Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Xâm hại quyền lợi gia đình có công với nước:Vụ việc nhỏ, bài học lớn


(Thanh tra)- Sau khi đăng loạt bài: “Quận Ngô Quyền (Hải Phòng): Quyền lợi gia đình có công với nước bị xâm hại”, Luật gia Trần Hà Khanh đã có bài viết gửi Báo Thanh tra trao đổi thêm về tình huống này.

Lật lại toàn bộ hồ sơ vụ việc, có thể khẳng định, ngoài căn nhà tạm bợ mua lại của ông Nguyễn Văn Thước ngày 2/3/1956 với diện tích 24m2, làm trên một phần thửa đất ký hiệu L-7-67 thuê của cụ Trần Doãn Tắc, cha con ông Đỗ Đình Tuý, Đỗ Đình Thảo không có bất kỳ văn bản, giấy tờ hợp pháp nào liên quan tới quyền sử dụng (QSD) đất. Tại “Giấy xác nhận” ngày 5/4/2010 của UBND phường Lạc Viên cũng ghi rõ: “Căn nhà của ông Thảo là nhà của bố mẹ để lại cho...”. Nếu đúng vậy, anh Thảo cũng chỉ có quyền sở hữu căn nhà chứ không có QSD diện tích đất này, vì căn nhà được làm trên đất thuê. Vậy mà không hiểu sao, ngày 10/5/2010, UBND quận Ngô Quyền vẫn ban hành Giấy phép số 282/GPXD, cho phép anh Thảo được xây nhà cao tầng trên diện tích mặt bằng lên tới 52,39m2!*

Bản sao “Chứng chỉ đăng ký nhà làm trên đất sử dụng” do Trưởng phòng Nhà đất - Sở Nhà đất và Công trình đô thị Hải Phòng thực hiện ngày 28/5/1978, nhưng không chứng minh được nguồn gốc.

Trước khi giấy phép này được ban hành, con cháu cụ Tắc đã có khiếu nại (KN), rồi tố cáo (TC). Nhưng thật tiếc, UBND quận Ngô Quyền đã “phớt lờ” các loại giấy tờ đầy đủ tính pháp lý của phía nguyên đơn (con, cháu cụ Tắc) cung cấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, chỉ khăng khăng dựa vào lời khai một phía và các văn bản, giấy tờ có lợi cho bị đơn (dù được ban hành trái luật) để khẳng định KN của con, cháu cụ Tắc là thiếu cơ sở và việc cấp phép xây dựng của mình (trong lúc đang có tranh chấp quyết liệt) là... đúng quy định pháp luật! Để bảo vệ việc làm sai trái của cấp trên, tại Báo cáo số 82/BC-QLĐT, ngày 11/8/2010, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ngô Quyền Nguyễn Hữu Chưởng còn khẳng định: “Vị trí xây dựng nhà 222 phố Đà Nẵng mà UBND quận Ngô Quyền cấp phép cho ông Đỗ Đình Thảo nằm trên thửa đất 136 chứ không nằm trên thửa đất L-7-67 và 124”.

Tại sao anh Thảo được bố cho căn nhà làm trên thửa đất số L-7-67 thuê của cụ Tắc, bây giờ lại được Phòng Quản lý đô thị quận Ngô Quyền “đẩy sang” thửa số 136? Vậy thửa đất số 136 nằm ở đâu và của ai? Lần tìm trong tờ bản đồ giải thửa ký hiệu L7 khu Lạc Viên, được Cơ quan Địa chính TP Hải Phòng lập ngày 1/7/1954, thì thửa đất có ký hiệu*L-7-136 thuộc bằng khoán 1187, rộng 190m2, là một cái ao, có khoảng 1/3 diện tích nằm trong thửa số L-7-67 của cụ Tắc, và được ghi chú (bằng tiếng Pháp) tại cuốn sổ địa chính lập cùng thời điểm là “đất công thổ quốc gia”. Vậy tại sao Phòng Quản lý đô thị quận Ngô Quyền lại khẳng định việc cấp phép cho anh Thảo xây nhà trên *đất “công thổ quốc gia” là hợp pháp?

Từ các lý giải trên, có thể khẳng định, dù căn nhà của anh Thảo được xây trên thửa đất L-7-67 hay thửa L-7-136, cũng đều trái phép. Vì thế, Giấy phép xây dựng số 282/GPXD, ngày 10/5/2010 của UBND quận Ngô Quyền cần phải được thu hồi, huỷ bỏ. UBND phường Lạc Viên và quận Ngô Quyền cũng cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc buông lỏng quản lý đất đai và cố tình “hành pháp” trái luật (ít nhất cũng là trong quá trình giải quyết vụ việc này).

Ban hành văn bản pháp quy trái luật
Thông tư số 10/TTg, ngày 4/2/1963 của Phủ Thủ tướng, giải thích Thông tư số 73/TTg, ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thu hồi, chuyển qua Nhà nước quản lý đất tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị, quy định rõ những đối tượng có đất cho thuê, nhưng được tiếp tục sử dụng là: “Các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; những người có ít diện tích đất vừa để tự sử dụng vừa cho thuê hoặc sử dụng nhờ trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau...” (Điều 3, khoản b,c); *“những người còn ở lại thành thị mà tự ý chiếm đất của những người đi tản cư, nay người có đất muốn đòi lại đất thì người chiếm đất đó phải trả lại cho chủ cũ. Nếu người đang SDĐ muốn được tiếp tục sử dụng thì do 2 bên thương lượng” (Điều 3, khoản d).

Căn cứ các quy định trên, việc một số gia đình (trong đó có gia đình ông Nguyễn Văn Thước), sau năm 1946, lợi dụng việc vợ chồng, con cái cụ Trần Doãn Tắc tham gia kháng chiến hoặc đi tản cư vắng nhà, đến chiếm đất, xây nhà rồi mua đi bán lại hoặc “ở lỳ”, không trả lại cho gia đình cụ Tắc là trái phép. Vậy mà không hiểu sao, với đề dẫn: “Thi hành Thông tư số 73, ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ...”, ngày 19/12/1990, UBND TP Hải Phòng lại làm một điều trái ngược các nội dung quy định tại chính bản Thông tư này, khi ban hành “Giấy phép SDĐ tạm thời để làm nhà ở” số 282, cho phép ông Đỗ Đình Tuý được sử dụng 10,2/24m2 đất của gia đình cụ Trần Doãn Tắc mà lính Pháp Nguyễn Văn Thước đã tự chiếm đoạt khi gia đình cụ Tắc đi kháng chiến, rồi làm nhà ở và bán lại cho ông Đỗ Đình Tuý vào năm 1956.

UBND TP Hải Phòng cần khẩn trương ra quyết định huỷ bỏ giá trị pháp lý “Giấy phép SDĐ tạm thời để làm nhà ở” được ban hành trái luật, thu hồi, trả lại cho con cháu cụ Tắc diện tích đất do ông Tuý chiếm đoạt trái phép từ tấm giấy phép kể trên.

Vi phạm Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
Một trong những tài liệu được 2 cha con ông Tuý, Thảo coi như “bảo bối” để khẳng định quyền quản lý, SDĐ hợp pháp của mình, cũng là tài liệu được UBND và các ban, ngành chức năng quận Ngô Quyền viện dẫn trong tất cả các công văn, báo cáo để khẳng định việc cấp phép xây dựng nhà cho anh Đỗ Đình Thảo “đúng với các quy định pháp luật hiện hành”, là bản sao “Chứng chỉ đăng ký nhà làm trên đất sử dụng”, được Sở Nhà đất và Công trình Đô thị Hải Phòng thực hiện ngày 28/5/1978 với lời khẳng định “sao như bản chính” do Ty Trước bạ và Quản thủ điền thổ Hải Phòng cấp cho ông Đỗ Đình Tuý ngày 2/3/1956. Đây chỉ là bản sao viết tay, sai cả về hình thức (vì được sao trên mẫu văn bản do Sở Nhà đất và Công trình Đô thị Hải Phòng ấn hành) và nội dung (vẫn khẳng định đây là căn nhà ông Tuý mua lại của ông Thước, nhưng lại nằm trên cả 2 thửa đất L-7-67 và 136. Diện tích nguyên thuỷ khi mua, bán là 24m2, không kèm theo đất, nhưng ở bản sao này được đẩy lên 40,25m2 trên diện tích đất tới... 100m2). Bản sao cũng được ký tên, đóng dấu bởi một cán bộ không đủ thẩm quyền. Đặc biệt, cả 2 cha con ông Tuý, Thảo, UBND và các ban, ngành chức năng quận Ngô Quyền “chịu chết” không sao đưa ra được bản chính để đối chiếu.

Theo đề nghị của PV Báo Thanh tra trong buổi làm việc ngày 19/8/2010, Sở Xây dựng Hải Phòng (cơ quan chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ nhà - đất trong giai đoạn này) đã cung cấp được tất cả các giấy tờ liên quan đến QSD nhà, đất của cả 2 phía (cụ Trần Doãn Tắc và ông Đỗ Đình Tuý). Riêng bản gốc “Chứng chỉ đăng ký nhà làm trên đất sử dụng” mà Trưởng phòng Nhà đất Đồng Văn Tuyên đã “sao y” ngày 28/5/1978 thì... không có!

Liệu có thể khẳng định, ngày 2/3/1956, Ty Trước bạ và Quản thủ điền thổ Hải Phòng không hề ban hành một tài liệu nào có tên “Chứng chỉ đăng ký nhà làm trên đất sử dụng” cho ông Đỗ Đình Tuý? Nếu như thế, nội dung bản sao ngày 28/5/1978 hoàn toàn do ông Đồng Văn Tuyên tạo dựng nên. Hành vi này của ông Tuyên không chỉ vi phạm các quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, mà còn hội đủ các yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”, cần phải được xem xét, truy tố theo khoản 1, khoản 2, Điều 221 Bộ luật Hình sự, nhưng trước tiên, Sở Xây dựng Hải Phòng cần ra quyết định thu hồi, huỷ bỏ văn bản “sao y” trái pháp luật này.
*


“Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Trích Điều 4, Chương IV - Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước”

Luật gia Trần Hà Khanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét