Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thứ quyền lực châu Âu cần để lãnh đạo



Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm nay diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, những lời bàn luận chủ yếu xoay quanh các cường quốc đang nổi lên tại châu Á. Một nhà phân tích về châu Á lập luận rằng tới năm 2050, sẽ có ba cường quốc thế giới: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ông ta không hề đề cập tới châu Âu, nhưng đánh giá không đúng mức về sức mạnh của châu Âu là một sai lầm.



Đúng vậy, châu Âu hiện nay chưa phát huy hết thực lực của mình. Nó được chia nhỏ, thanh bình, và mang tính quy chuẩn trong một thế giới của quyền lực cứng, nhưng lại là một phần của thế giới không liên quan tới sức mạnh quân sự. Việc sử dụng vũ lực trong các nền dân chủ công nghiệp tiên tiến là chuyện gần như không thể tưởng tượng nổi. Trong các mối quan hệ của họ "với nhau", những quốc gia này đều đến từ sao Kim (theo lối diễn giải của Robert Kagan), và việc châu Âu đặt trọng tâm vào luật pháp và các thể chế chính là một tài sản quý giá.

Đối với phần còn lại của thế giới, cuộc thăm dò gần đây của Pew cho thấy nhiều người châu Âu mong muốn châu lục mình đóng một vai trò lớn hơn, nhưng để tạo thế cân bằng với sức mạnh quân sự của Mỹ thì cần tới khoản chi phí cho quân sự nhiều gấp đôi hoặc gấp ba, và chỉ một số ít người châu Âu thích thú với sự đầu tư đó. Tuy nhiên, một chiến lược khôn ngoan cho châu Âu sẽ cần tới các khoản đầu tư lớn hơn cho sức mạnh cứng.


Tuy vậy, viễn cảnh của châu Âu không ảm đạm như giả định của những người bi quan. Quyền lực chính là khả năng có được các kết quả như mong muốn, và các nguồn lực sẽ dẫn đến các hành động cụ thể tùy thuộc vào bối cảnh. Về chức năng, quyền lực được phân bổ giống như một bàn cờ ba chiều. Ở mặt phẳng trên cùng là mối quan hệ quân sự giữa các quốc gia, mà Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất của thế giới có khả năng tiếp cận trên toàn cầu. Tại đây thì thế giới là đơn cực.


Ở mặt phẳng giữa là các mối quan hệ kinh tế - nơi mà thế giới thực sự là đa cực. Tại đây, châu Âu đóng vai trò như một liên minh, và các quốc gia khác như Nhật Bản và Trung Quốc đóng các vai trò quan trọng. Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận thương mại hoặc dàn xếp được các vụ kiện mà không có sự tán thành của EU. Hoặc lấy một ví dụ khác, châu Âu đã làm được cái việc là gạt Paul Wolfowitz ra khỏi Ngân hàng Thế giới.


Mặt phẳng dưới cùng của bàn cờ bao gồm các mối quan hệ liên quốc gia nằm ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ - tất cả mọi thứ từ thuốc phiện cho tới dịch bệnh, cho tới khí hậu thay đổi, cho tới chủ nghĩa khủng bố. Ở mặt phẳng này, quyền lực được phân bổ một cách hỗn loạn giữa các nhân tố phi nhà nước, và cũng không nghĩa lý gì dù gọi thế giới này là đơn cực hay đa cực.


Tại đây, sự hợp tác phi quân sự chặt chẽ là rất quan trọng, mà điều này châu Âu đã làm rất tốt. Thành công của các quốc gia châu Âu trong hàng thế kỷ vượt qua tình trạng thù địch, và sự phát triển của một thị trường nội địa rộng lớn, đã đem lại cho họ sức mạnh mềm rất lớn. Tại thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, các nước Đông Âu không cố gắng hình thành nên các đồng minh trong khu vực như họ đã làm vào những năm 20, nhưng lại hướng tới Brussels để bảo vệ tương lai của mình. Tương tự, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina đã điều chỉnh các chính sách của họ để đáp lại sức hấp dẫn của họ đối với châu Âu.


Gần đây, Hội đồng tình báo quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố 4 viễn cảnh rất khác nhau cho thế giới trong năm 2020:

1) Thế giới Davos mà ở đó toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục diễn ra, nhưng với nhiều gương mặt châu Á hơn; 2) Hòa bình theo kiểu Mỹ, nơi mà Mỹ tiếp tục thống trị trật tự toàn cầu; 3) Nhà nước mới của thế giới Hồi giáo, nơi mà sự đồng nhất tôn giáo của Hồi giáo thách thức sự thống trị của các tiêu chuẩn phương Tây; và 4) Chu trình của Nỗi sợ hãi mà trong đó, các lực lượng phi chính phủ gây nên những nỗi kinh hoàng đối với nền an ninh, tạo nên các xã hội đặc biệt Owell (Orwell hàm ý những niềm tin trái ngược: “chiến tranh là hòa bình”, “tự do là nô lệ”; và “ngu dốt là sức mạnh”). Giống như bất kỳ các nghiên cứu nào về tương lai, những viễn cảnh trên đều có các giới hạn của chúng, nhưng chúng giúp chúng ta đặt ra câu hỏi là ba hay bốn nhân tố chính trị chính sẽ góp phần định hướng nên kết quả cuối cùng.

Trước tiên là sự nổi lên của châu Á. Câu hỏi lớn sẽ là Trung Quốc và sự phát triển nội lực của họ. Trung Quốc đã đưa 400 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo từ năm 1990, nhưng vẫn còn 400 triệu người nữa đang sống với dưới 2USD mỗi ngày. Nếu hiện trạng chính trị ở Trung Quốc thay đổi, vai trò của quốc gia này trên thế giới cũng sẽ thay đổi: hoặc họ sẽ có một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn và không sẵn lòng đối phó với những vấn đề như thay đổi khí hậu, hoặc họ sẽ có thể xử lý các vấn đề của mình và trở thành một "cổ đông đầy trách nhiệm" trong nền chính trị thế giới.


Châu Âu có thể góp phần đáng kể đối với sự hòa nhập của Trung Quốc vào các quy tắc và thể chế toàn cầu. Nói chung, châu Âu và Mỹ sợ một Trung Quốc yếu kém hơn là một Trung Quốc sung sức.


Chính trị Hồi giáo và cách thức phát triển của nó sẽ là nhân tố thứ hai. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan không phải là một "sự va chạm giữa các nền văn minh", mà là một cuộc nội chiến trong chính tôn giáo này. Một thiểu số có quan điểm cực đoan đang sử dụng vũ lực để áp đặt một thế hệ đơn giản hóa và mang tính chất ý thức hệ lên một xu hướng chủ đạo có nhiều cách nhìn khác nhau.


Trong khi số đông nhất những người Hồi giáo lại sống tại châu Á, họ bị tác động bởi tâm điểm của cuộc chiến này tại Trung Đông - khu vực bị tụt lại phía sau cả thế giới trong toàn cầu hóa, mở cửa, xây dựng thể chế và dân chủ hóa. Tại đây, sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm của châu Âu cần đóng góp rất nhiều. Thương mại cởi mở hơn, tăng trưởng kinh tế, giáo dục, phát triển các thể chế xã hội dân sự, và những bước tiến dần dần về chính trị có thể giúp củng cố xu hướng chủ đạo này vượt qua thời điểm khó khăn, như cách người Hồi giáo đang được đối xử tại châu Âu và Mỹ. Điều quan trọng không kém là các chính sách của phương Tây đối với Trung Đông sẽ thỏa mãn những người Hồi giáo theo xu hướng chủ đạo, hay sẽ tiếp sức cho việc tuyên tuyền của những người cực đoan về một cuộc chiến chống lại Hồi giáo.


Yếu tố quyết định thứ ba chính là quyền lực của nước Mỹ và cách thức nước Mỹ sử dụng quyền lực đó. Mỹ sẽ vẫn là quốc gia quyền lực nhất trong năm 2020, nhưng, nghịch lý là, nhà nước lớn mạnh nhất kể từ thời La Mã sẽ không đủ khả năng bảo vệ chính các công dân của mình.


Sức mạnh quân sự của Mỹ không đủ để đối phó với các nguy cơ như bệnh dịch toàn cầu, khí hậu thay đổi, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế. Những vấn đề này cần tới sự hợp tác trong việc cung cấp các sản phẩm công cộng trên toàn cầu và quyền lực mềm trong việc thu hút sự hỗ trợ. Trên thế giới, không có nơi nào có thể chia sẻ nhiều giá trị hơn hay có khả năng tác động nhiều hơn tới quan điểm và quyền lực của Mỹ như châu Âu. Điều đó dẫn tới giả thuyết rằng nhân tố chính trị thứ tư mang tính quyết định trong tương lai sẽ là sự phát triển của các chính sách và quyền lực của châu Âu.


Joseph Nye
Theo Project Syndicate
Thu Lượng
dịch
__________________

0 nhận xét:

Đăng nhận xét