Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tiểu luận : TÌM HIỂU NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM







Chương 1: Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

1.1 Khái niệm hệ thống pháp luật

Theo từ điển tiếng Việt thì: Hệ thống được hiểu là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thê thống nhất.

Điều này cho phép chúng ta có được phương pháp luận quan trọng để tìm hiểu và xác định khái niệm hệ thống pháp luật.

Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có môi liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các nghành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.


1.2 Các tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Để đánh giá được mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cần thiết phải đưa ra những tiêu chí nhất định về mặt lý thuyết. Từ đó liên hệ với thực tiễn pháp lý trong các giai đoạn cụ thể để xem xét, đánh giá và đưa ra những kết luận làm sáng rõ những ưu, khuyết điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trong đó có bốn tiêu chí cơ bản sau: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kĩ thuật pháp lý.


1.2.1 Tính toàn diện

Tính toàn diện của hệ thống pháp luật đòi hỏi ở khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, bảo đảm không có những quan hệ xã hội, lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng nào đứng ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.

Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở hai cấp độ:


Cấp độ chung: Đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung logic và được phản ánh thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.


Cấp độ cụ thể: đòi hỏi mỗi nghành luật phải có đầy đủ các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật điuề chỉnh những nhóm quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật.


1.2.2 Tính đồng bộ

Tính đồng bộ thể hiện ở sự thống nhất của nó. Vì vậy tính đồng bộ của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải loại bỏ những mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo trong bản thân hệ thống pháp luật.

Tính đông bộ của hệ thống pháp luật cũng thể hiện ở hai cấp độ:


Cấp độ chung: đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các nghành luật trong hệ thống pháp luật.để thực hiện được mục tiêu này cần phải xác định rõ các ranh giới nghành luật nhằm tránh tình trạng chồng chéo lấn sân và mâu thuẫn giữa các nghành luật, sẽ dẫn đến mất đi hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.


Cấp độ cụ thể:

Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật không chỉ thể hiện sự đồng bộ giữa các nghành luật mà còn thể hiện sự đồng bộ ngay trong bản thân từng nghành luật cụ thể. Sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, giữa các chế định pháp luật trogn một nghành luật sẽ tạo ra sự nhất quán trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của nghành luật.


1.2.3 Tính phù hợp

Pháp luật được hình thành, xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã hội và nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội có thể phát triển theo một trình tự tích cực. Sự điều chỉnh có hiệu quả chỉ khi luật pháp được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định, xã hội nào pháp luật đó.Có thể nói rằng, pháp luật không sáng tạo ra các quan hệ xã hôị, mà trên cơ sở nhận thức một cách đầy đủ thực tiễn xã hội, thông qua việc xác lập trình tự và phương thức điều chỉnh, pháp luật tạo điều kiện cho các quan hệ của xã hội.

Hệ thống phát luật phải phù hợp với trình độ phát triễn kinh tế xã hội.Sự phù hợp của hệ thống pháp luật với trình độ phát triễn kinh tế- xã hội. Sự phù hợp với trình độ phát triễn kinh tế xã hội được xem xét nhiều mặt, phải xem xét đến môi1 quan hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tôn giaó, phong tục, tập quán, truyền thống.


1.2.4 Trình độ kỹ thuật lập pháp

Kỹ thuật lâp pháp là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luật, chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc khoa học. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở một trình độ kỹ thuật lập pháp cao. Kỹ thuật lập pháp bao gồm các phương pháp pháp lý được sử dụng vào quá trình xây dựng pháp luật, bao gồm ba điểm quan trọng sau:


Một là, kỹ thuật lập pháp thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.


Hai là, trình độ kỹ thuật lập pháp còn được thể hiện thông qua việc xác định cơ cấu của pháp luật một cách hợp lý và chính xác.


Ba là, trình độ kỹ thuật lập pháp còn phản ánh ở cách biểu đạt ngôn ngữ pháp lý. Ngôn ngữ pháp lý phải bảo đảm tính cô đọng, logic, chính xác, rõ ràng.

------

Bản quyền của các bạn sau:

GVHD : ThS. Đỗ Thanh Trung

NSVTH :

Vũ Văn Lưu 1065000065

Nguyễn Thị Thủy 1065000100

Nguyễn Thị Thái 1065000112

Nguyễn Hoàng Phương Thảo 1065000139

Lê Thị Thủy Linh 1065000140

Hồ Thị Giang 1065000312

0 nhận xét:

Đăng nhận xét