Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Lãi giả - lỗ thật, hệ lụy và hướng giải quyết

Nhiều báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết được công bố, nhà đầu tư và cổ đông hồ hởi bởi bức tranh tài chính rất đẹp. Tuy nhiên, sự hồ hởi đó bị dội một gáo nước lạnh sau khi báo cáo được soát xét hoặc qua kiểm toán thì lãi nhiều thành lãi ít, thậm chí lãi khủng thành lỗ lớn.
Lãi giả - lỗ thật, hệ lụy và hướng giải quyết
Lãi giả - lỗ thật, hệ lụy và hướng giải quyết
Đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này ngày một trầm trọng hơn và xử lý bằng cách nào? Kiến giải của một số chuyên gia về vấn đề này.

“Doanh nghiệp chỉ nên công bố báo cáo tài chính soát xét hoặc đã kiểm toán”

Ông Mạc Quang Huy, Phó tổng giám đốc CTCK Thăng Long

Tình trạng chênh lệch lợi nhuận giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán/soát xét của doanh nghiệp là hiện tượng không mới. Vấn đề này đã từng được cảnh báo từ vài năm trước. Nhưng hiện tượng này không những không giảm mà ngày càng trầm trọng, biểu hiện qua độ "vênh" giữa các con số ngày một lớn và nhiều trường hợp theo hướng bất lợi cho nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, các sai lệch giữa số liệu báo cáo trước và sau kiểm toán (hay soát xét) có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khách quan như sự chưa hoàn thiện của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; sự thiếu rõ ràng hoặc do trình độ nhận thức dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý giữa doanh nghiệp và các công ty kiểm toán.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng doanh nghiệp điều chỉnh số liệu cho các mục đích ngắn hạn của ban điều hành dưới áp lực của các cổ đông. Đây là một hạn chế chung của mô hình công ty đại chúng, khi lợi ích của ban điều hành với tư cách một người làm thuê không hẳn thống nhất với các cổ đông. Các khoản mục có khả năng can thiệp dễ nhất là các ước tính kế toán như các khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá, khấu hao tài sản. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các áp lực điều chỉnh báo cáo tài chính càng trở thành vấn đề lớn.

Cách tốt nhất để khắc phục lỗi chênh lệch là doanh nghiệp chỉ cần gửi một bộ báo cáo duy nhất, đó là báo cáo tài chính đã được soát xét hay báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Có như vậy, số liệu cũng tin cậy hơn và nhà đầu tư cũng đỡ rủi ro hơn khi tiếp cận thông tin.

"Cần có chế tài để doanh nghiệp có trách nhiệm với những con số công bố"

Ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM

Sở dĩ có sự chênh lệch lợi nhuận trong báo cáo tài chính trước và sau soát xét của doanh nghiệp, trước hết do thị trường chưa có hình thức kỷ luật nào về sai sót này, nên doanh nghiệp không thấy có trách nhiệm phải làm thật chuẩn mực. Họ chỉ cố nộp báo cáo tài chính cho đúng hạn để tránh bị phạt, còn thông tin trong báo cáo tài chính liệu đã chuẩn xác chưa thì tính sau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quên mất rằng, thị trường có những hình thức kỷ luật của nó và nếu tình trạng "vênh" nhau này cứ lặp lại, nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp đó và tất nhiên sẽ loại bỏ cổ phiếu đó ra ngoài danh mục đầu tư.

Cũng không loại trừ trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp có nhiều khoản không rõ ràng, đắn đo không biết bút toán ra sao. Đến khi kiểm toán vào cuộc, những khoản không minh bạch này bị xuất toán trở lại. Cũng có lý do sai số là do báo cáo tài chính của các công ty con gây ra.

Nhưng có lẽ áp lực lợi nhuận từ phía cổ đông mới là lý do chính khiến doanh nghiệp cứ phải tìm cách làm sao nâng lợi nhuận lên. Đến khi kiểm toán rà soát, mới hay đó là khoản không đúng, chỉ là lợi nhuận ảo. Nếu cổ đông quan tâm đến dòng tiền để đánh giá doanh nghiệp như cách giới đầu tư nước ngoài vẫn làm, có lẽ doanh nghiệp không đến mức phải "thổi" lợi nhuận lên như thế.

Muốn cải thiện tình hình này, điều đầu tiên là doanh nghiệp phải nhìn nhận lại việc công bố thông tin. Thông tin đưa ra cần chuẩn xác, tránh sai sót để tạo niềm tin nơi nhà đầu tư. Về phía cơ quan quản lý, cần có giải pháp cũng như chế tài để doanh nghiệp thấy có trách nhiệm với những con số công bố trong báo cáo tài chính.


Nguồn tin:
ĐTCK

0 nhận xét:

Đăng nhận xét