Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
Khởi động Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thi
20:12
Hoàng Phong Nhã
No comments
Khởi động Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên
Đề án Tăng cường, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì đã có những bước khởi động đầu tiên...
******Mục tiêu chung của Đề án là: xây dựng thế hệ thanh niên có ý thức chấp hành pháp luật tốt, có hiểu biểu pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và xã hội, góp phần nâng cao năng lực, bản lĩnh hội nhập quốc tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, nhìn chung nhận thức pháp luật của một bộ phận thanh thiếu niên còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các lứa tuổi khác và có chiều hướng gia tăng. Theo Phó vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Nội vụ Lê Trọng Vinh, vấn đề đáng chú ý nhất về ý thức pháp luật của thanh thiếu niên là tình trạng biết luật mà vẫn phạm luật. Điều này do tác động của tâm lý lứa tuổi, thích thể hiện mình, đua đòi theo bạn bè. Do vậy, điều quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho thanh niên chính là phải hiểu rõ được tâm lý lứa tuổi; thanh thiếu niên có điều kiện sống khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau.
Thực tế, thời gian qua có nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên của Bộ GD - ĐT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… đã và đang được triển khai, nhưng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động lồng ghép tuyên truyền, giáo dục trong các đề án, chưa phải là trọng tâm cụ thể. Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Duy Lãm cho biết, hiện chưa có chương trình đề án phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính chiến lược và chuyên biệt cho thanh niên mà mới chỉ dừng lại những hoạt động lẻ tẻ, lồng ghép trong các chương trình* hoặc chỉ dành cho một số nhóm, một độ tuổi nhất định.
Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật ở nhà trường chủ yếu bằng phương pháp lồng ghép trong các môn học như giáo dục công dân, giáo dục nhà nước và pháp luật - vốn được coi là những môn phụ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho rằng, vấn đề là ngành giáo dục mà trước hết đội ngũ thầy cô giáo không nên coi nhẹ môn giáo dục công dân, nhà nước và pháp luật. Từ việc không coi nhẹ việc dạy chắc chắn học sinh sẽ không thể coi nhẹ việc học. Hơn nữa, việc phổ biến pháp luật trong nhà trường có rất nhiều hình thức.
*Như vậy, vấn đề cơ bản nhất của việc triển khai Đề án chính là xác định từng mục tiêu cụ thể. Để làm được điều này, cần phân nhóm các đối tượng cụ thể như thanh thiếu niên trong trường học; thanh thiếu niên tự do, sinh sống tại địa bàn cư trú; thanh thiếu niên lao động trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, khối doanh nghiệp; thanh thiếu niên có vi phạm pháp luật, có nguy cơ vi phạm pháp luật; thanh thiếu niên học tập, lao động, cư trú ở nước ngoài. Tuỳ từng loại đối tượng sẽ xác định nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cụ thể. Chẳng hạn, đối với thanh thiếu niên tự do, lao động tại địa bàn cư trú có thể tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, kỹ năng thực hành xã hội, tổ chức phiên tòa xét xử lưu động, nhân rộng mô hình câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, tuổi trẻ phòng chống tội phạm tại xã phường, thị trấn, thôn, làng, bản, ấp. Đối với thanh thiếu niên trong nhà trường, có thể tăng cường giáo dục pháp luật ngoại khóa với các hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật; tổ chức trưng bày tranh, ảnh có nội dung tuyên truyền pháp luật, đưa nội dung pháp luật vào trang tin điện tử của nhà trường hoặc trong sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ sinh viên.
Có thể thấy, từ nhận thức đến ý thức là cả một quá trình dài và bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong giai đoạn đầu của Đề án, việc trước mắt của những người làm công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật chính là góp phần "thu hẹp lỗ hỗng” kiến thức pháp luật trong thanh thiếu niên, đặc biệt là những đối tượng sinh sống tự do, thanh niên cư trú ở nông thôn, miền núi, vùng dân tộc ít người. Theo đó, cần tập trung phổ biến các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống, học tập của thanh thiếu niên, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thanh thiếu niên, đặc biệt là pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, lao động, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội.
Thiết nghĩ, cùng với việc lựa chọn phương pháp, hình thức tuyên truyên, phổ biến pháp luật phù hợp cho từng nhóm thanh thiếu niên, cần nhân rộng các mô hình tiêu biểu cũng như tôn vinh những cá nhân thanh thiếu niên làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hải Toàn
Đề án Tăng cường, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì đã có những bước khởi động đầu tiên...
******Mục tiêu chung của Đề án là: xây dựng thế hệ thanh niên có ý thức chấp hành pháp luật tốt, có hiểu biểu pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và xã hội, góp phần nâng cao năng lực, bản lĩnh hội nhập quốc tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, nhìn chung nhận thức pháp luật của một bộ phận thanh thiếu niên còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các lứa tuổi khác và có chiều hướng gia tăng. Theo Phó vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Nội vụ Lê Trọng Vinh, vấn đề đáng chú ý nhất về ý thức pháp luật của thanh thiếu niên là tình trạng biết luật mà vẫn phạm luật. Điều này do tác động của tâm lý lứa tuổi, thích thể hiện mình, đua đòi theo bạn bè. Do vậy, điều quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho thanh niên chính là phải hiểu rõ được tâm lý lứa tuổi; thanh thiếu niên có điều kiện sống khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau.
Thực tế, thời gian qua có nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên của Bộ GD - ĐT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… đã và đang được triển khai, nhưng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động lồng ghép tuyên truyền, giáo dục trong các đề án, chưa phải là trọng tâm cụ thể. Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Duy Lãm cho biết, hiện chưa có chương trình đề án phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính chiến lược và chuyên biệt cho thanh niên mà mới chỉ dừng lại những hoạt động lẻ tẻ, lồng ghép trong các chương trình* hoặc chỉ dành cho một số nhóm, một độ tuổi nhất định.
Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật ở nhà trường chủ yếu bằng phương pháp lồng ghép trong các môn học như giáo dục công dân, giáo dục nhà nước và pháp luật - vốn được coi là những môn phụ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho rằng, vấn đề là ngành giáo dục mà trước hết đội ngũ thầy cô giáo không nên coi nhẹ môn giáo dục công dân, nhà nước và pháp luật. Từ việc không coi nhẹ việc dạy chắc chắn học sinh sẽ không thể coi nhẹ việc học. Hơn nữa, việc phổ biến pháp luật trong nhà trường có rất nhiều hình thức.
*Như vậy, vấn đề cơ bản nhất của việc triển khai Đề án chính là xác định từng mục tiêu cụ thể. Để làm được điều này, cần phân nhóm các đối tượng cụ thể như thanh thiếu niên trong trường học; thanh thiếu niên tự do, sinh sống tại địa bàn cư trú; thanh thiếu niên lao động trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, khối doanh nghiệp; thanh thiếu niên có vi phạm pháp luật, có nguy cơ vi phạm pháp luật; thanh thiếu niên học tập, lao động, cư trú ở nước ngoài. Tuỳ từng loại đối tượng sẽ xác định nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cụ thể. Chẳng hạn, đối với thanh thiếu niên tự do, lao động tại địa bàn cư trú có thể tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, kỹ năng thực hành xã hội, tổ chức phiên tòa xét xử lưu động, nhân rộng mô hình câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, tuổi trẻ phòng chống tội phạm tại xã phường, thị trấn, thôn, làng, bản, ấp. Đối với thanh thiếu niên trong nhà trường, có thể tăng cường giáo dục pháp luật ngoại khóa với các hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật; tổ chức trưng bày tranh, ảnh có nội dung tuyên truyền pháp luật, đưa nội dung pháp luật vào trang tin điện tử của nhà trường hoặc trong sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ sinh viên.
Có thể thấy, từ nhận thức đến ý thức là cả một quá trình dài và bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong giai đoạn đầu của Đề án, việc trước mắt của những người làm công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật chính là góp phần "thu hẹp lỗ hỗng” kiến thức pháp luật trong thanh thiếu niên, đặc biệt là những đối tượng sinh sống tự do, thanh niên cư trú ở nông thôn, miền núi, vùng dân tộc ít người. Theo đó, cần tập trung phổ biến các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống, học tập của thanh thiếu niên, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thanh thiếu niên, đặc biệt là pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, lao động, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội.
Thiết nghĩ, cùng với việc lựa chọn phương pháp, hình thức tuyên truyên, phổ biến pháp luật phù hợp cho từng nhóm thanh thiếu niên, cần nhân rộng các mô hình tiêu biểu cũng như tôn vinh những cá nhân thanh thiếu niên làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hải Toàn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét