Nguyễn Sỹ Phương* |
Chỉ với quy trình làm luật đó, chiến lược phát triển giáo dục lần này mới có thể hy vọng tránh được số phận bất khả thi như các chiến lược trước nó.
Trong khi đó, văn bản chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam dài 23 trang, bắt đầu bằng nêu những thành tích, tiếp đến là các yếu kém, được coi là cơ sở thực tế cho 11 giải pháp chiến lược đề xuất. Về mặt khoa học, các cơ sở thực tế nêu ra chỉ mang định tính kiểu “thiếu thực tiễn, không phù hợp... Thiếu cân đối, chưa chú trọng... Chưa đáp ứng được nhiệm vụ... Nghèo nàn lạc hậu...”, hoặc xảy ra đâu đó, như “muốn mở trường họ khai bịa có nhiều tiến sĩ, thực ra chỉ có một...”, mà không được đo lường bằng những con số toàn cục, nên khó có thể khẳng định được bản chất vấn đề như trong trường hợp định lượng được bảo đảm bằng thuật toán thống kê. Một khi cơ sở thực tế đưa ra đã không thể khẳng định được bản chất vấn đề thì 11 giải pháp dựa trên đó cũng không thể dám chắc thay đổi được toàn bộ vấn đề. Và đây chính là rủi ro của văn bản phát triển giáo dục Việt Nam đã đề xuất.
Giáo sư Hoàng Tụy đã đúng khi cho rằng, bàn đến giáo dục đào tạo trước hết phải đề cập đến cốt lõi của nó, tư tưởng, triết lý, mà rốt cuộc phản ảnh ở mục tiêu đào tạo giáo dục. Chắc các chuyên gia ngành giáo dục không lạ với mô phỏng phổ biến, vẽ một vòng tròn trong đó có 2 mũi tên qua lại giữa thầy và trò, nằm trong khung hình vuông biểu tượng “nhà trường”, trên một nền được ghi “môi trường kinh tế xã hội”. Nghĩa là khởi nguồn và đích nhắm, mục tiêu của giáo dục đào tạo chính là nền tảng kinh tế xã hội. Ở ta, trước “đổi mới”, đó là mô hình kinh tế quản lý tập trung cùng cơ chế hành chính bao cấp; đời sống kinh tế xã hội mọi mặt đều tuân theo kế hoạch do Nhà nước quản lý từ trên xuống. Nền đào tạo giáo dục, với người thầy dạy gì, ở đâu, dạy như thế nào, lương bao nhiêu, với người trò học gì, trường nào, vào ngành nghề gì, ra trường làm ở đâu, trường lớp sách vở đồ dùng dạy học... đều do Nhà nước quyết định; lớp được coi là đơn vị học và quản lý hành chính có cơ cấu lãnh đạo cùng các tổ chức xã hội như cơ quan Nhà nước, xuyên suốt phổ thông, học nghề, đại học; tất cả nhằm phục vụ cho yêu cầu của nền kinh tế xã hội lúc đó. Chính mục tiêu khái quát đào tạo học sinh vừa hồng vừa chuyên đưa ra thời đó được diễn giải nhằm vào những nội dung trên.
Với
chính sách „đổi mới“, nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Nhà nước pháp quyền; trong khi đó tư tưởng, triết lý, mục tiêu đào tạo
giáo dục cũ, cùng cơ cấu thực hiện nó vẫn hầu như giữ nguyên cơ bản cộng
với hành lang pháp lý cho một nền kinh tế xã hội mới còn bất cập, đã
đặt ngành giáo dục đào tạo trước nhiều căn bệnh và nguy cơ tụt hậu lâu
dài.
|
Nhìn dưới góc độ pháp lý, có thể hình dung được tương lai của văn bản chiến lược phát triển giáo dục lần này sẽ kết thúc thế nào, nếu không thay đổi được phương thức ban hành xưa nay.
Văn
bản chiến lược giáo dục không chỉ đủ điều kiện “cần” về tài và lực để
thực thi mà còn được bảo đảm bằng điều kiện “đủ” bởi chế tài do hệ thống
tư pháp, toà án, viện kiểm sát đảm nhận.
|
-----------
* Tiến sĩ - Cộng hòa LB Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét