Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
JOSHUA S. GOLDSTEIN - Nghĩ lại về chiến tranh. Hòa bình thế giới có thể gần hơn bạn nghĩ (Tiếp theo và hết)
01:41
Hoàng Phong Nhã
No comments
4.
"Các cuộc chiến tranh sẽ tồi tệ hơn trong tương lai?"
Có thể không. Tất
nhiên, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Một cuộc chiến tranh đang phát
triển mạnh giữa Pakistan và Ấn Độ chẳng hạn có thể có tiềm năng giết
hàng triệu người. Nhưng như vậy một tiểu hành tinh hay – có lẽ dự đoán
an toàn nhất – những trận bão khổng lồ do biến đổi khí hậu gây ra cũng
có thể làm được như thế. Tuy nhiên, những lực lượng lớn thúc đẩy các nền
văn minh theo hướng xung đột thảm họa thì hầu như đang giảm xuống.
Những
thay đổi công nghệ trong thời gian gần đây đã làm cho chiến tranh đỡ
man rợ hơn. Những máy bay không người lái ngày nay tấn công các mục tiêu
mà trong quá khứ cần đến một cuộc xâm lược với hàng nghìn binh lính vũ
trang nặng, di dời số lớn thường dân và phá hủy những tài sản có giá trị
trên dường đi của nó. Một sự cải thiện về thuốc men ở chiến trường đã
làm cho các trận đánh ít tử vong hơn cho các bên tham chiến. Trong quân
đội Mỹ, tỉ lệ chết do vết thương chiến tranh đã giảm từ 30 % trong Thế
Chiến II xuống 10% trong chiến tranh Iraq và Afghanistan – mặc dù điều
đó cũng có nghĩa rằng Hoa Kỳ ngày nay đang thấy một tỉ lệ cao hơn những
cựu chiến binh thương phế cần tiếp tục giúp đỡ và chăm sóc.
Những
cuộc dịch chuyển cân bằng quyền lực cũng không buộc chúng ta phải chịu
một tương lai chiến tranh liên miên không dứt. Trong khi một số nhà khoa
học chính trị lập luận rằng một thế giới càng đa cực thì càng bất
tường, dễ thay đổi – rằng hòa bình sẽ được bảo đảm tốt nhất bởi uy thế
vượt trội của một cường quốc bá chủ duy nhất, tức là Mỹ – lịch sử địa
chính trị gần đây cho ta thấy ngược lại.
Quyền
lực tương đối của Hoa Kỳ và xung đột trên toàn thế giới trong thập kỷ
qua đã lần lượt theo nhau suy yếu. Những ngoại lệ của xu thế này là Iraq
và Afghanistan là những cuộc chiến tranh không cân sức do bá quyền phát
động chứ không phải bị thách thức bởi những cường quốc mới nổi. Tiền lệ
tốt nhất cho trật tự thế giới đang nổi lên hôm nay có thể là Dàn nhạc
Châu Âu thế kỷ 19, một sự phối hợp của các cường quốc lớn nói chung đã
duy trì được hòa bình trong một thế kỷ cho đến khi nổ ra cuộc Chiến
tranh Thế giới thứ nhất đẫm máu.
Còn
Trung Hoa thì sao, mối đe dọa quân sự đang lớn lên được quảng cáo rùm
beng trong thời kỳ hiện nay? Quả thật Bắc Kinh đã hiện đại hóa các lực
lượng vũ trang của nó, đưa mức tăng chi phí quân sự lên hàng hai chữ số,
hiện nay khoảng một trăm tỉ đô la mỗi năm. Nó đứng hàng thứ hai chỉ sau
có Mỹ, nhưng là một hàng hai cách xa: Lầu Năm góc chi tiêu mỗi năm gần
700 tỉ. Trung Hoa không chỉ còn rất xa mới ngang hàng với Mỹ, không rõ
là tại sao nó lại muốn đứng ngang hàng. Một cuộc xung đột quân sự (đặc
biệt là với khách hàng và con nợ lớn nhất của nó) sẽ làm trở ngại tư thế
thương mại toàn cầu của Trung Hoa và gây nguy hiểm cho sự phát đạt của
nó. Từ khi Mao chết, Trung Hoa đã là cường quốc lớn hòa bình nhất trong
thời của nó. Đối với tất cả mối lo ngại gần đây về một hải quân Trung
Hoa mới tự khẳng định trong những vùng biển quốc tế có tranh chấp, quân
đội Trung Hoa chưa bắn một phát súng nào trên chiến trận trong vòng 25
năm nay.
5.
"Một thế giới dân chủ hơn sẽ là một thế giới hòa bình hơn?"
Không nhất thiết.
Cái nhận xét cũ mèm về những nước dân chủ thật sự hầu như không bao giờ
đánh nhau là đúng về mặt lịch sử, nhưng cũng đúng là các nước dân chủ
luôn luôn sẵn lòng đánh những nước không dân chủ. Thật ra nền dân chủ có
thể đề cao xung đột bằng cách khuếch trương các lực lượng sắc tộc và
dân tộc chủ nghĩa của nó khiến các nhà lãnh đạo phải nhượng bộ tình cảm
gây hấn để giữ được quyền lực. Cả Thomas Paine và Immanuel Kant đều tin
rằng nhưng kẻ chuyên quyền ích kỷ thích gây ra chiến tranh, trong khi
người dân thường là người phải chịu chi phí, thì bất đắc dĩ phải đánh
nhau. Nhưng hãy thử nói điều đó với các nhà lãnh đạo của một Trung Hoa
độc tài đang cố gắng kiềm chế để không khích động một chủ nghĩa dân tộc
phổ biến ngấm ngầm chống lại những kẻ thù lịch sử là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Dư luận công chúng trong một nước dân chủ ngập ngừng như Ai Cập tỏ ra
thù địch với Israel hơn nhiều so với chính quyền độc tài của Hosni
Mubarack (mặc dù có thái độ thù địch và thật sự lao vào chiến tranh là
hai việc hoàn toàn khác nhau).
Vậy
tại sao các nước dân chủ hạn chế các cuộc chiến tranh của họ trong các
nước không dân chủ hơn là đánh lẫn nhau? Không ai biết thật sự tại sao.
Như Charles Lipson có lần đã châm biếm về khái niệm một nền hòa bình dân
chủ "Chúng ta biết nó có tác dụng trong thực tế. Nay chúng ta còn phải
xem nó có tác dụng trong lý thuyết hay không!" Lời giải thích tốt nhất
là giải thích của các nhà khoa học chính trị Bruce Russett và John
Oneal, họ lập luận rằng ba yếu tố - dân chủ, tương thuộc kinh tế (đặc
biệt là thương mại) và sự lớn lên của các tổ chức quốc tế - là ủng hộ
lẫn nhau và ủng hộ hòa bình bên trong cộng đồng các nước dân chủ. Các
nhà lãnh đạo dân chủ tự thấy họ có ít cái để mất hơn trong việc chiến
tranh với các chế độ chuyên quyền.
6
"Gìn giữ hòa bình không có tác dụng"
Bây giờ nó có tác dụng rồi Đầu
những năm 1990 phát triển mạnh những mũ sắt xanh, với 15 phái bộ gìn
giữ hòa bình mới của Liên Hiệp Quốc từ 1991 đến 1993 – bằng số lượng của
LHQ trong cả lịch sử đến thời gian ấy. Thời kỳ này cũng tiếp nhận những
thất bại ngoạn mục nhất của lực lượng gìn giữ hòa bình. Tại Somalia,
LHQ đến với sứ mạng làm nhẹ bớt nạn đói nhưng rồi chỉ để lâm vào một
cuộc nội chiến và vội vã rút ra sau khi 18 binh sĩ Hoa Kỳ chết trong một
cuộc đột kich năm 1993. Ở Rwanda năm 1994, một lực lượng yếu của LHQ
không được sự trợ giúp nào của Hội đồng Bảo an đã hoàn toàn thất bại
trong việc ngăn ngừa một cuộc diệt chủng giết chết hơn một nửa triệu
dân. Ở Bosnia, LHQ tuyên bố "những khu vực an toàn" cho dân thường,
nhưng sau đó khi các lực lượng Serbia lúc đó tràn qua một khu vực như
thế, Srebrenica, và hành hình hơn 7000 người và trẻ em trai. (Cũng có
những thắng lợi của lực lượng gìn giữ hòa bình, như ở Namibia và
Mozambique, nhưng người ta dường như muốn quên chúng)
Để
đáp lại, LHQ giao viết một báo cáo năm 2000, do nhà ngoại giao kỳ cựu
Lakhdar Brahimi giám sát, xem xét các cố gắng của tổ chức này đã trở nên
hỏng như thế nào. Khi đó LHQ đã sắp xếp lại nhân sự của lực lượng gìn
giữ hòa bình trên khắp thế giới còn 80 phần trăm, nhưng khi nó bành
trướng trở lại thì LHQ thích ứng với những bài học đã học được. Nó củng
cố các năng lực kế hoạch và hậu cần và bắt đầu triển khai nhiều lực
lượng vũ trang nặng có khả năng can thiệp vào các trận địa nếu cần. Kết
quả là 15 phái bộ và 100.000 binh lính gìn giữ hòa bình của LHQ được
triển khai trên toàn thế giới ngày nay đang đạt được thành công lớn hơn
rất nhiều so với những người tiền nhiệm của họ.
Nhìn
chung, sự hiện diện của các lực lượng gìn giữ hòa bình tỏ ra đã giảm
được một cách đáng kể khả năng châm ngòi lại những cuộc chiến tranh sau
một hiệp định ngừng bắn. Trong những năm 1990, khoảng một nửa số cuộc
ngừng bắn bùng nổ trở lại, nhưng trong thập kỷ qua con số này đã giảm
xuống còn 12 phần trăm. Và dù cho địa vị của LHQ chỉ như một cái bung
xung muôn thuở trong nền chính trị Hoa Kỳ khiến cho ta nghĩ ngược lại,
những cố gắng này rất hợp lòng người: trong năm 2007, 79 phần trăm người
Mỹ ủng hộ củng cố Liên Hiệp Quốc. Như thế không phải là nói rằng không
còn gì phải cải thiện, thật ra còn rất nhiều. Nhưng LHQ đã làm được
nhiều việc tốt trên khắp thế giới trong việc ngăn chặn chiến tranh.
7
"Một số cuộc xung đột không bao giờ kết thúc?"
Không bao giờ nên nói không bao giờ.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu ở Viện Hòa bình đã mô tả đặc điểm các cuộc
chiến tranh từ Bắc Ailen đến Kashmir, là "cứng đầu cứng cổ, trong đó họ
chống lại mọi loại dàn xếp và giải pháp." Tuy nhiên, sáu năm sau, một
sự việc lạ lùng đã xảy ra: tất cả chỉ trừ một vài trong số các cuộc
chiến tranh này (Israel-Palestine, Somalia, và Sudan) đã hoặc kết thúc
hoặc có những bước tiến cơ bản đến kết thúc. Ở SriLanka, thắng lợi quân
sự kết thúc chiến tranh, mặc dầu chỉ sau một tàn cuộc dã man trong đó cả
hai bên bị cho là đã phạm những tội ác chiến tranh. Kashmir đã có một
cuộc ngừng bắn khá yên ổn. Ở Colombia, chiến tranh tiếp tục một cách lẻ
tẻ, được tài trợ bởi nguồn thu nhập từ ma túy, nhưng còn lại ít những
cuộc đụng độ. Ở Balkans và Bắc Ailen, những dàn xếp hòa bình yếu ớt đã
trở nên không còn yếu nữa, cũng khó hình dung nó có thể trượt trở lại
những hoạt động chiến tranh qui mô lớn. Trong phần lớn các trường hợp ở
châu Phi, - Burundi, Rwanda, Sierra Leone, Uganda, Cộng hòa Dân chủ
Congo, và Bờ Biển Ngà (mặc dù bạo lực lại bùng lên sau những cuộc bầu cử
năm 2010, nay đã được giải quyết) – các phái bộ LHQ đã mang đến ổn định
và làm cho tình hình khó trở lại một cuộc chiến tranh hơn (hay như
trong trường hợp Congo và Uganda, ít nhất đã có vùng chiến tranh hạn
chế)
Chúng
ta còn có thể làm được tốt hơn nữa không? Nhà nghiên cứu hòa bình đã
quá cố Randall Forsberg năm 1997 đã thấy trước "một thế giới nói chung
không có chiến tranh" thế giới trong đó "đang biến mất nguy cơ chiến
tranh giữa các cường quốc lớn mở ra cánh cửa vào một tương lai trước đây
không thể nào tưởng tượng nổi – một tương lai trong đó chiến tranh
không còn được xã hội thừa nhận nữa, và hiếm hoi, ngắn và nhỏ về qui
mô." Rõ ràng là chúng ta chưa đi đến đó. Nhưng qua nhiều thập kỷ - và
tất nhiên kể từ khi Forsberg đã viết những dòng này những qui phạm về
các cuộc chiến tranh và đặc biệt về việc bảo vệ thường dân bị kẹt trong
các cuộc chiến tranh đã tiến bộ nhanh chóng hơn nhiều so với bất kỳ ai
có thể phán đoán thậm chí cách đây nửa thế kỷ. Tương tự, sự chuyển đổi
nhanh chóng trong các qui phạm đã đi trước sự kết thúc chế độ nô lệ và
chủ nghĩa thực dân, hai tai họa khác mà có lúc đã được coi như những đặc
điểm vĩnh viễn của nền văn minh. Vậy cũng đừng ngạc nhiên nếu sự kết
liễu chiến tranh cũng trở nên việc có thể nghĩ bàn một cách rõ ràng rành
mạch./.
Đã đăng trên vanchuongviet.org
Joshua S. Goldstein là giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế tại Đại học Tổng hợp Hoa Kỳ và là tác giả cuốn: Thắng cuộc chiến tranh về chiến tranh: Sự giảm xung đột vũ trang trên toàn thế giới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét