Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012
Ba giải pháp cho thị trường bất động sản
20:12
Hoàng Phong Nhã
No comments
Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, liên quan trực tiếp đối với một lượng tài sản lớn và trực tiếp tác động đến nền kinh tế quốc dân.
Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, liên quan trực tiếp đối với một lượng tài sản lớn và trực tiếp tác động đến nền kinh tế quốc dân.
Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã đưa ra 3 giải pháp cho thị trường trong giai đoạn hiện nay:
- Trước hết, đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản - cần điều chỉnh cơ cấu kinh doanh, hướng mạnh vào phân khúc thị trường có khả năng thanh toán (đó là nhà ở với diện tích vừa phải với giá từ 500 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng). Tăng cường liên doanh liên kết để đầu tư dứt điểm từng phần của dự án để sớm thu hồi vốn. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, vật liệu mới để giảm chi phí đầu tư…;
- Đối với ngân hàng, cần bắt tay và cùng phối hợp với các doanh nghiệp bất động sản, xem xét cụ thể đối với các dự án đầu tư phát triển bất động sản thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế. Chỉ nên hạn chế cho những người vay để mua đi bán lại BĐS kiếm lời làm méo mó thị trường, còn những người có nhu cầu thực sự vẫn cần cho vay để cải thiện nhà ở;
- Hiệp hội BĐS kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu đề xuất hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự hình thành các định chế tài chính, tín dụng phi ngân hàng như: Quỹ đầu tư bất động sản, Tổ chức tái cho vay thế chấp nhà ở, Trái phiếu dự án, Quỹ tiết kiệm nhà ở, Hệ thống tiêu chí thẩm định các khoản cho vay nhà ở…và cải tiến, dỡ bỏ những rào cản đang hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và ngân hàng thương mại, mở rộng hướng thu hút nguồn vốn...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
Theo ông Nam, bất động sản là tài sản lớn của mỗi quốc gia, tỷ trọng BĐS trong tổng của cải xã hội ở các nước tuy mức độ có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Thị trường bất động sản nước ta tuy còn non trẻ, còn nhiều hạn chế nhưng trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển tích cực, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo thống kê của Tổng cục thuế các khoản thu ngân sách có liên quan đến nhà, đất hàng năm thu bình quân khoảng 20.000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 7% GDP. ở Những nước phát triển như Mỹ Nhật, Hàn Quốc.. tổng thu ngân sách từ thị trường bất động sản chiếm tới 20% GDP. Có thể nói sự phát triển của thị trường BĐS có tác động lan toả tới sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy nhiều nước trên thế giới coi lĩnh vực bất động sản là một trong những “đầu kéo” của nền kinh tế. Ngược lại, những biến động trên thị trường bất động sản ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Sự biến động của thị trường bất động sản Hoa kỳ và các nước gần đây, ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ, tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, và hậu quả tác động này đến nước ta là một ví dụ.
Tị trường BĐS cũng là một thị trường có quan hệ mật thiết với nhiều thị trường như thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động và đặc biệt là với thị trường tiền tệ. Theo phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nước phát triển, nếu đầu tư vào lĩnh vực BĐS tăng lên 1 USD sẽ thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển từ 1,5 – 2 USD.
Với thị trường tiền tệ - tín dụng, thị trường bất động sản là đầu ra lớn nhất, vì vậy những biến động của thị trường bất động sản tác động trực tiếp ngay với thị trường tiền tệ - tín dụng và ngược lại, đối với thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ - tín dụng là nguồn cung vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư tạo lập bất động sản, cho nên những biến động của thị trường tiền tệ - tín dụng, lập tức tác động mạnh tới thị trường bất động sản.
Lạm phát đã và đang tác động tới thị trường bất động sản dưới những tác động chủ yếu sau: Lượng cầu giảm do thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm; lãi suất huy động tiết kiệm cao kéo theo lãi suất cho vay hiện tại quá cao, công với hạn chế cho vay bất động sản đã khiến cho nguồn vốn cung cho thị trường và doanh nghiệp BĐS gần như bế tắc, giao dịch bất động sản rơi vào tình trạng trầm lắng… Bên cạnh đó, giá đầu vào của các vật liệu cơ bản như xi măng, sát thép, gạch ngói.. tăng cao từ 20%-30% so với cùng kỳ làm tăng chi phí đầu tư. Nhiều dự án đã bị kéo dài tiến độ hoặc bị đình hoãn, nhiều đơn vị thi công cũng tạm dừng thi công công trình do giá vật liệu tăng quá cao so với lúc nhận thầu. Nhiều chủ đầu tư phải thương lượng lại với khách hàng về giá bán và chi phí xây dựng phát sinh trục trặc, khiếu kiện… Không chỉ nhà đầu tư BĐS khó triển khai dự án mà ngay cả người có nhu cầu mua cũng khó thực hiện được mong muốn. Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không chỉ bị sức ép từ cả hai phía vốn đầu vào và tiêu thụ hàng hóa đầu ra mà còn chịu thêm áp lực về thời hạn giải chấp các khoản vay đến hạn.
Về phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng, dưới góc độ liên quan với thị trường bất động sản, Lạm phát cũng tác động không nhỏ: Đối mặt với rủi ro trong việc xử lý tài sản thế chấp với loại tài sản là bất động sản hình thành trong tương lai (hiện chưa hình thành trong thực tế và cũng chưa đủ hành lang pháp lý), nhất là của các nhà đầu tư ngắn hạn.
Đầu vào thiếu nguồn vốn phù hợp để cho vay bất động sản với đặc thù là lượng vốn lớn và dài hạn trong khi nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Thiếu hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính nhằm huy động vốn phù hợp với việc cho vay đầu tư bất động sản như quỹ tín thác bất động sản, trái phiếu dự án…
"Hiệp hội Bất động sản Việt Nam là một Tổ chức Xã hội – Nghề nghiệp, một mái nhà chung tập hợp và nối vòng tay lớn giữa Doanh nghiệp BĐS (và các ngành liên quan), các nhà quản lý, các nhà khoa học và người tiêu dùng. Đây là lúc chúng ta cùng nhau hợp tác, chung sức vượt khó, nắm bắt và biến thách thức thành cơ hội đầu tư, tiếp tục phát triển Thị trường BĐS Việt Nam ổn định để phát triển bền vững, góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định.
T.N (Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét