Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Bạn đã chuẩn bị gì cho tương lai?



Trong các cuộc phỏng vấn, hiếm khi bạn không phải trả lời những câu hỏi về dự định tương lai. Nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi đó vì muốn biết những khát vọng, và những nỗ lực của bạn để đạt được khát vọng ấy như thế nào…?
1. Với bạn điều gì là quan trọng nhất?
Với câu hỏi này bạn có thể tự tìm câu hỏi riêng, không có một khuôn mẫu nào. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Gia đình, sự nghiệp, hay bạn bè...? Với một số người khác thì coi trọng sức khỏe, đời sống tinh thần thoải mái...
Mỗi người có một quan niệm sống riêng, và bạn chỉ cần trả lời câu hỏi này thật chân thành, nhà tuyển dụng sẽ hiểu sâu về bạn hơn. Tuy nhiên, để có hình ảnh đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng, bạn đừng quên nhấn mạnh rằng: "Với tôi sự nghiệp rất quan trọng, và gia đình cũng vậy, sự nghiệp tốt giúp tôi có cuộc sống gia đình ổn định. Gia đình hạnh phúc giúp tôi có thêm động lực làm việc tốt hơn..."
2. Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì?
Với câu hỏi này, bạn nên đặt mình vào tình huống: Mình sẽ đạt được những thành quả gì trong tương lai khi cống hiến cho công ty mà bạn đang phỏng vấn. Vì vậy, đừng tìm những câu trả lời hoa mĩ xa xôi.
Bạn cũng đừng đề cập đến những mục tiêu ngoài công việc (gia đình, con cái, học hành…) mà hãy nói thẳng về công việc, và phải là công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ:
- Mục tiêu lâu dài của tôi là: cống hiến hết sức mình cho một môi trường làm việc phù hợp và tiếp tục học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm…
- Tôi tự nhận thấy mình có khả năng hòa đồng với mọi người rất tốt. Mục tiêu của tôi là sẽ tiếp tục nâng cao khả năng và có thêm những mối quan hệ bền vững trong công việc.
Mục tiêu của tôi là trở thành lãnh đạo trong tương lai, chứ không chỉ dừng lại ở vị trí nhân viên. Tôi muốn có một sự thăng tiến tốt đẹp trong sự nghiệp.
3. Bạn làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình?
Tùy từng ngành nghề, tùy từng cá nhân sẽ có những kế hoạch riêng để thực hiện những mơ ước của mình. Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:
Tôi sẽ cố gắng thực hiện những dự định của mình bằng cách: Chăm chỉ làm việc và luôn luôn học hỏi các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, tham gia các khóa học bổ trợ nâng cao kiến thức để luôn chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang cần thiết cho sự thăng tiến.
4. Bạn muốn có mức lương như thế nào? (Hiện tại và tương lai)
Câu hỏi về lương khá nhạy cảm, vì vậy bạn nên rất cẩn thận khi trả lời câu hỏi này. Đôi khi bạn sẽ bị loại khỏi vòng phỏng vấn tiếp theo chỉ vì câu trả lời không phù hợp. Khi đưa ra mức lương cao quá, bạn có thể bị từ chối, mà khi đưa ra mức lương quá thấp bạn cũng khó được nhận vào làm việc.
Vì vậy, bạn nên tham khảo mức lương chung mà thị trường chi trả cho vị trí đó là bao nhiêu, và khi thăng tiến cao hơn thì sẽ nhận được mức lương bao nhiêu, theo như khảo sát chung. Tuy nhiên, khi bạn có năng lực vượt trội thì cũng đừng ngại ngần đưa ra mức lương cao hơn mức lương chung. Vấn đề là bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có năng lực hơn những người khác và bạn xứng đáng được hưởng mức lương như thế và cao hơn thế.
5. Bạn sẽ làm gì nếu không trúng tuyển?
Đó là một câu hỏi tương đối nhạy cảm. Nhiều ứng viên mà công ty chỉ cần có một vài người, vậy thì khả năng bạn không trúng tuyển sẽ không hề thấp. Sự khéo léo của bạn một lần nữa nên được thể hiện rõ trong câu trả lời này.
Bạn có thể trả lời: Tôi ứng tuyển vào công ty vì cảm thấy yêu thích công việc này và môi trường làm việc ở đây thực sự phù hợp với tôi. Nếu không được lựa chọn thì tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm những cơ hội thử thách khác, tiếp tục nỗ lực biến những ước mơ của mình trở thành hiện thực. Tuy nhiên, tôi tin với năng lực và kinh nghiệm đang có, tôi là một trong những ứng viên thích hợp nhất cho vị trí này.
Theo Vietnamnetjobs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét