Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012
Có chăng loài vật có khả năng dự báo thời tiết
08:48
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bạn có tin chú chó của mình có thể đoán trước
được cơn bão đang đến? Có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được khả
năng đó của động vật là có thật? Hay là thay vì ngồi xem tin tức thời
tiết, bạn hãy để ý quan sát hành vi của thú nuôi trong nhà để nắm được
những thay đổi thời tiết sắp tới. Nếu điều này là thật sẽ giúp ích rất
nhiều cho cuộc sống hàng ngày của con người. Đặc biệt, những dự đoán này
sẽ vô cùng có giá trị trong các sự kiện thảm họa như động đất, sóng
thần như thảm họa kép động đất và sóng thần ập vào khu vực Đông Nam Á
vào ngày 26 tháng 12 năm 2004.
Một
trong những điều bài viết mổ xẻ ở đây là hiện tượng - ngay cả khi sóng
thần ở Đông Nam Á năm 2004 làm hơn 200.000 người thiệt mạng, hầu như
không có động vật hoang dã nào bị chết (ngoại trừ động vật bị nuôi nhốt
trong chuồng). Các quan sát chỉ ra rằng các loài động vật dường như có
một cơ chế cảnh báo trước khi xảy ra thảm họa vài giờ hoặc chỉ vài giây,
làm cho chúng có khả năng sống sót cao hơn.
Có phải động vật có cơ chế của riêng chúng ?
Nếu
con chó của bạn luôn chạy vào trong nhà ngay trước khi trời mưa, bạn có
thể nghĩ rằng nó có thể dự báo được thời tiết. Chính xác hơn là động
vật phản ứng lại những tín hiệu nhất định của môi trường đi kèm với
những thay đổi về mặt thời tiết.
Có
một quan điểm phổ biến rằng động vật có thể phát hiện ra những biến cố
nhất định như động đất chẳng hạn ngay khi nó vừa xảy ra dù nơi phát sinh
ở cách đó rất xa. Khả năng này của động vật có thể không giúp ích nhiều
cho cư dân ở nơi xảy ra thảm họa nhưng lại là một sự trợ giúp to lớn
đối với những người ở cách xa. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn tin
rằng động vật có thể nhạy cảm với những tiền dư chấn của trận động đất
trước khi nó xảy ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào
chứng minh được điều này.
Tuy có khả năng đặc biệt
như vậy song đa số các nhà khoa học không cho rằng động vật có giác
quan thứ sáu. Thứ chúng ta đề cập đến ở đây là động vật biết khai thác
tối đa 5 giác quan sẵn có nếu đem so sánh với con người.
Giác
quan quan trọng nhất là thính giác. Tai người bình thường chỉ có thể
nghe âm thanh có tần số từ 20 đến 20000 Hz ( người trung niên có thể
không thể nghe được âm thanh vượt quá 12000-14000 Hz) . Âm có tấn số dao
động Ở ngoài ngưỡng này, tai người không nghe được ví dụ như hạ âm(
dưới 20 Hz) hay siêu âm ( cao hơn 20000 Hz). Tuy nhiên loài voi có thể
nghe được âm dao động từ 16 đến 12000 Hz. Trâu bò cũng có thể nghe được
âm ở tần số 16 Hz nhưng âm ở 40000 Hz cũng chẳng là vấn đề gì với chúng.
Vậy nhân tố nào đã sản sinh ra âm ở ngoài ngưỡng nghe của tai người.
Câu trả lời là các xung kích từ động đất và sóng từ đại dương.
Một
số nhà nghiên cứu cho rằng một số loài vật nhất định như voi chẳng hạn,
nhận thấy cảnh báo động đất từ khá sớm bởi chúng có thể cảm nhận được
các chấn động bên dưới lòng đất nhờ vào đôi bàn chân to lớn, tuy không
hề nghe thấy âm thanh gì. Chúng cảm nhận được sự khác biệt, các rung
chấn không bình thường tràn tới làm chúng kinh hãi và phải chạy đi tìm
kiếm nơi an toàn hơn.Nhưng tại sao động vật có thể cảm nhận được các
rung chấn khác lạ này. Các nhà nghiên cứu vẫn đang khám phá các quan và
bộ não của nhiều loài để xem tại sao chúng có thể đón nhận các sóng âm
xung động mà con người không thể cảm nhận được.
Học
thuyết dưới đây có thể giải thích cho những phản ứng tức thời của các
loài động vật khác có thính giác kém nhạy hơn trước khi sóng thần xảy
ra. Theo các nhà nghiên cứu, những sóng âm ngoài ngưỡng nghe của con
người gây ra cảm giác buồn nôn và khó chịu đối với con người. Các loài
động vật khi tiếp nhận những sóng âm như vậy sẽ coi như đây là một mối
nguy hiểm, khiến chúng tìm kiếm nơi an toàn hơn theo bản năng.
Vậy
còn đối với những biến cố ít nguy hiểm hơn thì sao. Liệu loài chim cho
bạn biết khi nào bão tới. Hay hành vi của loài gấu cảnh báo bạn về sự
khắc nghiệt của mùa đông sắp tới. Hãy đọc tiếp phần tiếp theo dưới đây
về phản ứng của động vật trước những thay đổi của thời tiết.
Liệu hành vi của loài vật có thể dự báo thời tiết?
Điều
gì sẽ xảy ra với động vật trước khi cơn bão cuồn cuộn tới hoặc trước
khi mùa đông bắt đầu? Hạ âm và siêu âm vẫn có thể là thủ phạm bởi bão
lốc và sấm sét tạo ra sóng âm thanh ở những tần số như vậy. Nhưng bên
cạnh đó còn là sự thay đổi trong áp suất khí và áp suất thủy tĩnh. Thông
thường, những áp lực này thay đổi rất ít. Động vật có khả năng nhận
biết bất kỳ sự thay đổi nào bất thường trong tự nhiên, một dấu hiệu cho
những thay đổi lớn về thời tiết. Điều này giúp hình thành nên cơ chế
sinh tồn của động vật. Phản ứng theo bản năng của động vật là tìm nơi
trú ẩn khi phải đối mặt với trạng thái thời tiết cực đoan.
Lấy
ví dụ hiện tượng thời tiết bất thường như bão lốc làm suất không khí và
áp lực nước giảm mạnh. Động vật đã quen với những điều kiện thời tiết
bình thường có thể nhanh chóng cảm nhận được những thay đổi này. Và
giống như các các loài động vật trong thảm họa sóng thần, chúng chạy
trốn tìm chỗ trú ẩn mới để đảm bảo an toàn.
Các
nhà nghiên cứu quan sát thấy loại hành vi này trong một nhóm cá mập khi
họ theo dõi sự di chuyển của cá mập trong suốt thời gian xảy ra cơn bão
nhiệt đới Gabrielle và Charlie. Sau khi áp suất khí quyển giảm chỉ là
một milibar một vài con cá mập đã bơi đến vùng nước sâu hơn, nơi đem lại
sự an toàn cao hơn cho chúng.
Chim và ong cũng
cảm nhận được sự suy giảm áp suất khí quyển và theo bản năng sẽ tìm kiếm
cách bảo vệ tổ của chúng. Loài chim cũng sử dụng khả năng cảm nhận áp
suất không khí để xác định khi nào là lúc an toàn để di cư.
Vậy
còn về khả năng dự báo mùa đông khắc nghiệt sắp tới thì sao. Thường thì
các loài động vật xứ lạnh ngủ trong suốt cả mùa đông. Nhưng ngủ đông có
liên quan đến đồng hồ sinh học của động vật và tích trữ năng lượng hơn
là phản ứng trước thay đổi nhiệt độ.
Có nhiều tích
dân gian khá thú vị về cuộc sống của một số loài động vật. Một số người
Mỹ bản địa tin rằng gấu đen chọn điểm ngủ khác nhau trong các hang động
của họ tùy thuộc vào mùa đông sẽ lạnh như thế nào, hoặc lông trên chân
thỏ sẽ phát triển mịn hơn nếu có tuyết rơi lớn. Có thể những tích chuyện
này chỉ đơn giản là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng nhiều người cho rằng
khoa học dựa trên quan sát, và văn hóa dân gian được dựa trên nhiều thế
kỷ quan sát.
Tóm
lại, những hành vi động vật có thể không chứng minh được tất cả những
hành vi của chúng là hữu ích cho con người. Động vật thường xuyên biểu
hiện thay đổi hành vi, và không có cách nào thực tế của giải mã được
liệu một sự thay đổi trong hành vi có liên quan đến một thảm họa tự
nhiên sắp xảy ra hay không hay chỉ là phản ứng đối với một cái gì đó
hoàn toàn không liên quan. Ngoài ra, luôn tồn tại sự khác biệt giữa các
loài và giữa các cá thể của cùng một loài về khả năng nhạy cảm với biến
động thời tiết. Nhưng với những hành vi của một số loài, có thể nói rằng
một số loài động vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh
hơn chúng ta. Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng một số nhà khoa học cũng hi
vọng, việc nghiên cứu khả năng “dự báo thời tiết” ở loài vật sẽ giúp
cảnh báo và hạn chế những thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét