần thị trường tự do, một khi nhà nước phải nhúng tay vào.

Không chỉ nhúng tay, trong thực tế, Mỹ cũng như châu Âu thật ra phải can thiệp thật sâu vào tận “ruột gan” hệ thống tài chính để lôi ra những “khối u” của nền kinh tế thị trường. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà 3 thập niên qua Mỹ từng cổ xúy (kêu gọi chính phủ các nước đang phát triển ngưng can thiệp vào thị trường và hãy để thị trường tự xử lý vấn đề của nó).

"Nhiều nước trên thế giới từng ngưỡng mộ chúng ta bởi sự vận hành kinh tế của chúng ta; và chúng ta cứ liên tục nói với họ rằng nếu họ muốn giống mình thì đây là việc phải làm: trao quyền cho thị trường" - phát biểu của Joseph Stiglitz, Giáo sư kinh tế từng đoạt giải Nobel (hiện giảng dạy tại Đại học Columbia) - "Vấn đề bây giờ là chẳng ai kính trọng mô hình kinh tế ấy nữa khi xảy ra cuộc khủng hoảng lần này. Và dĩ nhiên cũng nảy sinh thêm câu hỏi về sự đáng tin của chúng ta".

Trong bối cảnh như vậy, chưa ai dám nói chủ nghĩa tư bản đã đến hồi cáo chung nhưng những gì Karl Marx từng cảnh báo nay bắt đầu được nhìn lại với một tinh thần mớị Martin Jacques - một trong những nhà nghiên cứu học thuyết Marx nổi tiếng nhất hiện nay (hiện là cây bút bình luận của nhiều tờ báo chính thống Anh; Giáo sư thỉnh giảng Trường Kinh tế London, Đại học Nhân Dân, Trung Quốc, Đại học Aichi, Nhật Bản...) nhận định rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy chủ nghĩa tư bản luôn tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng, và rằng "ở một ý nghĩa nào đó, Marx đã đúng".

Giáo sư Eric Hobsbawm - một trong những sử gia lỗi lạc về nghiên cứu Karl Marx (hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Birkbeck thuộc Viện Đại học London) - cũng nhấn mạnh đến tính tiên tri trong luận thuyết của Marx khi ông phân tích chủ nghĩa tư bản dưới góc độ toàn cầu hóa cùng những giai đoạn khủng hoảng và chuỗi bất ổn kinh tế có tính định kỳ, ở thời mà toàn cầu hóa chưa được xem là một khái niệm phổ quát như hiện nay. Và với Frank Furedi, Giáo sư xã hội học Đại học Kent, "lý thuyết nền tảng của Marx khi soi rọi và nhìn thẳng vào đặc tính cấu trúc xã hội đã được thể hiện rõ ở những sự kiện gần đây... Trong nhiều góc độ, những gì ông ấy (Marx) thấy chính là sự tồn tại song song của sức mạnh hủy diệt nằm bên trong hệ thống chủ nghĩa tư bản".

Và Mick Hume, cây bút bình luận theo chính kiến tự do của tờ Times of London, kết luận: "Marx đã đúng khi nhận diện và phân tích khuynh hướng dẫn đến khủng hoảng bên trong hệ thống tư bản chủ nghĩa dù ông không bao giờ dự báo hệ thống sẽ sụp đổ một cách không thể tránh khỏi. Nhiều người ngày nay không hề đọc hoặc hiểu Marx đang cố biến Karl Marx thành nhà tiên tri chống tư bản, trong khi thực tế ông là nhà khoa học xã hội mang tư tưởng cách mạng. Marx luôn nhấn mạnh đến giải pháp xử lý khủng hoảng cần đến yếu tố chính trị, rằng con người tạo nên lịch sử của chính mình”.

Bất luận thế nào, chủ nghĩa tư bản cũng đang bị bóp méo dữ dội bởi giới bình luận kinh tế học, khi người ta dùng những từ mỉa mai đại loại "chủ nghĩa tư bản lộn đầu được sự bảo trợ của nhà nước"; hoặc "giải cứu chủ nghĩa tư bản từ những nhà tư bản". Gần đây, Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy đã đề xuất việc “tái lập nền tảng chủ nghĩa tư bản” sau khi nói rằng, việc các quỹ đầu tư mạo hiểm và những thể chế tài chính lâu nay không được kiểm soát chặt chẽ là "một thứ chủ nghĩa tư bản phản bội với loại chủ nghĩa tư bản mà chúng ta tin vào".
S.T

0 nhận xét:

Đăng nhận xét