Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

HAG và bài học vào thị trường nợ nước ngoài

Thành công của HAG trên thị trường nợ quốc tế có thể là một "liều thuốc" kích thích các DN khác của Việt Nam chủ động tiếp cận nguồn vốn này.
HAG và bài học vào thị trường nợ nước ngoài
HAG và bài học vào thị trường nợ nước ngoài
Trong khi lãi suất ngân hàng đang vượt ngưỡng chịu đựng của nhiều doanh nghiệp thì các kênh huy động vốn khác vẫn gặp phải nhiều rào cản và bản thân DN Việt dường như chưa có sự chuẩn bị để vươn ra thị trường vốn quốc tế. Các chuyên gia phân tích tại Hội nghị thường niên CFO do Cty Vietnam Report và báo VietNamNet tổ chức ngày 10/6.

Vốn nước ngoài gặp khó khi vào Việt Nam

Giữa tháng 5/2011, thông tin Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) huy động thành công 90 triệu trái phiếu quốc tế đã khiến giới đầu tư, tài chính trong nước xôn xao. Số trái phiếu trên có thời hạn 5 năm, và sẽ trả trước một phần sau 3 năm. Lãi suất được cố định ở mức 9,875%, Credit Suisse là tổ chức bảo lãnh duy nhất.

Thành công của HAG trên thị trường nợ quốc tế có thể là một "liều thuốc" kích thích các DN khác của Việt Nam chủ động tiếp cận nguồn vốn này.

Ông Lê Hoàng Lân, Phó TGĐ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một quá trình gian nan, lâu dài và bên cạnh việc chuẩn bị nâng ao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì DN phải có sự chuẩn bị về tâm lý.

"Chính các DN tạo cảm giác cho chính mình là vốn trên thị trường còn thiếu. Thực chất, vốn trên thị trường quốc tế còn rất nhiều," ông Lân chia sẻ.

Đồng thời, ông Lân nhấn mạnh rằng DN phải hiểu là chi phí vốn có sự khác nhau tuỳ DN. Một công ty lớn và uy tín trên thị trường như HAG cũng phải chấp nhận mức lãi suất gần 10% thì DN nhỏ hơn phải chịu mức chi phí vốn cao hơn là chuyện bình thường.

Ông Lân cho rằng có thế chia thành 2 nhóm nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm thứ nhất là những nhà đầu tư mua trái phiếu mà không tham gia điều hành. Nhóm còn lại là những người "ăn, ngủ" với DN, cùng tham gia Hội đồng Quản trị và kỳ vọng sẽ cùng công ty phát triển. Với nhóm này, họ mong đợi tính minh bạch từ phía DN.

Ông Quách Mạnh Hào, Phó TGĐ Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) cũng đồng tình rằng các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại nhất là vấn đề minh bạch của các công ty Việt Nam bởi họ muốn đầu tư dài hạn, có tầm nhìn 7-10 năm. Kiểu "gia đình trị" và những mập mờ trong quản trị, điều hành, báo cáo của nhiều DN Việt Nam hiện nay khó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

"Thật thà, cởi mở, hiểu doanh nghiệp đang ở tình trạng nào và chia sẻ rõ ràng với nhà đầu tư để họ có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp là cách tốt nhất để tạo niềm tin và quan hệ vững chắc với nhà đầu tư," ông Tom Herron, GĐ Dịch vụ Tư vấn Giao dịch Tài chính của Công ty Ernst & Young VN, phân tích. "Thực ra, không ai muốn chia sẻ phần xấu của mình, nhưng đây lại là phần quan trọng trong hoạt động huy động vốn. Việc doanh nghiệp giấu giếm những khó khăn, những điểm bất ổn của mình sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư khi nhà đầu tư phát hiện ra sự thật."

Ngoài quản trị công ty và tính minh bạch thì ông Matthew Lourey, GĐ Dịch vụ Tư vấn, Công ty TNHH Grant Thorton Việt Nam còn chỉ ra thêm nhiều rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào VN.
Thứ nhất là các công ty niêm yết quá sớm , quá dễ dàng khiến có thể mất đi sự hấp dẫn đối với quỹ đầu tư. Đồng thời, các công ty đã niêm yết bị hạn chế sở hữu của nước ngoài. Thứ hai là DN nợ quá nhiều mà các nhà đầu tư không muốn nhìn thấy phần vốn của mình chuyển thẳng sang để thanh toán nợ vay.
"Nhà đầu tư tìm kiếm những công ty biết quản lý tốt nguồn vốn, bao gồm cả việc duy trì một tỉ lệ nợ thích hợp tương ứng với vốn chủ sở hữu," ông Matthew phân tích.

Ngoài ra, các yếu tố khác như cơ cấu phức tạp, lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài và nhân lực cũng là các rào cản trong thu hút vốn từ nước ngoài.

Còn bà Nguyễn Thuỳ Dương, đại diện công ty KPMG Việt Nam cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài có 3 quan ngại khi vào Việt Nam. Thứ nhất là rủi ro về môi trường pháp lý, "sáng tỉnh dậy là có chính sách mới" khiến DN lúng túng. Thứ hai, VN là thị trường "vào dễ, ra khó" vì DN Việt luôn kỳ vọng nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ, cảm thông trong mọi hoàn cảnh. Thứ ba là vẫn thiếu chiến lược dài hạn và DN chưa tập trung hoạt động vì lợi ích cổ đông mà vẫn chỉ tư lợi riêng.

Siết tín dụng, vẫn trông chờ ngân hàng

Theo khảo sát tiến hành ngay tại Hội nghị thường niên CFO ngày 10/5 công ty Vietnam Report và báo VietNamNet tổ chức thì có tới 32% doanh nghiệp được hỏi cho biết vay vốn ngân hàng vẫn là nguồn huy động vốn chính trong thời gian qua. Như vậy, trong ba kênh huy động vốn chính là thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tín dụng thì DN vẫn ưu tiên "gõ cửa" ngân hàng hơn, bất chấp lãi suất cao ngất ngưởng.

"Lãi suất ngân hàng cao và kỳ vọng lãi suất cao từ tiền gửi đang là thách đố với vấn đề nguồn vốn cho các doanh nghiệp," ông Tom Herron, GĐ Dịch vụ Tư vấn Giao dịch Tài chính của Công ty Ernst & Young VN nhận định.

Ông Vũ Đình Phúc, Kế toán trưởng Cty CP Xuất nhập khẩu & Hợp tác đầu tư Vilexim, nhận định lãi suất và tỉ giá hiện đang là vấn đề rất lớn khiến tại thời điểm này, công ty ông chỉ "có lãi một chút chứ không nhiều".

Ông Quách Mạnh Hào cho rằng siết tín dụng dẫn tới hai trường hợp: DN không thể tiếp cận vốn và DN tốt cũng chủ động không tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Đặc biệt, thị trường chứng khoán ở VN tăng trưởng những năm trước là nhờ tín dụng nên tại thời điểm này, thị trường không thể phát triển được, đồng nghĩa với việc một kênh huy động vốn quan trọng khó được phát huy.

Một hình thức huy động vốn được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là các hoạt động mua bán và sáp nhập DN (còn gọi là M&A).

"Thực tế có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến M&A, họ muốn mua cổ phiếu cổ phần ở nhiều doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư đang trực tiếp tham gia, tìm hiểu cơ hội dầu tư," ông Tom Herron nhận định. "Nếu chính sách tài chính ổn định, trong quý IV năm nay và 2 quý đầu năm 2012 sẽ có nhiều thương vụ M&A."

Cũng theo ông Tom thì nửa năm tới là thời điểm khó khăn cho trị trường vốn vì còn nhiều vấn đề cần ổn định. Nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vẫn phải chờ để có cái nhìn rõ ràng hơn trước khi vào đầu tư.
"Vậy nên thời điểm quý III và IV năm nay sẽ là thời điểm cho các doanh nghiệp chuẩn bị nội bộ, tinh thần, tạo niềm tin để tiếp cận nhà đầu tư thành công trong năm 2012," ông Tom nhận định.

Ông Võ Minh Tuấn, Phó TGĐ Ngân hàng TMCP Công thương VietinBank (CTG):

- Hiện nay doanh nghiệp tiếp cận vốn từ ngân hàng rất khó khăn. Theo ông doanh nghiệp cần làm gì để tháo gỡ khó khăn này?

Doanh nghiệp muốn tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng cần xác định rõ họ cần vay vốn để làm gì. Dự án kinh doanh của họ phải chứng minh được các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp phục vụ cho đối tượng nào, thành phần, đơn vị cá nhân nào. Doanh nghiệp cũng cần chứng minh được với ngân hàng họ có khả năng tổ chức quản lý sản xuất, điều hành kinh doanh và vốn tự có theo tỷ lệ nhất định khoảng 30-40% trên tổng nhu cầu vốn.

- Với tư cách là chuyên gia ngân hàng, ông đánh giá thế nào về xu hướng lãi suất các tháng cuối năm?

Lãi suất các tháng cuối năm chắn chắn sẽ giảm. Chính phủ và các Bộ, Ngành đang triển khai quyết liệt các biện pháp cụ thể cho kịp NQ 11/CP. Tháng 6/2011, các biện pháp được triển khai từ đầu năm sẽ "ngấm" vào nền kinh tế, phát huy hiệu quả và cộng đồng doanh nghiệp sẽ có thể đón chờ những tin vui như lạm phát và lãi suất giảm từ giờ đến cuối năm.

- Với bối cảnh hiện tại ngân hàng có sự hỗ trợ như thế nào để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn một cách hiệu quả?

Trước hết, trong bối cảnh lãi suất tăng cao, chính phủ đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, ngân hàng cần tập trung vốn ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm cả những doanh nghiệp vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất hàng hóa ngay. Còn những doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác như bất động sản thì không được ưu tiên vì tiền rót vào bất động sản phải mất vài năm mới ra hàng hóa.

Các ngân hàng như VietinBank đang cố gắng tiếp xúc nhiều nguồn vốn quốc tế, ODA để tăng tổng nguồn vốn huy động, nhờ đó dành nguồn vốn có được, bao gồm nguồn vốn thương mại - nguồn vốn giá rẻ, dẫn vốn vào các lĩnh vực chính phủ ưu tiên, cụ thể là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, các ngành công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

(Hải Yến ghi)


Nguồn tin:
VEF

0 nhận xét:

Đăng nhận xét