Nhân chuyến đến Hoa Kỳ của ông Chủ Tịch Nước
Trương Tấn Sang vào ngày 25/7/2013 vừa qua, ông có trao bản copy lá thư
của Hồ Chí Minh (HCM) viết vào 28/2/1946, chúng ta thử tìm hiểu động
tác này mang ý nghĩa gì. Lá thư đó nội dung nói lên điều gì?
Sau khi gặp lãnh tụ đàn anh tại Trung Cộng
trong 3 ngày kể từ 19/6/2013, không lậu Trương Tấn Sang có chuyến viếng
thăm Hoa Kỳ vào 25/7/2013. Dư luận cho rằng đây là chuyện không mấy bình
thường vì thời gian chuẩn bị quá ngắn ngủi. Có thể ông Sang yêu cầu Hoa
Kỳ cho gặp và theo thể thức thì Tổng Thống Obama cũng phải viết thư
mời.
Hình thức đón tiếp một ông chủ tịch cũng có
thể xem như là một tổng thống của một quốc gia tại Hoa Kỳ lần này xem ra
rất là nhạt nhẻo.
Bài viết này xin trình bày nội dung lá thư
cùng giai đoạn lịch sử và những nhận xét tại sao Trương Tấn Sang lại
dùng lá thư này làm “quà tặng” cho tổng thống Hoa Kỳ.
Thư trện được dịch như sau:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Hà Nội
Gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, Washington DC
Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin trân trọng thông
báo cho ông biết rằng trong quá trình các cuộc hội thoại giữa Chính Phủ
Việt Nam và đại diện Pháp, Pháp đòi hỏi sự ly khai của Nam Kỳ và sự trở
lại của quân đội Pháp tại Hà Nội, trong khi đó dân và quân đội Pháp đang
hoạt động chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Hà Nội và xâm lược quân sự.
Vì vậy, bản thân tôi đưa ra lời yêu cầu tha thiết tôn trọng nhất tới
ông và những người dân Mỹ để can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ độc lập cho
chúng tôi và giúp làm cho các cuộc đàm phán phù hợp với các nguyên tắc
của Điều lệ Đại Tây Dương và San Francisco.
Hồ Chí Minh (ký tên)
Trước hết, xin phân tách tại sao có việc HCM
hội thoại với những đại diện nước Pháp. Hồ viết rằng đã nói chuyện với
những nhân vật đại diện nước Pháp và người này (the latter) đòi Nam Kỳ được ly khai. Tại sao có sự kiện này?
Lá thư này viết vào 28/2/1946 khi bên Pháp
phe cộng sản và xã hội đang nắm quyền quốc hội trong chính phủ lâm thời.
Thủ Tướng là Felix Gouin thuộc Đảng Xã Hội, Phó Thủ Tướng là Maurice
Thorez kiêm chủ tịch Đảng Cộng Sản Pháp. Trong giai đoạn này HCM và Pháp
đã có những thỏa thuận, nghĩa là hai bên đã có thỏa ước để Pháp trở về
Việt Nam hợp tác cai trị nước Việt Nam. Cũng chính vì vậy nên Thống Đốc
Đông Dương Thierry d’ Argenlieu đòi Nam Kỳ tự trị bởi d’Argenlieu không
thuộc phe cách thiên tả và rất chống cộng sản.
Cũng vì lý do trên nên HCM viết thư cho Tổng
Thống Truman phân trần về chuyện Nam Kỳ đòi tự trị không lệ thuộc quyền
hạn của quốc hội Pháp. Còn việc quân đội Pháp trở về Hà Nội đó là sự
thỏa thuận giữa HCM và Pháp đương quyền, không liên quan gì tới Trung Kỳ
và Nam Kỳ. Ông Hồ viết “dân và quân đội Pháp đang hoạt động chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Hà Nội và xâm lược quân sự” là một chuyện không thể xảy ra, bởi vì quân đội Pháp bấy giờ và Hà Nội là cùng một phe.
Tại sao HCM lại viết những lời không thật
như trên tới một vị tổng thống Hoa Kỳ? Chẳng lẽ tình báo Hoa Kỳ không
biết chuyện gì xảy ra giữa 3 bên: nước Pháp đang do thiên tả nắm, Pháp
d’Argenlieu tại Đông Dương , và HCM tại Hà Nội?
Trong khi viết lá thư này HCM ở trong một
tâm trạng khá bối rối, bởi mang người Pháp và quân đội Pháp trở về Việt
Nam chắc chắn làm chấn động dư luận quần chúng. Có thể nói Hồ mang Pháp
về lần này đã gây phẩn nộ lòng dân và các đảng phái quốc gia từ Bắc chí
Nam, ngay cả những đồng chí trong phe cánh Việt Minh. Nhưng có bao nhiêu
người biết tình hình chính trị xảy ra tại nước Pháp lúc đó cùng những
mâu thuẫn với D’ Argenlieu. Hồ không muốn Nam Kỳ được tự trị, người làm
cản trở chính là d’Argenlieu và Hồ có lý do để chống việc này. Lý do đó
là gì, xin trình bày ở phần sau đây.
Hồ Chí Minh đón rước Pháp về Hà Nội 3/1946.
(Nguồn: Bút Sử, chụp từ “Biography of Pres Ho Chi Minh” hosted by Walter Cronkite.)
Ngày quan trọng đã đến. Chỉ 8 ngày sau khi
HCM viết thư đến Tổng Thống Truman. 6/3/1946 HCM và đại diện nước Pháp
Sainteny ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngay khi 15 ngàn quân Pháp tới Hải Phòng và
sau đó tiến ra Bắc. Phe quốc gia có Vũ Hồng Khanh ký, nhưng sau đó ông
Khanh biết mình bị lầm nên đã bỏ trốn. Xung đột bắn giết đã xảy ra giữa
các đảng phái quốc gia và quân đội Pháp. HCM bị người dân Hà Nội gọi là
“Hồ Chí Minh bán nước.” Pháp đã xé Hòa Ước 1884 với Vua Bảo Đại vào
11/3/1945 sau khi bị Nhật đảochánh, nghĩa là Pháp đã không còn là thực
dân và nhà vua đã tuyên bố Việt Nam Độc Lập ngay sau đó. Thế mà một năm
sau, HCM lại ký hiệp ước mang Pháp về cai trị là gì? Đó là tâm trạng
chung của người dân khi nhìn người Pháp trở về trên đất Bắc lại được HCM
đón rước long trọng. Hiệp ước này chắc chắn được soạn thảo ít nhất 1
tuần trước khi mang ra ký kết. Rất có thể ngày 28/2/1946 khi HCM viết
thư gửi tổng thống Truman là lúc hiệp ước này đang được soạn thảo, hoặc
đã xong.
Leclerc,
HCM, Jean Sainteny chúc mừng nhau sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946.
(Nguồn: Bút Sử chụp từ ” Ho Chi Minh, a Biography” by Pierre Brocheux)
Hiệp ước gồm những điều khoản gì? Nhắc lại
là Pháp bấy giờ đang dưới quyền của thủ tướng thiên tả Felix Gouin và
phó thủ tướng đương kim chủ tịch Đảng Cộng Sản Pháp Maurice Thorez.. Xin
sơ qua vài điểm chánh trong hiệp ước.
-Công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tự
do (free), và thống nhất 3 kỳ tức Bắc Trung Nam thành một. Việt Nam nằm
trong liên hiệp Pháp. Không hề có 2 chữ “độc lập” (independence).
_Quân đội Pháp thay thế quân Tưởng
đang đóng ở miền Bắc lo việc giải giới tàn quân Nhật (thực tế thì chính
phủ Pháp đại diện là d’Argenlieu qua Trùng Khánh từ tháng 10/1945. Cuộc
điều đình đưa đến “Hiệp Ước Pháp-Hoa” ký ngày 28/2/1946. Theo đó, Pháp
trả lại tô giới, quân Tưởng rút khỏi miền Bắc chậm lắm là 15/3/1946.)
_Trong phần phụ chương là quân sự. 10 ngàn
quân Việt Minh được lãnh đạo bởi cấp chỉ huy Việt Minh. 15 ngàn quân
Pháp được đóng ở miền Bắc nước Việt trong 5 năm và sau đó họp hội bàn
tiếp. Hai bên quân đội Việt Minh và Pháp gom lại thành một dưới quyền
điều khiển tối cao của Pháp, và Việt Minh chỉ đóng vai trò phụ tá. Ngày
7/3/1946 một buổi lễ xảy ra tại Hà Nội để Pháp tuyên bố công nhận chính
phủ của HCM và hàm ý những điều khoản ghi trong hiệp ước.
Như vậy hiệp ước đã cho mọi người thấy rõ sự
kết hợp chặt chẽ giữa 2 bên. Sự kiện này ông d’ Argenlieu đã kịch liệt
chống đối và phản ứng qua nhiều tình huống. Một trong những động tác ông
làm là muốn tách rời Nam Kỳ ra khỏi sự ràng buộc của nước Pháp mẹ đang
do các đảng phái phe tả nắm quyền. Những cuộc họp liên tiếp đã xảy ra.
Hồ Chí Minh và D’Argenlieu trong tàu tại Vịnh Hạ Long. (Nguồn: Bút Sử chụp từ “Hồ Chí Minh Chân Dung Một Con Người”)
Ngày 24/3/1946, d’Argenlieu có buổi họp với
HCM tại Vịnh Hạ Long trên tàu chiến Emile Bertin. Hồ đang trong tư thế
chuẩn bị qua Pháp để vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ này.
D’Argenlieu bày tỏ quan điểm rằng muốn thống nhất 3 kỳ phải qua sự quyết
định của người dân 3 miền bằng cuộc trưng cầu dân ý có nước ngoài kiểm
soát.
Sau đó, bắt đầu 18/ 4/1946, những buổi họp
diễn ra tại Đà Lạt do d’Argenlieu mời có sự hiện diện của Võ Nguyên
Giáp, Nguyễn Tường Tam, Phạm Ngọc Thạch…. Ra khỏi buổi họp ông Giáp nhận
ra rằng “chiến tranh không thể tránh khỏi”.
18/5/1946 d’Argenlieu ra Hà Nội cũng với mục
đích gặp HCM để nói về Hiệp Ước Sơ Bộ, đồng thời nói về hội nghị tại
Fontainebleau sắp xảy ra bên Pháp, và trong hội nghị này cũng bàn về
Hiệp Ước Sơ Bộ. Ngày sau, 19/5/1946, khi trên đường đến gặp Hồ,
d’Argenlieu ghi nhận nhiều người dân ra đường đón mừng ông, sau này mới
biết Hồ ra lệnh cho Vũ Đình Huỳnh tổ chức “sinh nhật Hồ Chí Minh” ngay
vào ngày đón tiếp d’Argenlieu.Lần này, d’Argenlieu đưa ra những vụ như
Việt Minh giết Nguyễn Văn Thạch vào ngày 3/5, và những vụ xáo trộn khác
do Việt Minh gây ra. Hồ trả lời Việt Minh không có trách nhiệm trong
những vụ giết người đó. Cũng ngay lúc này, d’Argenlieu báo hiệu cho Hồ
biết rằng Miền Nam sẽ tự trị tách ra khỏi ảnh hưởng của quyền lực bên
Pháp. Từ đó về sau Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố luôn 19/5 là ngày
sinh nhật của Hồ.
Phái đoàn HCM dạo biển khi chờ chính phủ
Pháp đang bận rộn bầu cử quốc hội. (Nguồn: Bút Sử chụp từ “Ho Chi Minh”
by William Duiker.)
HCM qua Pháp được các nhân vật thiên tả đón rước. (Nguồn: Getty Images)
Phái đoàn sang dự Hội Nghị Fontainebleau chính thức do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Phe HCM đi riêng.
HCM đến Pháp vào ngay đầu tháng khi quốc hội
đang có cuộc bầu cử diễn ra 2/6/1946. Hồ được Sainteny đại diện nước
Pháp ra hộ tống và ở Biarritz để chờ đợi. Kết quả cuộc bầu cử là phe
Đảng Cộng Sản và Xã Hội đã mất ghế quốc hội. Phong Trào Quần Chúng Cộng
Hòa (Movement Republican Populaire (MRP)) dẫn đầu bởi Georges Bidault
thắng cử . Hội nghị tại Fontainebleau diễn ra từ 6/7/1946 đến 10/9/1946.
Những nỗ lực của HCM vận động để được thủ tướng Bidault “công nhận” đã
thất bại hoàn toàn, mà ngược lại Hồ còn phải nhận những lời không tốt
đẹp từ đối thủ để chuẩn bị chiến tranh. Cuộc chiến thật sự bắt đầu vào
ngày 19/12/1946 do Pháp cầm đầu cùng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ với mục đích
duy nhất là dẹp làn sóng đỏ đang bành trướng ở Đông Dương. HCM lúc này
đổi chiến thuật, kêu gọi toàn dân kháng chiến “chống Pháp xâm lược”, còn có những người gọi là “chống Pháp thực dân” khi trên thực tế giai đoạn này Pháp đã và đang trả thuộc địa cho tất cả các nước.
Trở lại việc lá thư của HCM viết vào 28/2/1946. Có những điểm cần ghi nhận:
-Đả kích việc d’Argenlieu đòi
quyền Nam Kỳ tự trị, và nếu Hoa Kỳ nhúng tay can thiệp (negotiations)
làm thay đổi ý định của d’Argenlieu thì HCM có cơ hội “thống nhất ba kỳ” tức nhuộm đỏ cả nước Việt Nam;
-Cố tình gây khó hiểu và mâu
thuẫn khi lên án Pháp tại Hà Nội sắp cướp nhà cầm quyền Hà Nội khi mà 2
phe Pháp và Viêt Minh là một như đã phân tách về Hiệp Ước Sơ Bộ ở phần
trên;
-Có ý muốn người Mỹ thấy rằng
Việt Minh lãnh đạo bởi HCM là những người chống Pháp, muốn Việt Nam được
độc lập tách ra khỏi ảnh hưởng của Pháp và Pháp là bọn thực dân tồi
bại.
Hành động trao lá thư của HCM cho Tổng Thống
Obama của Trương Tấn Sang đã làm dư luận nghĩ gì? Chung chung có thể
cho rằng cộng sản Việt Nam đang muốn làm thân với Hoa Kỳ. HCM ngày xưa
dã có thái độ này thì ngày nay đàn em làm tương tự cũng không gì là lạ,
tuy trên thực tế thì hai sự việc mang hai nội dung hoàn toàn khác nhau.
Chắc chắn chỉ với mục đích có thêm dollars, còn về mặt Nhân Quyền thì
ông Sang không hề nhắc tới. Buổi họp với John Kerry, Bộ Trưởng Ngoại
Giao Hoa Kỳ, tại phòng ăn trưa của Bộ Ngoại Giao gồm đa phần các nhân
vật đại diện về thương mại.
Có quan niệm cho rằng ông Sang đến Hoa Kỳ
gấp rút lần này ngoài việc cầu cạnh người Mỹ là vì bị Trung Cộng áp lực
quá nặng nên cần xả xú bắp hay xoa dịu quần chúng. Nhưng hãy thử đoán
tập đoàn cộng sản Việt nam nghiêng hẳn về ai khi nhìn hiện tượng càng
ngày cộng sản càng thẳng tay với các thanh niên yêu nước, các chiến sĩ
tự do khi họ bày tỏ lập trường chống Tàu cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh
hải.
HCM đã gửi tất cả 8 lá thư cho Tổng Thống
Truman trong 2 năm 1945-1946, nhưng tất cả không được hồi đáp. Như vậy
có hãnh diện gì mà Trương Tấn Sang ngày nay đem thư đó ra để làm quà kỷ
niệm. Một hành động mang tính thiếu chửng chạc và khôi hài, và càng làm
người ta khinh bỉ hơn nếu thấy ra hết những sự thật đằng sau của lá thư.
Khi đọc qua lá thư ngắn gọn ấy nếu không tìm hiểu và trình bày cặn kẻ
những sự kiện xảy ra chắc chắn nhiều người lầm tưởng cũng như lọt vào kế
sách của người có lối ngoại giao mà ông chỉ huy cơ quan tình báo OSS,
Archimedes Patti, cho rằng sư tổ của lối ngoại giao gian hùng (master of understated diplomacy).
Bút Sử
July 30, 2013
Sources: The Encyclopedia of the
Vietnam War: A Political, Social, and Military History, Spencer Tucker,
2011; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Why Vietnam?,
Archimedes Patti, 1980; Britain in Vietnam, Prelude to disaster,
1945-1946, Peter Neville, 2007; An Encyclopedia of World History, 1948;
Ho Chi Minh, William J. Duiker, 2000; Sử Địa 12 ab, Ban Giáo Sư Sử Địa,
Nhà Xuất Bản Trường Thi, Saigon, 1974; Psywarrior.com; Video Sự Thật Về
Hồ Chí Minh; Video Hồ Chí Minh Chân Dung Một Con người; Getty Images.
Posted in: Chính Trị,Suy Ngẫm
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét