Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Cần thay đổi quốc hiệu?

Nước ta từng là An Nam (phong kiến Trung Hoa đặt) rồi đến tên do các triều vua tự xưng (Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân)… Người dân chưa thể có ý kiến vì đó là thời chuyên chế. Nhưng khi xóa bỏ chế độ vua quan (1945), cũng chưa lần nào người dân được chọn tên nước. Có vô lý?
Cái tên Việt Nam
- Sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long đề nghị nhà Thanh công nhận tên Nam Việt – với lời giải thích:đó là sự kết hợp An Nam với Việt Thường” là hai tên cũ từ xa xưa. Thực ra, đức Gia Long muốn đất nước cường thịnh. Về nghĩa, Việt (danh từ) nghĩa là “sự vượt trội”; còn Nam (tính từ) đơn giản là “ở phương nam”. Thời đó các văn bản chính thức đều viết bằng chữ Hán mà ngữ pháp là tính từ đặt trước danh từ. Vua Thanh đã đổi thành Việt Nam, với lý do để khỏi trùng với tên cũ do nhà Triệu tự xưng. Nguyên nhân sâu xa bị từ chối là nước Nam Việt đã kình địch với Bắc Triều gần 100 năm.
- Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (trong đó có trên 80 năm thuộc Pháp), nhưng thế giới vẫn chưa biết tới quốc hiệu Việt Nam. Trong khi đó, các cụ ta nhiều khi vẫn sử dụng cái tên “An Nam” (ví dụ, An Nam Cộng Sản Đảng). Tên “An Nam” chỉ lùi hẳn vào quá khứ kể từ năm 1945. Còn tên Việt Nam trở thành chính thống mà nguyên nhân số 1 là toàn thế giới biết tới nước ta nhờ cuộc kháng chiến anh dũng chống Pháp.
Quốc hiệu nước ta cần thay đổi thế nào?
Có hai yêu cầu nhất thiết phải thể hiện trong quốc hiệu nước ta:
1) Về hình thức, tên nước phải phù hợp với ngữ pháp Việt, xóa bỏ ảnh hưởng ngoại lai.
2) Về nội dung, quốc hiệu nói lên thể chế được toàn dân đồng thuận.
Từ sau cách mạng tư sản 1789, thế giới chỉ còn 2 thể chế chủ yếu, biểu hiện ở tên nước: Vương quốc và nước Cộng Hòa. Về sau, từ năm 1917 khi phế bỏ chế độ phong kiến, nhiều nước còn thêm những tính từ vào “cộng hòa” (danh từ) để khoe khoang sự tốt đẹp. Các tính từ hay được dùng nhất: “dân chủ”, “nhân dân”, rồi XHCN. Chúng liên quan tới lý luận của cụ Lênin về “bỏ qua” chế độ tư bản, “tiến thẳng” lên một chế độ cao hơn. Nhưng bi kịch chính là ở đây. Dục tốc bất đạt.
Các tên gọi đã từng có
Đều không đáp ứng một trong hai yêu cầu trên
- Bản hiến pháp đầu tiên (1946) đề nghị cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chờ ý dân quyết định (nhưng do chiến tranh, nên chưa làm được).
Nhận xét. Tên gọi này đã nêu được thể chế. Nước ta là Nước CỘNG HÒA (danh từ) mang tính chất DÂN CHỦ (tính từ)”. Nhưng nó không phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt. Đó là do ảnh hưởng nặng nề của ngữ pháp Hán văn – đặt tính từ trước danh từ. Cứ coi lại tên các đoàn thể trong “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh” thời đó, đủ rõ: Đông Dương Cộng Sản Đảng (tiếng Việt phải là: đảng CS Đông Dương), Thiếu Niên Tiền Phong Đội (đội Thiếu Niên tiền phong); Phụ Nữ Cứu Quốc Hội (hội Phụ Nữ cứu quốc)… nay không dùng nữa; thế thì hà cớ gì không Việt hóa cái tên “dân chủ cộng hòa?
Ngày nay, nếu muốn trưng cầu để sử dụng lại cái tên này, cần đổi thành “Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam”.
- Hiến pháp miền Nam: tên nước là Việt Nam Cộng Hòa: cũng không đạt về ngữ pháp. Tuy nhiên, đây là cái tên hòa nhập và khiêm tốn.
- Tên hiện nay: Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam hoàn toàn phù hợp về ngữ pháp, chỉ còn nội dung là cần phúc quyết – nếu muốn tiếp tục sử dụng. Và lúc này chính là cơ hội.
Chú thích. Tên nước ta dài, vì XHCN gồm 4 từ (nếu tính ra byte, có cả dấu và khoảng cách giữa các từ) khi chuyển sang tiếng Anh lại khá gọn: socialist. Âu cũng là nhược điểm đơn âm khiến tên nước ta khá kềnh càng.
Ý kiến cá nhân
Việt Nam tất nhiên là nước cộng hòa, nhưng có kèm tính từ không? Không cũng hay (khiêm tốn). Nếu nhất thiết phải “có” (để khoe) thì đó là tính từ gì? Chỉ có vài lựa chọn: “nhân dân” (bắt chước Trung Quốc); “dân chủ” (tên cũ), hoặc XHCN (tên hiện nay).
Nói về tính từ XHCN. Cho đến nay, toàn thế giới chỉ có mô hình XHCN xô viết là hiện thực (từng được Việt Nam noi theo) nhưng sau đó sụp đổ. May, chúng ta mới chỉ chớm học đòi mà đã khốn đốn (thảm thiết với cải cách ruộng đất, liểng xiểng với hợp tác hóa nông nghiệp ồ ạt, tan hoang với cải tạo tư sản cấp tập, nghẹt thở với tập trung dân chủ và chuyên chính vô sản)… Tổng hợp lại là “mười năm đêm đen”. Sản phẩm kinh tế mẫu mực là nông trường Sông Hậu thì nay tan tành, tới mức không đảng viên nào muốn nhắc lại cái thành tích.
Do vẫn không thể bỏ được cái tính từ XHCN, chúng ta đã phân ra:
- CNXH kiểu cũ (xô viết): nay cần tránh cho xa, vì ngay 250 triệu dân Liên Xô gồm cả 20 triệu đảng viên đã bình thản mặc nó rớt (ý kiến ông Hữu Thọ). Một số nước lạc hậu khác cũng đưa tính từ XHCN vào quốc hiệu, nhưng không (hoặc chưa) được VN thừa nhận. Ví dụ: Libi, Miến Điện…
- CNXH kiểu mới: là cái được mô tả rất đẹp -  HYPERLINK “http://www.vietnamplus.vn/Home/8-dac-trung-CNXH-ma-nhan-dan-ta-dang-xay-dung/20111/75219.vnplus” với 8 đặc trưng – còn “con đường đi lên” tuy đã được thăm dò từ 30 năm nay, mà nay mới chỉ ở mức “ngày càng sáng tỏ” (lời tổng bí thư). Thời gian để đi hết “thời kỳ quá độ” không thể ít hơn dăm – ba kiếp người. Khá mông lung! Nói chung, hiếm khi người ta hứa hẹn cái gì xa xôi quá.
Với giai cấp công nhân quá lạc hậu và với lực lượng sản xuất quá thấp kém như hiện nay, chớ dại mà áp dụng những quan hệ sản xuất không phù hợp. Bài học để đời: diệt địa chủ chỉ tốn 1 năm nhưng nay phải gây dựng một giai cấp địa chủ mới (doanh nhân nông nghiệp) cần 50 năm; hợp tác hóa và tiến lên nông trường đã từ lâu liểng xiểng; diệt tư sản chỉ trong 1 năm là “hoàn thành” để nay phải gây dựng lại và đề cao hết mức một giai cấp tư sản mới (có “Ngày Doanh Nhân”) mà chưa đâu ra đâu (chụp giật vẫn là chính). Mô hình kinh tế nhà nước đang điêu đứng; sở hữu toàn dân về đất đai đã làm xáo động nông thôn chưa từng có…
Ý kiến riêng: Điều 1 hiến pháp rất quan trọng. Cần có sự đồng thuận cao. Hãy cho tranh luận lành mạnh, dân chủ, tương kính… để dân theo dõi đây đủ và sau đó dân sẽ cho quyết định cuối cùng, để quốc hiệu ta chính thống, chính danh
Trong trưng cầu ý dân, thì Chính thể là hàng đầu, trong đó số 1 là quốc hiệu, số 2 là cương vực, rồi mới tới quốc kỳ, quốc ca, thủ đô.
Trích Hiến Pháp 1946 (chưa kịp trưng cầu ý dân)
Chương 1: CHÍNH THỂ
     Điều thứ 1. Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
     Điều thứ 2. Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.
Điều thứ 3. - Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.
- Quốc ca là bài Tiến quân ca. – Thủ đô đặt ở Hà Nội.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét