Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Chất xám tài chính Mỹ chảy sang Trung Quốc


chay_mau_chat_xamMary Yu muốn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng đang ngồi đối diện.
“Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro”, cô nói, đồng thời nhắc tới tên ngân hàng nơi cô đang làm việc. Yu thở phào nhẹ nhõm khi nhà tuyển dụng đặt hồ sơ của cô sang chồng hồ sơ của các ứng viên có thể được gọi phỏng vấn vòng sau.

Người phụ nữ 43 tuổi này là một trong số hàng trăm người tìm việc tham dự vào một buổi tuyển dụng diễn ra tại khách sạn Sheraton LaGuardia East ở New York do một đoàn gồm các nhà tuyển dụng từ 27 tập đoàn tài chính lớn nhất Trung Quốc tổ chức. Đây là buổi tuyển dụng thứ ba của đoàn này tại Mỹ và châu Âu. Hai buổi tuyển dụng trước đó diễn ra tại London và Chicago.

Trung Quốc hút chất xám của phương Tây


Với đích ngắm là những nhân tài mất việc trong ngành tài chính ở Mỹ và châu Âu, hoặc những người lo sợ sắp tới sẽ mất việc, đoàn tuyển dụng này lên kế hoạch tuyển 170 người trong chuyến đi này.


“Tôi đã bay từ Bắc Carolina tới New York để tham dự buổi tuyển dụng này. Tôi muốn tạo cho mình một tương lai an toàn”, cô Yu cho hay.


Mặc dù kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, ngành tài chính của nước này vẫn đang đem đến cơ hội cho những ai mất việc ở Phố Wall - nơi số người thất nghiệp đang tăng vọt vì khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng hiện nay đã khiến ngành tài chính phải cắt giảm hàng chục ngàn việc làm, trong đó, London và New York là hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.


Nhiều người đã ví việc Trung Quốc tận dụng cơ hội này để “nâng cấp” nhân lực ngành tài chính của nước này như một cuộc chảy máu chất xám ngược trên quy mô nhỏ. Ông Hong Chen, CEO của ngân hàng đầu tư Hina Group của Trung Quốc cho hay: “Trong chuyến đi này, chúng tôi đang nỗ lực tìm kiếm những người có kinh nghiệm, làm việc ở cấp quản lý, có hiểu biết về Trung Quốc. Ở những vị trí thấp hơn, chúng tôi tuyển dụng ở ngay tại Trung Quốc”.


Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Trung Quốc còn có một may mắn khác. Do hệ thống tài chính tương đối đóng của nước này, Trung Quốc đã tránh được những loại chứng khoán địa ốc “độc hại” của Mỹ vốn đã khiến nhiều ngân hàng trên khắp thế giới dở sống dở chết thời gian qua.


Tuy nhiên, cũng chính vì lý do này mà nhân lực ngành tài chính Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhân viên trong các tập đoàn tài chính lớn của Trung Quốc thường là những sinh viên tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu của nước này, phần lớn họ đều thiếu kinh nghiệm thực tế trên thị trường.


Sự thiếu vắng kinh nghiệm này đôi lúc đã dẫn tới những quyết định sai lầm. Chẳng hạn, tập đoàn Citic Pacific của Trung Quốc mới đây cho biết, họ có thể thua lỗ tới 2,4 tỷ USD do đầu cơ tiền Đôla Australia nhằm phục vụ cho việc mua sắt cho nhà máy sản xuất thép của mình. Quỹ lợi ích quốc gia của Trung Quốc là China Investment Corp. - tập đoàn quản lý 200 tỷ USD tiền của Chính phủ - thì thua lỗ gần như ở mọi khoản đầu tư. Trong đó, tập đoàn này đã lỗ tới 2,46 tỷ USD, tương đương 82%, trong số 3 tỷ USD đã đầu tư vào tập đoàn Blackstone của Mỹ.


Điều này lý giải vì sao, phần lớn trong số 27 tập đoàn tài chính tham dự vào chuyến đi tuyển dụng này, bao gồm Citic, Ngân hàng Thượng Hải, Ngân hàng Phát triển Phố Đông và Sở Giao dịch chứng khoán Thượng hải, đều thông báo tuyển các nhà quản lý rủi ro cao cấp có kinh nghiệm làm việc 3 - 10 năm trong các công ty quốc tế.


250 người đăng ký phỏng vấn từ trước, tuy nhiên, số người thực sự tới tham dự sự kiện này đã lên tới con số 850 người, buộc các nhà tuyển dụng phải giảm thời gian phỏng vấn xuống còn 3 phút mỗi ứng viên. Quốc tịch của các ứng viên cũng hết sức đa dạng.


Vẫn có nhiều rào cản


Ngoài những buổi tuyển dụng như thế này, nhiều người làm trong ngành tài chính ở Mỹ và châu Âu đã tự mình tìm việc ở Trung Quốc thông qua bạn bè hoặc các mạng xã hội ảo.


Anh Tom Leggett, 30 tuổi, đã nghỉ việc tại một ngân hàng đầu tư ở New York vào tháng 7 vừa qua vì cho rằng, ngân hàng này sắp tiến hành một đợt sa thải lớn. Ngay sau đó, anh tới Bắc Kinh để tìm cơ hội. Leggett cho biết, anh đã gặp gỡ với một số nhà tuyển dụng, đồng thời cũng đã trao đổi với bạn bè để tìm cho mình một công việc ở đây.


Tuy nhiên, thực tế là, số người mất việc trong ngành tài chính ở Mỹ và châu Âu đang tăng mạnh, nhưng số người có thể được tuyển vào làm trong các tập đoàn của Trung Quốc là cực nhỏ.


Lý do ở đây là, mặc dù phần lớn nhân viên làm việc trong các tập đoàn tài chính của Trung Quốc có thể nói tiếng Anh, nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn đặt tiêu chuẩn ứng viên bắt buộc phải nói được tiếng Trung Quốc. “Chúng tôi tìm kiếm những ứng viên có thể nói cả hai ngôn ngữ vì công ty thường xuyên phải đàm phán với các công ty địa phương ở Trung Quốc bằng tiếng Trung Quốc”, ông Hong của Hina Group cho hay.


Do đã học tiếng Trung Quốc 4 năm ở Đại học Columbia, Leggett có cơ hội lớn hơn những người khác. Anh đã gây bất ngờ lớn với các nhà tuyển dụng về khả năng sử dụng tiếng Trung Quốc của mình. “Họ nhìn thấy một anh chàng cao kều, da trắng, và họ không kỳ vọng nhiều lắm. Nhưng khi họ thấy tôi có thể nói tiếng Trung nhiều hơn vài câu chào hỏi, họ bắt đầu nói chuyện với tôi rất nghiêm túc”, anh kể lại.


Mặt khác, nhiều người Mỹ có cơ hội tới Trung Quốc làm việc cuối cùng đã quyết định không đón nhận cơ hội này. Họ có nhiều lý do để đi đến quyết định như vậy.


Ông Robert Eng, 53 tuổi, từng làm việc tại bộ phận đầu tư toàn cầu của Citigroup tại New York, đã được mời tới làm giám đốc quản lý tài sản tư nhân tại một tập đoàn tài chính lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông đã từ chối lời mời này và quyết định ở lại Mỹ. “Mức thù lao rất hấp dẫn, nhưng tôi đã lớn tuổi rồi. Mà gia đình tôi lại ở đây”, ông nói.


Đối với những người khác, họ lo ngại khó thăng tiến tới những vị trí cao trong các công ty nhà nước của Trung Quốc. Mặt khác, việc chuyển tới làm việc ở Trung Quốc cũng khiến họ phải thay đổi lối sống.


Ông Brian Connors, chủ quán cà phê Bridge ở Bắc Kinh, nơi người nước ngoài tới để học tiếng Trung Quốc, còn người Trung Quốc tới học tiếng Anh, cho biết: “Người nước ngoài đến rồi lại đi ấy mà. Họ không chịu được ô nhiễm và ách tắc giao thông. Chi phí sinh hoạt ở đây thấp, dịch vụ tốt, nhưng cơ sở hạ tầng kém quá”, ông nói.
Theo vneconomy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét