Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013
Nên thể hiện thế nào Quyền Con Người trong hiến pháp?
16:23
Hoàng Phong Nhã
No comments
Một tiến bộ đột biến: Hết là chuyện “nhạy cảm”
Ngày 23-1- 2013 VietnamNet có bài Quyền con người không còn là chuyện nhạy cảm nữa. Điều này đã đem lại niềm vui lớn – từ khó tả đến ngạc nhiên – cho bạn đọc. Bài cho biết: Hiến Pháp 1992 – hiến pháp đầu tiên mang tên XHCN ở nước ta – chưa có điều khoản về Quyền Con Người, mà chỉ nêu quyền và nghĩa vụ công dân… Nay, chỉ sau 21 năm, Bản Dự Thảo sửa đổi đã “có những bổ sung quan trọng về quyền con người, đưa lên thành chương 2, chỉ sau chương về chế độ chính trị”.
Nhận thức mới của Ban Soạn Thảo là quyền này áp dụng cho mọi người đang sống ở Việt Nam, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch Việt nam. Sự biến chuyển tư duy phải nói là cực lớn.
Thêm một điều phấn khởi nữa: Ban Soạn Thảo đã quan niệm Quyền Con Người và quyền công dân là khác biệt. Cũng là sự hòa nhập lớn về nhận thức. Sự mù mờ giữa hai quyền này trước đây vẫn thể hiện trong nhiều văn bản (ví dụ câu (ý): Người dân VN đã được hưởng đầy đủ các quyền con người thông qua các quyền công dân ghi trong hiến pháp). Nay, những lẫn lộn như vậy sẽ được khắc phục.
Ôn lại bước đường
Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm đến Quyền Con Người. Câu loại này không khó kiếm trong các văn bản cỡ vĩ mô. Bằng chứng là từ nay (2013) không những nó không còn là chuyện nhạy cảm; hơn nữa, còn được thể hiện trong Dự Thảo sửa đổi Hiến Pháp, bằng nhiều điều khoản.
Chặng đường 31 năm có những mốc mà lịch sử không thể quên. Ngay sau khi đất nước thống nhất (1975) và có hiến pháp mới (1980), chỉ hai năm sau (1982) Nhà Nước ta đã: a) long trọng thừa nhận một văn bản quan trọng bậc nhất của Liên Hợp Quốc – Bản Tuyên Ngôn phổ quát về quyền con người; b) nghiêm trang ký cam kết thực hiện ở Việt Nam những giá trị cao cả dành cho con người mà Tuyên Ngôn này đã thể hiện. Nếu so với thời gian quá độ lên CNXH (dự đoán hàng trăm năm) thì 31 năm là không dài. Tuổi thọ người Việt đã là trên 70.
Tìm hiểu khái niệm để góp ý cách thể hiện trong Hiến Pháp
- Tuyên Ngôn phổ quát về Quyền con người được Liên Hiệp Quốc đem hết nỗ lực để làm cho nó thành phổ quát. Nó đã được dịch ra mấy trăm thứ ngôn ngữ để mọi cá nhân trên trái đất (dù thuộc một dân tộc cực kỳ thiểu số) cũng có thể trực tiếp lĩnh hội được nội dung bằng tiếng mẹ đẻ – mà không cần qua một ngôn ngữ trung gian khác. Nói khác, không cá nhân nào hiểu sai nội dung Tuyên Ngôn. Sự đề phòng xuyên tạc quả là không thừa. LHQ cũng yêu cầu các nước thành viên nếu đã ký cam kết thực hiện Tuyên Ngôn này hãy phổ biến rộng rãi nó cho mọi người trong nước. Bản tiếng Việt đã có từ lâu. Hầu hết dân Việt đã biết chữ.
- Đây là loại quyền không liên quan tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, nơi sinh, nơi ở, quốc tịch… Tóm lại hễ là một “con ngươi” – dù tuổi sơ sinh – là đương nhiên có các quyền này, mà không cần phải có một nghĩa vụ gì để đánh đổi. Trong khi đó, một công dân (liên quan quốc tịch) quyền đi đôi với nghĩa vụ. Nhận thức sự khác nhau giữa hai thứ quyền là bước tiến rất lớn của Ban Soạn Thảo.
- Quyền Con Người (và các quyền tự do) là quyền cá nhân; trong khi đó Độc Lập là quyền của cả dân tộc. Cụ Hồ đã có viễn kiến cảnh báo sự cố ý lẫn lộn 2 quyền này để biện minh cho những lợi ích bất chính. Danh ngôn của Cụ (ngay từ khi bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người chưa ra đời: Nếu nước được độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.
- Khái niệm Quyền Con Người chỉ ra đời khi con người nhận ra địa vị độc tôn của mình trong thế giới động vật, nhưng vẫn có những con người bị người khác đối xử như con vật. Nói khác, Quyền Con Người – như tên gọi – là những quyền tối thiểu để phân biệt “con người” với con vật, tức là để một con người được sống cho “ra con người”.
Chỉ cần vài giờ
Té ra, môn Giáo Dục Công Dân chỉ cần vài giờ là đủ để giúp các cháu học sinh cấp II hiểu các khái niệm cơ bản về Quyền Con Người.
Hiến pháp nước ta – một nước XHCN – nên thể hiện thế nào?
Phân tích ở trên chỉ nhằm đề nghị:
- Nên thể hiện đầy đủ nhất trong hiến pháp; tới mức sau này không cần sửa nữa. Hiến pháp ta phải nói lên từ nay dân ta được hưởng quyền làm người không thua kém hiến pháp nước nào. Càng phải thể hiện, khi mức sống vật chất của ta còn thấp, nhưng được bù đắp bằng mức sống tinh thần cao.
- Những điều đã ghi trong Dự Thảo là rất cần thiết, rất đáng trân trọng. Chỉ cần đủ hơn, hệ thống hơn.
- Nên tách bạch hơn nữa với quyền công dân, cả về nội dung và cách viết.
- Nên nhắc đến Bản Tuyên Ngôn của LHQ (ta đã ký cam kết thực hiện); ví dụ cần có câu (ý): Nhà Nước thực hiện để mọi người sống trên đất VN được hưởng các quyền ghi trong Tuyên Ngôn QCN của LHQ…
- Nên có điều khoản để các quyền này đi vào cuộc sống, không chỉ nằm trên giấy.
Nguyễn Ngọc Lanh
Ngày 23-1- 2013 VietnamNet có bài Quyền con người không còn là chuyện nhạy cảm nữa. Điều này đã đem lại niềm vui lớn – từ khó tả đến ngạc nhiên – cho bạn đọc. Bài cho biết: Hiến Pháp 1992 – hiến pháp đầu tiên mang tên XHCN ở nước ta – chưa có điều khoản về Quyền Con Người, mà chỉ nêu quyền và nghĩa vụ công dân… Nay, chỉ sau 21 năm, Bản Dự Thảo sửa đổi đã “có những bổ sung quan trọng về quyền con người, đưa lên thành chương 2, chỉ sau chương về chế độ chính trị”.
Nhận thức mới của Ban Soạn Thảo là quyền này áp dụng cho mọi người đang sống ở Việt Nam, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch Việt nam. Sự biến chuyển tư duy phải nói là cực lớn.
Thêm một điều phấn khởi nữa: Ban Soạn Thảo đã quan niệm Quyền Con Người và quyền công dân là khác biệt. Cũng là sự hòa nhập lớn về nhận thức. Sự mù mờ giữa hai quyền này trước đây vẫn thể hiện trong nhiều văn bản (ví dụ câu (ý): Người dân VN đã được hưởng đầy đủ các quyền con người thông qua các quyền công dân ghi trong hiến pháp). Nay, những lẫn lộn như vậy sẽ được khắc phục.
Ôn lại bước đường
Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm đến Quyền Con Người. Câu loại này không khó kiếm trong các văn bản cỡ vĩ mô. Bằng chứng là từ nay (2013) không những nó không còn là chuyện nhạy cảm; hơn nữa, còn được thể hiện trong Dự Thảo sửa đổi Hiến Pháp, bằng nhiều điều khoản.
Chặng đường 31 năm có những mốc mà lịch sử không thể quên. Ngay sau khi đất nước thống nhất (1975) và có hiến pháp mới (1980), chỉ hai năm sau (1982) Nhà Nước ta đã: a) long trọng thừa nhận một văn bản quan trọng bậc nhất của Liên Hợp Quốc – Bản Tuyên Ngôn phổ quát về quyền con người; b) nghiêm trang ký cam kết thực hiện ở Việt Nam những giá trị cao cả dành cho con người mà Tuyên Ngôn này đã thể hiện. Nếu so với thời gian quá độ lên CNXH (dự đoán hàng trăm năm) thì 31 năm là không dài. Tuổi thọ người Việt đã là trên 70.
Tìm hiểu khái niệm để góp ý cách thể hiện trong Hiến Pháp
- Tuyên Ngôn phổ quát về Quyền con người được Liên Hiệp Quốc đem hết nỗ lực để làm cho nó thành phổ quát. Nó đã được dịch ra mấy trăm thứ ngôn ngữ để mọi cá nhân trên trái đất (dù thuộc một dân tộc cực kỳ thiểu số) cũng có thể trực tiếp lĩnh hội được nội dung bằng tiếng mẹ đẻ – mà không cần qua một ngôn ngữ trung gian khác. Nói khác, không cá nhân nào hiểu sai nội dung Tuyên Ngôn. Sự đề phòng xuyên tạc quả là không thừa. LHQ cũng yêu cầu các nước thành viên nếu đã ký cam kết thực hiện Tuyên Ngôn này hãy phổ biến rộng rãi nó cho mọi người trong nước. Bản tiếng Việt đã có từ lâu. Hầu hết dân Việt đã biết chữ.
- Đây là loại quyền không liên quan tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, nơi sinh, nơi ở, quốc tịch… Tóm lại hễ là một “con ngươi” – dù tuổi sơ sinh – là đương nhiên có các quyền này, mà không cần phải có một nghĩa vụ gì để đánh đổi. Trong khi đó, một công dân (liên quan quốc tịch) quyền đi đôi với nghĩa vụ. Nhận thức sự khác nhau giữa hai thứ quyền là bước tiến rất lớn của Ban Soạn Thảo.
- Quyền Con Người (và các quyền tự do) là quyền cá nhân; trong khi đó Độc Lập là quyền của cả dân tộc. Cụ Hồ đã có viễn kiến cảnh báo sự cố ý lẫn lộn 2 quyền này để biện minh cho những lợi ích bất chính. Danh ngôn của Cụ (ngay từ khi bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người chưa ra đời: Nếu nước được độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.
- Khái niệm Quyền Con Người chỉ ra đời khi con người nhận ra địa vị độc tôn của mình trong thế giới động vật, nhưng vẫn có những con người bị người khác đối xử như con vật. Nói khác, Quyền Con Người – như tên gọi – là những quyền tối thiểu để phân biệt “con người” với con vật, tức là để một con người được sống cho “ra con người”.
Chỉ cần vài giờ
Té ra, môn Giáo Dục Công Dân chỉ cần vài giờ là đủ để giúp các cháu học sinh cấp II hiểu các khái niệm cơ bản về Quyền Con Người.
Hiến pháp nước ta – một nước XHCN – nên thể hiện thế nào?
Phân tích ở trên chỉ nhằm đề nghị:
- Nên thể hiện đầy đủ nhất trong hiến pháp; tới mức sau này không cần sửa nữa. Hiến pháp ta phải nói lên từ nay dân ta được hưởng quyền làm người không thua kém hiến pháp nước nào. Càng phải thể hiện, khi mức sống vật chất của ta còn thấp, nhưng được bù đắp bằng mức sống tinh thần cao.
- Những điều đã ghi trong Dự Thảo là rất cần thiết, rất đáng trân trọng. Chỉ cần đủ hơn, hệ thống hơn.
- Nên tách bạch hơn nữa với quyền công dân, cả về nội dung và cách viết.
- Nên nhắc đến Bản Tuyên Ngôn của LHQ (ta đã ký cam kết thực hiện); ví dụ cần có câu (ý): Nhà Nước thực hiện để mọi người sống trên đất VN được hưởng các quyền ghi trong Tuyên Ngôn QCN của LHQ…
- Nên có điều khoản để các quyền này đi vào cuộc sống, không chỉ nằm trên giấy.
Nguyễn Ngọc Lanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét