Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Tối đa hóa nguồn nhân lực: Biến áp lực thành cơ hội

Đào tạo, phát triển và sở hữu chức năng tài chính là điều quan trọng quyết định đến thành công của một DN, đặc biệt là trong môi trường kinh tế hiện nay. Điều này được khẳng định trong một báo cáo gần đây của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) và hãng kiểm toán KPMG, có tên gọi là: “Tối ưu hóa nguồn nhân lực: Phương pháp quản trị tài chính hiệu quả”.
Tối đa hóa nguồn nhân lực: Biến áp lực thành cơ hội
Tối đa hóa nguồn nhân lực: Biến áp lực thành cơ hội
Báo cáo này nhấn mạnh việc sử dụng đúng nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các giám đốc tài chính phải đối mặt. Thập kỷ tiếp theo sẽ tạo ra cơ hội quan trọng cho các chuyên gia tài chính kiến tạo và duy trì giá trị lâu dài của mỗi tổ chức. Nhưng, thách thức này nằm trong tay các nhà tuyển dụng, những người có nhiệm vụ phát hiện và phát huy nhân tài.

Theo kết quả một cuộc khảo sát hồi năm ngoái của ACCA, chỉ có 20% các DN và tổ chức có một chiến lược phát triển nhân tài cho bộ máy tài chính của mình. Nhưng, đáng tiếc là trong những DN này, hầu hết các chiến lược này lại không hề mang tính chiến lược, không chính thức, đôi khi chiến lược phát triển của bộ máy tài chính mang tính tách biệt đối với các bộ phận khác, không phải là một phần của kế hoạch hợp nhất toàn công ty.

Trong báo cáo “Tối ưu hóa nguồn nhân lực: Phương pháp quản trị tài chính hiệu quả”, ACCA đưa ra 8 khuyến nghị quan trọng cho các CFO để thiết lập và duy trì nhân tài trong công ty:

Một là, cần định dạng nhân tài. Các DN và tổ chức cần xác định những dạng tài năng mà tổ chức cần có. Ví dụ, ngoài yếu tố kiến thức chuyên môn thì những chuyên gia tài chính cần có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc định hướng chiến lược phát triển một cách đúng đắn cho DN.

Hai là, cần xác định nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Các DN và tổ chức nên xác định cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn cho việc tuyển dụng nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, phải ưu tiên các cá nhân có kiến thức và hiểu biết về thương mại và kinh doanh.

Ba là, cần xác định năng lực cần thiết, cân nhắc những yếu tố như năng lực chuyên môn, sự hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh và các kỹ năng ứng xử cần thiết khác.

Bốn là, cần phát triển mục tiêu. Trong bộ phận tài chính thì một số vai trò chủ chốt sẽ quan trọng hơn đối với tổ chức so với các vai trò khác. Tuy nhiên, đôi khi, những vai trò tưởng chừng như kém quan trọng cũng có thể có những đóng góp rất đáng kể.

Năm là, đề xuất và thiết kế những khóa huấn luyện toàn diện. Các DN hàng đầu thường có những chương trình huấn luyện hoặc các hoạt động phát triển toàn diện để các nhân viên có thể chọn lọc chương trình phù hợp cho mình. Các DN và tổ chức đang có xu hướng phối hợp cùng với các tổ chức giáo dục tài chính hoặc các viện tài chính nhằm cung cấp các lớp đào tạo bài bản và thường xuyên.
Sáu là, định hướng phát triển sự nghiệp. Các DN cần xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp dành cho các nhân viên tài chính đủ hấp dẫn, để có thể khiến họ phấn đấu và nỗ lực hết sức mình để đạt được.
Bảy là, có chính sách khen thưởng dựa trên thành tích. Chính sách này phải nằm trong tổng chiến lược phát triển của DN. Việc khen thưởng phải gắn liền với thành tích của cá nhân và tập thể.

Tám là, phải định kỳ kiểm tra. Toàn bộ đội ngũ nhân sự tài năng cần được đánh giá thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo rằng đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu của một tổ chức ngày càng phát triển.
Hiện nay, các giám đốc DN đang phải đối mặt với ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế. Điều này gây kiệt quệ cho không ít những nỗ lực quản lý tài năng. Và đây là thời điểm cần chú trọng hơn đến việc quản lý đội ngũ nhân tài và khích lệ họ làm việc với hiệu suất cao, xây dựng lòng trung thành của họ đối với công ty. Một giám đốc nhân sự sắc sảo sẽ nhận ra được tầm quan trọng của việc sử dụng nhân tài để duy trì kế hoạch và tạo ra những giá trị lâu dài cho tổ chức.

Quản trị tài năng nên được hiểu rộng hơn là quản trị nhân lực. Đây chính là quản lý khát vọng và tạo ra đội ngũ tài năng đa dạng, cùng với tổ chức tạo ra những lợi ích trong kinh doanh. Có những cơ hội lớn lao trước mắt và kinh nghiệm của chúng tôi mách bảo rằng những tổ chức biết đặt tài năng vào đúng vị trí sẽ có được lợi thế cạnh tranh.

Lucia Real Martin, Giám đốc Khối thị trường mới nổi châu Á – ACCA

0 nhận xét:

Đăng nhận xét