Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
HIẾN PHÁP HOA KỲ QUY ĐỊNH “TAM QUYỀN PHÂN LẬP”
14:52
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hiến Pháp ban hành vào ngày 19-9-1787, có Nội dung như sau:
- LỜI MỞ ĐẦU: “Chúng tôi, Nhân dân Hoa Kỳ, để tạo lập một Liên Bang hoàn hảo hơn, thiết lập sự công bằng, bảo đảm sự an vui trong nước, cung cấp nền quốc phòng toàn dân, gia tăng hạnh phúc quốc dân, bảo đảm ước vọng tự do cho Chúng ta và Hậu thế, Chúng tôi nhất trí và thiết lập bản Hiến Pháp này cho Hợp Chúng Quốc:
- ĐIỀU KHOẢN I gồm có Mục 1 đến 10 : Quy định về Quốc Hội lưỡng viện, Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện.. TNV tượng trưng cho sự thống nhất Liên Bang, nên mỗi Tiểu Bang, dù lớn nhỏ đều có 2 Thượng Nghị sĩ, tổng cộng hiện có 100 vị trong TNV với nhiệm kỳ 6 năm, cứ mỗi hai năm lại bầu lại 1/3 số Thượng Nghị Sĩ. HNV gồm các Hạ Nghị Sĩ với nhiệm kỳ 2 năm, căn cứ vào số dân của từng khu vực trong Tiều Bang, hiện nay có 435 H.N.Sĩ.
Quốc Hội giữ quyền Lập Pháp, biểu quyết các Luật với đa số quá bán, sau đó phải chuyển sang Tổng Thống ký ban hành. Tổng Thống có thể “phủ quyết” Dự Luật, nếu muốn chống lại, Quốc Hội phải họp lưỡng viện và biểu quyết với đa số đặc biệt là 2/3 tổng số T.N.Sĩ và H.N.Sĩ. Ngoài ra, Quốc Hội có thể luận tội Tổng Thống vi phạm lỗi nặng với đa số 2/3 để “Truất quyền Tổng Thống”. Thời Tổng thống Nixon, vì sợ bị Quốc Hội truất quyền nên ông đã phải Từ chức trước khi hết nhiệm kỳ cùa mình.
- ĐIỀU KHOẢN II gồm có Mục 1 – 4 : Quy định về Tổng Thống Liên Bang giữ quyền Hành pháp, thực thi các Luật do Quốc Hội biểu quyết và Tồng Thống ban hành. Ông lãnh đạo Quốc gia và là Tổng Tư lênh tối cao Quân dội Mỹ, ông thành lập Chính Phủ nhưng phài có sự chuần y của TNV, kể cá các chức vụ quan trong trong Chính Phù như: Đại sứ, Thầm phán Tối cao Pháp viện…cũng phải do TNV chuẩn y. Phụ tá ông có Phó Tồng thống, khi bầu cử, cả hai đứng chung trong một liên danh ƯCV Tổng thống và Phó Tổng thống do mỗi đàng đề cử. Hiện nay Chính Phù Liên Bang có 14 Bộ (Department) do Bộ Trưởng (Secretary) đứng đầutrong khi các Bộ Trường trong Nội các chế độ Đại nghị gọi là Minister (Tổng Trưởng một Bộ). Tổng Thống độc lập và Chính Phủ do ông điều khiển không chịu trách nhiệm trước Quốc Hội nên Tồng Thống có quyền hành rất lớn.
- ĐIỀU KHOẢN III gồm có Mục 1-3 : Quy định về Tối cao Pháp viện (TCPV) giữ quyền Tư Pháp có 9 Thẩm Phán với nhiệm kỳ suốt đời, vị Thẩm Phán này phải do Tổng Thống đề cử, Quốc Hội chuẩn y và Tổng Thống bổ nhiệm. TCPV có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp và các Luật do Quốc Hội biểu quyết và Tổng Thống ban hành xem có vi hiến không, nếu TCPV phán quyết vi hiến thì Luật đó phài bị đình chỉ thi hành. Có một thời kỳ Hành Pháp khổ sở vì Luật nào ban hành cũng bị 9 ông Tòa TCPV cho là vi hiến! Hơn nữa, TCPV cũng còn giữ quyền phúc thầm các bản án quan trọng do các Tòa án Tiều bang chuyển lên.
Đặc biệt, vì Hiến Pháp Mỹ có tính linh hoạt, nên các nguyên tắc căn bản của nó có thể được áp dụng và giải thích khác nhau ở từng thời kỳ khác nhau. Đây là thẩm quyền quan trọng nhất cùa 9 vị Thẩm phán TCPV.
- ĐIỀU KHOẢN IV gồm Mục 1 – 4: Quy định về quyền của các Tiểu Bang, các Quyền nào mà Hiến Pháp không quy định dành cho Chính Phù Liên Bang thì đều thuộc về các Tiểu Bang. Nếu có tranh chấp giữa Tiều bang và Liên bang về một điều khoản nào trong Hiến Pháp thì sẽ do TCPV giải quyết.
- ĐIỀU KHOẢN V : Quy định về việc sửa đổi Hiến Pháp với đa số 2/3, cho tới nay Quốc Hội đã có 26 Tu Chính án sừa đổi Hiến Pháp: trong đó quan trọng là 10 Tu Chính án đầu tiên được gọi chung là “The Bill of Rights” (Tuyên bố Nhân quyền Hoa Kỳ), – Tu Chính án thứ 15 cho người Mỹ da đen được quyền bầu cử, – Tu Chính án thứ19 cho phụ nữ được quyền bầu cử.
- ĐIỀU KHOẢN VI gồm Điều khoản Tổng quát.
- ĐIỀU KHOẢN VII quy định việc phê chuẩn bản Hiến Pháp này tối thiểu phải được 9/13 Tiểu Bang (lúc đó Hoa Kỳ mới có 13 Tiều Bang) thì Hiến Pháp mới có hiệu lực.
KÝ TÊN CHẤP THUẬN: gồm Chủ tọa George Washington (sau là Tổng Thống đầu tiên) đại biểu Virginia và các Đại biều của 12 Tiều bang khác: Massachusetts, New Hampshire, Rhodes Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Maryland, North Carolina, South Carolina và Georgia. Đây là 13 Tiểu bang Nguyên thủy của Hoa Kỳ – được tượng trưng trên Quốc kỳ với 13 sọc trắng và xanh dương, cùng với 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 Tiểu bang.
TÓM TẮT
Tổng Thống chế là sự dung hòa giữa hai chế độ Quốc Hội và chế độ Đại Nghị. Hiện nay trên thế giới, các nước theo thể chế Dân chủ thì có khoảng 30 nước theo Đại Nghị chế (có Vua hoặc Tồng Thống), đó là đa số là các nước thuộc địa cũ nằm trong khối Thịnh Vượng Chung của Anh và đa số ở Châu Âu. Các nước theo Tổng Thống chế kiểu Mỹ thì có độ 40 nước, hầu hết các nước này đều áp dụng phân quyền triệt để, ở số nước tại châu Á và châu Phi bộ máy nhà nước có tính cách tập quyền, quyền lực tập trung vào tay một vị Tổng Thống trong khi quyền lực của Quốc Hội rất mờ nhạt. Một số nước theo chế độ Tồng Thống dung hòa với Đại Nghị, họ vừa có Tổng Thống vừa có cả Thủ Tướng với sự độc lập với Quốc Hội.
Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định hệ thống “Tam quyền phân lập” (checks and balances), nhằm để ngăn ngừa sự độc tài của Hành Pháp mà đứng đầu là Tổng Thống với rất nhiều quyền hành. Theo đó, mỗi ngành Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp có một số thẩm quyển để kiểm soát các ngành kia. Chẳng hạn, Quốc Hội lưỡng viện làm luật nhưng Tổng Thống có quyền phủ quyết một Dự luật đã được Quốc Hội biểu quyết xong và Tối cao Pháp viện có thể phán quyết một Luật là vi hiến và như thế Hành Pháp và Lập Pháp lại phải tiến hành lại từ đầu.
Đây là bản Hiến Pháp thành văn đầu tiên và chế độ Tồng Thống cũng xuất hiện đầu tiện trên thế giới.
Phạm Vũ-(Tham khảo: Một số tài liệu của trường Luật và sách báo về Hoa Kỳ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét