Chu Chi Nam (Danlambao) - Hiện
nay, Việt Nam đang bàn cãi xôn xao về việc sửa đổi hiến pháp và thay
đổi chế độ. Và một chế độ tốt đẹp, ai cũng biết đó là chế độ dân chủ,
tôn trọng nhân quyền. Theo ông Lưu Châu Á, đương kim trung tướng quân đội Trung cộng, người có ảnh hưởng lớn trong giới truyền thông báo chí và quân đội: “Một hệ thống chính trị tồi khiến cho một người tốt cũng hành động tồi, trong khi một hệ thống chính trị tốt khiến cho một người tồi cũng hành động tốt”.
Vì vậy, theo tôi nghĩ, đây là lúc dân Việt, ở mọi tầng lớp xã hội, từ
nông dân, thợ thuyền, đến chuyên viên trí thức, hãy can đảm có ý nghĩ từ
bỏ lý thuyết độc khuynh, độc tài Mác Lê và sản phẩm của nó là đảng cộng
sản, vì đó là một hệ thống triết lý, chính trị tồi.
Tại sao phải từ bỏ lý thuyết Mác Lê?
Trong quyển Tuyên Ngôn thư đảng Cộng sản (Le manifeste du Parti communiste),
Marx đã bỏ ra gần như 1/3 quyển sách để chỉ trích những người theo chủ
nghĩa xã hội, chữ Marx dùng là những người xã hội (socialistes) trước
Marx, từ chủ nghĩa xã hội phong kiến (socialisme féodal) qua xã hội tiểu
tư sản (socialisme petit-bourgeois) tới xã hội chủ nghĩa bảo thủ hay tư
sản. Marx cho những người này là không tưởng (utopiques). (1)
Nhưng chính lý thuyết của Marx mới là không tưởng: Không tưởng vì lý thuyết của Marx chỉ là những lời tiên tri.
Mặc dầu Marx chỉ trích tôn giáo, nhưng gia đình ông từ thời xa xưa đã là
mục sư của đạo Do thái giáo vùng Trèves, tư tưởng của ông, nếu suy xét
kỹ, bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tư tưởng của đạo này, theo đó, con người
đang sống sung sướng ở địa đàng, vì ăn phải trái cấm, nên bị đày xuống
trần gian, sống cực khổ. Tuy nhiên, cực khổ đến tột cùng, thì sẽ có một
đấng cứu thế xuống cứu con người.
Marx lấy tư tưởng này, áp dụng cho lý thuyết của mình, nhưng hiện đại
hóa, thay vì là địa đàng, thì Marx thay vào xã hội cộng sản nguyên thủy,
không có quyền tư hữu. Thay vì trái cấm, thì Marx thay vào quyền tư
hữu; và đấng cứu thế đây là giai cấp thợ thuyền. Giai cấp này sau khi
làm cách mạng cộng sản, sẽ bãi bỏ quyền tư hữu và đưa con người trở lại
thế giới địa đàng.
Đây chỉ là một lời tiên tri, suy đoán, không có một tý gì là khoa học.
Hơn thế nữa, Marx đã lầm cho rằng quyền tư hữu có thể bãi bỏ, nhưng thực tế quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng.
Quyền tư hữu đang ở trong tay đại đa số dân, sau đó qua những cuộc cướp
chính quyền cộng sản, tiếp theo những cuộc “Đánh tư bản mại sản”, cộng
sản đã cướp quyền tư hữu của toàn dân, trao lại cho một số đảng đoàn cán
bộ, trở nên giai cấp bóc lột, giầu nứt đố, đổ vách, chiếm hết tư hữu
của dân, như chúng ta thấy tại Trung cộng và Việt Nam hiện nay. Xã hội
cộng sản trở thành vô cùng bất công, là điều hoàn toàn trái lại mơ ước
của Marx.
Không những thế, Marx đã lấy cái gì bất bình thường, làm cái bình thường trong lý thuyết của mình.
Marx viết: “Lịch sử của bất cứ xã hội nào, cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp”, cho rằng lịch sử là lịch sử của bạo động.
Chúng ta không cần lý luận dài dòng, sâu xa, chúng ta chỉ lấy lịch sử
bản thân chúng ta, của những người chung quanh chúng ta, và có thể xa
hơn là lịch sử của một vài quốc gia để minh chứng.
Bình thường con người sống hòa bình, chứ không bạo động. Con người chỉ
bạo động khi bị dồn vào tình trạng bất bình thường, bất khả kháng. Một
xã hội, quốc gia cũng vậy. Chúng ta lấy thí dụ điển hình là 2 quốc gia
Đức và Pháp. Người ta có thể nói, động lực chính đưa đến 2 cuộc thế
chiến là 2 quốc gia này. Nhưng chỉ là trường hợp bất bình thường, còn
bình thường, thì 2 quốc gia này vẫn sống trong hòa bình.
Lấy cái bất bình thường làm cái bình thường, đây là một lỗi lầm to lớn của Marx.
Thêm vào đó, đấu tranh giai cấp là một lời kêu gọi nội chiến triền miên.
Một quốc gia lúc nào cũng có nội chiến, cũng có thanh trừng, ngay trong
nội bộ, thì làm sao có thể phát triển, như chúng ta đã thấy trong vòng
gần 100 năm qua ở những nước áp dụng tư tưởng của Marx.
Không tưởng ở chỗ Marx cho rằng sau khi “cách mạng cộng sản thành công”,
thì xã hội không còn giai cấp, nhà nước “tự tắt”, tiếng mà Marx và
Engels dùng, nhưng nhà nước cộng sản không “tự tắt”, mà trở nên càng
ngày càng to lớn, càng bóc lột. Giới lãnh đạo cộng sản, từ Lénine,
Staline cho tới Mao, Hồ và giới lãnh đạo ngày hôm nay, đã tìm đủ mọi
cách, mọi ngụy ngôn, ngụy từ để bào chữa cho sự hiện hữu lâu dài của nhà
nước cộng sản, bằng cách chia ra nhiều thời kỳ, nào là thời kỳ chuyển
tiếp (transition), mà cộng sản Việt Nam đã ma giáo dùng chữ “Thời kỳ quá
độ thay vì thời kỳ chuyển tiếp”, để che dấu sự quá lâu dài của thời kỳ
chuyển tiếp. Thêm vào đó có thời kỳ “Xã hội chủ nghĩa” rồi mới tới thờ
kỳ “Cộng sản chủ nghĩa”. Thực ra ngay trong bản “Tuyên Ngôn Thư đảng
cộng sản”, Marx dùng lẫn lộn cả 2 chữ “Xã hội chủ nghĩa” và “Cộng sản
chủ nghĩa”, không có 2 thời kỳ phân biệt. Thời kỳ chuyển tiếp, theo
Marx, thì gần như không có, vì khi cách mạng cộng sản thành công, thì
nhà nước cộng sản tự tắt, như vừa nói ở trên.
Vì lẽ đó, mà những nước Tây Âu, ngay từ lúc đầu, đã chối bỏ tư tưởng của Marx.
Thật vậy, nếu chúng ta tính từ ngày quyển Tuyên Ngôn thư ra đời, Marx
viết xong vào cuối năm 1847, cho xuất bản vào năm 1848, đầu tiên ở Anh,
cho tới nay là 165 năm; nếu chúng ta tính từ ngày Lénine cướp chính
quyền ở Nga, năm 1917, cho tới nay là 96 năm, tức là 96 năm áp dụng lý
thutyết với những nước cộng sản còn lại như Trung cộng và Việt Nam, còn
đối với Nga và những nước Đông Âu là vào khoảng 73, 74 năm, thì người ta
nghiệm ra rằng chính Marx mới là người không tưởng, vô cùng không
tưởng. Vì Marx đã giản tiện hóa lịch sử, lấy cái bất bình thường làm cái
bình thường. Marx cho rằng lý thuyết của mình là khoa học, nhưng không
khoa học gì cả. Lý thuyết của Marx chỉ là cặn bã của văn hóa Âu châu, mà
những nước này trong đó có Đức, quê quán của Marx, có Anh, nơi Marx
sống phần lớn cuộc đời, có Pháp, mà Marx ca tụng tinh thần xã hội, những
nước này đã chối bỏ lý thuyết của ông.
Lý thuyết của ông, ông cho rằng là khoa học, nhưng ông không biết rằng: “Science sans conscience n’est que la ruinede l’ame” (Rebelais – Pantagruel), “Khoa
học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn phá của tâm hồn”: và “L’
Incroyanceest la ruine non seulement des individus mais des sociétés” (Lamenais), “Mất lòng tin không những là sự tàn phá đối với cá nhân mà ngay cả đối với xã hội”.
Ngay từ lúc đầu, xã hội tây phương Âu châu là từ bỏ lý thuyết của Marx.
Bằng chứng đó là ở vùng Trèves, quê quán của Marx, người ta có dựng một
bức tượng của Marx, nhưng người ta đề một hàng chữ dưới chân bức tượng: “Nơi đây là nơi Marx sinh ra, nhưng nơi đây không chấp nhận tư tưởng của ông.”
Victor Hugo (1802-1885), đại văn hào Pháp, có thể nói là người đồng thời với Marx (1818-1883), có nói:
“Bắt con đại bàng làm con chim chích, buộc con thiên nga thành con
vịt trời, đó là cộng sản. Và đó cũng là điều mà tôi không thích”.
Ngày hôm nay, sau gần 100 năm thực hiện chế độ cộng sản, sự sụp đổ của
những nước cộng sản Liên sô và Đông Âu, sự băng hoại xã hội của những
nước cộng sản còn lại như Trung cộng và Việt Nam: con người coi con
người như loài cầm thú, không còn một chút đạo đức, lễ nghĩa, liêm sỉ,
chỉ biết chạy theo đồng tiền, lừa đảo, dối trá, làm hàng giả để có tiền;
tất cả những hiện trạng đó đã chứng minh quá hùng hồn lý thuyết của
Marx là sai.
Chính vì những lý lẽ trên, mà những nước cộng sản còn lại, như Trung
Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, phải từ bỏ lý thuyết của Marx, nền tảng
của xã hội cộng sản.
Tại sao phải từ bỏ đảng Cộng sản?
Con đẻ của lý thuyết Marx là “Cuộc Cách mạng Cộng sản 1917” và đảng Cộng sản cùng Nhà nước Cộng sản do Léninethiết lập nên.
Về “Cách mạng Cộng sản 1917”:
Thực ra đây là một cuộc đảo chính, hơn là một cuộc cách mạng, có sự nhúng tay khá mạnh của ngoại bang.
Thật vậy, khi gần kết thúc Chiến tranh thứ Nhất (1914 -1918), đế quốc
Đức phải đương đầu với 2 mặt trận lớn: Mặt trận phía đông bắc với chính
quyền Nga hòang Nicolas đệ nhị, mặt trận phía tây nam với Pháp. Để dồn
lực lượng vào mặt trận quan trọng này, Bộ Tham mưu Đức đã tìm cách đưa
Lénine từ Thụy sĩ về để cướp chính quyền, rồi tuyên bố ngừng chiến với
Đức. Người đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính này là Trotski,
chứ chẳng phải Lénine và Staline, như sự xuyên tạc lịch sử của những
người cộng sản (Xin xem Histoire de la Révolution russe - Léon Trotski -
Edition Seuil - Paris 1996).
Sau khi cướp được chính quyền, chính Lénine đã mời Trotski làm chủ tịch Nhà nước và chủ tịch đảng, nhưng Trotski đã từ chối.
Một điều sai lầm của Lénine mà sau này về cuối đời, ông định sửa lại
nhưng không được, rồi chết. Đó là ông đã dùng Staline nắm đảng, Troski
nắm Nhà nước, nhưng lại cho đảng trên Nhà nước, đến lúc thấy Staline quá
lạm dụng quyền hành, định thâu hồi lại, thì không kịp. Vào cuối đời,
Lénine bị liệt, đây là hậu quả của chứng bệnh giang mai, vào lúc đó chưa
có thuốc trụ sinh, mỗi khi lên cơn đau thì chỉ cho uống thuốc phiện, là
một loại độc dược nếu xử dụng một lượng nhiều. Người lo chăm sóc bệnh
cho Lénine không ai hơn là Staline, sau khi biết Lénine đang tìm cách
loại mình, đã cho uống quá liều, đưa đến cái chết của Lénine. Chính vì
vậy mà vợ Lénine đã tố cáo Staline giết chồng mình.
Sau khi lấy được chính quyền, Lénine có tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội
lập hiến vào đầu năm 1918, nhưng đảng của Lénine bị lâm vào cảnh thiểu
số, nên ông đã giải tán quốc hội này, từ đó áp dụng độc tài sắt máu, rồi
tiếp tục bởi những đàn em, nhất là với Staline.
Về đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng sản, bà Rosa Luxembourg, bạn và là
người cùng đấu tranh với Lénine, trong nhật ký, cuối đời, đã viết cho
Lénine:
“Cái đảng và Nhà nước độc tài mà Anh (tức Lénine) thiết lập lên, anh
bảo là để phục vụ thợ thuyền và nhân dân. Nhưng trên thực tế, nó chẳng
phục vụ một ai hết, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của
chủ nghĩa xã hội: đó là tôn trọng tự do và dân chủ.”
Hình thức cướp chính quyền, hình thức tổ chức đảng và nhà nước cộng sản,
đã được người cộng sản sao chép lại ở Đông Âu, Tàu, Hàn quốc và Việt
Nam, vào sau Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945).
Chính vì vậy, Đức Đạt lai Lạt ma, đã nói về cộng sản như sau: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời.”
Chế độ chính trị tốt là chế độ dân chủ, chế độ xấu là chế độ độc tài,
trong đó chúng ta thấy có độc tài phát xít và cộng sản như lịch sử cận
đại đã chứng minh.
Người cộng sản xấu, chế độ cộng sản tồi, đảng cộng sản hại dân, hại
nước, điều này không phải chỉ những người không cộng sản mới thấy, mà
ngay cả những người cộng sản, những người lãnh tụ.
Ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản Liên sô, có nói:“Tôi
đã bỏ hơn nửa đời người tranh đấu cho lý tưởng cộng sản; nhưng ngày hôm
nay, tôi phải đau buồn tuyên bố rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và
nói láo.”,
Ông Tập cận Bình, trước khi lên chức Chủ tịch đảng, có phát biểu
vào ngày 16/03/2012, tại Trường đảng, được viết lại bởi tờ báo Cầu thị
và được truyền đi bởi những hãng Thông tấn quốc tế: “Nhân dân Trung quốc mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản, vì nơi đây là nơi qui tụ mọi thành phần thối nát của xã hội.”
Đảng cộng sản là một “Chiếc Bánh xe Đỏ” (La Roue Rouge) không những nghiền chết dân, mà còn nghiền chết ngay cả những kẻ làm ra nó.
Thật vậy, nhà văn, giải Nobel văn học Nga Sonjennytsine, mà người ta biết nhiều qua quyển sách Quần đảo ngục tù (L’Archipel de Goulag),
nhưng ông còn viết một quyển mà theo tôi rất có giá trị, nó đã nói lên
cơ cấu, nguyên do, dụng cụ giết người của cộng sản: Đó là đảng cộng sản
mà ông ví như một Chiếc Bánh Xe Đỏ, không những vô tình, tàn ác
nghiền chết dân, mà còn nghiền chết ngay cả những người làm ra nó, bằng
chứng cụ thể là Lénine, Trotski và ngay cảStaline cũng bị đảng cộng sản
nghiền chết.
Như trên, bà Rosa Luxembour, cuối đời viết thư cho Lénine nói: “Cái
đảng và Nhà nước độc tài mà Anh (tức Lénine) dựng lên, anh bảo nó phục
vụ thợ thuyền và nhân dân, nhưng thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả”.
Đây là lời nói nhẹ của bà, nhưng kinh nghiệm gần 100 năm của “cái đảng
và nhà nước cộng sản” này, chúng ta thấy, nó không những không phục vụ,
mà giết cả dân và giết ngay cả người lập ra nó là Lénine, Trotski và
Staline. Một trong những sai lầm to lớn của Lénine là lập ra “Cái đảng
và cái Nhà nước độc tài”, nhưng lại cho đảng đứng trên Nhà nước, đứng
trên bất cứ tổ chức nào, chính vì vậy về cuối đời Lénine ý thức ra điều
này, muốn sửa đổi nhưng quá trễ. Lénine vừa chết, năm 1924, là đi đến sự
tranh quyền giữa 2 nhân vật, Staline nắm đảng và Trotski nắm Nhà nước.
Sự thua của Trotski đã quá rõ rệt, mặc dầu Trotski đang làm Bộ trưởng
Quốc Phòng, nắm quân đội, nhưng khi bị trục xuất khỏi đảng năm 1925,
trục xuất khỏi Liên sô năm 1929, trốn sang Mễ Tây Cơ, rồi bị Staline cho
người đến tận đây để ám sát chết, năm 1940.
Tuy nhiên cái đảng, cái Bánh Xe Đỏ cũng chẳng tha gì Staline, sau
đó bị đàn em là Béria, Khrouschev, đầu độc chết năm 1953, và chính con
của Staline, lúc đó đang là trung tướng không quân, đã tố cáo công khai
hai người này đã giết bố mình, như vợ Lénine tố cáo Staline giết chồng
mình.
Những đảng cộng sản Tàu, Việt Nam, rập khuôn theo Liên sô, cũng vậy.
Mao Trạch Đông dùng đảng giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ. Sau đó những người
tay em của Mao cũng dùng lại đảng giết hại vợ Mao, bà Giang Thanh, khi
Mao vừa chết.
Hồ Chí Minh dùng đảng cộng sản để giết hại những người quốc gia và những
người Đệ Tứ. Sau này có giả thuyết cho rằng chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ
giết Hồ chí Minh và Lê Duẩn bị Lê Đức Thọ giết lại, cũng dựa vào đảng.
Cộng sản là sự lừa đảo, giết người lớn nhất trong lịch sử nhân loại, mà đảng cộng sản là công cụ giết người này.
Theo Quyển Sách Đen về chủ nghĩa cộng sản, mà những người sử gia
gồm các ông Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej
Packowski, Karel Bartozek, Jean Louis Margolin, thì tội ác của cộng sản
lên đến cả trăm triệu người. Được chia ra như sau: Liên
sô: 20 triệu; Tàu, 65 triệu; Việt Nam, 1 triệu; Bắc hàn, 2 triệu; Căm
bốt, 2 triệu; Đông Âu, 1 triệu; Nam Mỹ, 150 000; Phi châu, 1,7 triệu; A
phú Hãn, 1,5 triệu; và những phong trào và đảng cộng sản khác không nắm
chính quyền: cả chục ngàn người. (Le Livre noir du communisme – Crimes, terreur, répression – trang 8 – Nhà xuất bản Robert Laffont – Paris 1997).
Đảng cộng sản là “Con Sán lãi”, ăn hết máu mủ, chất bổ của dân, theo nhà triết học Proudhon.
Chữ con sán lãi “le ténia”, đây là chữ dùng bởi nhà triết học
Pháp Pierre Joseph Proudhon (1809-1865), người đã từng bút chiến với
Marx (1818-1883), và đã được Marx khen là người có tư tưởng sắc bén về
kinh tế. Tuy nhiên Proudhonđã chống Marx, chống quan niệm “Độc tài vô
sản của Marx”, và đã tiên đoán là nếu cộng sản cầm quyền, thì sẽ trở
thành con sán lãi, hút hết sức sống của dân.
Ngày hôm nay sau 100 năm thực hiện lý thuyết của Marx, chúng ta mới thấy lời tiên đoán của Proudhon là đúng.
Không cần đi vào chứng minh dài dòng, chúng ta chỉ cần biết tiền của
chính phủ, của đảng cộng sản tiêu xài là đến từ thuế của dân. Ở những
nước dân chủ chỉ có một chính phủ. Ở những nước cộng sản có hai chính
phủ, chính phủ chính thức và chính phủ bán chính thức đứng đằng sau là
đảng cộng sản, chính phủ này có quyền hành và bổng lộc hơn không biết
bao chục lần chính phủ chính thức.
Tiền này đến từ dân, từ thuế dân phải đóng.
Đảng cộng sản không phải là con sán lãi, thì còn là cái gì?
Vì vậy, không những phải từ bỏ lý thuyết Marx mà còn phải từ bỏ cả Nhà nước và đảng cộng sản.
Chỉ như vậy, thì mới có một chính thể, một chế độ, một hệ thống chính
trị tốt, người dân mới có hành động tốt, như lời ông Lưu Châu Á, tôi xin
nhắc lại:
“Một hệ thống chính trị tồi khiến cho người tốt cũng hành động
tồi, ngược lại một hệ thống chính trị tốt thì khiến cho người tồi cũng
hành động tốt.”
Paris, ngày 31/5/2013
Posted in: Chính Trị,Đổi Hiến Pháp
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét