Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Định Lý của Douglas M. ARONE về Hội chúng Tự Bế
20:28
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trong Chương Tám của Cuốn sách “Trẻ em Tự bế” (Hè
2005), tôi đã khảo sát vai trò quan trọng của Não bộ Hệ Viền, trong
đời sống của con người, với ba cấu trúc chính yếu là Đồi Thị, Hạnh
Nhân và Hải Mã.
- Hải
Mã (Hippocampus) là cấu trức có chức năng tàng trử mọi tin tức đã
được thu nhận trong quá khứ, bây giờ trở thành những hoài niệm.
- Đồi
Thị (Thalamus) là cấu trúc đầu tiên của Hệ Viền (Limbic), có chức
năng tiếp thu và phân phối mọi tin tức hiện tại, do các vùng ngoại
vi của cơ thể gửi về, để Tân Võ Não (Neocortex) phân tích, cứu xét
nhằm đề nghị những cách đáp ứng thích hợp và có ý thức.
- Trong
số những tin tức do ngoại vi gửi về, những tin tức có tính khẩn
trương được Đồi Thị gửi thẳng đến HẠNH NHÂN (Amygdala) thuộc cùng
một Hệ Viền. Phần vụ của cấu trúc nầy là tham cứu kho hoài niệm
thuộc Cấu trúc Hải Mã, ở sát bên cạnh, và tức thì phát ra những mệnh
lệnh cấp tốc, để các bộ phận có liên hệ, phải chấp hành, không trì
hoản.
- Đồng
thời với mệnh lệnh cấp tốc được phát đi, Hạnh nhân phong tỏa mọi con
đường đưa tin còn lại, bằng cách ra lệnh nhả ra trong đường máu
những hóa chất như Adrenaline, nhằm nâng cao mức độ canh thức, đề
phòng và phấn đấu.
- Khi
làm những công việc khẩn trương nầy, Hạnh Nhân không cần phải tham
khảo ý kiến của Tân Võ Não. Cấu trúc nầy là trung tâm của Tư duy, có
phần vụ đề xuất những chương trình quan trọng, dài hạn thuộc đời
sống có ý thức.
- Một
cách cụ thể và rõ ràng hơn, Hạnh Nhân thuộc Não bộ Hệ viền, có phần
vụ chính yếu là điều hợp và quản lý đời sống xúc động. Chính vì lý
do nầy, khi xúc động trở thành vấn đề khẩn trương, mọi con đường của
Tư duy phải bị phong tỏa, tê liệt và vô hiệu hóa. Nói khác đi, bao
lâu những xúc động như lo sợ, buồn phiền, tức giận đang tràn ngập
nội tâm, chúng ta có mắt nhưng không còn thấy. Có tai nhưng không
còn nghe. Tư duy có mặt, nhưng bị khống chế và vô hiệu hóa hoàn
toàn.
Vừa rồi đây, trong tuần lễ đầu tiên của năm 2006,
với tác phẩm “The Theorem”, (Nhà Xuất Bản O Books, tại Winchester
UK), tác giả người Anh, Douglas M. ARONE cũng đã nhấn mạnh tầm quan
trọng và chức năng của Não bộ Hệ Viền, nhất là của cấu trúc Hạnh
Nhân, trong toàn thể đời sống tiềm thức hay là vô thức của con người.
Thực ra, tác giả đã đưa ra một “Nguyên Lý”, với
những chứng minh khoa học và khách quan, nhằm giải thích một cách
rất rõ ràng nguồn gốc của mọi loại hành vi rối loạn nơi con người.
Trong khuôn khổ của chương sách này, tôi chỉ chọn lựa khảo sát quan
điểm khoa học của Douglas M. ARONE về Hội chứng Tự Bế mà thôi. Sau
đây là 4 trọng điểm sẽ được lần lượt trình bày:
- 1)
Hai chu kỳ sinh hoạt và phát triển của bào thai trong tử cung của bà
mẹ,
- 2)
Nét khác biệt chủ yếu giữa một thai nhi thông thường và một thai nhi
có “mầm móng” nguy cơ tự bế, vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, sau
khi tinh trùng của người cha và noãn bào của người mẹ đã kết hợp với
nhau.
- 3)
Những dấu hiệu báo động đầu tiên của một hài nhi có mầm mống tự bế,
từ 0 đến 6 tuổi.
- 4)
Những chuyển biến có thể xảy ra, trước khi Hội Chứng Tự Bế trở thành
cố định.
*****
Phần thứ Nhất: Hai chu
kỳ phát triển của thai nhi
Từ ngày hai tác giả Leo KANNER và Hans ASPERGER,
vào những năm 1943-1944, đã phát hiện Hội chúng Tự Bế, hai vấn nạn
thường được nêu lên trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu:
- Vấn
nạn thứ nhất: Hội chứng Tự Bế xuất hiện vào giai đọan phát triển nào,
trong đời sống của một trẻ em?
- Vấn
nạn thứ hai: Nguyên nhân nào đã phát sinh Hội chứng Tự Bế? Nguyên
nhân ấy thuộc Bẩm sinh hay là xuất phát từ Môi Trường sinh thái như
gia đình và xã hội?
Trong vòng hơn một nửa thế kỷ, bao nhiêu chủ
thuyết đã đề xuất nhiều lối giải thích, nhiều cách thuyên giải mâu
thuẫn và đối kháng lẫn nhau. Tất cả mọi quan điểm ấy đều còn là giả
thuyết chưa bao giờ được chứng minh, một cách khoa học, với những sự
kiện cụ thể và khách quan, mà mỗi người có thể kiểm nghiệm một cách
dễ dàng, trong cuộc sống hằng ngày.
Douglas M. ARONE, trái lại, sau hơn 10 năm nghiên
cứu, đã xuất bản công trình của mình, chung quanh cuối năm 2005 và
đầu năm 2006. Tác giả đặt tên cho tác phẩm vừa ra đời, là “ĐỊNH LÝ”,
có khả năng trả lời một cách rốt ráo và đầy đủ nguyên nhân nào phát
sinh và giải thích hành vi của con nguời. Nói khác đi, Định Lý hay
là “The Theorem” trong tiếng Anh, theo cách định nghĩa của Tự Điển
Learner’s Dictionary - Collins COBUILD là “a statement in
mathematics or logic that can be proved to be true by reasoning”.
Hẳn thực tác giả đã chứng minh (proving) luận đề, với rất nhiều dữ
kiện cụ thể và khách quan. Cách lý luận (reasoning) của tác phẩm
“Định Lý”có giá trị thuyết phục rất cao, so với tất cả mọi công
trình đã có mặt, từ trước cho tới nay.
Tác phẩm của Douglas M. ARONE bắt đầu từ những sự
kiện quan trọng sau đây:
Trong tử cung của bà mẹ, thai nhi – hay là đứa
con trong bào thai - mỗi ngày phải đưa thoi qua lại giữa hai chu
kỳ sinh hoạt và phát triển khác nhau:
· Chu
kỳ thứ nhất được gọi là “Chu kỳ phát triển đầy lo sợ và kinh hoàng”,
· Chu
kỳ thứ hai mang tên là “Chu kỳ phát triển đầy hưng phấn, thoải mái
và thú vị”.
Chu kỳ thứ nhất khởi sự vào ban đêm, lúc bà mẹ
vào giường, nằm xuống và đón chờ giấc ngủ. Thai sinh, trong chu kỳ
nầy, có mức độ thức tỉnh và hoạt động cao. Trên bình diện xúc động
trái lại, thai sinh cảm thấy lo âu, khắc khoải, khó chịu, bực bội và
bất ổn.
Chu kỳ thứ hai, khởi sự vào lúc ban ngày, khi
người mẹ thức dậy, bắt tay vào công việc, vận động và di chuyển từ
nơi nầy qua nơi khác. Thai sinh trong chu kỳ nầy có những cảm nghiệm
an toàn, thư giản, thoải mái và sung sướng. Trên bình diện sinh hoạt,
trái lại, trong suốt chu kỳ phát triển thứ hai nầy, thai sinh có một
tư thế hoàn toàn bất động, nghỉ ngơi và dần dần chìm đắm vào giấc
ngủ bình lặng.
*****
Với những phương tiện tân kỳ ngày nay như máy đo
điện não đồ, tia sáng laser, chụp hình những tầng lớp khác nhau của
Hệ thần kinh trung ương, đo lường những tiếng vọng chạy qua các tầng
lớp tế bào khác nhau… tác giả Douglas M. ARONE, cũng như những ai có
các phương tiện và chuyên môn tương tự, có thể ghi nhận và quan sát
những sự kiện hoàn toàn khách quan có liên hệ đến Não Bộ của thai
nhi, khi còn ở trong tử cung của bà mẹ.
Tuy nhiên sự kiện không phải là ý nghĩa. Cho nên
dù muốn dù không, khi trình bày quan điểm và lối nhìn của mình, tác
giả ARONE cũng giống như tất cả mọi nhà nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế,
đều phải đi qua con đường THUYÊN GIẢI.
Thuyên giải là rút tỉa và đề xuất Ý nghĩa, sau
khi quan sát và ghi nhận Sự kiện một cách khách quan, từ một khía
cạnh, một gốc độ được chọn lựa. Thêm vào đó, khi trình bày những
nhận định và lối nhìn của mình, ai ai cũng phải sử dụng tư duy có ý
thức và ngôn ngữ chính qui, với những cơ chế hạn hẹp nhưng cần thiết
và tất yếu, như: tổng quát hóa, chọn lọc và chủ quan hóa.
Không trang bị mình với tất cả những nhận xét và
hiểu biết quan trọng ấy, chúng ta sẽ thiếu khả năng lắng nghe và
theo dõi lý luận khoa học của ARONE. Tác giả không thể không chọn
lọc. Lúc khác, tác giả cần phải làm công việc tổng quát hóa, để rút
tỉa những qui luật. Biết lắng nghe, đánh giá và kiểm chứng những gì
mà tác giả chia sẻ và đóng góp, chúng ta mới có khả năng sở hữu hóa
– nghĩa là chọn làm của mình - “Định Lý” của tác giả.
*****
Trở lại với hai chu kỳ sinh hoạt và phát triển
của thai nhi, trong lòng của bà mẹ, chúng ta cần thấy rõ: đó là một
qui luật của thiên nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của
cuộc sống.
- Nhu
cầu thứ nhất: Để hai cuộc sống của hai mẹ con có thể phát triển và
tăng trưởng, trong cùng một cơ thể duy nhất, hai mẹ con phải bổ túc
cho nhau và phối hợp với nhau, trong những sinh hoạt hằng ngày của
mình. Khi mẹ hoạt động, thai sinh đi vào chu kỳ nghỉ và ngủ. Trái
lại, khi bà mẹ nằm ngủ và giảm hạ mức độ hoạt động, thai sinh lại đi
vào chu kỳ gia tăng hoạt động và phát triển, trong nhiều lãnh vực
khác nhau như giác quan, hô hấp, thần kinh và tâm lý…
- Nhu
cầu thứ hai: Thai nhi phát triển trong mọi địa hạt, để chuẩn bị ngày
đi ra khỏi tử cung của mẹ, với những cử động và phản xạ cần thiết
của mình. Ngoài ra, cuộc sống trong tử cung của bà mẹ có phần vụ
chuẩn bị cho cuộc sống sau này của đứa bé, trong vùng ánh sáng và
không khí. Không phát triển hệ thần kinh, không tập luyện bằng cách
này hay cách khác những giác quan như thính, xúc và khứu giác…làm
sao đứa bé sẵn sàng tiếp tục con đường phát triển của mình?
- Nhu
cầu thứ ba: Khi sống và phát triển trong chu kỳ thứ nhất, thai nhi
có những cảm nghiệm về khổ đau và lo sợ. Trái lại, khi chuyển qua
chu kỳ thứ hai, lập tức thai sinh biết thụ hưởng những giờ phút vui
suớng, hạnh phúc, an bình và thoải mái. Nhờ những cảm nghiệm và kinh
nghiệm quí hóa nầy, thai nhi thiết lập những quan hệ gắn bó với bà
mẹ của mình. Ngoài ra, Hệ thần kinh trung ương của thai nhi, trong
vòng chín tháng, cơ hồ một chiếc máy vi tính, sẽ dần dần ghi lại và
lưu giữ trong các tế bào của mình, hai loại kinh nghiệm hoàn toàn
khác biệt và đối kháng lẫn nhau ấy. Nhờ vào những tầng lớp tế bào
thần kinh có khả năng lưu giữ những tin tức như vậy, cả mẹ lẫn con
được chuẩn bị để đối phó với bao nhiêu trắc trở trong lòng cuộc đời.
- Trong
khuôn khổn của cuốn sách này, tôi muốn nhấn mạnh một điều sau đây:
Nếu cha mẹ, người giáo viên, cũng như những người có trách nhiệm
trong lòng xã hội, Quê Hương và nhân loại có khả năng mở mắt nhận ra,
giống như tác giả ARONE, khi nào và vì sao trẻ em đau khổ, khi nào
và nhờ vào đâu trẻ em hạnh phúc, họ đã bắt đầu có đáp số cho vấn nạn
Hành Vi Rối Loạn, hay là cho Hội Chứng Tự Bế. Từ đó, họ sẽ trang bị
mình hay là học tập, để TĂNG CƯỜNG những gì cần tăng cường, HÓA GIẢI
những gì cần chuyển biến, LOẠI THẢI bằng phương thức nào, những gì
cần loại thải. Phải chăng họ là MẢNH ĐẤT, là môi trường đang đón
nhận những hạt giống, những Gên, những vấn đề bẩm sinh? Nếu không có
môi trường trông nom, tưới tẩm, nuôi dưỡng, làm sao Gên có thể mọc
lên? Nếu môi trường biết củng cố và tăng cường, hạt giống tươi tốt
sẽ lớn lên đâm chồi nảy lộc, kết sinh hoa trái. Nếu môi trường biết
chuyển hóa, thể theo văn hào người Brésil (Ba Tây) Paulo CUELHO,
đồng chì sắt thép trong địa hạt bẩm sinh cũng sẽ có khả năng trở
thành Vàng nguyên chất, nhờ sức tác động hữu hiệu của môi trường.
- Cũng
theo cách nhận định của ARONE, trong suốt thời gian cưu mang con,
nếu có những nguy cơ về sinh mạng cho cả hai mẹ con, Thiên Nhiên
luôn luôn đặt người mẹ lên hàng ưu tiên số một. Ngoài ra, người mẹ
còn được Thiên Nhiên nâng đỡ, trong vai trò làm mẹ của mình. Ví dụ,
với cơ chế “Phong tỏa trí nhớ ngắn hạn”, Thiên Nhiên thay thế người
mẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi, ngay từ những giờ phút đầu
tiên, chỉ biết “sống trong giờ phút hiện tại ở đây và bây giờ”.
Chẳng hạn, khi sống trong chu kỳ hưng phấn, thai nhi tràn ngập hạnh
phúc và bình an. Cuộc sống của thai nhi trong lòng mẹ, lúc bấy giờ,
là Niết bàn, là Thiên đàng, là Cõi bồng lai. Cũng giống như vậy, khi
sống trong chu kỳ lo sợ, thai nhi đang băn khoăn về số kiếp của mẹ
mình. Hẵn thực, mẹ đang im lìm, bất động trong giấc ngủ, sau một
ngày bận rộn công việc. Thế nhưng trong cách thuyên giải, thai nhi
đang tin tưởng rằng mẹ lâm nguy và đang trải qua những giờ phút hấp
hối. Cũng nhờ cách thuyên giải lệch lạc ấy, thai nhi đặt trọng tâm
vào mẹ, hướng đến mẹ, tìm cách khám phá hiện tình của mẹ. Phải chăng
Thiên nhiên đang sử dụng hai chu kỳ sinh hoạt và phát triển khác
nhau như vậy, để thiết lập trong các tế bào thuộc não bộ hệ viền của
đứa con, những quan hệ xúc động gắn bó giữa hai mẹ con?
- Thai
nhi không những chỉ lo sợ cho mẹ, về mẹ. Thai nhi còn vận dụng những
giác quan của mình để đánh thức mẹ, thu lượm tin tức về mẹ… nghe
tim của mẹ đập nhịp thế nào…Bao nhiêu cách làm ấy của thai nhi chỉ
là những phản ứng vô thức và tự động, chứ không phải là những hoạt
động có ý thức. Sở dĩ như vậy, bởi vì cơ quan có phần vụ ghi nhớ
ngắn hạn thuộc Não bộ Hệ Viền, bị phong tỏa hoàn toàn, không thể
hoạt động.
- Theo
cách giải thích của tác giả ARONE, giữa Cơ quan Trí Nhớ ngắn hạn,
thuộc Não Bộ Hệ Viền của thai nhi và Hệ Miễn Nhiễm của người mẹ, có
những quan hệ tác động qua lại. Chính vì tình huống và điều kiện
mang thai, Hệ Miễn Nhiễm của người mẹ bị tê liệt, không hoạt động.
Và do đó, cơ quan Trí Nhớ ngắn hạn của thai nhi cũng bị phong tỏa và
trở nên vô hiệu hóa hoàn toàn. Trái lại, như sau nầy chúng ta sẽ
thấy, vì lý do sức khỏe nếu tính mạng của bà mẹ bị đe dọa trầm trọng,
bằng cách nầy hay cách khác, Hệ Miễn Nhiễm của bà cần phải được tái
lập. Lúc bấy giờ, cơ quan Trí Nhớ ngắn hạn của thai nhi tức thì được
giải tỏa. Thai nhi sẽ có khả năng ghi nhớ tất cả những gì xảy ra cả
trong hai chu kỳ Lo Sợ và Sảng Khoái. Đó là lý do cơ bản giải thích
sự khác biệt nguyên thủy giữa một thai nhi thông thường, thông lệ vả
một thai nhi bắt đầu có mầm mống và nguy cơ tự bế, vào cuối tam cá
nguyệt đầu tiên của cuộc sống trong bào thai của mẹ.
*****
Phần thứ Hai: Nét khác
biệt đầu tiên giữa thai nhi thông thường và thai nhi có nguy cơ tự
bế
Nét khác biệt đầu tiên và cơ bản, giữa thai nhi
thông thường và thai nhi có mầm mống và nguy cơ tự bế, xuất phát từ
sự có mặt hay vắng mặt của một cơ quan thuộc Hệ Viền, nằm ở chính
giữa đầu não của mỗi người. Cơ quan nầy có chức năng phong tỏa Trí
Nhớ ngắn hạn. Và khi bị phong tỏa như vậy, Trí nhớ ngắn hạn không
thể ghi nhận những gì đang xãy ra. Thai nhi lúc bấy giờ chỉ sống
hoàn toàn và trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Sở dĩ Trí Nhớ của
thai nhi bị phong tỏa, vô hiệu hóa hay là không hoạt động, là vì Hệ
Miễn Nhiễm của người mẹ, từ khi mang thai, bị cấm cản, không thể
hoạt động.
Trong vài trường hợp khẩn trương, vì lý do sức
khỏe của người mẹ bị đe dọa trầm trọng, bằng cách này hay cách khác,
Hệ Miễn Nhiễm phải được tái lập, để cứu sống cả hai mẹ con. Lúc bấy
giờ, Trí Nhớ ngắn hạn của thai nhi không còn bị ngăn cản, và trở lại
hoạt động bình thường. Nguy cơ tự bế bắt đầu xuất hiện và phát triển,
với sự cố quan trọng nầy đang xảy ra trong Não Bộ Hệ Viền của thai
nhi, ước chừng vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên.
Phát xuất từ sự cố nguyên thủy nầy, nhiều sự cố
đặc biệt khác sẽ từ từ xảy ra cho thai nhi có mầm mống tự bế:
- Trước
hết, thai nhi, lúc bấy giờ, có khả năng ghi nhớ tất cả những gì xảy
ra, trong chu kỳ Lo Sợ cũng như trong chu Kỳ Sảng Khoái và Thư Giản.
- Cùng
với khả năng ghi nhớ, thai nhi có khả năng học tập, tiên đoán và
tiên liệu, khám phá và rút tỉa những sự cố có tính qui luật, nghĩa
là lặp đi lặp lại một cách đều đặn, từ ngày này qua ngày khác.
- Nhờ
vào khả năng học tập và ghi nhớ như vậy, thai nhi có nguy cơ tự bế,
không thuyên giải một cách lệch lạc, nhất là không bao giờ tin tưởng
rằng mẹ sắp hấp hối, mẹ sắp biến mất khỏi cuộc đời.
- Cũng
vì biết rõ mọi đường đi nẻo về của mẹ như vậy, thai nhi không có gì
để lo sợ về mẹ và về số phận của mình. Nói một cách đơn sơ và rõ
ràng hơn, thai nhi không cột chặt vận mệnh của mình vào vấn đề sống
còn của mẹ. Mẹ chỉ là một biến số trong một phương trình, mà mình có
thể tìm ra đáp số. Cho nên giữa mẹ và con, không có những ràng buộc,
những quan hệ gắn bó mật thiết, trên bình diện xúc động.
- Với
một thai nhi thông thường, mỗi lần mẹ vào giường, nằm xuống, chờ
giấc ngủ… là có vấn đề thuyên giải hay là tưởng lầm rằng mẹ có thể
sắp chết. Cho nên thai nhi vận dụng mọi giác quan của mình, họa may
sẽ có những tin tức về mẹ, chẳng hạn như đưa tai nghe ngóng những
dịp tim của mẹ. Hay là đưa tay đập mạnh, đưa chân chọi vào thành
bụng của mẹ. Họa may, một vài tiếng động trở mình của mẹ sẽ mang đến
một tia hy vọng. Một cách gián tiếp, nhờ vào bao nhiêu cố gắng tìm
kiếm về mẹ như vậy, thai nhi càng ngày càng phát huy những khả năng
hoạt động của các giác quan, nhất là thính và xúc giác. Hệ thần kinh
trung ương, còn được gọi là Não Bộ, với ba tầng khác nhau là Thân
Não, Hệ Viền và Tân Võ Não, cũng càng ngày càng phát huy những hoạt
động của mình. Các tế bào càng ngày nhân ra thêm nhiều và bắt đầu
tiến trình bao bọc các đường giây liên lạc, bằng chất my-ê-lin có
tính chất dẫn điện một cách rất nhanh chóng.
- Đối
với thai nhi có mầm mống tự bế, ngược lại, tiếng động, âm thanh,
nhịp tim, tiếng nói… không mang ý nghĩa là những tin vui, những
nguồn hy vọng. Cho nên, như chúng ta sẽ thấy sau này, ngôn ngữ không
phải là một nhu cầu quan trọng hay là tất yếu. Ngôn ngữ không phải
là nhịp cầu, có khả năng nối kết hai mẹ con lại, đồng cảm với nhau.
- Tất
cả những nhận định vừa rồi cho phép chúng ta kết luận một cách rõ
ràng: Khi một thai nhi không kết dệt những quan hệ ràng buộc, gắn bó
và đồng cảm với mẹ, cũng như không lưu tâm nghe ngóng, tìm kiếm
những tiếng động của mẹ và có liên hệ đến mẹ…làm sao hài nhi sau này,
khi sinh ra, có thể phát huy những quan hệ tiếp xúc và trao đổi với
những người khác có mặt trong môi trường sinh thái? Làm sao đi vào
lãnh vực ngôn ngữ, để có thể chia sẽ và đồng hành với bao nhiêu ưu
tư và hy vọng của người khác, trong lòng Quê Hương và Nhân Loại.
- Trong
khuôn khổ của một bài chia sẻ, tôi không thể nói thêm nhiều hơn nữa
về cách thức giải quyết của thai nhi, khi phải đối diện với sự cố
ngưng thở và ngột thở, do cuộc sống chật chội trong bào thai. Bằng
cách nào thai nhi giải quyết vấn đề khan hiếm và giảm hạ của những
hóa chất có hiệu năng nâng cao sinh lực, như Adrenaline, Dopamine,
trong chu kỳ Lo sợ, khi người mẹ im lìm, bất động trong giấc ngủ?
Sau cùng, làm sao một thai nhi có nguy cơ tự bế, phát huy một cách
đặc biệt khứu giác của mình, bằng cách dựa vào những mùi nồng, mùi
thối của các phế liệu trong tử cung, để phát hiện và đề phòng vấn đề
ngưng thở của mình? Độc giả nào muốn có thêm những tin tức đầy đủ và
chi tiết hơn, tôi đề nghị họ hãy tiếp cận với chính tác phẩm của tác
giả Douglas M. ARONE.
Phần thứ Ba: Những dấu
hiệu đầu tiên về Hội Chứng Tự Bế
Hài nhi có mầm móng tự bế, sau khi thoát ra khỏi
cung lòng của người mẹ, đã từ từ trình bày những dấu hiệu đáng lo
ngại sau đây.
- Thứ
nhất, hài nhi không đưa mắt nhìn thẳng vào đôi mắt của mẹ,
- Thứ
hai, khi được mẹ bồng, hài nhi có tư thế co quắp, cong lưng lại
thành vòng cung, thay vì vui thích, thoải mái, sung sướng và hớn hở,
- Thứ
ba, khi có những đồ vật hay trò chơi quay tròn một cách liên tục,
hài nhi có thái độ sững sờ, như bị thôi miên và chìm dần vào giấc
ngủ. Phải chăng những cử động ấy gợi lại chu kỳ sảng khoái, với dư
thừa liều lượng của hóa chất Dopamine hay Adrenaline, được các cơ
quan tiết ra trong đường máu?
Tuy nhiên, với đôi mắt của người không có kinh
nghiệm chuyên môn về trẻ em có nguy cơ tự bế, những dấu hiệu trên
đây thường không được quan sát và ghi nhận, một cách dễ dàng, trong
năm đầu tiên.
Ngược lại, vào cuối năm thứ hai trở lên, những
triệu chứng càng ngày càng xuất hiện một cách rõ ràng hơn. Ở đây,
tôi không lặp lại những gì được trình bày trong cuốn sách “Trẻ Em Tự
Bế” (Hè 2005), và được nhắc lại một cách súc tích, trong lời mở
đường của cuốn sách “Nguy Cơ Tự Bế”(Xuân 2006). Thay vào đó, tôi chỉ
nhấn mạnh một vài triệu chứng có liên hệ mật thiết với hai chu kỳ
phát triển trong bào thai, và bao nhiêu cảm nghiệm đã được khắc sâu
vào từng tế bào thần kinh thuộc Não Bộ Hệ Viền, suốt thời gian sống
trong tử cung của bà mẹ.
1)
Triệu chứng thứ nhất có liên hệ đến quan hệ xã hội.
Từ những ngày đầu tiên, thai nhi có mầm mống tự
bế, có khả năng ghi nhớ và ghi nhận mọi hoạt động của bà mẹ, khi
đứng, khi ngồi, khi nằm, khi ngủ nghĩ… Điều tạo nên cho thai nhi nỗi
bận tâm lớn lao nhất là sự cố ngưng thở và ngột thở, chứ không phải
là bà mẹ.
Nhưng rốt cùng thai nhi cũng khám phá được một
vài thông số quan trọng. Thứ nhất, sự cố tạo khổ đau nầy chỉ xảy ra
trong chu kỳ Lo Sợ và Kinh Hoàng. Thứ hai, sự cố nầy đạt cao điểm
vào lúc ban đêm. Thứ ba, sự cố nầy được báo trước bằng những loại
mùi nồng cay và khó chịu của các phế liệu thuộc đường tiêu hóa. Thứ
bốn, sự cố nầy xảy ra khi liều lượng của hóa chất tạo ra hưng phấn,
như Adrenaline, bị giảm hạ. Thứ năm, sự cố nầy thay đổi, trong chiều
hướng thuận lợi, mỗi lần bà mẹ bị đánh thức, đứng dậy và di chuyển
từ chỗ nầy qua chỗ khác.
Xuyên qua bao nhiêu nhận xét ấy, bà mẹ chỉ là một
biến số trong một phương trình mà thai nhi cần giải quyết. Ngoài ra,
hoàn toàn khác với thai nhi “thông thường, thuộc số đông”, thai nhi
có mầm mống tự bế không có những xúc động lo âu và khắc khoải về sức
khoẻ và vận mệnh của bà mẹ.
Sau khi ra khỏi tử cung của bà mẹ, hài nhi cũng
chỉ lặp lại một thói tục đã được thai nhi học đi học lại, trong suốt
thời gian chín tháng mười ngày.
2)
Triệu chúng thứ hai là
những điệu bộ và cử động đu đưa qua lại, từ trước ra sau, từ bên
phía nầy qua phía bên kia, hay là cúi xuống ngửng lên, một cách liên
tục và đều đặn.
Phải chăng khi làm những cử điệu ấy, hài nhi đang
tạo lại cho mình những cảm nghiệm thanh nhàn, vui sướng, đã xảy ra
trong suốt chu kỳ hưng phấn và sảng khoái.
3)
Triệu chứng thứ ba là cắn mạnh vào lưng bàn
tay và gây ra những thương tích.
Trong những lúc bị ngột ngạt và ngưng thở, thai
nhi đã có thói quen dùng hai bàn tay làm những cử động múa máy, vẫy
qua vẫy lại, hay là cho vào miệng bú mút… Càng bú và mút mạnh, thai
nhi càng có thêm liều lượng Adrenaline. Lúc bấy giờ, thai nhi chưa
có răng. Những cử động ấy không làm thiệt hại bao nhiêu, ngoài những
cái lợi thực tiển, có khả năng làm giảm hạ những xúc động căng thẳng.
Trái lại, khi hài nhi đã có một vài cái răng, những cử chỉ và bộ
điệu bú mút với vận tốc nhanh và mạnh có thể tạo nên những vết
thương lở lói và bị nhiễn trùng.
4) Triệu
chứng thứ bốn là bám chặt vào những thói quen, những nghi thức,
những chương trình. Hệ quả là trẻ em có nguy cơ tự bế, dễ bùng nổ,
tức giận, khóc la om sòm… khi có những thay đổi nhỏ nhặt xảy ra
trong cuộc sống thường ngày.
Để hiểu rõ nguồn gốc của triệu chúng nầy, chúng
ta hãy đi theo trẻ em, trở lui với cuộc sống trong bào thai, vào
những ngày đầu tiên, khi cơ quan trí nhớ ngắn hạn không còn bị phong
tỏa và vô hiệu hóa. Sở dĩ như vậy, vì Hệ Miễn Nhiễm của bà mẹ cần
phải được tái lập, với bất cứ giá nào, do yêu cầu của tình trạng sức
khoẻ của cả hai mẹ con.
Sau khi trí nhớ trở lại tình trạng bình thường,
thai nhi có mầm mống tự bế có thể nhớ tất cả những gì xảy ra, trong
cuộc sống hằng ngày của hai mẹ con. Thai nhi có thể tiên liệu, tiên
phòng tất cả. Không có gì có thể xảy ra, ngoài thứ tự và chương
trình mà thai nhi có thể dự liệu. Chính khả năng ấy tạo ra cho thai
nhi một cảm nghiệm “an toàn tuyệt đối, bất khả xâm phạm”. Trẻ em có
nguy cơ tự bế, khi thoát ra khỏi lòng mẹ, vẫn mang theo những nhu
cầu an toàn, ấy được ghi khắc vào sâu trong các tế bào của Não Bộ Hệ
Viền.
5) Triệu
chứng thứ năm có những liên hệ mật thiết với Khứu và Thính giác. Thứ
nhất trẻ em có nguy cơ tự bế, thường có xu thế “NGỬI, HÍT”, để tìm
lại những dấu vết quen thuộc của mình hay là để kiểm chứng tính chất
bất biến và thương hằng thường trụ của người và vật dụng được yêu
chuộng. Phải chăng đó là vết tích trong cách làm của thai nhi : dựa
vào mùi nồng cay và khó chịu , để tiên liệu sự cố ngột thở và ngưng
thở, cũng như tìm cách đối phó.
Ngoài ra, trẻ em tự bế cũng thường có thói quen
bịt tai lại, khi nghe những âm thanh thuộc tấn số trầm và thấp, vì
đây là những tần số không được ghi nhận trong não bộ đặc trách về
thính giác của thai nhi trong tử cung. Vì mới lạ, những tần số nầy
bị trẻ em từ chối và loại thải, bằng cách bịt tai lại.
*****
Phần thứ Tư : Phương
thức Chuyển Hóa
Nhằm kết thúc Chương thứ Sáu nầy, tôi cố gắng nối
dài lối nhìn của tác giả Douglas M. ARONE, bằng cách sơ phác một vài
phương hướng chuyển hóa, nhằm giúp trẻ em có nguy cơ tự bế vượt qua
những khó khăn của mình, trước khi đi vào giai đoạn 7 tuổi.
Suốt thời gian 9 tháng của thai nhi, trong tử
cung của bà mẹ, nguy cơ tự bế đã được ghi nhận và khắc sâu vào các
tế bào thần kinh, thuộc não bộ hệ viền, như những chương trình,
trong máy vi tính.
Trong lứa tuổi từ 0 dến 7 năm, khi mọi tế bào
thuộc hệ thần kinh trung ương còn ở trong tình trạng uyển chuyển, dễ
uốn nắn, một số lớn tế bào bị loại thải, vì không còn thích ứng với
cuộc sống và nhu cầu hiện tại, do môi trường đòi hỏi. Một số khác,
vì thực tế của môi trường, cần đổi mới hay là điều chỉnh lại những
chương trình của mình. Một số sau cùng được củng cố và tăng cường,
để thực hiện chức năng của mình, một cách hữu hiệu hơn.
Một cách đặc biệt, những tế bào thần kinh có
chương trình tự bế đã được ghi khắc, trong thời gian ở trong tử cung,
bây giờ cũng phải được tái điều hướng và điều hợp, trong 3 chiều
hướng vừa được trình bày. Nếu biết can thiệp một cách hữu hiệu, đúng
lúc và đúng với nhu cầu cơ bản của trẻ em, môi trường có thể sáng
tạo điều kiện thuận lợi, nhằm giúp trẻ em vượt qua hay là chuyển hóa
những nguy cơ tự bế của mình.
Chúng ta có 3 cách chuyển hóa khác nhau:
Thứ nhất, chúng ta KHÔNG củng cố và tăng cường những
chương trình lo sợ và bất ổn, thuộc chu kỳ phát triển thứ nhất của
thai nhi. Tự khắc, một số tế bào sẽ dần dần bị loại thải. Chúng ta
không cũng cố, bằng cách loại trừ trong quan hệ giữa chúng ta và trẻ
em những lời nói và thái độ tố cáo, kết án, trừng phạt, đánh đập,
bôi nhọ, đàn áp...Ngược lại, chúng ta sáng tạo những quan hệ mang
đến an toàn và vui sướng cho trẻ em.
Thứ hai, chúng ta cũng cố và tăng cường tối đa những
yếu tố tích cực và năng động, có mặt trong chu kỳ hứng khởi và vui
sướng của thai nhi. Nói cách khác, chúng ta có mặt với trẻ em, tạo
an toàn cho trẻ em, biết khen thưởng trẻ em, phản ảnh, gọi ra ngoài
những xúc động tiêu cực, vừa hiện hình trong nội tâm của trẻ em.
Ngoài ra, với những sinh hoạt Tâm Vận Động bình thường, chúng ta cho
phép trẻ em thực thi những động tác nhảy vọt, quay tròn, leo lên,
tuột xuống. Những trò chơi như chiếc đu, chiếc võng, con ngựa gỗ để
cưỡi và nhún lui nhún tới… cần được trang bị đầy đủ, bằng số lượng,
cho mỗi lớp học. Những điệu vũ, điệu múa cũng cần được phát huy và
tập luyện cho từng nhóm nhỏ. Nói tóm lại, chúng ta thỏa mãn những
nhu cầu vận động của trẻ em. Cho phép trẻ em trở lui với chu kỳ hưng
phấn và sảng khoái của thai nhi.
Sau cùng, chúng ta chuyển hóa những gì là tự động và
máy móc, trong mỗi hành vi của trẻ em, bằng cách trở thành « một đối
tượng vui thích » cho trẻ em, có mặt với trẻ em, phản ảnh trẻ em,
lặp lại cách phát âm của trẻ em.
Nói tóm lại, chúng ta sáng tạo một đời sống vui tươi
và hạnh phúc, cho trẻ em, vì trẻ em và với trẻ em.
Lời nói của Simone Weil đáng được chúng ta chọn làm
của mình : « Không phải con đường chúng ta đi đầy tràn khó khăn.
Nhưng chính khó khăn phải trở thành con đường đi của chúng ta ». Nói
cách khác, chúng ta biến khó khăn thành một tiếng gọi thân thương
gọi mời chúng ta vươn lên, mở rộng chân trời cho chính mình và cho
trẻ em đang có nguy cơ tự bế.
Lausanne, Tháng Hai, năm 2006
Gs. Nguyễn Văn Thành
Sách Tham Khảo :
1)
Douglas M. ARONE – The Theorem, a complete answer to human
behavior - O Books 2005, Winchester UK, 496 tr.
2)
NGUYỄN văn Thành - Trẻ Em Tự Bế : Phương thức giáo dục và
dạy dỗ - Tu Sách Tình Người, Sàigon Hè 2005.
3)
NGUYỄN văn Thành - Nguy Cơ Tự Bế, nơi trẻ em từ 0-7 tuổi
- Tủ Sách Tình Người, Sàigon Xuân 2006.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét