Niềm tin Mary “thăng thiên” được giáo hoàng Pius XII quyết định thành một tín lý vào năm 1950 để cho các tín đồ tin, không tin thì không phải là tín đồ Ca-tô và tất nhiên không được giáo hoàng cho lên thiên đường. Chúng ta nên để ý là vào năm 1950 thì con người đã biết rất nhiều về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người qua những thuyết càng ngày càng được kiểm chứng là đúng: thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa. Nhưng giáo hoàng Pius XII và các chức sắc trong Vatican có vẻ như không đội trời chung với những kiến thức khoa học này nên vẫn đưa ra một tín lý hoàn toàn phản khoa học mà những người có đôi chút hiểu biết không thể nào tin được.
Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng, trái đất di chuyển trong không gian trên một quỹ đạo xung quanh mặt trời với vận tốc vào khoảng trên 100000 (một trăm ngàn) cây số một giờ, đồng thời cũng quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc khoảng 1600 cây số một giờ. Nếu chúng ta lấy trái đất làm hệ thống quy chiếu mà chúng ta có cảm tưởng đứng yên trên đó, thì nếu bà Mary ngồi yên ở một thiên đường trên các tầng mây với chồng bà ta, cũng là cha bà ta, cũng là con bà ta [theo thuyết Chúa Ba Ngôi], thì đối với chúng ta thực sự bà ta và cả cái thiên đường của Ca-tô giáo luôn luôn điên đảo đảo điên trong vũ trụ. Ai có thể phủ nhận được điều này, xin mời lên tiếng.
Như vậy, điều hiển nhiên là những tín lý của Ca-Tô Giáo đưa ra chẳng qua chỉ là những …tín lý, với mục đích mê hoặc đầu óc của đám tín đồ thấp kém, tuyệt đối không có một căn bản nào trong thánh kinh cũng như trong lịch sử. Chúng ta hãy đọc một đoạn trên Internet:
Những tín lý về Mary chỉ là những …tín lý. Chúng không phải là những suy tư từ nghiên cứu về Mary. Chúng không phải là những “tư tưởng đẹp đẽ và sùng tín về Mary mà chúng ta có thể hoặc coi trọng hoặc không”. Những điều tuyên bố sau đây được coi như là những tín lý:
Mary sinh ra không mang dấu vết của tội tổ tông. (Vô nhiễm nguyên tội)
Sau khi sinh ra Giê-su Mary vẫn còn trinh. (Vĩnh viễn còn trinh)
Hồn và xác Mary được bốc lên thiên đường. (Thăng thiên)
Nay các bạn hãy làm ơn ý thức rằng, tôi không sống trong một thế giới ảo tưởng. Tôi biết phần lớn các tín đồ Ca-tô Rô-ma ở Mỹ không biết đến sự khác biệt giữa Mary còn trinh vĩnh viễn và thụ thai vô nhiễm nguyên tội. Và đối với những người biết, thì họ hoàn toàn thờ ơ và chẳng quan tâm gì mấy đến những gì mà ông giám mục thành La-Mã (giáo hoàng) nói về chủ đề này. Chủ nghĩa xưng tụng danh vị thì quá khích, không kiềm chế được trong tôn giáo Rô-ma, đặc biệt là ở nhưng nơi như nước Ý, và chắc chắn cũng ở trên nước Mỹ nữa. Do đó, tôi biết các bạn biết rằng có một “tín đồ Ca-tô ngoan đạo” không hề tin những tín lý về Mary.
La mã [Vatican] được định nghĩa bởi chính những tín lý của mình. La mã đã định nghĩa “Hồn xác Mary bốc lên thiên đường” như là một tín lý. Và đây là quan điểm của tôi: tín lý chỉ có thể chống đỡ bởi những tín lý, không chỉ là những suy tư từ các công cuộc nghiên cứu.
[The Marian dogmas are just that...dogmas. They are not Marian
speculations. They are not "nice and pious thoughts about Mary that one may or
may not takes seriously." The following statements have been defined de fide as
dogma:Mary was conceived without stain of Original sin. Also after the Birth of Jesus Mary remained a Virgin. Mary was assumed body and soul into Heaven.
Now please realize, I don't live in a fantasy world.
I know a large, large portion of Roman Catholics in America today can't tell the
difference between the Virgin Birth and the Immaculate Conception. And amongst
those who know the difference, many are quite indifferent and could completely
care less what the bishop of Rome has said on the topic. Nominalism is rampant
in Rome's religion, especially in places like Italy, and surely here in the
United States as well. So I know you know of a "good Roman Catholic" who doesn't
believe these things about Mary.]
|
Tuy nhiên đức tin cũng cần phải có một mức độ đạo đức nào đó ngoài sự tin vào một nguyên lý trừu tượng. Đức tin cần được xây dựng trên sự tín nhiệm và tin tưởng, sự trung thực của những hứa hẹn lương thiện và thẳng thắn, nếu không thì đức tin đó có ích gì. Nếu đức tin đặt căn bản trên những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán, thì nó trở thành không sao biện minh được và thực ra thì đó có thể gọi là đức tin hay không? Nếu chúng ta vẫn còn là đàn chiên quá ngu dốt và mê tín trong đó sự lừa dối về Mary đã bắt rễ và bóp méo để trở thành một “chân lý không thể sai lầm”, chúng ta có thể tự bào chữa là đã bị lùa vào trong đó. Nhưng ở bình minh của thế kỷ 21, nhiều người chúng ta không thể tự cho phép là ngu dốt hay mê tín, và đức tin bị che mắt của chúng ta phải mở rộng cho những phê bình nghiên cứu đứng đắn. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta biết rằng có sự tin mù quáng ở trong đó và cái hiểu của chúng ta về một Mary giả tưởng đã bị kiểm soát bởi những người đã nhân danh tôn giáo, quyết định bảo vệ quyền lợi và vị thế gia trưởng trong xã hội của mình.
Đức tin không đồng đều một cách phổ quát. Nhiều triệu tín đồ Ca-tô, thí dụ như ở Nam Mỹ [có nên cho thêm Việt Nam vào cái thí dụ này không], phần lớn là ít học và đức tin của họ về Mary vẫn hầu như là đức tin mù quáng. Cũng có những người thuộc lớp có học thức cao ở trong giáo hội đã biết những mánh khóe lừa dối qui mô trong giáo hội nhưng vẫn chọn giải pháp duy trì sự tồn tại của chúng..
[Yet faith also needs to involve some measure of morality beyond belief in a pure abstract principle. It needs to be built on trust and confidence, the fidelity of promises given honestly and openly, otherwise there is no point in having it. If faith is founded on lies, deceit and calculated manipulation, then it becomes impossible to justify and there even a question mark against whether it can reasonably be called faith. Were we still the largely ignorant and superstitious flock in whom the Marian deception first took root and in whom it became twisted into an “infallible truth”, we might have an excuse for being taken in by it. But at the dawn of the twenty-first century, many of us can no longer claim to be ignorant or superstitious and our blinkered faith becomes open to more serious criticism. This is particularly true when we know that bigotry is involved and that our understanding of a fictious Mary has been controlled by men with vested interests, determined to safeguard their own patriarchal social position in the name of religion.
Faith is not universally practised at the same level. Millions of Catholics, in South America for example, are largely uneducated and their faith in Mary remains almost a blind one. There are also ranks of highly educated men in the church who know the extent of the manipulation and deceit and choose to perpetuate it…
The conservative male hierarchy of Roman Catholicism clearly has reason to nurture the Marian myth and to support the status-quo in her cult. The Roman Catholic Church remains firmly committed to the dogma of original sin foisted on the world by the first woman, and perpetuated through “the curse of Eve”…
In the fullness of time, I believe that the image of Mary, the mother of Christ, will grow dim. Her portrait has been carried down to us on the wings of an enduring myth but even the best of myths tend to fade with the passage of time… She may be able to claim some element of historical truth but she is mostly a fable, a gross deception. In part, it has been perpetrated to suit the self-seeking demands of the few.]
Vài Lời Nói Đầu Về Nền Thần Học Mary (Mariology).-
Trong Phần II của loạt bài này, Mary & Lourdes, đăng trên trang nhà Giao Điểm, tháng 12, 2005, tôi đã chứng minh rằng, chuyện bà Mary hiện ra ở Lourdes 18 lần trong năm 1858 và tự nhận là “Vô Nhiễm Nguyên Tội” trong khi không có cái gì có thể gọi là “nguyên tội”, để chứng thực tín điều (dogma) “Vô Nhiễm Nguyên Tội” mà Giáo Hoàng Pius IX đã bắt tín đồ phải tin trước đó 4 năm, thật ra chỉ là một màn dàn dựng của giáo hội để kéo tín đồ vào trong vòng mê tín và sùng bái (cult) nhân vật Mary trong Tân Ước. Sự thờ, sùng bái hình tượng Mary (Mariolatry) ngày nay đã được phổ biến rộng rãi trong đám tín đồ thấp kém, trong khi Giáo hội Ca-Tô vẫn dạy tín đồ là mọi hình thức thờ hình tượng đều trái với giáo lý của Giáo hội, dựa trên một điều dạy tromg Cựu Ước.Trước khi đi vào màn dàn dựng “hiện ra” của bà Mary ở Fatima, tôi thiết nghĩ có lẽ chúng ta cũng nên biết qua về nền thần học Mary (Mariology) của Ca Tô Giáo La Mã nhằm mục đích dẫn dắt tín đồ vào vòng sùng bái, thờ hình tượng Mary (Mariolatry) mà ngày nay đã ăn sâu vào não trạng của đám tín đồ thấp kém. Sự thành công của Ca Tô Giáo trong vấn đề này, từ đó kiếm được những nguồn lợi khổng lồ về vật chất, đã khiến cho Tin Lành Ki-Tô đang có khuynh hướng bắt chước Ca-Tô, đẩy mạnh lòng sùng tín Mary, tuy rằng căn bản, Tin Lành không tin những gì mà nền thần học Mary của Ca Tô Giáo dựng lên về Mary.
Muốn hiểu rõ thủ đoạn lợi dụng và khai thác đầu óc các tín đồ của Ca-Tô Giáo La-Mã qua nền thần học Mary, trước hết chúng ta cần phải biết trong Tân Ước đã nói những gì về Mary, và từ đó mới có thể đánh giá đúng mức nền thần học Mary của Giáo hội Ca-Tô La Mã từ đâu mà ra, có những căn cứ nào trong Tân Ước, và thực chất là như thế nào.
Tổng hợp tất cả những điều viết về Mary trong Tân Ước, chúng ta thấy Mary chỉ xuất hiện trong 5 sách đầu của cuốn Tân ước: Matthew, Mark, Luke, John và Acts of the Apostles. Phần còn lại của Tân ước gồm 22 sách, tuyệt đối không nhắc gì tới Mary nữa. Mary được nói đến trong những trường hợp như sau:
Trong câu chuyện về sự sinh ra của Giê-su qua huyền thoại Thánh Ma (The Holy Ghost) làm cho bà Mary mang thai rồi sinh ra Giê-su (Matthew 1& 2 và Luke 1 & 2).
Trong một bữa tiệc cưới ở Cana, khi bà Mary nói với Giê-su là "Họ đã hết rượu rồi" thì Giê-su trả lời bà như sau: "Người đàn bà kia! Sự quan tâm của bà thì có mắc mớ gì tới Ta? Giờ của Ta còn chưa tới" (Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Kinh Thánh tiếng Việt của American Bible Societies xuất bản năm 1998 dịch đoạn trên như sau: "Hỡi đàn bà kia, Ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ Ta chưa đến". Giờ chưa đến là giờ gì? Đọc tiếp Thánh Kinh chúng ta mới thấy rằng đó là giờ Giê-su trổ tài làm phép lạ, biến 6 vại nước thành rượu (John 2: 1-11).
Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? Ai là các em Ta?" (Who is my mother? and who are my brothers?). [Matthew 12:46-50; Mark 3:32-35]
Khi Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, đang hấp hối sắp chết và “Giê-su thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu [John] đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: "Người đàn bà kia, đó là con của ngươi.." (When Jesus therefore saw His mother, and the disciple whom he loved standing by, He said to His mother: "Woman, behold your son!") [John 19:25-27]
Mary cầu nguyện cùng một số môn đồ của Giê-su và phụ nữ khác ở Jerusalem [Acts 1:14]
Đó là tất cả những gì chúng ta biết về Mary trong Tân Ước. Trong 22 sách tiếp theo sách Công Vụ Các Sứ Đồ (Acts of the apostles) trong Tân Ước, Mary không được nhắc tới, nhất là trong 3 sách 1, 2, 3 John, viết bởi John, người đệ tử mà Giê-su giao phó mẹ cho ông ta để săn sóc sau khi Giê-su chết, và cả trong sách Khải Huyền mà người ta cho tác giả là John. Mặt khác, trong Tân ước, không có chỗ nào nói đến những vị thế hay danh hiệu cao cả đặc biệt của Mary, cũng không có chỗ nào nói đến những bài kinh cầu Mary như chúng ta thấy trong nền thần học về Mary (Mariology). Vậy thì tất cả những gì nói về Mary qua nền thần học Mary của Ca-Tô Giáo La Mã từ đâu mà ra? Chẳng cần phải là người thông minh cho lắm chúng ta cũng có thể hiểu rằng tất cả đều do Giáo hội Ca-Tô La Mã bày đặt ra để mê hoặc tín đồ và kéo tín đồ vào vòng sùng bái, thờ hình tượng Mary (Mariolatry) như chúng ta thấy ngày nay, và lẽ dĩ nhiên, mang lại cho Giáo hội những nguồn lợi kinh tế đáng kể. Nói tóm lại, Mary của Ca-Tô Giáo La Mã không phải là Mary trong Tân ước, người đàn bà sinh ra Giê-su.
Chúng ta có thể đọc một đoạn sơ lược về xuất xứ của nền thần học về Mary của Giáo hội Ca-Tô La Mã trong cuốn "Catholicism Examined," Edited by Greg Litmer and David Riggs, p. 112-114:
Thời gian qua, nhiều tác giả khác đã thêm thắt những điều khác vào câu chuyện.. Điều kết luận cần thiết là trong 150 năm sau khi giáo hội được thành lập, không có sự quan tâm nào đặc biệt về Mary cả. Mãi cho đến giữa thế kỷ 2, những truyền thuyết về Mary mới bắt đầu xuất hiện.
Trong những thế kỷ tiếp theo, nhiều nhóm khác nhau đã nổi giậy và bác bỏ là tư cách thần thánh của Giê-su là từ sự sinh ra bởi Mary. Những nhóm này cho rằng đứa bé mà Mary mang thai chỉ là người chứ không phải là Thiên Chúa. Để đối phó với những dư luận này, Công đồng Ephesus tuyên bố Mary là “Mẹ Thiên Chúa” năm 431. Từ đó những nhà thần học lao đầu vào mọi sự suy đoán [Ngô Triệu Lịch đã đưa ra một nhận định rất chính xác: Nền thần học Ki-Tô Giáo là nền thần học đoán mò vì tất cả chỉ là đoán mò.] Tới năm 449, chúng ta thấy Mary được coi là đồng trinh vĩnh viễn. .. Rồi từ đó là quá trình được tiếp tục hoàn chỉnh bởi những điều như Mary vô nhiễm nguyên tội, Mary hồn và xác bay lên trời. Quá trình này chưa chấm dứt. Ngày nay người ta tuyên bố là Mary cùng đóng vai trò cứu chuộc với Giê-su (đồng công cứu chuộc). Qua thời gian, Giáo hội đã đặt cho Mary danh hiệu: Trinh nữ của các trinh nữ, Cổng ngõ vào thiên đường, Bà hoàng trên thiên đường, Đồng công cứu chuộc, Trinh nữ tối nhân từ và rất nhiếu, rất nhiều danh hiệu khác. Toàn thể hệ thống đặt tên đó không hề căn cứ trên Kinh Thánh.
(It is safe and correct to say that the early church knew nothing of what has come to be called Mariology. Standing in sharp contrast to the Biblical account, there appeared certain apocryphal writings in the latter part of the second century that greatly expanded upon Mary's role and did so in legendary fashion. The most prominent of these was called "The Protoevangelium of James." In this work all sorts of things about Mary are stated, such as the names of her parents, that she stayed for a time in the temple as a little girl, a rather imaginative story about her birth, and it also states that she remained a virgin throughout her life. Roman Catholic authorities have rejected this work as spurious, and yet have absorbed many of its legends into their system of Mariology.
As time went on, many other writers added other elements to the story… The necessary conclusion is that for a least 150 years after the establishment of the church, there was no special attention paid to Mary. It was not until the middle of the second century that legends concerning her began to appear.
In the centuries that followed, various groups arose that denied that divinity of Jesus as born from Mary. They taught that the child conceived in Mary's womb was solely man and not divine. In response to this, the Council of Ephesus declared Mary the "mother of God" in 431 A.D. From this decree the theologians engaged in all sorts of speculations. By 449 A.D., we find Mary being referred to as a perpetual virgin. ..From there the process of elaboration continues with Mary being declared personally sinless and the teaching that she ascended bodily into heaven. This process has not stopped. Currently, strides are being taken to have Mary declared co-mediatrix with Jesus. Over the years, the Roman Catholic church has given her the title of Virgin of Virgins, Gate of Heaven, Queen of Heaven, Co-Redemptrix, Virgin Most Merciful, and many, many others. The whole system has no scriptural basis.)
" Năm 1917, cũng là năm của cuộc cách mạng Nga sô, Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, trước 3 em nhỏ chăn cừu mù chữ, (lên 10, 9, và 7 tuổi. TCN).
Đức Mẹ hiện ra kèm theo một hiện tượng lạ lùng: Mặt trời quay tít ba lượt, rồi nhảy ra khỏi quỹ đạo, tiến gần đến trái đất theo một đường gẫy khúc, ngưng lại, rồi trở về vị trí cũ.
Hiện tượng này được nhiều người đứng gần các em nhỏ trông thấy và kéo dài trong 12 phút. Thông điệp của Đức Mẹ trao cho mấy em nhỏ là: "Giáo hoàng phải hiến dâng thế giới cho trái tim vô nhiễm của mẹ," và rồi "phải hiến dâng Nga Sô cho Mẹ." Mẹ tiên đoán, "Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo," và Đức Thánh Cha sẽ "hiến dâng Nga sô cho Mẹ." Mẹ cảnh cáo, nếu những điều Mẹ rao truyền không thực hiện được thì "những sai lầm của Nga Sô sẽ lan ra khắp hoàn cầu, gây nên chiến tranh và bách hại giáo dân, và nhiều quốc gia sẽ bị tàn phá." Cuối cùng Mẹ an ủi rằng "Giáo hội Gia Tô sẽ thắng, sau đó Giáo hoàng sẽ hiến dâng Nga Sô cho Mẹ, Nga Sô sẽ cải đạo, và thế giới sẽ được hưởng một thời kỳ hòa bình."
Những lời trên đây là những thông điệp chân thực của Maria đồng trinh, như một em nhỏ kể lại và được giáo hội Gia Tô hoàn toàn chấp nhận như là điều mặc khải xác thực của "Mẹ Chúa"."
(Our Lady of Fatima had first appeared to three illiterate children in Fatima, a desolate locality in Portugal, during the fateful year of 1917, which was also the year of the Russian Revolution.
Her apparition had been accompanied by a somewhat strange miracle: "The sun turned speedily on itself three times..At the end of these convulsive revolutions it seemed to jump out of its orbit and come forward towards the people on a zig-zag course, stopped, and returned again to its normal position. This was seen by a large crowd near the children and lasted twelve minutes.
The Virgin's messages had been to induce the pope to bring about "the consecration of the World to her Immaculate Heart," to be followed by "the consecration of Russia". "Russia will be converted," she foretold. "The Holy Father will consecrate Russia to me." But, she warned, should this not be accomplisshed, "her (Russia's) errors will spread throughout the world, causing wars, and persecutions...different nations will be destroyed..." In the end however, the Virgin promised by way of consolation, that the Catholic Church would triumph, after which "the Holy Father will consecrate Russia to me. Thereupon she (Russia) shall be converted and a period of peace will be granted to the world."
These quotations are from the authenticated messages of the Virgin Mary herself, as related to one of the children and fully accepted by the Catholic Church as a genuine revelation by the "Mother of God".)
Nghiên cứu về hiện tượng Fatima ở trên, các học giả đã kiếm ra nhiều điều vô lý, không hợp với ngay cả một sự hiểu biết thông thường.
Thứ nhất, Đức Mẹ là mẹ của Chúa, mà Chúa thì "toàn năng", "sáng tạo" ra vũ trụ bao la và muôn loài, vậy thì tại sao Đức Mẹ lại cần đến một ông Giáo hoàng rất thế tục để dâng hiến thế giới vô cùng nhỏ nhoi của con người cho Mẹ? Mẹ có lẩm cẩm không?
Thứ nhì, Mẹ tự khoe là mình có trái tim vô nhiễm, như vậy là Mẹ đã cùng với những tín đồ vô học chỉ nhắc lại một tín lý của Giáo Hoàng Pius IX mới đưa ra năm 1854 và bắt mọi tín đồ phải tin. Vậy trước năm 1854, nghĩa là trước khi Giáo Hoàng Pius IX đưa ra tín lý "vô nhiễm" thì Mẹ có vô nhiễm không?
Thứ ba, những từ như "Giáo hoàng" hay "Đức Thánh Cha" là những từ Giáo hội đặt ra về sau để thần thánh hóa vai trò của Giáo chủ Gia Tô, chứ thời của Mẹ cách đây 2000 năm không làm gì có những từ này. Bảo rằng Mẹ có quyền phép vô biên, cái gì cũng biết, thì lại đưa đến một mâu thuẫn. Nếu đã quyền phép vô biên thì tại sao phải nhờ đến một ông Giáo hoàng chống Cộng cho Mẹ? Mẹ chỉ cần phù phép một cái là cả nước Nga bỏ Chính Thống Giáo đi theo Gia Tô Giáo, hay là giáng họa cho dân Nga chết hết là hết Cộng. Sau khi Mẹ đã khẳng định là "Đức Thánh Cha" sẽ dâng hiến Nga sô cho Mẹ và Nga sô sẽ cải đạo theo Gia Tô Giáo, Mẹ lại phải cảnh cáo: "Nếu không thực hiện những thông điệp của Mẹ thì....". Tại sao lại có vụ dọa dẫm này? Mẹ không tin ở quyền phép của Mẹ, hay là không tin ở khả năng của Giáo hoàng, cho nên Mẹ phải dọa như vậy để giáo dân sợ mà hồ hởi chống Cộng? Nói tóm lại, nội dung những "thông điệp siêu nhiên" của Mẹ chẳng qua chỉ là những lời bịa đặt của những người trong hàng Giáo phẩm không được thông minh cho lắm vì nghe rất rẻ tiền, vô lý và mâu thuẫn, nhưng lại có tác dụng khích động đám tín đồ đầu óc chắc chắn là kém thông minh hơn các vị trong hàng Giáo phẩm nhiều.
Thứ tư, thông điệp của Đức Mẹ rao truyền cho mấy em nhỏ thất học là một thông điệp, như đã nói ở trên, sặc mùi...chống Cộng. Trí tuệ của mấy em nhỏ mù chữ lên 10, 9, và 7 tuổi đã phát triển chưa, và các em đã hiểu gì về Cộng Sản? Trí nhớ của các em như thế nào? Phải chăng các thông điệp của Đức Mẹ thật ra là của Giáo hội đưa ra? Tại sao Đức Mẹ lại phải chống Cộng vì Cộng cũng là do con Mẹ sinh ra? Bảo rằng Mẹ chống vì CS tàn ác thì tại sao trước những hành động tàn bạo của Giáo hội Gia Tô đối với nhân loại như tiêu diệt các nền văn hóa khác, gây ra những cuộc Thánh Chiến, các tòa hình án xử dị giáo, làm chết hại bao nhiêu triệu người v...v.., Mẹ không hiện ra mà chống? Hay là Mẹ về phe Giáo hội đã vinh danh Mẹ qua những hành động tàn ác kể trên?
Thứ năm, những lời tiên đoán của Mẹ sai bét. Hai cuộc Thế Chiến không do Nga Sô gây ra mà do các con Mẹ ở Tây phương gây ra tàn sát lẫn nhau. Và ngày nay, tuy chế độ Cộng sản ở Nga đã sụp đổ, Nga sô cũng không cải đạo theo Ca Tô Giáo. Trái lại, cơ quan lập Pháp của Nga sô còn đưa ra nghị viện điều luật "đặt Ca Tô La Mã Giáo" ra ngoài vòng pháp luật (nhưng lại công nhận Phật Giáo là một trong những tôn giáo chính thức ở Nga) khiến cho John Paul II hoảng sợ, phải cầu cứu với Tổng Thống Nga là Yetsin để hoãn thông qua đạo luật này.
Thứ sáu, hiện tượng lạ lùng về mặt trời kể trên hoàn toàn phản khoa học. Mặt trời không thể nào nhảy ra ngoài quỹ đạo như vậy mà không làm nhiễu loạn cả Thái Dương Hệ, và không ai có thể nhìn thẳng vào mặt trời trong 12 phút mà không bị hư hẳn đôi mắt, trường họp này đã xảy ra ở vài nơi trên thế giới khi tín đồ tin vào lời tiên đoán "Đức Mẹ hiện ra" tương tự như ở Fatima và nhìn thẳng lên mặt trời, của vài tên lái buôn tôn giáo, chưa kể là hơn hai tỷ người trên thế giới khi đó không hề nhìn thấy hiện tượng mà Giáo hội cho rằng đã xẩy ra. Chỉ có những người không biết gì về khoa học, nhất là về môn Cơ học các thiên thể (Celestial mechanics) mới dám bịa ra cái hiện tượng không thể nào xẩy ra này.
Nhưng những điểm vô lý kể trên cũng chẳng làm cho Giáo hội bận tâm, Giáo hội chỉ cần tín đồ tin là được rồi, như Monsignor Sheen đã tuyên bố năm 1947, sau một diễn văn chống Cộng (Blanshard, Ibid., trg. 228):
"Chúng tôi không quan tâm đến việc chứng minh tính cách xác thực của những hiện tượng xẩy ra ở Fatima, vì những ai tin ở cảnh giới tâm linh và Mẹ của Chúa thì không cần đến chứng minh, còn những ai bác bỏ Thánh Linh thì đằng nào cũng không chấp nhận rồi."
(We are not concerned about proving the authenticity of these phenomena at Fatima, for those who believe in the realm of the spirit and the Mother of God need no proof, and those who reject the Spirit would not accept it anyway.)
Tại sao con người lại có thể tin vào những chuyện vừa hoang đường, vừa phi lý, vừa phản khoa học một cách ấu trĩ như vậy? Chúng ta nên nhớ rằng, ở Việt Nam, sau hiệp định Geneva, 1954, thì khoảng 6, 7 trăm ngàn giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm v..v.., đã cho chúng ta thấy cảnh: "giám mục, linh mục chạy trước, con chiên chạy sau." Chạy đi đâu? Chạy vào Nam theo Đức Mẹ và Chúa Giê su, vì theo kế hoạch tuyên truyền của Lansdale, tin Đức Mẹ và Chúa Giê su đã di cư vào Nam trước rồi, được tung ra một cách rất ngoạn mục và thành công. Vậy thì đầu óc của những tín đồ Gia Tô, nhất là những tín đồ Gia Tô ở Việt Nam, thuộc loại có thể tin vào bất cứ điều nào mà Giáo hội nói, bất kể những điều này phi lý đến đâu. Giáo hội biết rõ như vậy cho nên mới có thể khai thác triệt để những đầu óc thuộc loại này. Về sự việc này, Linh mục Trần Tam Tĩnh có viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm, về cuộc di cư vào Nam của người Gia Tô miền Bắc như sau, trg. 103-104:
"Trước tiên, họ sử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường, qua việc thành lập Đạo Binh Đức mẹ, Đạo Binh Xanh, Hiệp Hội Chiến Sĩ Đức Mẹ. Tất nhiên Đức Mẹ được giao cho chức năng chính trị để giải thoát những kẻ tôn sùng Người. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Làng, Thanh Hóa, để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam, bởi vì Mẹ cũng bỏ miền Bắc Việt Nam. "Việc hiện ra" hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, một vài nhà "đạo đức" coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng (trước khi hiện ra ở La Vang rồi Ba Làng, Đức Mẹ người Do Thái đã đi học một cua tiếng Việt VSL (Vietnamese as a Second Language) ở trường thuộc địa Pháp tại Hà Nội; TCN), phải từ bỏ đất Cộng Sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do. Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới, hoặc những điềm gở tiên báo tai ương sắp đổ tới..
"Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin", "Chúa Ki Tô đã đi vào Nam", "Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt", những khẩu hiệu phi lý dó làm cho người Ki Tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki Tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một niềm tin đạo nói được là thới Trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là "Bí Mật của Đức Mẹ Fatima" đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí."
Nhảm nhí như thế nào? Nghiên cứu về sách lược của Giáo hội Gia Tô và những sự kiện xảy ra sau hiện tượng Fatima, các học giả đã tìm ra nhiều điều thậm phi lý, phản khoa học, không thể giải thích nổi, và hiện tượng Fatima đã được Giáo hội đưa ra, ngoài mục đích tôn giáo còn có những mục đích chính trị và kinh tế, . Thật vậy, trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, Avro Manhattan viết như sau, trg. 28...:
"Sự sùng bái ở Fatima, đặt nặng trên lời hứa của Maria đồng trinh là Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo, đã được Vatican thổi phồng đến tột đỉnh. Năm 1938, Giáo hoàng phái một sứ giả tới Fatima để loan báo cho gần một triệu tín đồ đang hành hương nơi đó là Maria đồng trinh đã phó thác cho ba đứa trẻ ở Fatima ba bí mật lớn. Và rồi, tháng 6 năm đó, đứa trẻ duy nhất còn sống, được ông linh mục nghe xưng tội cố vấn, linh mục này luôn luôn tiếp xúc với hệ thống quyền lực Gia Tô và do đó với Vatican, nên tiết lộ nội dung của hai trong ba điều bí mật trên.
Điều bí mật thứ nhất là cảnh tượng của hỏa ngục (cái mà thế giới hiện đại đã biết rõ)
Điều bí mật thứ hai đi thẳng vào trọng điểm: nhắc lại là Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo.
Điều bí mật thứ ba để trong một bao thư niêm kín và đặt dưới quyền xử dụng của hàng Giáo phẩm Gia Tô, không được tiết lộ cho tới năm 1960.
Sự lập lại điều bí mật mặc khải thứ hai về sự cải đạo của Nga Sô có một ý nghĩa chấn động tôn giáo và chính trị. Giáo hội đã chọn một thời điểm rất đúng lúc để tiết lộ bí mật này. Những lực lượng độc tài Phát xít cũng đang chủ trương tiêu diệt Nga Sô.
Năm sau, 1939, Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Năm 1940, Pháp bại trận. Toàn thể Âu Châu rơi vào quyền thống trị của Phát xít. Năm 1941, Hitler xâm lăng Nga Sô. Sau cùng, lời hứa của Maria đồng trinh hầu như sắp sửa thành tựu. Tại Vatican, mọi người đều hồ hởi, Pacelli đã trỏ thành Giáo hoàng Pius XII (1939)..
Pius XII khuyến khích tín đồ Gia Tô tình nguyện đi chiến đấu ở mặt trận Nga Sô. Tín đồ Gia Tô - hầu hết là những người sùng tín Maria đồng trinh - từ Ý, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Bỉ, Hòa Lan, Châu Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha, đầu quân vào những đoàn quân của Đức
Quốc xã. Tây Ban Nha tham gia một sư đoàn có tên là Sư Đoàn Gia Tô Xanh Lơ .
Tháng 10, 1941, trong khi những đoàn quân Đức quốc xã tiến gần tới Moscow (thủ đô Nga Sô), Pius XII, trong một huấn thị ở Bồ Đào Nha, thúc đẩy tín đồ Gia Tô hãy cầu nguyện dể cho lời hứa của Maria ở Fatima mau thực hiện.
Năm sau, 1942, sau khi Hitler tuyên bố rằng Cộng Sản Nga Sô đã "dứt khoát" bị đánh bại, Pius XII, trong một thông điệp hồ hởi, theo huấn thị thứ nhất của Maria đồng trinh, "dâng hiến cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm của Maria"
...Đế quốc Phát xít tan biến với sự sụp đổ của Hitler. Năm 1945 Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Trước sự kinh ngạc và đau buồn của Pius XII, Nga Sô đã trở thành cường quốc thứ nhì trên trái đất."
(The cult of Fatima, with emphasis on the Virgin's promise to Russia's conversion, had been given immense prominence by the Vatican. In 1938, a papal nuncio was sent to Fatima, and almost half a million pilgrims were told that the Virgin had confided three great secrets to the children. Thereupon, in June of that year, the only surviving cvhild - advised by her confessor, always in touch with the hierarchy and hence with the Vatican - revealed the contents of two of the three great secrets.
The first was the vision of Hell (something well known to the modern world).
The second was more to the point: a reiteration that Soviet Russia would be converted to the Catholic Church. The third was sealed in an evelope and put in custody of the ecclesiastical authority not to be revealed until 1960.
The dramatic reiteration of the revelation of the second secret about Soviet Russia immediately assumed a tremendous religious and political significance. The timing of the "disclosure" could not have been better chosen. The fascist dictatorship were talking the same language: the annihilation of Soviet Russia.
The following year, 1939, the Second World War broke out. In 1940, France was defeated. The whole Europe had become fascist. In 1941, Hitler invaded Russia. The Virgin's prophecy at long last was about to be fulfilled. At the Vatican there was rejoicing, since by now Pacelli had become pope under the name of Pius XII (1939).
Pius XII encouraged Catholics to volunteer for the Russian front. Catholics - most of them devotees of the Virgin of Fatima - joined the nazi armies, from Italy, France, Ireland, Belgium, Holland, Latin America, the US and Portugal. Spain sent a Catholic Blue Division.
In October 1941, while the nazi armies rolled near Moscow, Pius XII, addressing Portugal, urged Catholics to pray for a speedy realization of the Lady od Fatima's promise.
The following year, 1942, after Hitler had declared that communist Russia had been "definitely" defeated, Pius XII, in a Jubilee Message, fulfilled the first of the Virgin's injunction and "consecrated the whole world to her Immaculate Heart."
...The fascist empire vanished with the collapse of Hitler. In 1945, World War II ended. And Soviet Russia, to the chagrined surprise of Pope Pius XII, emerged the second greatest power on earth.)
Đó là thực chất hiện tượng Fatima, một "phép lạ" mà đại đa số tín đồ Gia Tô ít học trên toàn thế giới rất tin. Họ không hề để tâm suy nghĩ là lời hứa của Maria đồng trinh (thực ra là của Giáo hội) giao phó cho những em bé thất học, rút cục chỉ là những điều mơ ước không thành của Giáo hội. Nhưng đa số tín đồ Gia Tô hoàn toàn không biết gì về những mưu đồ chính trị đằng sau hiện tượng Fatima, cho nên họ vẫn tin rằng Đức Mẹ đã thực sự hiện ra ở Fatima, và tâm cảnh sùng tín Đức Mẹ ngày càng gia tăng. Khai thác sự "ngu dốt trong những ốc đảo khép kín đó của giáo dân", Giáo hoàng Pius XII bèn đi thêm một bước ngoạn mục khác.
Năm 1950, Giáo hoàng Pius XII tiết lộ rằng chính đức Mẹ đã đích thân đến thăm viếng ông tại Vatican. Năm sau, 1951, Ông tổ chức một cuộc hành hương vĩ đại tại Fatima gồm hơn 1 triệu tín đồ. Rồi ông phái một vị Hồng y thân cận nhất, Tedeschini, đến Fatima với nhiệm vụ loan báo cùng các tín đồ đi hành hương ở Fatima là đức Mẹ đã đến thăm ông. Avro Manhattan mô tả sự việc trên như sau (Ibid., trg. 39):
"Thế rồi một ngày trong tháng 10, 1951, Hồng Y Tedeschili, đứng trước đám đông tín đồ, với một giọng nói đầy xúc cảm, long trọng tiết lộ với những tín đồ đi hành hương Fatima rằng: "Một người khác đã chứng kiến cùng một phép lạ" (nghĩa là phép lạ khi Maria đồng trinh hiện thân trước ba đứa trẻ năm 1917, mặt trời đi theo đường gẫy khúc ở trên trời). Hồng Y nói tiếp: "Ông ta (Giáo hoàng Pius XII) đã nhìn thấy hiện tượng đó, không phải ở Fatima. Thật vậy, ông ta đã nhìn thấy hiện tượng đó nhiều năm sau, ở La Mã. Giáo hoàng, chính Pius XII, đã nhìn thấy thế." Rồi Hồng Y kể thêm vài chi tiết liên hệ đến phép lạ trên: "Một buổi chiều ngày 30 tháng 10, 1950, hồi 4 giờ, Đức Thánh Cha từ khu vườn trong Vatican nhìn lên mặt trời (chỉ có người không biết gì về mặt trời mới nhìn thẳng lên mặt trời; TCN) và thấy hiện tượng kỳ lạ ở thung lũng Fatima tái diễn. Hiện tượng kỳ lạ nào? Sau đây là nguyên văn lời của vị Hồng Y, người được Giáo hoàng Pius XII đặc phái tới Fatima để tiết lộ cho thế giới biết như sau:
"Giáo Hoàng Pius XII đã đích thân nhìn thấy đời sống của mặt trời (Tác giả xin nhắc độc giả rằng: Mặt trời là một khối cầu lửa vĩ đại, đường kính vào khoảng 1 triệu 3 trăm 85 ngàn cây số (866.000 miles)) trong tay của Maria. Mặt trời dao động, rối loạn và biến đổi thành một hình ảnh sống trong một chuyển động ngoạn mục trên trời.. trao truyền cho vị đại diện của Chúa những thông điệp thầm lặng nhưng hùng hồn.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra một lần, mà trong ba ngày liên tiếp, ngày 30, 31 tháng 10, và 1 tháng 11, 1950."
(And so it came to pass that one October day, Cardinal Tedeschili faced the massive crowd, and in a voice filled with emotion, solemnly disclosed to the astonished pilgrims that "another person has seen this same miracle..." (namely the miracle of the Virgin Mary appearing to the three children in 1917, when the sun zig-zagged in the sky). "He saw it outside Fatima," the Cardinal went on to say. "Yes, he saw it years later. He saw it at Rome. The pope, the same our pontiff, Pius XII...yet he saw it." The cardinal then gave a few relevant details concerning when and how the miracle occurred. "On the afternoon of October 30th, 1950, at 4 p.m.," said the cardinal, (that is three months after Catholic Mathews delivered this preventive atomic war speech), "the Holy father turned his gaze from the Vatican gardens to the sun, and there...was renewed for his eyes the prodigy of the Valley of Fatima." And what was the prodigy?
Here are the exact words of the cardinal, sent there specifically by Pope Pius XII himself to disclose the story to the world:
"Pope Pius XII was able to witness the life of the sun (author's reminder: a huge burning sphere 866,000 miles in diameter)..under the hand of Mary. The sun was agitated, all convulsed, transformed into a picture of life...in a spectacle of celestial movements...in transmission of mute but eloquent messages to the Vicar of Christ."
This did not occur once, but on three successive days: October 30 and 31 and November 1, 1950.)
Khi nghe tin trên, hầu như cả thế giới, trong đó có một số trí thức Gia Tô, mỉm cười lắc đầu, vì chuyện này cũng tương tự như chuyện trong Thánh Kinh: trăng sao là những ngọn đèn mà tối tối Chúa sai thiên thần mang ra treo trên vòm trời. Nhưng đám tín đồ "tin ở một vị Giáo hoàng, người tự nhận là không thể sai lầm, là nhất hạng, là tối cao", thì lại cảm thấy rất hồ hởi khi nghe tin trên, vì đó là dấu hiệu nhắc lại lời hứa của bà Maria khi xưa ở Fatima về Nga sô cải đạo thành Gia Tô La Mã,ỵ đã sắp sửa thành tựu. Tôi thì tôi cho rằng mấy ngày đó Đức Thánh Cha uống rượu lễ hơi nhiều, nếu thực sự ông nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ trên, trong khi mấy tỷ người trên thế giới không ai nhìn thấy. Thật ra, chuyện Giáo hoàng bày đặt ra chuyện hoang đường để dụ dỗ đám tín đồ đầu óc vốn mù mịt, và chuyện các tín đồ tin vào những chuyện phi lý như trên, là những chuyện thuộc về tín ngưỡng trong Gia Tô giáo. Đối với tôi, những tín đồ thuộc loại trên đáng thương chứ không đáng trách. Chúng ta không thể trách họ vì sự thiếu hiểu biết của họ. Đáng trách chăng là những thủ đoạn khai thác sự thiếu hiểu biết của quần chúng tín đồ mà Giáo hội dùng trong những mục đích chính trị nhơ bẩn, và trong những mục đích kinh tế để làm giầu cho Giáo hội trong khi quần chúng tín đồ vẫn nghèo khổ mà lại tiêu phí vào những việc không đâu, vì tin vào những lời tuyên truyền giả dối của Giáo hội. Thật vậy, chúng ta hãy đọc vài đoạn sau đây của học giả Paul Blanshard (Ibid., trg. 225-226):
Đức Ông John L. Belford, một trong những vị lãnh đạo Gia Tô nổi tiếng ở Brooklyn, phàn nàn về sự kiện là một vài đền thờ (ở những chỗ Giáo hội cho rằng Maria đã hiện ra) đã "gợi lòng tham, một trong những đặc tính điên rồ của con người" và lên án "tính cách thương mại xung quanh những đền thờ." Ông nói: "Thật là khó phân biệt giữa sùng đạo và mê tín, nhưng có những nơi trong quốc nội cũng như ở ngoại quốc mà sự sùng đạo được thực hành và quảng cáo như là một cách làm tiền... Những tín đồ Gia Tô lấy làm xấu hổ, và những người phi-GiaTô cảm thấy kinh tởm...Sự dùng những Thánh tích, lẽ dĩ nhiên, được giáo hội chấp thuận. Trong việc xử dụng những Thánh tích, chúng ta dạy về một đức tin hoàn toàn, nhưng chúng ta cũng ghê tởm, khinh miệt và lên án cách hành nghề kiểu một tay đưa ra Thánh tích, còn tay kia thì vơ tiền.."
Trong những năm gần đây, giáo hội đã đem mục dích chính trị thêm vào những sắc thái khác mà giáo hội quảng cáo về những đền thờ Maria. Trong hai đền thờ Maria lớn nhất trên thế giới ngày nay, đền thờ ở Lourdes trên nước Pháp và ở Fatima, Bồ Đào Nha, được dựng lên như là các nơi thiêng liêng vì Maria đồng trinh đã viếng thăm trái đất tại các nơi này, đền thờ nổi tiếng hơn, Fatima, ngày nay được giáo hội xử dụng chính yếu như là một biểu tượng xúc cảm trong cuộc chiến chống Cộng. Đền thờ nổi tiếng nhất ở Tây Bán Cầu, ở Guadalupe, nay được dùng như là một vũ khí chống các trường học công cộng ở Mễ Tây Cơ (Giáo hội phản đối các trường công, muốn rằng nền giáo dục Mễ Tây Cơ phải do các trường Ca Tô chỉ đạo; TCN)
... Gần đây, những pho tượng "Đức Mẹ ở Fatima" đã được mang đi diễn hành ở Âu Châu và Mỹ châu, phô trương rầm rộ và được các báo Gia Tô tường thuật chi tiết. Mỗi pho tượng đi tới đâu đều có những "phép lạ" hiện ra tới đó.
Hầu như mọi thông tin quảng cáo về những pho tượng này đều kết hợp phép lạ ở Fatima với chiến dịch chống Cộng của Giáo hội. Giới trí thức Gia Tô cảm thấy hổ nhục vì sự khai thác chính trị này. Trí thức Gia Tô không bắt buộc phải tin những chuyện Maria hiện thân mà giáo hội đưa ra chừng nào mà họ không công khai bác bỏ những truyền thuyết có tính cách linh cảm này."
(Monsignor John L. Belford, one of Brooklyn's most noted Catholic leaders, deplored the fact that some shrines "have appealed to the greed which is one of the foul characteristics of human nature," and condemned the "commercialism which surrounds shrines." He said: "It is not easy to draw the line between devotion and superstition, but there are places at home and abroad where devotion are practiced and promoted as a mean to gather money...Catholics are ashamed and non-Catholics are horrified...The use of relics is, of course, approved by the Church. In that use we profess unqualified faith, but we do loathe, despise and comdemn the contemptible practice of applying the relic with one hand and collecting money with the other."
...In recent years the hierarchy has added political purpose to other features of its shrine promotion. Of the two greatest shrines in the world today, the French Lourdes and the Potuguese Fatima, made sacred by visits of the Virgin Mary to the earth, the more fmous one, Fatima, is now used by the Church chiefly as an emotional symbol in the war against communism. The most famous shrine in the Western hemisphere, Guadalope, is being used as a weapon against Mexican public schools.
...Recently "Fatima statues" have been circulated in Europe and America with enormous public fanfare and detailed report in the Catholic press. Each statue during its journey has had many "miracles reported along its path."
...Virtually all publicity about the statue has coupled the miracle of Fatima with the Church's drive against communism... Many Catholic intellectuals are shame-faced about this political exploitation of apparition...Catholic intellectuals are not bound by the rules of their Church to take the apparition stories seriously as long as they do not repudiate the inspiring legends publicity.)
Ngày 13-5-1917, Đức Mẹ hiện ra cho ba trẻ chăn chiên Lucia 10 tuổi, Phanxicô 8 tuổi và Gianxita 7 tuổi ở làng Fatima Bồ Đào Nha. Dân cư làng quê Fatima rất nghèo, nông dân làm ruộng chăn nuôi súc vật. Trẻ em chăn chiên. Chúng lớn lên trong bầu khí gia đình đạo đức, thường tụ họp nhau trên bãi đất trống để lần hạt Mân Côi với nhau.
Gần trưa ngày Chúa nhật 13-5-1917, một luồng chớp làm các em chú ý. Nhìn thấy một vị sáng láng hiện ra trên những ngọn cây ngọn đồi Cova da Iria, các em sững sờ kinh ngạc. Đức Mẹ xin các em cầu nguyện cho các tội nhân trở lại, chiến tranh sớm kết thúc và dặn các em trở lại vào ngày 13 mỗi tháng.
Sau đó vào các ngày 13 tháng 6,7,8,9,10, Đức Mẹ hiện ra và có những phép lạ kèm theo mà những người tham dự xem thấy tận mắt. Đặc biệt ngày 13/10, Đức Mẹ làm một phép lạ cả thể trước gần 100.000 người xem thấy hiện tượng lạ lùng: mặt trời quay tròn nhảy múa tung ra muôn vàn ánh sáng màu sắc huy hoàng. Sau một thời gian dài điều tra kỹ lưỡng, ngày 13-10-1930, Đức Giám Mục Giáo phận Lêbia đã chính thức công nhận sự kiện Đức Mẹ Fatima và tổ chức việc tôn kính Đức Mẹ Mân côi tại đây. Fatima đã thu hút vô số tín hữu hành hương. Những đoàn hành hương từ mùa hè năm 1917 ngày càng đông đảo, không chỉ ở Bổ Đào Nha mà còn từ khắp mọi nước trên thế giới.
Kể từ đó, ngày 13 mỗi tháng, người Kitô hữu khắp mọi nơi thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ một cách đặc biệt.
Đức thánh Cha Piô XII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II đã quan tâm nhiều đến Fatima. Tại đây có vương cung thánh đường kính Đức Mẹ. Đức Thánh Cha Piô XII đã dâng hiến thế giới cho trái tim Vô Nhiễm Đức Mẹ nhân ngày kỷ niệm 25 năm Mẹ Fatima (1942). Đức Thánh Cha Phaolô VI đã trao phó gia đình nhân loại cho Đức Mẹ sau ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II (1964) và một lần nữa ngài dâng thế giới cho trái tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến Fatima ngày 13-5-1982 nhân kỷ niệm 65 năm Đức Mẹ hiện ra để tạ ơn Mẹ đã cứu thoát ngài một năm trước đó và ngài đã tận hiện nhân loại cho trái tim vô Nhiễm Mẹ một lần nữa.
Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.
BÍ MẬT THỨ HAI:
Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con:
“Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.
BI MẬT THỨ BA:
Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.
Mệnh Lệnh Ðức Mẹ Fatima:
Năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ nhỏ ở Fatima, Ðức Mẹ đã truyền dạy phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatiam để cứu nhân loại và cức các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:
1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ
3. Lần Chuỗi Mân côi
CHỊ LUCIA, BÍ MẬT FATIMA VÀ TIÊN TRI
Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima 1917
Ba Trẻ Lucia, Jacinta và Phanxicô là ba em bé chăn chiên thuộc gia đình nghèo làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha. Các trẻ em này thuộc giáo phận Leiria. Hàng ngày các em được gia đình, cha mẹ trao phó việc dẫn đoàn súc vật: chiên, cừu đi ăn cỏ ở các vùng đồi núi quanh đó. Các em thường có thói quen sau khi để bầy súc vật ăn cỏ, liền qùi gối trên bãi đất trống đọc kinh, lần chuỗi mân côi chung với nhau. Mùa Xuân năm 1916, một thiên thần đã hiện đến ba lần và báo trước về các lần hiện ra của Đức Mẹ.
Vào mùa hè năm 1917 lúc đó thế chiến thứ nhất đang tiếp diễn, ngày 13 tháng 5 năm 1917, khi các em chăn dẫn đàn vật tại thung lũng Cova da Iria, một nơi có nhiều cây sồi và cây ôliu và lúc các em đang sốt sắng đọc kinh, lần chuỗi mân côi lúc gần giữa trưa, một luồng chớp chói lòa làm các em bỡ ngỡ, kéo hoàn toàn sự chú ý của các em về những ngọn cây trên đồi Cova da Iria, một Vị sáng láng hiện ra, Thiếu Nữ ấy xin các em cầu nguyện cho những người tội lỗi ăn năn trở lại, chiến tranh sớm kết thúc.
Đức Trinh Nữ Maria xin các em hãy trở lại vào các ngày 13 trong những tháng sau đó. Sứ điệp của Đức Mẹ kêu gọi sám hối, lần hạt Mân Côi, và dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Lần nào hiện ra, Đức Mẹ cũng yêu cầu các em hãy lần chuỗi hằng ngày. Mẹ còn dạy các trẻ một lời nguyện để thường xuyên dâng lên Thiên Chúa các biến cố đời sống, nhất là các hành vi khổ chế và hy sinh của các em:
Lạy Chúa Giêsu, việc này xin vì lòng mến Chúa, xin cho các tội nhân trở lại, và đền tạ những xúc phạm người ta đã gây ra cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Thiếu Nữ dặn các em hãy trở lại nơi này vào ngày 13 mỗi tháng. Theo lời Thiếu Nữ căn dặn, các em tới đó và được nhìn thấy Thiếu Nữ hai lần sau đó vào ngày 13 tháng 6 và ngày 13 tháng 7. Ngày 13 tháng 8, nhà cầm quyền địa phương ngăn cản các em không cho tới Cova da Iria, nhưng Thiếu Nữ đã hiện ra với các em vào ngày 19. Ngày 13 tháng 9, Thiếu Nữ xin các em lần hạt Mân Côi để cầu cho chiến tranh sớm kết thúc. Ngày 13 tháng 10, Thiếu Nữ hiện ra và xưng mình là Mẹ Rất Thánh Mân Côi.
Mẹ mời gọi các em cầu nguyện và làm việc đền tạ. Lần này, một hiện tượng rất lạ đã xẩy ra làm rúng động mọi người: Chính quyền, dân chúng và các nhà báo chứng kiến hiện tượng gọi là Mặt Trời múa hay thái dương như rơi khỏi bầu trời và lao xuống đất. Ngày 13 tháng 10 năm 1930, sau nhiều năm điều tra, xác minh và cầu nguyện, tìm hiểu, Đức Giám Mục Leira đã công nhận chính thức việc Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ tại đồi Cova da Iria, Fatima, Bồ Đào Nha và cho phép tổ chức các việc đạo đức để cung kính Đức Maria Mân Côi nơi Mẹ đã hiện ra vào năm 1917.
Sứ Điệp và Mệnh Lệnh Fatima
Đức Mẹ đã hiện ra đúng như lời Mẹ loan báo trước và sự kiện thái dương như muốn rơi xuống đất, làm khiếp kinh hồn vía mọi người, đã minh chứng quyền năng của Thiên Chúa. Qua biến cố lạ lùng như thế, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi kêu mời nhân loại hãy ăn năn sám hối. Sứ điệp của Fatima là hãy cầu nguyện cho các tội nhân, lần chuỗi Mân Côi và sám hối. Ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ dậy:
”Mẹ đến kêu nài các tín hữu hãy lần hạt Mân Côi. Mẹ mong ước nơi đây có một nguyện đường tôn kính Mẹ. Nếu người ta cải thiện đời sống thì chiến tranh sớm kết thúc“.
Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ để qua các em, Mẹ nhắn nhủ nhân loại siêng năng cầu nguyện, năng lần chuỗi Mân Côi và thống hối ăn năn. Mẹ đã trao cho ba trẻ nhiều bí mật và căn dặn các em sống thánh để cầu nguyện cho những kẻ có tội và cứu vãn thế giới.
Được chiêm ngưỡng Đức Mẹ hiện ra, ba trẻ Lucia, Jacinta, Phanxicô đã sống theo ý Chúa, tuân lời Đức Mẹ. Chúa có con đường của Ngài và Ngài dọn chỗ cho con người tùy lòng xót thương của Ngài. Phanxicô được nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng không được nghe lời Đức Mẹ nói, đã qua đời ngày 04 tháng 4 năm 1919, Giacinta qua đời ngày 20 tháng 2 năm 1920. Chúa để Lucia sống trong tu viện kín nhiều năm sau trước và sau khi bí mật được công bố. Ba trẻ đã được hạnh phúc chiêm ngưỡng và nghe lời Đức Mẹ chỉ bảo, dậy dỗ. Với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi muốn nói lên một sự thật tuyệt vời: con người đang hư đi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, họ chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ dậy. Ðức Mẹ đã truyền phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatima để cứu nhân loại và cứu các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:
1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ
3. Lần Chuỗi Mân côi
Các Bí Mật Fatima
Bí Mật Fatima là những gì Đức Mẹ tỏ ra cho hai mục đồng là Lucia (bấy giờ 10 tuổi) và Giaxinta (bấy giờ 7 tuổi) biết vào lần hiện ra thứ ba, ngày 13/7/1917, và bảo các em không được tiết lộ với bất cứ một ai, ngoại trừ một mình Phanxicô là em cũng được thấy Đức Mẹ hiện ra như các em song không nghe thấy Mẹ nói gì hết.
Thật ra không phải là có 3 Bí Mật Fatima khác nhau như người ta vẫn quen nói mà là Bí Mật Fatima có ba phần khác nhau, như chính chị Lucia đã xác nhận trong phần mở đầu cuốn Hồi Ký Thứ Ba của chị.
Phần thứ ba của Bí Mật Fatima được chị Lucia viết ra vào ngày 3/1/1944. Thế nhưng, để viết phần bí mật này, một trong ba phần bí mật quan trọng nhất đã được Mẹ Maria căn dặn chung là “không được nói với ai”, song chính vì hai phần kia đã được tiết lộ mà ai cũng muốn biết thêm về phần bí mật còn lại này, kể cả giáo quyền địa phương bấy giờ, đến nỗi đã ngỏ ý muốn chị viết ra, nên để giải tỏa bối rối cho Lucia, Mẹ Maria đã phải hiện ra với chị ngày 2/1/1944, bảo chị biết rằng đã đến lúc chị nên viết ra phần bí mật còn lại này để trình lên giáo quyền.
Đức giám mục sở tại nhận được phần bí mật thành văn này ngày 17/6 cùng năm, song mãi tới năm 1957 Tòa Thánh mới để ý tới nó và lưu giữ nó từ ngày 4/4/1957. Như chị Lucia cho biết, thì phần bí mật này chỉ có một mình Đức Thánh Cha mới được phép tiết lộ, nhưng hoàn toàn tùy ý ngài. Các Đức Thánh Cha Gioan XXIII và Phaolô VI cũng đã đọc phần bí mật này song không công bố gì cả. Theo ý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh tòa thánh là Angelo Sodano đã công bố phần bí mật này.
Trước khi tuyên bố "Phần thứ ba của bí mật Fatima", Ðức TGM Tarcisio Bertone, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin, đã nhiều lần đến Tu viện Coimbra để tiếp xúc với Nử Tu Lucia. Và nữ tu Lucia đã xác nhận bản tuyên bố là đúng với những điều Ðức Mẹ đã tiết lộ cho ba em.
Sau đây là cuộc phỏng vấn Ðức Cha Bertone dành cho nhật báo "Tương Lai":
Hỏi - Ðức Cha có thể cho biết Chị Lucia đã viết gì trong cuốn sách được Ðức Cha nói đến?
Ðáp - Ðây là cuốn lược tóm tất cả những bút tích thiêng liêng, từ các sứ điệp Fatima, Chị Lucia viết lại cách đơn sơ và cụ thể hóa bằng những gợi ý, những lời khuyên. Bị tràn ngập bởi những câu hỏi về những lần hiện ra và những lời Ðức Trinh Nữ, cần được giải thích, và vì không thể trả lời cho từng người được, Chị Lucia xin và được phép Tòa Thánh để viết một cuốn sách "Os apelos da Mensagem de Fatima" (Những lời kêu gọi của sứ điệp Fatima). Ðây là đầu đề cuốn sách được viết ra, để trả lời chung các câu hỏi đã nhận được. Ðiểm tham khảo liên lỉ và như là cơ cấu của cuốn sách tức là lời kêu gọi của Ðức Trinh Nữ: "Ðừng xúc phạm Thiên Chúa nữa. Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi" (lần hiện ra ngày 13.10.1917).
Xét chính nội dung, cuốn sách không thêm bớt gì sứ điệp Fatima, nhưng giải thích, phổ biến với những áp dụng thực hành của đời sống Kitô. Vì thế có thể sẽ làm ích nhiều cho những ai cảm thấy nơi bản thân sự lo lắng, sự không chắc chắn và hồ nghi về số phận đời đời của mình.
Hỏi - Khi nào sẽ xuất bản?
Ðáp - Cuốn sách gồm 334 trang đánh máy. Tôi nghĩ rằng: có thể xuất bản tại Bồ đào nha trong thời gian tương đối ngắn, nếu không trong năm nay, thì vào đầu năm 2001.
Hỏi - Trong cuộc gặp gỡ, Chị Lucia có kể cho Ðức Cha về các lần hiện ra khác nữa không?
Ðáp - Trong cuộc nói chuyện, chúng tôi không nói đến các lần hiện ra khác, bởi vì cuộc nói chuyện chỉ xoay chung quanh những lần hiện ra năm 1917 mà thôi và cách riêng lần hiện ra ngày 13 tháng 7. Nhưng do các bức thư của chị Lucia, tôi biết Chị còn có những lần hiện ra hoặc những thông truyền khác do "Ðức Bà", lúc chị ở Pontevedra và ở Tuy, bên Tây ban nha (nơi Chị Lucia tu trước khi trở về Ðan viện Coimbra, bên Bồ đào nha), từ năm 1925 trở đi và sau năm 1952 tại Bồ đào nha, ở Coimbra; có thể cho đến năm 1984. Như vậy cuộc đàm thoại với Ðức Trinh Nữ đã được tiếp tục và kéo dài, như để minh chứng sự giúp đỡ ân cần của một Người Mẹ và Người Thầy cho công việc giải thích đúng nghĩa và thông truyền trung thành sứ điệp của Người.
Hỏi - Có phải với việc giúp đỡ này chúng ta có thể chắc chắn rằng "thị kiến trong phần thứ ba của Bí mật Fatima" hướng về quá khứ không?
Ðáp - Ðây là một việc tiếp theo của các sự kiện lịch sử: các sự kiện này xem ra được thực hiện đúng như những dự tính trước của thị kiến. Trước hết, đây là một con đường Thánh giá về các đau khổ của Giáo hội, do những cuộc bách hại mà Giáo hội phải chịu trong suốt thế kỷ XX. Rồi đến vụ mưu sát "bằng vũ khí" vào chính ngày kỷ niệm việc hiện ra lần thứ nhất của Ðức Trinh Nữ Maria tại Fatima. Ðây là sự kiện độc nhất trong thế kỷ này: một vị Giáo Hoàng bị tử thương và thực sự xém chết. Thị Kiến "nói lên sự thật", như ÐTC và ÐHY Ratzinger đã nhận xét; thị kiến cho phép nhận ra một sự phù hợp, sự phù hợp này hơn nữa đã được Chị Lucia xác nhận.
Hỏi - Cái gì đã làm cho Chị Lucia nghĩ rằng thời gian tốt nhất để tiết lộ Bí Mật Thứ Ba là sau năm 1960?
Ðáp - Ðây là một câu hỏi không tìm ra câu trả lời dễ dàng. Như tôi đã tả lại trong cuộc nói chuyện với Chị Lucia: những lời của Chị mang đến cho ta một giải thích có thể chấp nhận được, nhưng việc giải thích này thực sự chưa thỏa mãn. Chúng ta cần nhớ điều này là Chị Lucia đã viết lại các chuyện xẩy ra năm 1944, và có thể năm 1960 đối với Chị, đánh dấu một chân trời đủ xa cách, để việc tiên tri kia thành sự thật.
Hỏi - Chị Lucia có nói lên những tâm tình của mình khi biết tin về vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II không?
Ðáp - Chị Lucia đã bị xúc động sâu xa, bởi những tin tức về vụ mưu sát Ðức Phaolô VI tại Manila xẩy ra ngày 27 tháng 11 năm 1970. Chúng ta còn nhớ Ðức Phaolô VI là Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến Fatima trong năm 1967 (kỷ niệm 50 năm Ðức Trinh Nữ hiện ra tại đây) và ngài đã gặp người được thấy Ðức Mẹ hiện ra (Chị Lucia). Năm 1981, chiến thuật và sự trầm trọng của vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II thể hiện sự thật kinh khủng của phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Chị Lucia một lần nữa đã sống chiều ngày 13 tháng 5 năm 1981 sự đau khổ kinh khửng mà ba trẻ em mục đồng đã cảm thấy trong lúc nhận được thị kiến; Chị Lucia không thể quên được lời nói đầy âu yếm của Giaxinta trong lúc đó: "Thật tội nghiệp Ðức Thánh Cha; tôi phải ăn năn đền tội nhiều cho các người tội lỗi".
Hỏi - Ngày nay Chị Lucia nghĩ gì?
Ðáp - Chị Lucia không phải là một người gây thảm hại quá mức độ. Chị rất bình thản và vui mừng, bởi vì lịch sử đã theo một con đường khác với những dự kiến buồn thảm được nghe nói trong năm 1917. Xem ra có người không đồng ý, vì lời tiên tri không hoàn tất đúng như bản văn đã nói: "cái chết tức khắc (của ÐTC) và về đệ tam thế chiến, chiến tranh nguyên tử, gây nên chết chóc và tàn phá kinh khủng". Nhưng thái độ "bi quan" này, như Ðức Hồng Y Ratzinger đã nói, thì phù hợp với Thuyết định mệnh không thể tránh được, hơn là phù hợp vói sự tín nhiệm dựa trên niềm hy vọng Kitô. "Không có một số phận nào lại không thể thay đổi được.Ðức Tin và lời cầu nguyện là những sức mạnh có thể ảnh hưởng trong lịch sử và sau cùng lời cầu nguyện trở nên hiệu lực hơn các viên đạn bắn ra, đức tin hùng mạnh hơn hơn những chia rẽ".
Hỏi - Câu hỏi sau cùng. Thưa Ðức Cha, có thể có nguy hiểm này hay không: là khi bí mật được tiết lộ rồi, thì cả sứ điệp Fatima sẽ đi vào trong lãng quên của một thế giới, hiện vẫn còn bị chiến tranh, bạo động, bất công và sai lạc luân lý?
Ðáp - Thực ra có nguy hiểm. Nhưng tôi hy vọng rằng: sứ điệp Fatima không ngừng nói với các tín hữu. Chính vì thế giới còn chiến tranh, chia rẽ, bạo động, bất công và những sai lạc luân lý, nên cần phải khởi sự lại từ trung tâm điểm Phúc Âm. Ðàng khác, những tấn công chống lại Giáo hội và các tín hữu, với sức đè nặng của đau khổ mà Giáo hội và các tín hữu mang trên mình, từ năm 1981, vẫn không hết, trái lại vẫn còn tiếp tục. Cho dù lời kêu gọi trở lại và ăn năn xám hối, được rao giảng từ đầu thế kỷ XX và cách riêng cho thế kỷ này, lời kêu gọi vẫn giữ trọn tính cách thời điểm của nó. Như ÐTC đã viết trong một sứ điệp năm 1996: "Lời mời gọi liên lỉ của Ðức Maria rất thánh về ăn năn sám hối không là gì khác, mà chỉ là việc biểu lộ sự lo lắng của Người Mẹ đối với số phận của gia đình nhân loại: cần phải trở lại và xin ơn tha thứ".
Ngày 13/05/2000, Chị Lucia đã hiện diện tại Fatima, trong lúc đại diện Giáo hội tiết lộ các Bí mật, sau thánh lễ Phong Chân phước cho Phanxicô và Giaxinta.
BI MẬT PHẦN THỨ NHẤT:
Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.
BI MẬT PHẦN THỨ HAI:
Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con:
“Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.
BI MẬT PHẦN THỨ BA:
Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.
Những Điểm Đáng Chú Ý Của Các Lần Hiện Ra Ở Fatima
1. Ngày Chúa Nhật 13/5/1917, Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ tại Cova Da Iria, làng Fatima và nói: "Ta từ trời xuống. Ta muốn các con đến đây củng vào giờ này ngày 13 mỗi tháng cho đến tháng 10. Ta sẽ cho biết Ta là ai? Và muốn gì?". Hãy đọc Kinh Mân Côi hàng ngày để xin ơn hoà bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh.
2. Ngày thứ Tư 13/6/1917, Đức Mẹ hiện ra lần 2, và nói với Luxia: "Chúa muốn cho con ở lại trần gian lâu hơn để làm cho người ta biết Ta và yêu mến Ta. Mẹ mong muốn các con cầu Kinh Mân Côi hằng ngày.
3. Ngày thứ Sáu 13/7/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 3, ban cho các em điều Bí Mật, cho các em thấy Hỏa Ngục, và khuyên dạy các em cầu nguyện: "Lạy Chúa Jesu, con xin dâng các việc này cho Chúa để cải hóa các kẻ có tội, và đền tạ những sự xúc phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Mẹ mong muốn các con tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn vinh Ðức Mẹ Mân Côi, để xin ơn hoà bình thế giới và chấm dứt chiến tranh, vì chỉ Người người mới có thể cừu giúp các con ... Mỗi khi các con đọc Kinh Mân Côi, sau mỗi mầu nhiệm hãy đọc: "Ôi Chúa Giêsu của chúng con, xin tha thứ cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin dẩn đưa các linh hồn lên Thiên Ðàng, nhất là những linh hồn cần Chúa thương xót hơn hết.
4. Ngày Chủ Nhật 19/8/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 4 (vì ngày 13/8 các em đang bị bắt giữ để điều tra), khuyên bảo các em tiếp tục cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, và phán bảo Luxia hãy dùng các phẩm vật người ta dâng cúng, để xây 1 nhà nguyện tại đây. Mẹ muốn các con tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày.
5. Ngày thứ năm 13/9/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 5, và cũng khuyên bảo các em tiếp tục cầu nguyện chuỗi Mân Côi để được hòa bình. Hãy tiếp tục đọc Kinh Mân Côi để xin chấm dứt chiến tranh.
6. Ngày thứ bảy 13/10/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 6, và cũng là lần cuối cùng, và phán bảo: "Ta là Nữ Vương Mân Côi. Các con hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi. Các kẻ có tội cần phải tự cải hóa và ăn năn xám hối. Chúa bị xúc phạm quá nhiều rồi. Chớ chi người ta đừng làm mất lòng Chúa nữa. Cũng trong ngày hôm nay, Đức Mẹ đã làm một phép lạ cả thể, cho mặt trời nhảy múa trên không trung, phát ra nhiều ánh sáng kỳ dị, làm cho mọi người ăn năn thống hối và tin.
Trong Đại Năm Thánh 2000, ĐTC đã xin tổng thống Ý tha cho người sát hại Ngài, và Ali Agca sau 20 năm trong tù đã được Ý trao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2001, và tiếp tục ở tù ở quốc gia của mình vì tội sát hại một vị giám đốc nhật báo vào năm 1979. Ngài đã vào tù thăm người đã bắn Ngài và đã tha thứ cho anh. Ali Agca có lẽ đã cảm kích cử chỉ của Đức Thánh Cha nên đã quỳ xuống hôn tay Ngài cách trân trọng.
Chính anh Ali Agca người đã bắn những cú chí tử vào Ðức Gioan Phaolô II, đã hết sức ngạc nhiên, tại sao bị thương như vậy, mà ÐTC đã không chết. Việc ÐTC không chết, là vì có bàn tay Ðức Mẹ Fatima. Chính ÐTC đã công nhận như vậy và ngày 12-13/05/1982, ngài đã đến Fatima hành hương, để tạ ơn Ðức Mẹ và tuyên bố rõ ràng: "Ðức Mẹ Maria đã cứu sống tôi".
Ðể ghi nhớ muôn đời, một trong các viên đạn được lấy ra lúc giải phẫu cho ÐTC, tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli ở Roma, đã được ghép vào triều thiên của Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Fatima trong dịp ÐTC đến hành hương tạ ơn 13/05/1982. Trong cuộc hành hương Năm Thánh 2000, ÐTC còn để lại một kỷ niệm khác nữa: đặt dưới chân Mẹ chiếc nhẫn Giám mục quí giá, do Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và TGM Varsovie, tặng cho ngài khi được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978). Còn chiếc giây lưng trắng bị đẩm máu trong vụ mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 17giờ 10 phút ngày 13/05/1981, đã được để lại làm kỷ niệm tại Czestochowa, Ðền Thánh quốc gia Ba lan, nơi ÐTC đã đến hành hương nhiều lần trong những năm sinh sống tại Ba lan và cả sau khi đã làm Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã cho phổ biến chuỗi Mân Côi thứ 4, tức Chuỗi Sự Sáng thêm vào 3 chuỗi Mân Côi đã có từ lâu, có lẽ cũng xuất phát từ lòng tri ân Mẹ.
Sự qua đời của chị là một dấu chỉ thời gian, nhất là chị qua đời vào ngày 13, ngày mà Đức Mẹ chọn để hiện ra mỗi tháng tại Fatima, có lẽ cũng là một dấu chỉ từ thiên đàng. Thế giới hôm nay đã xảy ra và đang đứng trước những biến cố lớn lao của chiến tranh, khủng bố, bệnh dịch, AIDS, thiên tai, bom nguyên tử, vi trùng, đặt bom nhà thờ và những giáo phái phản Kitô. Những gì sẽ xảy ra trên thế giới sau cái chết của chị Lucia vẫn tuỳ thuộc vào việc nhân loại thi hành các mệnh lệnh của Mẹ ra sao. Người Kitô hữu bước vào Mùa Chay, chuẩn bị cho cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta cần ăn chay, cầu nguyện nhiều hơn nữa cho sự ăn năn, trở về với Thiên Chúa của nhân loại.
Bước vào ngàn năm thứ ba, thế giới chứng kiến sự ra đi của hai người phụ nữ nổi bật về nhân phẩm, một là Mẹ Têrêsa Calcutta, một phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa giữa những người cùng khổ; người kia là chị Lucia phản ảnh sự vâng lời, khiêm nhường, đơn sơ của Mẹ Maria. Và một nhân vật có liên quan tới biến cố Fatima và sự sụp đổ của thế giới cộng sản là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đang cần được mọi người cầu nguyện cho.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Santana Lopes đã tuyến bố ngày thứ Ba là ngày quốc gia truy niệm tưởng nhớ sự qua đời của chị Lucia. Chị Lucia được nhiều người mến mộ, đặc biệt người Bồ Đào Nha và đã qua nhiều năm con mắt tâm linh luôn để ý tới những gì xảy ra với chị. Chi sẽ được chôn cất tại nhà dòng và một thời gian sau sẽ được di chuyển sau về gần Fatima, là trung tâm hành hương thu hút nhiều.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét