Tôi thấy hình như chúng ta không chú ý đầy đủ đến chế độ hợp tác xã. Chưa chắc mọi người đều hiểu được rằng sau Cách mạng tháng Mười và không vì chính sách kinh tế mới (trái lại, về mặt này, phải nói: chính vì có chính sách kinh tế mới), chế độ hợp tác xã ở nước ta đã có một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Trong những ước mơ của những người đề xướng ra chế độ hợp tác xã trước đây, có khá nhiều ảo tưởng. Những ảo tưởng đó thường buồn cười vì nó kỳ quặc. Nhưng kỳ quặc ở chỗ nào? ở chỗ họ không thấy được ý nghĩa cơ bản, chủ yếu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân để lật đổ sự thống trị của bọn bóc lột. Hiện nay, ở nước ta đã lật đổ được sự thống trị của bọn bóc lột, và nhiều ước mơ kỳ quặc, thậm chí lãng mạn, thậm chí tầm thường của những người để xướng ra chế độ hợp tác xã trước đây, đã trở thành một sự thật không có gì là giả tạo nữa.
Thật vật, ở nước ta, vì chính quyền nhà nước đã do giai cấp công nhân nắm, vì mọi tư liệu sản xuất đều do chính quyền nhà nước nắm, nên trên thực tế, chúng ta chỉ còn có việc đưa nhân dân vào các hợp tác xã. Khi nhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức đông nhất, thì chủ nghĩa xã hội - cái chủ nghĩa xã hội mà trước đây những người tin chắc một cách có lý vào tính tất yếu của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giành chính quyền, v.v..., đã chế nhạo rất đúng, đã chê cười, khinh miệt, - tự nó sẽ được thực hiện. Nhưng không phải tất cả các đồng chí đều rõ rằng hiện nay, chế độ hợp tác xã đối với chúng ta ở Nga, có một ý nghĩa to lớn, vô hạn. Qua chính sách kinh tế mới, chúng ta đã nhượng bộ người nông dân được coi là thương nhân, nhượng bộ nguyên tắc thương nghiệp tư nhân; chính do đó mà có (trái với ý nghĩ của một số người) ý nghĩa lớn lao của chế độ hợp tác xã. Thực ra mà nói, tất cả những điều mà chúng ta phải làm, dưới chế độ chính sách kinh tế mới, là ở chỗ tập hợp những tầng lớp nhân dân Nga thật sâu rộng vào các hợp tác xã, vì hiện nay, chúng ta đã tìm ra được mức độ kết hợp lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó, mức độ làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung, điều mà trước đây là nan giải đối với rất nhiều người xã hội chủ nghĩa. Thật vậy, chính quyền nhà nước chi phối những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp vô sản nắm chính quyền, giai cấp vô sản đó liên minh với hàng triệu tiểu nông và tiểu tiểu nông, giai cấp vô sản nắm vững quyền lãnh đạo nông dân, v.v..., - phải chăng đó không phải là tất cả những điều cần thiết để có thể xây dựng từ chế độ hợp tác xã, và chỉ riêng từ chế độ hợp tác xã mà trước đây chúng ta khinh miệt nó vì coi đó là có tính chất con buôn, và giờ đây, dưới chính sách kinh tế mới, về một vài mặt nào đó, chúng ta vẫn có quyền coi như thế, - phải chăng đó không phải là tất cả những điều cần thiết để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn vẹn hay sao? Đó chưa phải là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng đó là tất cả những cái cần thiết và đầy đủ để tiến hành công việc xây dựng đó.
Đó chính là điều mà nhiều người công tác thực tiễn của chúng ta coi nhẹ. Họ khinh miệt chế độ hợp tác xã, họ không thấy được rằng chế độ ấy có một ý nghĩa đặc biệt trước hết là về phương diện nguyên tắc (nhà nước nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất), sau nữa là về phương diện bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân.
Thế mà đó lại là điểm chủ yếu. Tưởng tượng ra đủ thứ dự án về hội công nhân để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là một việc, còn học cách thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đó, sao cho bất cứ người tiểu nông nào cũng đều có thể tham gia sự nghiệp ấy, lại là một việc khác. Chính giai đoạn ấy, hiện nay chúng ta đã đạt tới. Tuy đã đạt tới giai đoạn đó, nhưng chắc chắn là chúng ta khai thác nó rất chưa đầy đủ.
Khi chuyển sang chính sách kinh tế mới, chúng ta đã làm quá đáng, không phải vì chúng ta đã quá coi trọng nguyên tắc công thương nghiệp tự do, mà vì chúng ta đã quên mất chế độ hợp tác xã, vì hiện nay chúng ta coi nhẹ chế độ hợp tác xã, vì chúng ta đã bắt đầu quên ý nghĩa lớn lao của chế độ hợp tác xã về hai phương diện đã nói trên.
Bây giờ, tôi muốn nói với bạn đọc về điều mà thực tế người ta có thể và phải làm ngay, xuất phát từ nguyên tắc "hợp tác" đó. Ngay từ bây giờ, người ta có thể và nên dùng phương pháp nào để phát triển nguyên tắc "hợp tác" ấy sao cho bất cứ ai cũng thấy rõ ý nghĩa xã hội chủ nghĩa của nó?
Về mặt chính trị, cần làm thế nào để chẳng những các hợp tác xã, nói chung và luôn luôn được hưởng một số ưu đãi, mà số ưu đãi này còn phải là những ưu đãi thuần tuý vật chất (tỷ suất tiền lời trả cho ngân hàng, v.v...). Nhà nước cần bỏ ra cho hợp tác xã vay một số vốn cao hơn dù chỉ đôi chút so với số vốn cho xí nghiệp tư nhân vay, thậm chí nâng số vốn ấy lên ngang với vốn cho công nghiệp nặng vay, v.v...
Mỗi chế độ xã hội chỉ nảy sinh ra nếu được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính. Chẳng cần phải nói cũng thấy rằng sự ra đời của chủ nghĩa tư bản "tự do" đã tồn hàng trăm, hàng trăm triệu rúp. Hiện nay, chúng ta phải hiểu và thực hành cái sự thật này là: trong lúc này, chế độ xã hội mà chúng ta phải ủng hộ hơn hết là chế độ hợp tác xã. Nhưng phải ủng hộ nó theo đúng nghĩa của từ ủng hộ; nghĩa là ủng hộ không phải bất cứ sự trao đổi hợp tác xã nào; chúng ta phải hiểu đây là ủng hộ những sự trao đổi hợp tác xã được quần chúng nhân dân chân chính thực sự tham gia. Cho những nông dân tham gia trao đổi hợp tác xã hưởng một món tiền thưởng, đó là một phương thức hoàn toàn đúng đắn; nhưng đồng thời phải kiểm tra tình hình tham gia đó, xem sự tham gia đó là tự giác và có ích đến mức nào, - đó là then chốt của vấn đề. Khi một người công tác hợp tác xã đến một thôn để xây dựng một cửa hàng hợp tác thì nói cho đúng ra, dân cư hoàn toàn không tham gia việc xây dựng ấy. Nhưng khi thấy có lợi cho bản thân họ, họ sẽ tìm cách mau chóng tham gia hợp tác xã đó.
Vấn đề này còn có một mặt khác nữa. Đứng trên quan điểm của người châu âu "văn minh" (trước hết là có học thức) mà nói thì chúng ta chỉ cần làm thêm rất ít nữa là toàn thể dân cư sẽ tham gia tích cực, chứ không phải tiêu cực vào hoạt động hợp tác xã. Thật ra, chúng ta "chỉ" còn cần làm cho dân cư nước ta "văn minh" đến mức họ thấy rõ tất cả lợi ích của việc tham gia đó. "Chỉ" cần thế thôi. Tất cả sự khôn ngoan mà chúng ta cần có lúc này để chuyển sang chủ nghĩa xã hội là ở chỗ đó. Nhưng muốn làm được chữ "chỉ" đó, cần phải có cả một cuộc cách mạng, cả một thời kỳ phát triển văn hoá của toàn thể quần chúng nhân dân. Vì thế, quy tắc của chúng ta là phải hết sức ít dùng biện pháp cao xa và hình thức mơ hồ. Về phương diện này, chính sách kinh tế mới là một bước tiến, vì nó thích hợp với trình độ của người nông dân bình thường nhất, nó không đề ra với nông dân những yêu cầu quá cao. Nhưng muốn thông qua chính sách kinh tế mới mà làm cho toàn thể dân cư tham gia hợp tác xã thì cần phải có cả một thời kỳ lịch sử. Cứ cho là công việc trôi chảy, chúng ta cũng phải mất một thời gian 10 hay 20 năm mới có thể vượt qua được thời kỳ lịch sử ấy. Nhưng đó vẫn là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, và nếu không trải qua thời kỳ lịch sử ấy, không làm cho mọi người đều có trình độ học vấn phổ thông, không có một trình độ hiểu biết đầy đủ về công việc, không giáo dục đầy đủ cho dân cư biết dùng sách báo, không có cơ sở vật chất cho việc đó, không có những sự đảm bảo nào đó, chẳng hạn để chống nạn mất mùa, nạn đói, v.v..., - không có tất cả những điều đó thì chúng ta sẽ không thể đạt được mục đích. Hiện nay, toàn bộ vấn đề là phải biết kết hợp cái đà cách mạng, cái nhiệt tình cách mạng đã được chúng ta biểu lộ và biểu lộ đầy đủ, và đã đạt đến kết quả hoàn toàn, - là phải biết kết hợp cái đó (ở đây tôi cố ý nói như vậy) với bản lĩnh của một thương nhân thông minh và có học; cái bản lĩnh đó hoàn toàn đủ để thành một người công tác hợp tác xã giỏi. Nói bản lĩnh của một thương nhân, là tôi muốn nói đến bản lĩnh của một thương nhân văn minh. Đó là điều cần được khắc sâu vào óc của những người Nga hoặc những nông dân vẫn tưởng rằng được nào đã đi buôn thì ắt là biết buôn bán. Nghĩ như vậy là hoàn toàn không đúng. Người đó có buôn bán thật, nhưng từ việc buôn bán đến việc có bản lĩnh của một thương nhân văn minh, còn cách nhau rất xa. Người đó buôn bán theo phương thức á châu; nhưng muốn là một thương nhân thật sự thì lại phải buôn bán theo phương thức âu châu kia. Và muốn được như thế thì người đó còn phải trải qua một thời kỳ lâu dài nữa.
Tôi xin kết thúc: phải cho chế độ hợp tác xã hưởng một số những đặc quyền kinh tế, tài chính, ngân hàng; sự ủng hộ mà nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta mang lại cho nguyên tắc tổ chức mới của dân cư phải là như vậy. Nhưng đó mới chỉ là những nét lớn của vấn đề; vì còn cần phải xác định, quy định tỉ mỉ mặt thực tiễn nữa, nghĩa là chúng ta còn phải xác định những thể thức "tiền thưởng" (và những điều kiện cấp tiền thưởng" cấp cho hợp tác xã, nhưng thể thức làm cho chúng ta có thể giúp đỡ có hiệu quả các hợp tác xã và đào tạo những xã viên hợp tác xã văn minh. Và khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về xã hội, khi giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp, đã thắng giai cấp tư sản - thì chế độ của những xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngày 4 tháng Giêng 1923.
Mỗi lần nói đến chính sách kinh tế mới, tôi đều dẫn chứng bài tôi viết năm 1918 về chủ nghĩa tư bản nhà nước . Điều đó đã nhiều lần làm cho một số đồng chí ít tuổi đâm ra hoài nghi. Nhưng những vấn đề mà các đồng chí đó hoài nghi nhất lại là những vấn đề chính trị trừu tượng.
Các đồng chí cho rằng không thể gọi một chế độ trong đó tư liệu sản xuất đã thuộc về giai cấp công nhân và chính quyền nhà nước cũng đã thuộc về giai cấp công nhân, là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhưng các đồng chí đó không thấy rằng tôi dùng danh từ "chủ nghĩa tư bản nhà nước": thứ nhất là để vạch rõ mối liên hệ lịch sử giữa lập trường của chúng ta hiện nay với lập trường của tôi trước đây trong lúc tranh luận chống những người cộng sản gọi là phái tả; ngay hồi đó, tôi cũng đã từng chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước cao hơn chế độ kinh tế tồn tại lúc này ở nước ta; hồi đó, điều quan trọng đối với tôi là quy định mối liên hệ kế thừa giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước thông thường với chủ nghĩa tư bản nhà nước không thông thường, thậm chí còn khác thường nữa, mà tôi đã giới thiệu với bạn đọc trong khi trình bày chính sách kinh tế mới. Thứ hai, điều mà tôi luôn luôn quan tâm tới, là mục đích thực tiễn. Mà mục đích thực tiễn của chính sách kinh tế mới của ta là cấp những tô nhượng; trong điều kiện nước ta, tô nhượng dĩ nhiên phải là một hình thức thuần tuý của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Cần phải hiểu như vậy những lập luận của tôi về vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Nhưng còn một phương diện khác của vấn đề, trong đó chúng ta có thể phải viện đến chủ nghĩa tư bản nhà nước, hoặc ít ra cũng cần phải viện đến một cái gần giống như chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tôi muốn nói đến chế độ hợp tác xã.
Rõ ràng là, trong một nước tư bản chủ nghĩa, hợp tác xã là những tổ chức tư bản tập thể. Cũng rõ ràng là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay của nước ta, đương lúc chúng ta kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân (nhưng chỉ xây dựng trên đất đai thuộc về xã hội, và cũng chỉ dưới sự kiểm soát của chính quyền nhà nước thuộc về giai cấp công nhân) với những xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống (tư liệu sản xuất thuộc về nhà nước; đất đai xây dựng xí nghiệp và toàn bộ xí nghiệp cũng thuộc về nhà nước) thì phát sinh ra vấn đề một kiểu xí nghiệp thứ ba, tức là xí nghiệp hợp tác xã, là loại xí nghiệp, trước đây, về phương diện nguyên tắc, chưa thành một loại riêng biệt. Dưới chủ nghĩa tư bản tư nhân, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, cũng như xí nghiệp tập thể khác với xí nghiệp tư nhân. Dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản nhà nước, trước hết ở chỗ nó là xí nghiệp tư nhân, sau nữa ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể. Dưới chế độ hiện nay của chúng ta, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản tư nhân, ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể, nhưng nó không khác xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, nếu miếng đất trên đó nó được xây dựng và những tư liệu sản xuất đều thuộc về nhà nước, nghĩa là về giai cấp công nhân.
Đó là một điểm mà ở nước ta, trong lúc bàn về hợp tác xã, người ta không chú ý đầy đủ. Người ta quên mất rằng do đặc điểm của chế độ chính trị nước ta mà hợp tác xã ở nước ta có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Nếu không kể những tô nhượng, - nhân tiện cũng nói thêm là những tô nhượng đó ở nước ta không phát triển rộng lắm, - thì thường thường trong hoàn cảnh nước ta, chế độ hợp tác xã là hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa xã hội.
Tôi xin nói rõ ý kiến của tôi. Những kế hoạch của các nhà đề xướng ra chế độ hợp tác xã trước kia, kể từ Rô-bớc ô-oen trở đi, đều là ảo tưởng ở chỗ nào? ở chỗ họ không chú trọng đến những vấn đề cơ bản như đấu tranh giai cấp, việc giai cấp công nhân giành lấy chính quyền, việc lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột, mà lại mơ tưởng dùng chủ nghĩa xã hội để hoà bình cải tạo xã hội hiện đại. Vì vậy, chúng ta có đủ lý do để nói rằng chủ nghĩa xã hội "hợp tác xã" ấy là thuần tuý ảo tưởng, lãng mạn, thậm chí tầm thường, vì họ mơ tưởng rằng chỉ cần tập hợp dân cư vào các hợp tác xã là có thể biến kẻ thù giai cấp thành người hợp tác giai cấp, biến đấu tranh giai cấp thành hoà bình giai cấp (thành hoà bình xã hội, như người ta thường nói).
Xét về nhiệm vụ cơ bản của thời đại chúng ta, chắc chắn là chúng ta có lý, vì không có đấu tranh giai cấp để giành lấy chính quyền nhà nước thì không thể thực hiện chủ nghĩa xã hội được.
Nhưng các bạn hãy xem, tình hình đã thay đổi biết bao, khi chính quyền nhà nước đã thuộc về giai cấp công nhân, quyền lực chính trị của bọn bóc lột đã bị lật đổ, và mọi tư liệu sản xuất đã nằm trong tay giai cấp công nhân (chỉ trừ những tư liệu sản xuất mà nhà nước công nhân còn tự nguyện giao cho bọn bóc lột, theo chính sách tô nhượng, trong một thời gian và với những điều kiện nào đó).
Ngày nay, chúng ta có quyền nói rằng đối với chúng ta, sự phát triển đơn thuần của chế độ hợp tác là đồng nhất (có tính đến ngoại lệ "nhỏ" đã nói trên kia) với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội; và đồng thời chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền, v.v... Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hoà bình tổ chức "văn hoá". Tôi dám quả quyết rằng trọng tâm của chúng ta đã chuyển sang hoạt động giáo dục, nếu không có những mối quan hệ quốc tế, không có nghĩa vụ phải bảo vệ vị trí của ta trên phạm vi quốc tế. Nhưng nếu gác tình hình quốc tế ra mà chỉ nói đến quan hệ kinh tế trong nước của chúng ta thì trọng tâm công tác của chúng ta hiện nay quả thật là xoáy vào hoạt động giáo dục.
Hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chủ yếu có ý nghĩa đánh dấu thời đại. Nhiệm vụ thứ nhất là cải tạo bộ máy quản lý hoàn toàn vô giá trị mà thời đại cũ đã để lại toàn bộ cho chúng ta; trong năm năm đấu tranh, chúng ta chưa kịp cải tạo được cái gì đáng kể trong bộ máy đó, và chúng ta cũng không thể làm kịp được. Nhiệm vụ thứ hai của chúng ta là tiến hành công tác văn hoá trong nông dân. Mà công tác văn hoá trong nông dân lại nhằm mục tiêu kinh tế - đó chính là thực hiện chế độ hợp tác xã. Nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa. Nhưng điều kiện đó bao hàm một trình độ văn hoá nhất định của nông dân (chính là nông dân với tư cách là một khối quần chúng đông đảo), cho nên nếu không có cả một cuộc cách mạng văn hoá thì không thể nào thực hiện được việc hợp tác hoá hoàn toàn ấy.
Những kẻ đối địch với chúng ta đã nhiều lần nói với chúng ta rằng chúng ta đẫ làm một việc điên rồ là định xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước không đủ trình độ văn hoá. Nhưng bọn chúng đã lầm mà cho rằng chúng ta không bắt đầu từ chỗ đáng lẽ phải bắt đầu, đúng theo lý thuyết (của đủ loại những bọn thông thái rởm), rằng ở nước ta, cách mạng chính trị và xã hội đã đi trước cuộc đảo lộn văn hoá, cuộc cách mạng văn hoá mà gi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét