Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam chưa ra khỏi vùng nguy hiểm

Nền kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn khó khăn, nhưng vẫn phải tính đến câu chuyện ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo lạm phát tương đối thấp, khoảng 6 - 7% trong năm 2012.
TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam chưa ra khỏi vùng nguy hiểm
TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam chưa ra khỏi vùng nguy hiểm
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận định. Điều này liên quan đến mục tiêu của chính sách vĩ mô trong năm 2013 là kiên trì chính sách ổn định kinh tế vĩ mô bên cạnh hồi phục kinh tế.
8 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã xuất hiện những nhân tố tích cực. Có phải nền kinh tế Việt Nam đã qua được giai đoạn khó khăn nhất, thưa ông?
Kinh tế Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn hết sức khó khăn, mặc dù dưới góc độ vĩ mô, có một số chỉ số được cải thiện đáng kể. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2012 tăng 4,1% so với tháng 7 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 8 tháng, IIP tăng 4,7%, thấp hơn 0,1% so với mức tăng 4,8% của 7 tháng đầu năm.
Lạm phát tính theo năm đã giảm rất nhanh từ mức đỉnh 22 - 23% của tháng 8 năm ngoái còn khoảng 5% của tháng 8 năm nay. Tỷ lệ hàng tồn kho quý I khoảng 34 - 35%, cuối tháng 7 còn 21%, như vậy đã là giảm, nhưng vẫn còn rất cao trong một số lĩnh vực.
Nhập khẩu (90% là thiết bị máy móc và nhiên liệu) có phần chững lại do sản xuất, kinh doanh khó khăn. Tính đến 20/7, tín dụng tăng rất chậm, mới đạt 1,03%.
Nhìn tổng thể, tín dụng gần như vẫn chưa ra được nền kinh tế. Tổng cầu có nguy cơ thấp trong nước và vẫn còn nổi lên 2 vấn đề cho thấy rủi ro kinh tế vĩ mô còn cao: một là, hệ thống tài chính ngân hàng với câu chuyện nợ xấu; hai là, thu ngân sách năm nay sẽ vô cùng khó khăn (7 tháng đầu năm mới đạt được trên dưới ½ dự toán), trong khi áp lực chi tiêu rất lớn.
Trong khi đó, tăng trưởng của thế giới có xu hướng còn chậm lại nữa với một số nền kinh tế vẫn có khả năng quay trở lại suy thoái. Ở khu vực, hai đầu tàu kinh tế là Ấn Độ và Trung Quốc năm nay sẽ có tăng trưởng giảm mạnh hơn nhiều so với dự tính cách đây 3, 4 tháng.
 
Như ông đã nói, chỉ số hàng tồn kho đã giảm nhưng còn rất cao. Đó có phải vẫn là vấn đề lớn nhất của kinh tế Việt Nam hiện nay? Đâu là hy vọng lớn nhất để giải quyết vấn đề này?
Điều này phản ánh tình hình khó khăn hiện nay của doanh nghiệp. Hy vọng những tháng cuối năm, tăng giải ngân đầu tư công, tín dụng vào nền kinh tế tăng phần nào, kích cầu tiêu dùng… có thể làm cho bức tranh tồn kho đỡ u ám hơn. Tuy nhiên, hàng tồn kho cũng đánh động chúng ta cần cải cách các thông số, cách thức tăng trưởng sao cho ổn định và có chất lượng hơn.
 
Giá xăng, một trong những nhân tố trọng yếu của lạm phát, lại vừa tăng và tiềm ẩn nhiều áp lực tăng tiếp. Vậy các biện pháp kích cầu cuối năm có phải cân nhắc đến rủi ro lạm phát tăng cao trở lại hay không? Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể và chỉ nên đạt được bao nhiêu?
Cách đây vài tháng, một số dự tính của cơ quan chính thức Việt Nam cho rằng, tăng trưởng chỉ khoảng 5,3 - 5,7%, tuy nhiên, 1 - 2 tháng trở lại đây, việc đạt được con số này cũng khó khăn hơn. Gần đây nhất, dự báo tương đối đồng thuận là tăng trưởng kinh tế khoảng 5 - 5,3%.
Như vậy, mức tăng trưởng này cùng với những điều chỉnh kinh tế, GDP có thể vào khoảng 5,6%, nhưng vẫn phản ánh những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. GDP rõ ràng không đạt được chỉ tiêu đề ra.
Việc giảm lạm phát về một con số trong năm nay không làm cho sản xuất kinh doanh quá khó khăn, nhưng để lạm phát khoảng 7% vẫn còn một số rủi ro nhất định. Thứ nhất, không có nỗ lực dàn đều đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư công mà chỉ dồn vào 3 tháng cuối năm thì khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ không thực hiện được.
Do vậy, có thể đó cũng là áp lực của lạm phát. Thứ hai, cũng có thể có những cú sốc từ bên ngoài, mặc dù kinh tế thế giới đang vào giai đoạn tăng trưởng thấp, một số nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhưng không loại trừ biến động về chính trị xã hội có thể đẩy một số giá cả lên cao.
Thứ ba, rủi ro liên quan đến một số mặt hàng lương thực, thực phẩm hay xăng dầu, bởi thực phẩm chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu CPI của Việt Nam.
Do vậy, cần phải tính đến câu chuyện ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo lạm phát tương đối thấp, khoảng 6 - 7% trong năm 2012. Điều này có liên quan đến mục tiêu của chính sách vĩ mô trong năm 2013 là kiên trì chính sách ổn định kinh tế vĩ mô bên cạnh hồi phục kinh tế.
Theo Hồng Dung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét