Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Sự khủng hoảng của Hồi giáo 5


Chương V

      Sự thất bại của phong trào Cách tân  
 
 

      Dường như   toàn bộ thế giới Hồi giáo   đều chịu cảnh nghèo nàn và  ách chuyên chế .  Cả 2 vấn đề này đều  được qui cho nước  Mỹ , nhất là đối  với những ai  cố tình đánh lạc hướng  để khỏi  bị chú ý   - vấn đề thứ 1  là sự thống trị và  bóc lột  kinh tế của Mỹ mà hiện nay được   cải trang  qua  quít   dưới dạng "toàn cầu hóa’ ; vấn đề thứ 2  là sự ủng hộ của Mỹ cho nhiều  tay được  gọi  là độc tài Hồi giáo  đang  phục vụ cho  các mục đích của họ. Toàn cầu hóa  là 1  chủ đề chính trên  các phương tiện truyền thông Ả -rập,  và luôn luôn được coi là  có liên quan  với sự xâm nhập  kinh tế của Mỹ .  Tình hình kinh tế càng ngày càng bi đát tại phần lớn thế giới Hồi giáo , khi so sánh không những  chỉ với  phương Tây  mà  còn  với  các nền  kinh tế đang lên nhanh chóng tại Đông Á , lại  càng làm cho  nổi  căm giận  bùng  lên. Chính vì  uy thế tột đỉnh của Mỹ , theo  cách nhìn  của  người Trung đông ,  đã chỉ ra  nơi nào để trút  sự   chỉ trích  và  hành vi thù địch .
      Sự kết hợp giữa năng  suất lao động thấp  và tỉ suất sinh cao tại Trung đông đã tạo nên một hỗn  hợp  bất ổn , giữa 1 dân số lớn  và càng ngày càng tăng thêm gồm toàn  các thanh niên thất  nghiệp , ít  học  và  chán  nản. Theo tất cả các chỉ tiêu  của Liên hiệp  quốc ,Ngân hàng  thế giới  , và   các  cơ quan  khác , về các vấn đề   như tạo việc làm , giáo  dục , trình độ công nghệ và năng lực sản  xuất,  các nước Ả -rập  càng ngày  càng tụt hậu   sau phương Tây . Tệ hơn nữa , là  các nước Ả -rập cũng tụt  hậu so với  những  nước mới đi theo  con  đường cách tân   phương tây , như Hàn quốc , Đài loan , Singapore.
      Các  con số so sánh  về năng lực thực hiện của các  nước Hồi giáo, phản  ánh  trên con số thống kê ,  lại càng tệ hại . Trong danh sách các  nền kinh tế tính   theo  GDP , xếp hạng  cao nhất  tại 1  nước đa số đạo Hồi  là Thổ nhĩ kì , với 64 triệu dân ,  chỉ đứng  hàng thứ 23 , giữa Áo  và Đan mạch ,  là những   nước  có số dân xấp xỉ 5 triệu .  Nước tiếp theo là Indonesia ,  với 212 triệu dân , chiếm  vị trí thứ 28 ,  đứng  sau  Norway  với 4,5 triệu dân ,và  kế tiếp là Saudi Arabia  có 21 triệu dân . Khi so sánh  với năng lực mua sắm , nước Hồi giáo   đầu tiên là  Indonesia xếp hàng  thứ 15 , tiếp đến là Thổ nhĩ kì hàng  thứ 19 .Nước Ả -rập  xếp hạng cao nhất  là Saudi Arabia , ở vị trí 29 , sau đó là Ai cập . Về tiêu  chuẩn sống  , tính theo GDP đầu người , nước Hồi giáo  cao nhất  là Qatar , vị trí  thứ 23 ,  sau đó là Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA) , vị trí 25  và Kuwait  vị trí 28.
      Xếp theo  năng  suất  công  nghiệp , nước Hồi giáo  xếp hạng cao nhất  là Saudi Arabia , thứ 21 ,  theo sau là Indonesia , cùng hạng 22 với Áo  và Bỉ , còn Thổ nhĩ  kỳ cùng hạng  27 với Norway . Xếp theo năng suất  chế tạo , nước Ả -rập có vi trí  cao nhất  là Ai cập , cùng hạng thứ 35 với Norway .Xếp theo kỳ vọng  sống , nước  Ả -rập  cao nhất  là Kuwait , hạng thứ 32 , đứng sau Đan mạch  và  trước Cuba . Về số lượng máy điện thoại trên  100 dân , nước  Hồi giáo  xếp hạng cao nhất   là Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA) , chiếm  vị trí 33 , đi sau Macau , trước Reunion. Về số lượng  máy  vi tính  trên 100  dân , nước  Hồi giáo  xếp  hạng  cao nhất  là Bahrain , vị trí 30 ,  trước Qatar  vị trí  32  và Các tiểu  vương quốc  Ả -rập   ( UEA)  vị trí 34 .
      Về số lượng  sách được  bán  lại  là  một bức tranh ảm đạm hơn . Trong bảng  xếp hạng 27  quốc gia, đầu bảng là Mỹ , cuối bảng Việt nam , không  hề có  tên một  nước Hồi giáo  nào cả. Về chỉ số phát triển  con người ( HDI ) , Brunei hạng thứ 32 , Kuwait  thứ 40 , Qatar  thứ 41 , Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA)  44 , Lybia 66 , Kazakhstan 67 , và Saudi Arabia  cùng hạng 68 với Brazil.
      Trong báo  cáo về vấn đề Phát triển con người  Ả -rập năm 2002 , do 1 tiểu  ban  gồn các trí thức Ả -rập   chuẩn  bị và xuất bản  dưới sự bảo trợ của  Liên hợp  quốc , một lần  nữa lại phát hiện  những  điểm đối nghịch đập ngay  vào mắt .” Thế giới Ả -rập dịch mỗi năm khoảng 330 quyển sách ,  bằng 1/5 số sách  dịch của Hi lạp . Toàn bộ số sách  dịch tính  dồn  từ thời Caliph  Maa’moun ( sic) ( thế kỷ thứ 9) khoảng 100.000  quyển , bằng  con số trung bình mà Tây ban nha dịch trong  1  năm . Tình hình kinh tế cũng không khá hơn :”GDP  của tất cả các nước Ả -rập   cọng lại chỉ được  531,2 tỉ USD  vào năm 1999 – còn thấp  hơn   nước  châu Âu  là   Tây   ban  nha ( 595,5 tỉ ) .” Một khía cạnh khác của  tình trạng  kém  phát triển được trình  bày  trong  bảng "các nhà khoa  học  nghiên cứu tích cực , các   bài báo , và  các tạp chí  được   trích  dẫn  thường  xuyên tính trên triệu dân , 1987” .
 

      
      
    Nước Các nhà khoa học nghiên  cứu Các bài báo  có từ 40  lần trích  dẫn  trở lên Số tạp chí được trích  dẫn /1 triệu  dân
    Mỹ 466211 10481 42,99
    Ấn độ 29509 31 0,04
    Úc 24963 280 17,23
    Thụy sĩ 17028 523 79,9
    Trung  quốc 15558 31 0,03
    Israel 11617 169 36,63
    Ai cập 3782 1 0,02
    Hàn quôc 2255 5 0,12
    Saudi Arabia 1915 1 0,07
    Kuwait 884 1 0,53
    Algeria 362 1 0,01


 
      Không  có gì ngạc nhiên , khi  so sánh các  con số về tình trạng  không biết đọc.
      Trong  bảng  sắp 155 nước  có tự do  kinh tế năm 2001 , các nước Ả -rập  vùng  vịnh có  vị trí khá tốt , Bahrain  hạng thứ 9, Các tiểu  vương quốc  Ả -rập ( UEA)   thứ 14, vàKuwait  thứ 42 . Nhưng năng  lực  kinh tế chung của  khối Ả -rập và  của  khối Hồi giáo nói chung  vẫn còn  khá nghèo . Theo Ngân  hàng  thế giới , vào năm 2000 lợi  tức bình  quân  tại các nước Hồi giáo  từ Morocco  đến Bangladesh   chỉ bằng  nửa bình quân  thế giới  , và  vào những năm thuộc thập kỷ 1990 GNP  kết hợp  của Jordan , Syria  và Liban -  tức là  3 nước Ả -rập láng giềng  của Israel -  còn thấp  hơn  Israel  một  mình . Các con số tính theo đầu người còn  tệ hơn . Theo  thống kê Liên  hợp quốc , GDP  đầu người của  Israel gấp  3 ,5 lần   của Liban  và Syria , gấp Jordan 12 lần , và gấp 13,5 lần so với  Ai cập .
      Sự đối nghịch với phương  tây , và giờ đây  với  Viễn  đông , lại càng làm chưng hửng  nhiều  hơn. Trong quá khứ ,  đã có những  sự cách  biệt như thế nhưng  đại đa số   quần chúng  không hề hay  biết . Ngày nay  nhờ các  phương  tiện  truyền thông  và  thông tin hiện  đại , ngay cả 1 người  dân nghèo nhất , ít học  nhất  cũng  thấy  đau  xót về sự khác biệt  giữa họ với người khác , theo từng  mức cá nhân , gia đình , địa phương , và cấu trúc  xã hội .
      Sự canh tân  về chính trị cũng  không đưa   đến  kết  quả tốt hơn -  có lẽ còn  tệ hơn -  so với chiến   tranh  và kinh tế . Nhiều quốc gia  Hồi giáo đã trải qua các  định chế  dân chủ dưới hình thức này hoặc hình thức  khác. Một  số nước , như tại Thổ nhĩ kì  và Iran , các định  chế    này  là do  các nhà cải cách  bản xứ có  tính thần  sáng  tạo  đưa vào ; tại các  nước khác  , như tại nhiều nước Ả -rập  , các định chế trên  được đế quốc  dựng lên  rồi  trao lại  khi rút lui . Chỉ trừ ngoại lệ Thổ nhĩ kỳ , tất cả đều là thất bại  không cứu vãn  được . Các đảng  phái  chính trị và nghị viện  rập theo  phương tây hầu  như bao giờ cũng   đưa  đến   các nền  cai trị độc tài thối  nát,  được  duy trì bằng   sự đàn  áp  và  nhồi  sọ giáo điều . Mô  hình  phương tây duy  nhất có tác dụng ,  về mặt  đạt được mục đích , là nền độc tài  1 đảng . Đảng Ba’th , có nhiều  nhánh chia  ra cai trị Iraq  và Syria trong nhiều thập kỷ , là  sự kết  hợp  những  tính chất  tệ hại nhất  của mô hình Quốc xã và  Liên xô. Từ khi nhà lãnh  đạo Ai cập , Tổng thống Nasser , qua  đời  năm 1970 ,  không  có nhà lãnh đạo  Ả -rập  nào  có  được  sự ủng hộ rộng  rãi  bên  ngoài nước mình . Thật vậy , không  có  nhà  lãnh đạo  Ả -rập  dám  thử thách    quyền lực   của  mình   qua bầu cử tự do . Những  nhà lãnh đạo được lòng   toàn thể khối  Ả -rập là  Mu’ammar Qaddafi  của Lybia   vào   những năm  thuộc thập  kỉ 1970  và gần đây  nhất  là  Saddam Hussein .Vì sao  2  nhà  lãnh đạo  này , trong  số tất  cả các  nhà lãnh đạo Ả -rập , lại được ủng  hộ   rộng  rãi như thế là 1 điều  kinh  khủng và cần  phải  tìm  hiểu .
      Nhận định về vấn đề này ,  sẽ không hề ngạc  nhiên  khi  nhiều   người  Hồi giáo   nói  đến   sự thất bại của việc  hiện  đại hóa   và ứng  phó  với  các chẩn đoán   khác  nhau  về căn  bệnh của  xã hội  của mình , cùng với các đơn  thuốc   để chữa trị .
      Đối với nhiều người , câu trả lời   là  cần  hiện đại hóa  nhiều   hơn  , tốt hơn  nữa , để đưa  vùng  Trung  đông  bắt kịp  thế giới  hiện đại  và  đang  hiện đại hóa  . Đối với  những  người khác , hiện  đại  tự   nó  là 1 vấn đề , là là  nguyên  nhân  của tất cả những  nổi thống  khổ của họ .
      Nhân dân  vùng   Trung đông ngày  càng   ý thức   về cái hố sâu càng ngày càng rộng  giữa các cơ  hội  của thế giới tự do  bên   ngoài  biên  giới  của họ và sự thiếu thốn và  áp bức  kinh hoàng   trong  nước . Nỗi căm  giận  từ đó  đương  nhiên là  nhắm vào  trước hết  các nhà  cầm quyền , và sau  đó  là  nhằm  vào những ai  vì lý do  ích kỷ đã  giúp cho những  người cầm  quyền  này giữ được  quyền lực  . Chắc hẳn là  có ý nghĩa  khi  tất cả những tên  khủng  bố tham gia  vào vụ tấn công 11/9   vào  New York  và Ngũ giác đài   đều đến  từ Saudi Arabia   và Ai cập – tức là   các quốc gia  mà các nhà lãnh đạo  được coi là thân  thiện với Mỹ .
      Một  lý do giải thích thực tế kỳ quặc này , do  1 đặc vụ Al Qa’ida đưa  ra , là  những tay  khủng bố từ các quốc gia thân  thiện ít  bị khó khăn khi  xin thị thực  vào nước Mỹ . Một lý do  có tính cơ  bản   hơn  là tại  những  nước  mà Mỹ nhúng tay duy trì   các chế độ độc đoán   vốn  có  thái độ thù nghịch    sâu sắc hơn  . Một  trường hợp đặc biệt , đang được  xem  xét  kỹ hơn ,  đó  là Saudi Arabia ,  là   nơi  có một số khá đông thành viên  của chính chế độ đó dường  như  có   lúc cũng  chia  xẻ  và  hun  đúc  mối thù  nghịch  này.
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét