Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

HAI QUY LUẬT QUAN TRỌNG NHẤT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH



hiệu quả, tăng hiệu quả, quản lý, lãnh đạo, suy ngẫm, tài chính
QUY LUẬT PARKINSON
Chi phí luôn tăng để bắt kịp mức thu nhập

Quy luật Parkinson là một trong những quy luật quan trọng và nổi tiếng nhất về sự tích lũy của cải và tiền bạc. Quy luật này được Northcote Parkinton phát triển nhiều năm trước đây, giải thích về sự túng thiếu, nghèo khó của những người về hưu.
Quy luật này cho rằng dù con người kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, họ thường có xu hướng chi tiêu hết và thậm chí chi tiêu vượt mức thu nhập. Khi thu nhập thấp, con người sẽ chi tiêu ít nhưng khi thu nhập tăng cao, nhu cầu con người tự nhiên tăng lên đòi hỏi phải chi tiêu nhiều hơn. Nói cách khác, chi phí luôn tỷ lệ thuận với thu nhập.


Hệ quả thứ nhất: Bạn sẽ độc lập về tài chính nếu biết phá vỡ quy luật Parkinson.
Quy luật Parkinson giải thích cái bẫy mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Đây là lý do khiến con người lâm vào cảnh nợ nần, lo lắng về tiền bạc và đỗ vỡ về tài chính. Chỉ đến khi xây dựng được một sức mạnh ý chí đủ để chống lại những thôi thúc mãnh liệt của việc tiêu xài mọi thứ kiếm được thì bạn mới có thể bắt đầu tích lũy tiền và tiến lên phía trước.

Hệ quả thứ hai: Bạn sẽ được độc lập về tài chính nếu biết duy trì mức chi tiêu thấp hơn mức thu nhập và dùng khoản dư ra để tiết kiệm hay đầu tư.
Điểm mấu chốt này có thể được xem như một “tấm đệm”. Nếu bạn có thể “chèn tấm đệm” giữa mức thu nhập đang tăng và chi phí cũng tăng trong cuộc sống của mình, bạn sẽ có được khoản tiền dư ra dùng để tiết kiệm hoặc đầu tư. Bằng việc phá vỡ quy luật Parkinson một cách có ý thức, bạn sẽ có được sự động lập về tài chính.


QUY LUẬT KIỀNG BA CHÂN

Sự độc lập về tài chính như một chiếc kiềng ba chân vững chãi gồm có: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư.

Một trong những trách nhiệm chính của bạn đối với bản thân và những người xung quanh là xây dựng một pháo đài tài chính vững chắc trong quá trình làm việc, nhằm tạo ra một điểm tựa giúp bạn tránh các bất ổn về tài chính sau này. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần phân chia tài chính theo tỷ lệ phù hợp trong ba lĩnh vực: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư.

Hệ quả thứ nhất: Để đề phòng những điều bất lợi có thể xảy ra, bạn cần phải có khoản tiết kiệm tiền mặt tương đương với từ hai đến sáu tháng chi tiêu trung bình.
Mục tiêu tài chính đầu tiên của bạn là tiết kiệm đủ số tiền để có thể nuôi sống bản thân mình nếu chẳng may bạn bị mất nguồn thu nhập trong vòng sáu tháng. Chính việc gửi số tiền tiết kiệm này vào một tài khoản cá nhân có lãi suất hành tháng sẽ đem lại cho bạn cảm giác tự tin và thoải mái. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và không phải lo lắng nhiều về những dự định tương lai khi biết mình luôn có sẵn khoản tiền dự trữ.
Một phụ nữ trẻ sau khi tham gia buổi hội thảo của tôi với chủ đề “tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền bạc” đã viết thư cho tôi một năm sau đó và kể lại câu chuyện thú vị về bản thân cô. Cô nói rằng trước kia chưa bao giờ cô phải cân nhắc đến tình hình tài chính thực tế của mình. Cô hầu như tiêu xài tất cả những khoản thu nhập có được, thậm chí thâm hút thêm vào tài khoản thẻ tín dụng. Kết quả là cô luôn ở trong tình trạng nợ nần. Tuy nhiên, sau buổi hội thảo của tôi, cô thực sự nhận ra vấn đề và bắt đầu tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng của mình, khởi đầu với mức 5% và tăng dần sau đó. Chỉ trong vòng một năm, cô đã để dành được một số tiền tương đương với hai tháng thu nhập.
Trong lúc đó, công ty cô đang làm việc có một vài thay đổi về mặt nhân sự và cô phải làm việc với người sếp mới. Người sếp này luôn tỏ thái độ kẻ cả, trịch thượng, thường xuyên chỉ trích cô và luôn đặt ra yêu cầu làm việc quá mức. Sau một thời gian cố gắng chịu đựng, cô quyết định xin nghỉ việc vì không thể tiếp tục được nữa. Cô tâm sự với tôi rằng quyết định nghỉ việc đó làm một bước đột phá lớn của cô. Thật ra, cho đến tận lúc đó, cô vẫn còn thu động và hầu như chấp nhận những gì cấp trên yêu cầu. Thế nhưng, khi không phải chịu áp lực về tài chính, cô đã tự tin đặt bản thân mình ở vị trí cao hơn và có trách nhiệm hơn về chính cuộc đời mình. Rõ ràng, nếu không có số tiền tiết kiệm trong tài khoản, cô sẽ không nghĩ đến việc từ bỏ công việc đáng chán và dành thời gian tìm một công việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Khi sống trong tâm trạng và môi trường như thế, dần dần cô sẽ đánh mất lòng tự trọng cũng như sự tự tin của mình.

Hệ quả thứ hai: Bạn phải mua bảo hiểm đủ đề phòng bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra mà khoản tiết kiệm trong ngân hàng không đủ để chi trả.
Có lẽ nhu cầu sâu xa nhất của con người chính là ước muốn được an toàn và một trong những cách thức để đảm bảo sự an toàn chính là mua bảo hiểm để đối phó với những trường hợp khẩn cấp mà bạn không đủ sức trang trải. Hãy tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ để dự phòng cho bạn và người thân trong bấy kỳ trường hợp cấp cứu hay tai nạn nào. Hãy mua bảo hiểm cho xe của bạn đề phòng trường hợp va quệt phải bồi thường theo trách nhiệm pháp lý. Hãy mua bảo hiểm nhân thọ để nếu có chuyện gì không may xảy ra với bạn, những người thân của bạn vẫn có thể ổn định được cuộc sống. Hãy tham gia các loại bảo hiểm về giáo dục để các con của bạn có được một tương lai vững chắc, … Trong tất cả các trường hợp, hãy đặt bản thân và những người thân yêu của bạn lên trên hết.

Hệ quả thứ ba: Mục tiêu tài chính bạn cần hướng đến là tích lũy vốn cho đến khi các khoản đầu tư đem lại cho bạn lợi nhuận nhiều hơn mức thu nhập từ công việc.
Cuộc đời của bạn được chia làm ba giai đoạn tương đối rõ ràng. Đầu tiên là những năm tháng học tập – quãng thời gian bạn lên lớp và được giáo dục học hành. Tiếp theo là khoảng thời gian làm việc và kiếm tiền – khi bạn bắt đầu bước chân vào cuộc sống và sống tự lập, thời gian này kéo dài khoảng bốn mươi năm. Cuối cùng là những năm tháng nghỉ ngơi – giai đoạn bạn về hưu, không trực tiếp tham gia công việc.
Chiến lược tài chính thành công và hiệu quả nhất khi số tiền bạn tích lũy từ các khoản tiết kiệm và đầu tư trong suốt thời gian làm việc đem lại lợi nhuận nhiều hơn mức thu nhập bạn từng kiếm được từ công việc hàng ngày. Vào thời điểm nghỉ ngơi, bạn bắt đầu rút lui khỏi công việc và dành thời gian quản lý tài sản hiện có. Điều này giống như chiến lược hoạch định rất đơn giản của cả đời người, nhưng điều ngạc nhiên là rất nhiều người kết thúc giai đoạn làm việc ở tuổi 65 với số tài sản dành dụm được vô cùng ít ỏi. Hy vọng điều này sẽ không xảy ra với bạn.



Trích theo cuốn: 100 Quy Luật Bất Biến Để Thành Công Trong Kinh Doanh/tác giả BRIAN TRACY/nxb: First News

0 nhận xét:

Đăng nhận xét