Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
Cải cách luật tố tụng hình sự Trung quốc từ phương diện quyền con người
20:15
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tạp chí Tạp chí số 6/2007 > Phát hành năm 2007 > Nhìn ra pháp luật các nước
PGS.TS Xiong Qiuhong hiện công tác tại Viện Luật, Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, Thạc sỹ luật M.A (Law) tại Đại học Bắc Kinh* (1988) và Tiến sỹ luật tố tụng Ph.D. (Procedure Law) tại Đại học Chính trị học và Luật học Trung Quốc (1996). Bà được mời giảng dạy tại Trung tâm Nhân quyền Nauy thuộc Đại học Oslo. Nội dung tiếng Anh của bản dịch này là phần đầu tiên trong bài giảng ba phần (phần mở đầu, phần nội dung chính và phần đánh giá việc sửa đổi luật tố tụng hình sự Trung Quốc năm 1996) của Xiong Qiuhong tại Đại học Oslo: Hoàn thiện luật tố tụng hình sự từ phương diện quyền con người – đăng trên trang Web chính thức của Đại học Oslo: [URL]http://www.humanrights.uio.no. Nhận thấy một số nội dung của tài liệu này có giá trị tham khảo nhất định, chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Luật tố tụng hình sự có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật, nó quy định cách thức tội phạm bị trừng trị và bảo vệ các quyền cá nhân. Mặt khác, trong tố tụng hình sự, nhà nước phải áp dụng các biện pháp nghiêm khắc như tạm giam, bắt người nhằm hạn chế tự do của công dân để trừng trị tội phạm và duy trì trật tự công cộng, trật tự xã hội. Bên cạnh đó, để bảo vệ những người vô tội trước việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và ngăn cản nhà nước xâm phạm đến các quyền của công dân, phải hạn chế quyền lực của cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, tạo cho cả người bị tình nghi lẫn các bị cáo một loạt các quyền tố tụng như quyền bào chữa, quyền kháng cáo, quyền khiếu nại… Đôi khi, có những xung đột nghiêm trọng giữa vấn đề trừng phạt tội phạm và bảo vệ quyền con người. Ví dụ, nếu cảnh sát thu thập chứng cứ bằng cách dùng nhục hình, đe doạ, dụ cung, lừa dối hoặc các biện pháp bất hợp pháp khác, vậy các loại chứng cứ đó sẽ được đánh giá như thế nào? Nếu chúng ta coi trọng việc bảo về quyền con người, câu trả lời sẽ là không thể sử dụng những chứng cứ này để chứng minh bị cáo có tội, ngay cả khi chứng cứ đó là đúng đắn.
Nếu chúng ta nhấn mạnh vào việc trừng phạt tội phạm, câu trả lời sẽ là ngược lại, những câu hỏi về việc giải quyết mối quan hệ giữa trừng phạt tội phạm và bảo vệ quyền con người và giải quyết mối quan hệ giữa quyền của nhà nước các quyền của cá nhân như thế nào – là rất khó trả lời. Trong giới khoa học pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về mục đích của luật tố tụng hình sự là nhấn mạnh vào việc trừng trị tội phạm hay bảo vệ quyền con người.
*Quan điểm được biết đến nhiều nhất là của Herbert Packer phổ biến vào những năm 601. Ông cho rằng những xu hướng trong tư pháp hình sự có thể được đánh giá theo hai mô hình, mô hình kiểm soát tội phạm và mô hình bảo vệ quyền tự do cá nhân trong các giai đoạn tố tụng. Luận thuyết của Packer được giới thiệu vào Trung Quốc đầu những năm 902. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự được phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia. Những công cụ mang tính chất quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị đã đưa ra những tiêu chuẩn bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Sau đó, ngày càng có thêm nhiều quốc gia tán thành và phê chuẩn, đã tương trợ và ủng hộ lẫn nhau trong quá trình thực thi.
So với nhiều quốc gia khác, Trung Quốc có lịch sử rất đặc biệt. Trong hơn 2000 năm, Trung Quốc là một quốc gia phong kiến, một xã hội phong kiến. Trung Hoa cổ đại không có một đạo luật tố tụng hình sự độc lập. Chúng tôi không có một cơ quan tư pháp độc lập. ở cấp Trung ương, hoàng đế có quyền lực tối cao. Nếu bị cáo bị kết án tử hình, bản án ở cấp tỉnh/thành được xem xét lại trước khi được trình lên hoàng đế để phê chuẩn. ở cấp địa phương, người đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh đích thân xét xử các vụ án hình sự. Quyền tư pháp và quyền hành pháp bị trộn lẫn. Bị cáo có địa vị rất thấp trong tố tụng hình sự và dùng nhục hình là một biện pháp hợp pháp để bị cáo nhận tội. Trong tư pháp hình sự, Trung Quốc có truyền thống coi trọng luật nội dung và coi nhẹ luật tố tụng, coi trọng việc kiểm soát tội phạm và xem nhẹ việc bảo vệ quyền tự do cá nhân trong các giai đoạn tố tụng. Trung Quốc thiếu truyền thống bảo vệ các quyền cá nhân trong tư pháp hình sự. Vào cuối thời nhà Thanh (1644-1911), Thanh triều buộc phải cải cách hệ thống pháp luật, bao gồm cả hệ thống tư pháp. Năm 1910, nhà Thanh ban hành Luật tố tụng hình sự. Đây là đạo luật tố tụng hình sự hình sự đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết các nội dung trong bộ luật này tương tự với luật tố tụng hình sự của Đức. Không may thay, luật này không bao giờ có hiệu lực. Năm 1928, chính quyền Quốc Dân Đảng ban hành một Luật tố tụng hình sự khác và luật này vẫn tiếp tục có hiệu lực tại Đài Loan cho đến ngày nay, tất nhiên, dù đã được sửa đổi nhiều lần.
Năm 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập. Từ năm 1949 đến năm 1978, chúng tôi lại không có một đạo luật tố tụng hình sự độc lập. Thay vào đó, Quốc hội, Toà án tối cao, Hội đồng nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ An ninh công cộng đã ban hành nhiều quy định về cách thức giải quyết vụ án. Trong suốt mười năm “Cách mạng văn hoá” từ 1966 đến 1976, hệ thống tư pháp hình sự gần như sụp đổ. Bị cáo bị xem là những kẻ thù giai cấp - những người không có một thứ quyền gì để bảo vệ bản thân họ. Vào cuối năm 1978, chính sách “Mở cửa và cải cách” được ban hành và hệ thống tư pháp hình sự được tái lập. Năm 1979, Luật tố tụng hình sự Trung Hoa (sau đây gọi tắt là CCPL) được thông qua. Đây là bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên kể từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Năm 1996, bộ luật này được Quốc hội sửa đổi. Luật tố tụng hình sự được ban hành ngay sau khi kết thúc cuộc Cách mạng văn hoá, vì vậy nó không tránh khỏi những hạn chế của lịch sử. Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa, không có một hoạt động đào tạo pháp lý, nghiên cứu pháp lý nào được thực hiện, tiếng nước ngoài không được giảng dạy ở Trung Quốc. Vì vậy, giới học giả có cơ hội tiếp xúc rất hạn chế với hệ thống pháp lý phương tây. CCPL chịu ảnh hưởng đậm nét của luật tố tụng hình sự Xô viết. Vì thế, cấu trúc của CCPL cũng tương tự bộ luật tố tụng hình sự Xô viết. Mặt khác, rất nhiều chế định của bộ luật này khác biệt với các đặc điểm của Trung Quốc. Một vài quy định xuất xứ từ các quy định từ vùng giải phóng do Đảng Cộng sản kiểm soát trước năm 1949. Ví dụ, Điều 4 CCPL quy định: “khi tiến hành tố tụng, quyết định của toà án nhân dân và thẩm phán nhân dân phải căn cứ vào số đông, dựa trên các tình tiết của vụ án và trên cơ sở pháp luật”. Điều 33 quy định: “khi quyết định tất cả các vụ án, phải coi trọng chứng cứ, coi trọng việc điều tra và suy xét, không được dễ dàng tin cậy vào các lời khai …”. Các quy định này như những tuyên ngôn chính trị, không phải là các quy định mang tính pháp lý. Cũng có một số điều khoản nhất định trong CCPL giống với pháp luật Trung Hoa trước kia. Ví dụ quy định về việc xem xét lại bản án tử hình có thể được tìm thấy trong bộ luật này. Pháp luật Trung Hoa cổ đại, nhất là dưới triều Minh và Thanh, những bản án tử hình thường được xem xét lại bởi cơ quan có thẩm quyền tư pháp ở trung ương và hoàng đế trước khi trở thành phán quyết cuối cùng3.
Luật tố tụng hình sự 1979 đã tạo nên nền tảng cho hệ thống tố tụng hình sự. Đây là một bước tiến quan trọng của Trung Quốc trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Các cơ quan tư pháp bắt đầu giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ bảo vệ quyền con người, có những vấn đề nhất định tồn tại trong bộ luật này. Một trong số đó là yếu tố quyền của nhà nước mạnh hơn hẳn quyền của cá nhân, bởi vì lúc đó quyền tư pháp bị che khuất bởi các tư tưởng, nguyên tắc bổ trợ cho các tuyên ngôn chính trị và “quyền con người” bị xem là một khái niệm của các học thuyết pháp lý tư sản. Từ năm 1979 đến 1991, nhiều thay đổi diễn ra ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc đã mở cửa. Một số sách luật ngoại văn được dịch sang tiếng Trung Quốc. Sự trao đổi về học thuật giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đã gia tăng. Các học giả Trung Quốc đã bắt đầu tư duy lại về câu hỏi cái gì nên là hòn đá tảng cho hệ thống pháp luật của mình. Trước đây, học thuyết Mac được xem là tư tưởng chỉ đạo tối cao cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có tố tụng hình sự. Điều 1 CCPL quy định: “Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lấy tư tưởng Mac – Lênin – Mao Trạch Đông là kim chỉ nam”. Bộ luật tiếp tục khẳng định: “luật này được soạn thảo dưới ánh sáng của những gì đã trải qua trong quá trình tiến hành chuyên chính dân chủ nhân dân”, “nó phù hợp với những đòi hỏi cần thiết để đấu tranh chống lại các thế lực thù địch và bảo vệ nhân dân”. Theo quy định tại Điều 1, trong tố tụng hình sự, bị cáo bị xem là kẻ thù giai cấp và quyền tư pháp được nhìn nhận là công cụ để trừng phạt những tội phạm đó. Điều 1 thể hiện quan điểm của học thuyết Mac về đấu tranh giai cấp. Vào thời kỳ này, được xem là sau sự kết thúc của cách mạng vũ trang, cuộc đấu tranh giai cấp sôi sục nhất có thể tìm thấy trong tố tụng hình sự.
Vì vậy, hệ thống tư pháp hình sự trở thành công cụ cho chuyên chính giai cấp. Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hoá, rất nhiều người vô tội bị trừng trị như những kẻ thù địch, do đó, đến luật tố tụng hình sự năm 1979, đã nhấn mạnh kẻ thù cần bị trừng phạt một cách chính xác. Cùng với những thay đổi của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là nền kinh tế kế hoạch được chuyển sang nền kinh tế thị trường, các nhà khoa học pháp lý Trung Quốc nhận ra rằng chủ nghĩa Mac không thể trả lời hết cho tất thảy mọi vấn đề. Luận thuyết về đấu tranh giai cấp không thể áp dụng được trong tư pháp hình sự. Khi bị cáo bị coi là kẻ thù giai cấp, các quyền của anh ta gần như sẽ không được tôn trọng vào bảo vệ. Vì thế, các nhà khoa học pháp lý cho rằng những tư tưởng chỉ đạo của Luật tố tụng hình sự nên được thay đổi. Sự thay đổi những tư tưởng chỉ đạo dẫn đến sự cần thiết xem xét lại một số quy định của Bộ luật năm 1979. Các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu tranh luận về việc hoàn thiện Luật tố tụng hình sự như thế nào vào đầu những năm 90. Từ năm 1991 đến 1996, việc sửa đổi bộ luật này trở thành tâm điểm tranh luận tại các hội nghị hàng năm do Hội nghiên cứu pháp luật tố tụng tổ chức, một hội nghị phụ trợ của Hội Luật gia Trung Quốc. Năm 1994, Uỷ ban Pháp vụ của Quốc hội giao cho giáo sư Chen GuangZhong chịu trách nhiệm soạn thảo một luật tố tụng hình sự mới. Giáo sư Chen đã thành lập nhóm các chuyên gia để soạn thảo luật mới vào nhóm đã đưa ra dự thảo đầu tiên, dự thảo này sau đó trở thành những nền tảng tốt đẹp cho việc hoàn thiện CCPL.
Khi dự thảo đầu tiên được xúc tiến, có thể coi rằng nên tiếp tục theo đuổi sự cân bằng giữa trừng phạt tội phạm và bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt, việc mở rộng quyền của bị can nên là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc cải cách Luật tố tụng hình sự. Tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền con người là rất quan trọng bởi các chuẩn mực và tiêu chuẩn này thể hiện những giá trị chung của nhân loại. Năm 1996, Quốc hội đã thảo luận luật tố tụng hình sự và thông qua quyết định về việc sửa đổi luật tố tụng hình sự.
1. H. Packer, Những hạn chế của pháp luật hình sự, Nxb Đại học Stanford (1968).
2. Xem Li Xingjian, Về cấu trúc của tố tụng hình sự, Nxb Đại học Chính trị học và Luật học Trung Quốc (1992).
3. Xem Chen Guangzhong, Kháng cáo, hệ thống phúc thẩm và xét lại bản án thời kỳ Trung Quốc cổ, Tuyển tập các bài luận pháp lý của* Chen Guangzhong, Nhà xuất bản Pháp lý Trung Quốc (2000).
PGS.TS Xiong Qiuhong hiện công tác tại Viện Luật, Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, Thạc sỹ luật M.A (Law) tại Đại học Bắc Kinh* (1988) và Tiến sỹ luật tố tụng Ph.D. (Procedure Law) tại Đại học Chính trị học và Luật học Trung Quốc (1996). Bà được mời giảng dạy tại Trung tâm Nhân quyền Nauy thuộc Đại học Oslo. Nội dung tiếng Anh của bản dịch này là phần đầu tiên trong bài giảng ba phần (phần mở đầu, phần nội dung chính và phần đánh giá việc sửa đổi luật tố tụng hình sự Trung Quốc năm 1996) của Xiong Qiuhong tại Đại học Oslo: Hoàn thiện luật tố tụng hình sự từ phương diện quyền con người – đăng trên trang Web chính thức của Đại học Oslo: [URL]http://www.humanrights.uio.no. Nhận thấy một số nội dung của tài liệu này có giá trị tham khảo nhất định, chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Luật tố tụng hình sự có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật, nó quy định cách thức tội phạm bị trừng trị và bảo vệ các quyền cá nhân. Mặt khác, trong tố tụng hình sự, nhà nước phải áp dụng các biện pháp nghiêm khắc như tạm giam, bắt người nhằm hạn chế tự do của công dân để trừng trị tội phạm và duy trì trật tự công cộng, trật tự xã hội. Bên cạnh đó, để bảo vệ những người vô tội trước việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và ngăn cản nhà nước xâm phạm đến các quyền của công dân, phải hạn chế quyền lực của cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, tạo cho cả người bị tình nghi lẫn các bị cáo một loạt các quyền tố tụng như quyền bào chữa, quyền kháng cáo, quyền khiếu nại… Đôi khi, có những xung đột nghiêm trọng giữa vấn đề trừng phạt tội phạm và bảo vệ quyền con người. Ví dụ, nếu cảnh sát thu thập chứng cứ bằng cách dùng nhục hình, đe doạ, dụ cung, lừa dối hoặc các biện pháp bất hợp pháp khác, vậy các loại chứng cứ đó sẽ được đánh giá như thế nào? Nếu chúng ta coi trọng việc bảo về quyền con người, câu trả lời sẽ là không thể sử dụng những chứng cứ này để chứng minh bị cáo có tội, ngay cả khi chứng cứ đó là đúng đắn.
Nếu chúng ta nhấn mạnh vào việc trừng phạt tội phạm, câu trả lời sẽ là ngược lại, những câu hỏi về việc giải quyết mối quan hệ giữa trừng phạt tội phạm và bảo vệ quyền con người và giải quyết mối quan hệ giữa quyền của nhà nước các quyền của cá nhân như thế nào – là rất khó trả lời. Trong giới khoa học pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về mục đích của luật tố tụng hình sự là nhấn mạnh vào việc trừng trị tội phạm hay bảo vệ quyền con người.
*Quan điểm được biết đến nhiều nhất là của Herbert Packer phổ biến vào những năm 601. Ông cho rằng những xu hướng trong tư pháp hình sự có thể được đánh giá theo hai mô hình, mô hình kiểm soát tội phạm và mô hình bảo vệ quyền tự do cá nhân trong các giai đoạn tố tụng. Luận thuyết của Packer được giới thiệu vào Trung Quốc đầu những năm 902. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự được phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia. Những công cụ mang tính chất quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị đã đưa ra những tiêu chuẩn bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Sau đó, ngày càng có thêm nhiều quốc gia tán thành và phê chuẩn, đã tương trợ và ủng hộ lẫn nhau trong quá trình thực thi.
So với nhiều quốc gia khác, Trung Quốc có lịch sử rất đặc biệt. Trong hơn 2000 năm, Trung Quốc là một quốc gia phong kiến, một xã hội phong kiến. Trung Hoa cổ đại không có một đạo luật tố tụng hình sự độc lập. Chúng tôi không có một cơ quan tư pháp độc lập. ở cấp Trung ương, hoàng đế có quyền lực tối cao. Nếu bị cáo bị kết án tử hình, bản án ở cấp tỉnh/thành được xem xét lại trước khi được trình lên hoàng đế để phê chuẩn. ở cấp địa phương, người đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh đích thân xét xử các vụ án hình sự. Quyền tư pháp và quyền hành pháp bị trộn lẫn. Bị cáo có địa vị rất thấp trong tố tụng hình sự và dùng nhục hình là một biện pháp hợp pháp để bị cáo nhận tội. Trong tư pháp hình sự, Trung Quốc có truyền thống coi trọng luật nội dung và coi nhẹ luật tố tụng, coi trọng việc kiểm soát tội phạm và xem nhẹ việc bảo vệ quyền tự do cá nhân trong các giai đoạn tố tụng. Trung Quốc thiếu truyền thống bảo vệ các quyền cá nhân trong tư pháp hình sự. Vào cuối thời nhà Thanh (1644-1911), Thanh triều buộc phải cải cách hệ thống pháp luật, bao gồm cả hệ thống tư pháp. Năm 1910, nhà Thanh ban hành Luật tố tụng hình sự. Đây là đạo luật tố tụng hình sự hình sự đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết các nội dung trong bộ luật này tương tự với luật tố tụng hình sự của Đức. Không may thay, luật này không bao giờ có hiệu lực. Năm 1928, chính quyền Quốc Dân Đảng ban hành một Luật tố tụng hình sự khác và luật này vẫn tiếp tục có hiệu lực tại Đài Loan cho đến ngày nay, tất nhiên, dù đã được sửa đổi nhiều lần.
Năm 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập. Từ năm 1949 đến năm 1978, chúng tôi lại không có một đạo luật tố tụng hình sự độc lập. Thay vào đó, Quốc hội, Toà án tối cao, Hội đồng nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ An ninh công cộng đã ban hành nhiều quy định về cách thức giải quyết vụ án. Trong suốt mười năm “Cách mạng văn hoá” từ 1966 đến 1976, hệ thống tư pháp hình sự gần như sụp đổ. Bị cáo bị xem là những kẻ thù giai cấp - những người không có một thứ quyền gì để bảo vệ bản thân họ. Vào cuối năm 1978, chính sách “Mở cửa và cải cách” được ban hành và hệ thống tư pháp hình sự được tái lập. Năm 1979, Luật tố tụng hình sự Trung Hoa (sau đây gọi tắt là CCPL) được thông qua. Đây là bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên kể từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Năm 1996, bộ luật này được Quốc hội sửa đổi. Luật tố tụng hình sự được ban hành ngay sau khi kết thúc cuộc Cách mạng văn hoá, vì vậy nó không tránh khỏi những hạn chế của lịch sử. Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa, không có một hoạt động đào tạo pháp lý, nghiên cứu pháp lý nào được thực hiện, tiếng nước ngoài không được giảng dạy ở Trung Quốc. Vì vậy, giới học giả có cơ hội tiếp xúc rất hạn chế với hệ thống pháp lý phương tây. CCPL chịu ảnh hưởng đậm nét của luật tố tụng hình sự Xô viết. Vì thế, cấu trúc của CCPL cũng tương tự bộ luật tố tụng hình sự Xô viết. Mặt khác, rất nhiều chế định của bộ luật này khác biệt với các đặc điểm của Trung Quốc. Một vài quy định xuất xứ từ các quy định từ vùng giải phóng do Đảng Cộng sản kiểm soát trước năm 1949. Ví dụ, Điều 4 CCPL quy định: “khi tiến hành tố tụng, quyết định của toà án nhân dân và thẩm phán nhân dân phải căn cứ vào số đông, dựa trên các tình tiết của vụ án và trên cơ sở pháp luật”. Điều 33 quy định: “khi quyết định tất cả các vụ án, phải coi trọng chứng cứ, coi trọng việc điều tra và suy xét, không được dễ dàng tin cậy vào các lời khai …”. Các quy định này như những tuyên ngôn chính trị, không phải là các quy định mang tính pháp lý. Cũng có một số điều khoản nhất định trong CCPL giống với pháp luật Trung Hoa trước kia. Ví dụ quy định về việc xem xét lại bản án tử hình có thể được tìm thấy trong bộ luật này. Pháp luật Trung Hoa cổ đại, nhất là dưới triều Minh và Thanh, những bản án tử hình thường được xem xét lại bởi cơ quan có thẩm quyền tư pháp ở trung ương và hoàng đế trước khi trở thành phán quyết cuối cùng3.
Luật tố tụng hình sự 1979 đã tạo nên nền tảng cho hệ thống tố tụng hình sự. Đây là một bước tiến quan trọng của Trung Quốc trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Các cơ quan tư pháp bắt đầu giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ bảo vệ quyền con người, có những vấn đề nhất định tồn tại trong bộ luật này. Một trong số đó là yếu tố quyền của nhà nước mạnh hơn hẳn quyền của cá nhân, bởi vì lúc đó quyền tư pháp bị che khuất bởi các tư tưởng, nguyên tắc bổ trợ cho các tuyên ngôn chính trị và “quyền con người” bị xem là một khái niệm của các học thuyết pháp lý tư sản. Từ năm 1979 đến 1991, nhiều thay đổi diễn ra ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc đã mở cửa. Một số sách luật ngoại văn được dịch sang tiếng Trung Quốc. Sự trao đổi về học thuật giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đã gia tăng. Các học giả Trung Quốc đã bắt đầu tư duy lại về câu hỏi cái gì nên là hòn đá tảng cho hệ thống pháp luật của mình. Trước đây, học thuyết Mac được xem là tư tưởng chỉ đạo tối cao cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có tố tụng hình sự. Điều 1 CCPL quy định: “Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lấy tư tưởng Mac – Lênin – Mao Trạch Đông là kim chỉ nam”. Bộ luật tiếp tục khẳng định: “luật này được soạn thảo dưới ánh sáng của những gì đã trải qua trong quá trình tiến hành chuyên chính dân chủ nhân dân”, “nó phù hợp với những đòi hỏi cần thiết để đấu tranh chống lại các thế lực thù địch và bảo vệ nhân dân”. Theo quy định tại Điều 1, trong tố tụng hình sự, bị cáo bị xem là kẻ thù giai cấp và quyền tư pháp được nhìn nhận là công cụ để trừng phạt những tội phạm đó. Điều 1 thể hiện quan điểm của học thuyết Mac về đấu tranh giai cấp. Vào thời kỳ này, được xem là sau sự kết thúc của cách mạng vũ trang, cuộc đấu tranh giai cấp sôi sục nhất có thể tìm thấy trong tố tụng hình sự.
Vì vậy, hệ thống tư pháp hình sự trở thành công cụ cho chuyên chính giai cấp. Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hoá, rất nhiều người vô tội bị trừng trị như những kẻ thù địch, do đó, đến luật tố tụng hình sự năm 1979, đã nhấn mạnh kẻ thù cần bị trừng phạt một cách chính xác. Cùng với những thay đổi của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là nền kinh tế kế hoạch được chuyển sang nền kinh tế thị trường, các nhà khoa học pháp lý Trung Quốc nhận ra rằng chủ nghĩa Mac không thể trả lời hết cho tất thảy mọi vấn đề. Luận thuyết về đấu tranh giai cấp không thể áp dụng được trong tư pháp hình sự. Khi bị cáo bị coi là kẻ thù giai cấp, các quyền của anh ta gần như sẽ không được tôn trọng vào bảo vệ. Vì thế, các nhà khoa học pháp lý cho rằng những tư tưởng chỉ đạo của Luật tố tụng hình sự nên được thay đổi. Sự thay đổi những tư tưởng chỉ đạo dẫn đến sự cần thiết xem xét lại một số quy định của Bộ luật năm 1979. Các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu tranh luận về việc hoàn thiện Luật tố tụng hình sự như thế nào vào đầu những năm 90. Từ năm 1991 đến 1996, việc sửa đổi bộ luật này trở thành tâm điểm tranh luận tại các hội nghị hàng năm do Hội nghiên cứu pháp luật tố tụng tổ chức, một hội nghị phụ trợ của Hội Luật gia Trung Quốc. Năm 1994, Uỷ ban Pháp vụ của Quốc hội giao cho giáo sư Chen GuangZhong chịu trách nhiệm soạn thảo một luật tố tụng hình sự mới. Giáo sư Chen đã thành lập nhóm các chuyên gia để soạn thảo luật mới vào nhóm đã đưa ra dự thảo đầu tiên, dự thảo này sau đó trở thành những nền tảng tốt đẹp cho việc hoàn thiện CCPL.
Khi dự thảo đầu tiên được xúc tiến, có thể coi rằng nên tiếp tục theo đuổi sự cân bằng giữa trừng phạt tội phạm và bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt, việc mở rộng quyền của bị can nên là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc cải cách Luật tố tụng hình sự. Tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền con người là rất quan trọng bởi các chuẩn mực và tiêu chuẩn này thể hiện những giá trị chung của nhân loại. Năm 1996, Quốc hội đã thảo luận luật tố tụng hình sự và thông qua quyết định về việc sửa đổi luật tố tụng hình sự.
1. H. Packer, Những hạn chế của pháp luật hình sự, Nxb Đại học Stanford (1968).
2. Xem Li Xingjian, Về cấu trúc của tố tụng hình sự, Nxb Đại học Chính trị học và Luật học Trung Quốc (1992).
3. Xem Chen Guangzhong, Kháng cáo, hệ thống phúc thẩm và xét lại bản án thời kỳ Trung Quốc cổ, Tuyển tập các bài luận pháp lý của* Chen Guangzhong, Nhà xuất bản Pháp lý Trung Quốc (2000).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét