Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

TQ phân cực chiến lược tại Châu Á-Thái Bình Dương

Nhà kinh tế quốc tế Claude Myer nhận định: “Trên thực tế, sự đối đầu mà Bắc Kinh sẽ thực hiện là cuộc chiến đối đầu với Mỹ, cùng với sự phát triển tại khu vực châu Á lấy Trung Quốc là trọng tâm và sự sụt giảm tương đối của phương Tây mà Mỹ là trọng tâm. Một siêu cường đang được hình thành, đó là Trung Quốc với mục tiêu cuối cùng là nhằm ganh đua vị trí bá chủ của Mỹ và tác động đến trật tự thế giới theo hình thức đối thoại bình đẳng với Mỹ”.
Chiến lược của Trung Quốc đã thể hiện thông qua mục tiêu như đã chỉ ra ở trên một cách rõ ràng từ giữa thập niên vừa qua. Việc Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm để gây ảnh hưởng với các nước châu Á láng giềng đã thu được lợi ích đáng kể trong phần lớn thập niên vừa qua. Điều này đã tạo ra một khoảng trống chiến lược nhấn chìm châu Á-Thái Bình Dương với sự sụt giảm về lực lượng quân đội Mỹ do diễn biến tại Ápganixtan và Irắc. Khoảng trống này cũng tạo thuận lợi cho Trung Quốc thực hiện một đường hướng về việc mở rộng quân sự không hạn chế và không có trở ngại.

Điều này đã tạo ra hai khía cạnh khác nhau của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Điều đầu tiên đó là việc Trung Quốc nhận thấy là đối tác bình đẳng với Mỹ và kích động Trung Quốc tiếp tục thực hiện một cách dễ dàng những vấn đề còn tranh cãi như Đài Loan, Tây tạng và vấn đề biển Nam Trung hoa. Đây  là những vấn đề cốt yếu mà Trung Quốc sẵn sàng gây chiến tranh. Vấn đề thứ hai là Trung Quốc không bị hạn chế bởi Mỹ đã thành công khi tạo ra được cho các nước lân cận nhận thức rằng Hoa Kỳ không phải là đối tác chiến lược tin cậy của bất kể một nước châu Á nào khi phải đối mặt với Trung Quốc. Thủ đô của các nước châu Á được khuyến cáo rằng sức mạnh của châu Á nằm ở Bắc Kinh chức không phải ở Oasinhtơn. Trước khi làm rõ chủ đề của bài viết này hai nhận xét của tác giả nói trên cần phải được nghiên cứu đó là sự nổi lên của châu Á với Trung Quốc là trọng tâm và ý định của Trung Quốc là nhằm gây ảnh hưởng với trật tự thế giới theo cách đối thoại bình đẳng với Hoa Kỳ.

Tham vọng chiến lược của Trung Quốc về sự nổi lên của châu Á với Trung Quốc là trung tâm dường như sẽ được giải quyết khi có sự đánh giá chiến lược về khía cạnh môi trường an ninh châu Á. Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược lớn dựa vào quyền lực mềm sang việc sử dụng vũ lực (hard power) dường như tạo ra một sự phân cực về chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ý định của Trung Quốc sẽ không được môi trường an ninh châu Á nhìn nhận như ý định mang tính chất hòa bình. Sự thay đổi của Trung Quốc trong chiến lược lớn dường như đã tạo ra nhận thức về một sự đe dọa của nước này đang nhấn chìm  châu Á-Thái Bình Dương.

Sự gia tăng chủ nghĩa ôn hòa ở châu Á cần phải được xem xét như một vấn đề tập trung nhiều hơn vào nhận thức chiến lược châu Á về khả năng đe dọa của Trung Quốc hơn là sự nổi lên của châu Á do Trung Quốc lãnh đạo để chiến đấu chống lại sự thống trị của Mỹ và thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương. Sự bình đẳng về mặt chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc về đối thoại bình đẳng là không bền vững và thực tế khi cán cân quyền lực ở châu Á và thế giới cần phải được xem xét. Trung Quốc chỉ có thể nổi lên như một sự bình đẳng chiến lược với Mỹ nếu nước này tập trung vào mặt chiến lược được hàng loạt các nước ở châu Á-Thái Bình Dương tạo thành liên minh do Trung Quốc đứng đầu đối đầu với mô hình an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thật đáng buồn cho Trung Quốc là không có nước nào trong khu vực này muốn trở thành đồng minh với với nó trừ CHDCND Triều Tiên và Pakixtan vốn là đồng minh chiến lược. Ngoài ra, cũng có một sự khác biệt về mặt quân sự mà không thể thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc là về vũ khí hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (ICBM) và khả năng điều quân.

Trở lại chủ đề chính về việc Trung Quốc đang thiết lập sự phân cực ở châu Á-Thái Bình Dương, cần phải nhấn mạnh rằng việc này là do Trung Quốc chứ không phải do Mỹ điều hành. Sự phân cực này cũng đã được thiết lập trong một khoảng thời gian và học thuyết của Tổng thống Mỹ Obama về trục chiến lược tại châu Á và việc tái cân bằng vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bị chậm chễ. Mặc dù có những hệ quả tự nhiên của những động thái của Trung Quốc trong khu vực mang tính rất hùng hổ. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bình yên về mặt chiến lược cho đến năm 2008 và châu Á cũng không thể hiện sự lo ngại trước việc nổi lên của Trung Quốc. Cho đến thời điểm đó có nhiều nước trung lập tại châu Á và họ không tin rằng liệu Mỹ có là một đối tác tin cậy hay không nếu như các vấn đề an ninh quốc gia của họ bị tác động bởi sự hiếu chiến đang nổi lên như Trung Quốc. Vào năm 2012 tình hình đã thay đổi rõ rệt, nhiều nước trung lập đã lựa chọn ngả theo Mỹ về mặt chiến lược. Tại sao lại có sự thay đổi về nhận thức về mặt chiến lược như vậy?

Chiến lược lớn của Trung Quốc dựa chủ yếu vào quyền lực mềm để đạt được mục tiêu chiến lược cuối cùng của nó dường như thực hiện trong giai đoạn từ 2006-2008. Sự hiếu chiến cũng như áp lực về mặt quân sự là con chủ bài lớn trong chiến lược của nước này.

Sau đó, Trung Quốc đã lợi dụng môi trường an ninh hiện có ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khủng hoảng tài chính toàn cầu và những giai đoạn phát triển nhanh về hiện đại hóa quân đội để tiến hành sử dụng một cách mạnh mẽ sức mạnh quân sự mới được hình thành. Điều này được thể hiện là quan điểm mang tính chất áp đặt và hiếu chiến của Trung Quốc đối với các nước đang tranh chấp vùng biển Nam Trung Quốc. Nó cũng được thể hiện thông qua việc trấn áp về mặt quân sự như vụ việc biểu tình ở Tây tạng diễn ra trước hội nghị Olympic ở Bắc Kinh năm 2008. Điều này cũng được thể hiện thông qua việc tàu ngầm Trung Quốc có mặt tại vùng biển Nhật Bản và  Trung Quốc không gây áp lực với CHDCND Triều Tiên để có phản ứng mạnh hơn đối với những hành động mang tính quân sự chống lại Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước vốn là thành viên chủ chốt của Mỹ trong mô hình an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương.

Có những dấu hiệu thay đổi về quan điểm của các nước châu Á khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và Minama, hai nước có địa chiến lược quan trọng và rộng lớn nằm ở hai bên sườn khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có nhiều tiềm năng như đã từng được niêu tả trong bài viết trước đây của tôi sẽ tao cho Mỹ một chỗ đứng ở châu Á ngoài Hàn Quốc. Rõ ràng Nhật Bản và Mỹ đã tăng cường quan hệ quân sự và Hàn Quốc cũng thay đổi thái độ không rõ ràng đối với Trung Quốc. Philippin sau nhiều năm phản đối Mỹ về việc sử dụng căn cứu không quân và hải quân quan trọng thì nay cũng đồng ý cho Mỹ tham gia đầy đủ trong bối cảnh nước này đang có tranh chấp đến cùng với Trung Quốc về vùng biển Nam Trung hoa.

Trung Quốc được cho là có tầm nhìn, kế sách và tính kiên nhẫn một cách chiến lược lâu dài. Trung Quốc dường như đã hiểu sai ý định cũng như quyết tâm mang tính chiến lược của Mỹ khi gắn kết một cách chiến lược tại khu vực này. Mỹ không chỉ tăng cường mô hình an ninh của nó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà hiện còn mở rộng ra khu vực xung quanh như Đông nam châu Á và tiểu lục địa Ấn Độ dưới các hình thức khác nhau như đối tác chiến lược và quan hệ chiến lược nhằm ám chỉ cho khu vực biết rõ mục đích mang tính uy lực và đe dọa của Trung Quốc.

Theo định hướng của Trung Quốc thì cuộc chiến đối đầu với Mỹ là không thể tránh khỏi, điều này sẽ đưa ra hai câu hỏi là liệu Mỹ hay Trung Quốc sẽ lẩn tránh cuộc chiến tranh? Câu hỏi thứ hai cần xem xét là trong cuộc chiến như vậy thì sự tổn thất của hai bên sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi thứ nhất tôi trích dẫn ý kiến của ông George Friedman -Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ (Stratfor) viết trong cuốn sách mới xuất bản gần đây: "Mỹ đã tiến đến sức mạnh toàn cầu với cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ vào năm 1898. Và đã duy trì đường hướng này trong một thế kỷ. Việc thay đổi về mức độ mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện thì đó không phải là sự lựa chọn vì điều này rất kỳ quặc". Tương quan về mặt tổn thất trong một cuộc chiến kéo dài thì Trung Quốc sẽ bị tổn thất nhiều hơn so với Mỹ và do vậy sẽ có sự bất lợi về mặt chiến lược hơn. Liệu điều này có cản trở Trung Quốc hay không? Dường như là không vì Trung Quốc với tham vọng lớn sẽ khó từ bỏ chiến lược toàn cầu. Lợi thế đối với Mỹ là thành công trong cuộc chiến tranh lạnh và trong mọi khía cạnh thì nó cũng sẽ thành công trong một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai trong thời gian này. Riêng sức mạnh kinh tế thì không chuyển thành quyền lực mang tính chiến lược, đó là sức mạnh áp đặt về quân sự và chính trị và có khả năng điều hành quân sự mang tính toàn cầu.

Để kết luận thì có thể nhận thấy rằng vấn đề ngoại giao của Mỹ không thể đạt được trong thời gian trước đây về vấn đề phân cực mang tính chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, một chính sách hiếu chiến của Trung Quốc với sự thiếu kiên nhẫn và bất ngờ nhằm thể hiện quyền lực quân sự mới ở châu Á dường như đã tạo ra một cực chiến lược nổi bật tại châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải sự bất lợi của Trung Quốc.
VietNamNet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét