Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là văn kiện Quốc Tế về các quyền cơ bản của
con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12
năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được
dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ khác nhau và là tuyên ngôn nhân quyền đầu
tiên trên thế giới. Bản tuyên ngôn bao gồm
30 điều đã được xây dựng trong các thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân
quyền, hiến pháp và luật pháp quốc gia, trong đó hai điều đầu tiên của
Tuyên ngôn khẳng định rằng: “tất cả mọi người, không phân biệt,
sinh ra đều tự do, bình đẳng về phẩm giá và các quyền và nhấn mạnh các
nguyên tắc cơ bản của sự bình đẳng, không phân biệt trong việc hưởng
các quyền và tự do cơ bản” (1).
Đến
năm 1966 có thêm hai công ước quốc tế về quyền con người là Công Ứớc
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (2) và Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (3) được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
thông qua. Cả hai công ước này có hiệu lực kể từ năm 1976.
- Công
Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị nêu tổng quan các quyền
dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký
kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân,
bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội
họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự
pháp luật.
- Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa quy định các nước tham gia Công ước phải cam kết
trao các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cá nhân, bao gồm
quyền công đoàn và quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, và quyền
được đảm bảo mức sống phù hợp.
Ngày
20 tháng 9 năm 1977, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã
gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ). Như vậy đương nhiên nhà nước CSVN phải
chấp nhận và thực thi những nguyên tắc sinh hoạt cũng như tinh thần các
nghị quyết của tổ chức quốc tế này, trong đó Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền là một văn kiện căn bản. Sau đó, CHXHCNVN cũng ký kết và
thông qua hai Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa vào ngày tháng 09 năm 1982.
Những
điều căn bản về quyền con người (nhân quyền) trong 30 điều khoản của
bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có thể được liệt kê như sau:
- Không
một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối
xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
- Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.
- Tất cả mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị
phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ
thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn
đến kỳ thị như vậy.
- Mọi người đều có quyền được bảo
vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các
hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.
Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể. Không ai
có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
- Mọi người đều có quyền tự do
ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà
không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá
tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không
một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
- Mọi người đều có quyền tham gia
vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại
biểu được tuyển chọn một cách tự do. – Mọi người đều có quyền đón nhận
những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng. – Ý muốn của
người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải
được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự. Bằng phiếu kín,
qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu hay các phương thức
tương đương của bầu cử tự do.
- Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy
đã gia nhập LHQ và hứa hẹn thực thi những điều được ghi trong Bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các công ước liên hệ, nhưng trên thực
tế thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn liên tục vi phạm những điều khoản
về quyền con người trong bản tuyên ngôn mà họ đã ký kết tôn trọng.
Đáng kể và nghiêm trọng nhất là sự vi phạm những quyền được quy định ở
điều 68 (tự do đi lại và cư trú), 69 (tự do ngôn luận, báo chí; quyền
được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình), 70 (tư do tính
ngưỡng, tôn giáo) hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN. Bài viết này sẽ
chỉ đề cập về sự vi phạm các quyền tự do được quy định trong điều 69
hiến pháp nước CHXHCNVN.
1- Quyền Thông Tin hay Tự do ngôn luận
Như
đã được liệt kê ở trên, quyền tự do thông tin, hay tự do ngôn luận, là
quyền được tự do phát biểu những quan điểm mà không bị kiểm duyệt hoặc
hạn chế. Quyền này bao gồm cả việc tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ
thông tin hoặc quan niệm, bằng mọi phương tiện truyền thông. Tự do ngôn
luận là một trong những quyền căn bản của con người được quy định
trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai khoản đầu tiên của điều 19
Công Ứớc Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Thế
nhưng, nhà cầm quyền CSVN cho đến nay vẫn tiếp tục triệt tiêu các
quyền nêu trên bằng mọi cách, từ việc ban hành các nghị định, pháp lệnh
(đặc biệt là điều 79 và điều 88 bộ luật hình sự) để hạn chế chặt chẽ
hay tước bỏ hẳn những quyền cơ bản đó của con người, đến những hành vi
trấn áp thô bạo tất cả những ai thực thi các quyền đó.
Điều
66, Hiến pháp Việt Nam quy định rằng thanh niên được Nhà nước bồi
dưỡng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp quy định Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chủ đạo, tất cả
mọi tầng lớp nhân dân phải tuân theo. Thực tế cho thấy các phát ngôn,
hành động đi ngược lại các tư tưởng này đều bị dẹp bỏ (4); những ai
thực hiện điều vừa kể đều bị bắt bớ và bỏ tù (như Cù Huy Hà Vũ, Trần
Huỳnh Duy Thức,…). Ở Việt Nam có ban Tư tưởng và Văn hóa Trung ương
trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền.
Hiện
tại, Việt Nam chưa có báo tư nhân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ
thị nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức. Ông cũng khẳng
định rằng “Pháp luật Việt Nam cấm báo chí tư nhân, và chỉ thị hợp với nguyện vọng nhân dân” (5).
Về quyền tự do báo chí cùng với luật báo chí tại Việt Nam, một trí
thức hàng đầu của Việt Nam là tiến sĩ Nguyễn Quang A, qua cuộc phỏng
vấn của đài RFI ngày 28/11 vừa qua (6), nhận định rằng: “Lẽ ra Luật
báo chí là luật tạo điều kiện cho người dân thực hiện cái quyền tự do
báo chí của mình, thì lại trở thành một luật thực sự dùng để quản lý
báo chí. Thì như vậy, nó không giúp gì cho người dân thực hiện quyền
hiến định của mình hết.”
Trong
thời đại tin học ngày nay, trước sự phát triển vũ bão của mạng lưới
thông tin toàn cầu, nhà nước CSVN tìm cách trấn áp Quyền Tự Do Thông
Tin trên mạng bằng nhiều nghị định hành chánh, được gọi là để “quản lý
việc thông tin trên mạng”; đồng thời theo dõi, bao vây kinh tế, khủng
bố hoặc bắt bớ giam giữ những người bày tỏ quan điểm, ý kiến ngược với
quan điểm của đảng VSVN. Hành vi khủng bố mới nhất vừa xẩy ra mới đây
là việc bao vây kinh tế, khủng bố blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và các con
của ông (đều là blogger). Tính đến đầu năm 2011 số người bị bắt tù vì phát biểu trên internet là 17 người, đông thứ nhì trên thế giới.
Sau
các nỗ lực ngăn chận tại các cổng chính vào mạng Internet không kết
quả, nhà cầm quyền CSVN chỉ thị cho mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Internet thuộc phạm vi Hà Nội, kể cả tại các khách sạn, nhà hàng, văn
phòng, sân bay, bến xe, phải cài đặt nhu liệu giám sát trên máy chủ.
Mục tiêu chính của nhu liệu này là để ngăn chận việc truy cập vào một
số trang mạng và theo dõi người sử dụng.
Đây
là hành vi mới nhất trong một chuỗi dài các nỗ lực trong nhiều năm qua
nhằm xiết lại quyền Tự Do Thông Tin trên mạng của người dân. Bên cạnh
những việc như cố tình cản trở các truy cập vào một số trang mạng xã
hội như Facebook, thì nhà cầm quyền Hà Nội còn lén lút gài mã độc vào
những nhu liệu miễn phí có nhiều người dùng để dò thám, đồng thời mở
nhiều chiến dịch đánh phá những trang mạng có nội dung truyền bá sự
thực và cổ võ tinh thần yêu nước. Hanh vi này của CSVN đã được chính
Trung tướng công an Vũ Hải Triều công khai xác nhận trong một cuộc họp
báo.
Việc
nhà cầm quyền phải gấp rút đầu tư nhân và tài lực vào hàng loạt những
hành vi phạm pháp nêu trên, cũng như chấp nhận sự khinh bỉ của công
luận thế giới về những bước đi ngược chiều với xu thế tiến hóa của nhân
loại, đã cho thấy sự hốt hoảng của họ. Giới lãnh đạo CSVN rất lo ngại
trước sự kiện nhờ mạng lưới Internet, người dân đang biết ngày một
nhiều hơn và truyền cho nhau nhanh chóng hơn những chứng tích tham
nhũng của các quan chức, những hình ảnh tàn bạo của công an, những tội
ác chồng chất của họ đối với nhân dân, và quan trọng hơn cả, những bằng
cớ bán đứng từng phần đất nước ngày một trắng trợn hơn của bộ phận
lãnh đạo cao nhất của chế độ.
Với
sự áp chế gắt gao quyền tự do ngôn luận của chế độ, người ta không
ngạc nhiên khi CSVN luôn luôn bị xếp hàng cuối bảng trong danh sách xếp
hạng quyền tự do báo chí trên thế giới hàng năm, cùng với Trung Quốc,
Cuba, Ai Cập, Iran, Miến Điện, CHDCND Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Syria,
Tunisia, Turkmenistan vàUzbekistan. Năm 2010 Tổ chức theo dõi tự do báo
chí Phóng Viên Không Biên Giới xếp Việt Nam ở vị trí thứ 165 trên tổng
số 178 nước trong bảng danh sách; đồng thời giữ tên Việt Nam lại trong
danh sách Kẻ thù của mạng internet.
2- Tự do lập hội
Tự
do lập hội là quyền tự do kết giao, tổ chức bất kỳ các nhóm, tập hợp,
câu lạc bộ, hay các tổ chức mà con người muốn. Đây là một quyền quan
trọng tại các chế độ dân chủ tự do, nơi người dân có thể thành lập hay
gia nhập bất kỳ đảng chính trị, hay công đoàn nào mà không bị chính
quyền ngăn cản hay giới hạn.
Hiện
nay tại Việt Nam nhà cầm quyền nghiêm cấm các hoạt động tự do hội họp.
Các đảng phái chính trị đối lập đều không được phép hoạt động hoặc
hưởng một sự khoan nhượng nào. Chính quyền nghiêm cấm việc thành lập
hợp pháp các tổ chức tư nhân, độc lập và yêu cầu mọi người phải hoạt
động trong các tổ chức quần chúng do đảng CSVN thành lập, kiểm soát và
đặt dưới sự quản lý của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Dù kiểm soát chặt
chẽ như vậy nhưng chế độ vẫn nơm nớp lo sợ. Phát biểu của ông Hoàng Hữu
Phước tại nghị trường quốc hội mới đây về việc nếu để cho tự do lập
hội thì Mặt Trận Tổ Quốc có nguy cơ bị xoá sổ, đã cho thấy nỗi sợ hãi
của chế độ trong lãnh vực tự do lập hội. Cũng trong cuộc phỏng vấn của
đài RFI đã được đề cập ở trên, tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nói về một
thực tế phản ảnh sự sợ hãi của CSVN đối với việc tự do lập hội như sau:
“Thí dụ như Luật lập hội, cũng là cái quyền của công dân, được
hiến định trong Hiến pháp. Nhưng Quốc hội mấy khóa, chứ không phải mấy
phiên họp, thảo luận đi, thảo luận lại, đến mười mấy lần dự thảo, các
hội thảo đủ thứ, nhưng sau rồi lại ỉm đi….”
Điều
4 Hiến Pháp của nước CHXHCNVN quy định sự lãnh đạo toàn diện của đảng
CSVN đối với đất nước và xã hội, trong đó có việc việc lãnh đạo và chỉ
đạo các đoàn thể, tổ chức,…. tự nó đã đi ngược lại điều 20 Bản Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết, khi gia nhập Liên Hiệp
Quốc năm 1977. Điều 69, Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do lập hội,
hội họp và biểu tình của công dân, và luật pháp Việt Nam cũng không có
điều nào quy định hoạt động đảng phái hay hội đoàn là phạm pháp, nhưng
CSVN vẫn nại cớ chưa có luật thành lập hội để cấm đoán việc thành lập
hội hay đảng phái. Họ đương nhiên coi việc thành lập một đảng phái
chính trị là vi phạm luật pháp. Một điều nghịch lý là, mặc dù viện dẫn
lý do chưa có luật về lập hội để ngăn cấm sinh hoạt hội đoàn và đàn áp
những ai thực thi quyền hiến định đó, nhưng đảng CSVN, cũng chỉ là một
đảng phái theo định nghĩa, lại vẫn hoạt động từ trước đến nay.
3- Tự do biều tình, hội họp
Điều
69, Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do lập hội, hội họp và biểu
tình của công dân, nhưng thực ra thì quyền tụ tập (chứ nói đến biểu
tình) của công dân bị nhà nước hạn chế hoặc gần như bị cấm đoán hẳn qua
nghị định số 38 cấm tụ tập đông người của nhà nước CSVN. Trả lời phỏng
vấn của đài RFI ngày 28/11 vừa qua, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A Qua nhận
định về nghị định 38 như sau: Cái nghị định 38, nếu mà đọc hết tất
cả, mà thay cái chữ ’tụ tập đông người’ bằng ’biểu tình’, thì lập tức
nhìn ra rằng, nội dung của nghị định ấy là vi hiến ngay, nó ngược với
quyền biểu tình của công dân ở điều 69 của Hiến pháp. Nếu mà cơ quan
hành pháp, cụ thể là bộ Công an, là người không bao giờ muốn có một
chuyện như thế mà được soạn thảo, thì họ cũng là một nhóm lợi ích, họ
phải làm sao lợi ích của họ được thực hiện dễ nhất. Vừa đá bóng, vừa
thổi còi thì không ổn được”.
Cuối
năm 2007, các cuộc biểu tình của sinh viên, giới trí thức về Hoàng Sa,
Trường Sa bị ngăn cấm, một số người tham gia, vì nhiều lý do khác
nhau, bị giam giữ, cảnh cáo hoặc đi tù (như Người Buôn Gió, Điếu Cày,
Phạm Thanh Nghiên, Mẹ Nấm…). Mặc dù bị cấm đoán nghiêm ngặt, nhưng
trước những hành vi xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Cộng,
vào giữa năm nay (2011), đã nổ ra một loạt những cuộc biểu tình yêu
nước ở Hà Nội và Sài Gòn. Sự lúng túng của nhà cầm quyền trong việc đối
phó với những công dân thực hiện quyền biểu tình (là một quyền hiến
định) đã thể hiện qua một bản thông báo cấm biểu tình đi ngược với luật
pháp do thành phố Hà Nội phổ biến. Thế nhưng, bản thông báo đóng dấu
treo, không có số, không có chữ ký và không ai trách nhiệm đó lại là
nền tảng cho việc công an bắt bớ rộng lớn, tra hỏi nhiều người biểu
tình trong cuộc biểu tình 21/08/2011; buộc tội “Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ”.
Đảng Việt Tân, một đảng chính trị đấu tranh cho tự do, nhân quyền tại
Việt Nam, đã luôn luôn bị nhà cầm quyền vu khống “xúi dục, sách động”
những cuộc biểu tình yêu nước đó. Không những thế, trên Youtube và nhiều
hình ảnh được loan tải rộng rãi trên mạng lưới internet đã cho thấy
công an không chỉ bắt bớ, mà còn dùng nhiều hành vi thô bạo khác như
đánh đập, đạp lên mặt người biểu tình, vv….. Tình hình người dân muốn tụ
tập và phát biểu chính kiến tuy được bảo đảm trong Hiến pháp không
chấp hành, nên mãi đến cuối tháng 9 năm 2011, nhà nước CSVN mới đưa ra
dự án “Luật biểu tình”. Dự án này được giao cho Bộ Công an soạn.
Kết luận
Tóm
lại, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã ra đời trên 60 năm qua, và
được bổ xung bởi 2 công ước quốc tế về quyền con người; các điều khoản
nhân quyền từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá một
chính phủ có tôn trọng nhân quyền hay không. Nhưng tại Việt Nam, sau
hơn 30 năm gia nhập LHQ, và dù nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ
3, nhà nước CSVN vẫn chà đạp những quyền phổ quát và cơ bản của con
người; làm ngược lại những gì họ đã cam kết với cộng đồng thế giới.
Những hành vi đó là thước đo cho mức tụt hậu thê thảm của đất nước và
dân tộc Việt Nam. Những biện bạch của nhà nước CSVN trước thế giới về
sự vi phạm nhân quyền của họ chẳng những không tẩy xoá được các vết nhơ
trên bộ mặt của nhà cầm quyền, mà trong nhiều trường hợp còn làm xấu
thêm bộ mặt vốn đã nhem nhuốc đó; mà sự so sánh hàm hồ, khập khễnh mà
học sinh tiểu học cũng nhận thấy, giữa các cuộc biểu tình yêu nước tại
Việt Nam với các cuộc biểu tình tại Anh Quốc của ngoại trưởng Phạm Bình
Minh trong phiên họp khoáng đại năm nay của Liên Hiệp Quốc là một thí
dụ điển hình. Từ đó người ta cũng nhận ra rằng, tại một diễn đàn thế
giới quan trọng như vậy mà với tư cách của một bộ trưởng ngoại giao ông
Phạm Bình Minh còn ăn nói hàm hồ đến thế, thì tại Việt Nam nhà cầm
quyền, đặc biệt là công an, sẽ còn ngang ngược và coi thường người dân
đến mức độ nào.
Bên
cạnh những làn sóng phản đối dồn dập của các tổ chức nhân quyền quốc
tế và dư luận thế giới về những vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN,
đặc biệt vào đầu tháng 11 năm nay, Ủy Ban Kiểm Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của
Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention)
còn phổ biến bản đánh giá “đã phát hiện việc bắt giam nhà hoạt động
xã hội, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, là ‘vô căn cứ’ và ‘vi phạm điều 9
và điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà
Việt Nam là một thành viên’; đến ngày 28 tháng 11, uỷ ban này của
LLHQ lại phổ biến thêm một phán quyết khác, tố cáo nhà cầm quyền CSVN
đã vi phạm nhân quyền, quyền tự do tham gia đoàn thể, và quyền tự do
tham gia sinh hoạt dân sự của 7 người (trong đó có những đảng viên Việt
Tân), mà nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ và xử án hồi tháng 5 vừa
qua.
Thế
giới ngày nay không còn chỗ đứng cho các “bức màn tre”, “màn sắt” của
hơn 40 năm về trước để bưng bít sự thực trước dư luận thế giới. Nhà cầm
quyền CSVN hoặc phải trả lại những nhân quyền cơ bản cho công dân của
mình, hoặc nhân dân sẽ phải vùng lên để dành lại những quyền đó. Đây là
hai điều tất yếu sẽ phải đến, không có con đường nào khác.
—
(3)http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_v%E1%BB%81_c%C3%A1c_Quy%E1%BB%81n_Kinh_t%E1%BA%BF,_X%C3%A3_h%E1%BB%99i_v%C3%A0_V%C4%83n_h%C3%B3a
(8) http://www.viettan.org/spip.php?article11717
0 nhận xét:
Đăng nhận xét