Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Sự khủng hoảng của Hồi giáo 7


Chương VII

Sự ra đời của chính sách khủng bố

 

    Phần  lớn   các tín đồ Hồi giáo  không phải là người theo  phái chính thống  và phần  lớn   những  người chính thống  không  phải là  kẻ khủng  bố , nhưng  đa số những tên  khủng bố ngày nay  đều  là người  Hồi giáo  và họ hãnh diện xưng   mình là người Hồi giáo . Điều này cũng   dễ hiểu ,  người   Hồi  giáo  than  phiền rằng  khi  các phương tiện truyền thông cho rằng   các phong trào và   hành động khủng bố    mang tính"Hồi giáo" và   đặt câu hỏi  tại sao  các phương tiện  truyền  thông lại   không  gọi các tay khủng  bố và  hành  động  khủng   bố của người Ireland  và xứ Basque  là"Cơ  đốc". Câu  trả lời  đơn giản  và  rõ ràng -   bởi vì họ không  cho mình  là như thế . Sự than  phiền   của người Hồi giáo khá dễ hiểu , nhưng  nên hướng   sự than phiền đó   về phía những kẻ tạo  ra tin tức , thay vì về phía  những người tường trình . Usama bin  Ladin  và các đệ tử Al-Qa’ida   của ông ta  có thể không đại diện cho  đạo  Hồi , và nhiều lời   phát   biểu   và hành động của  họ mâu thuẫn hòan tòan  với  các nguyên  tắc  cơ  bản và giáo lý  của Hồi giáo , nhưng  tất cả những điều trên  lại  do chính  nền  văn minh Hồi giáo sản   sinh ra , cũng như Hitler và  chủ nghĩa Quốc xã  phát  sinh từ   chính thế giới Cơ đốc ( Christendom ) , và  chúng cũng phải  được  xét trong chính khung  cảnh văn hóa , tôn giáo  và  lịch sử .
    Có  nhiều hình  thái cực đoan  Hồi  giáo   thịnh hành  hiện nay. Được biết  nhiều nhất  là nhóm cấp tiến có chủ trương  lật  đổ là Al-Qa’ida  và   những nhóm  tương  tự tại các  nước  Hồi giáo ; nhóm chủ trương  chính thống ưu tiên  ( pre-emptive )  của chế độ Saudi  và  cuộc cách mạng  nhằm   thay đổi  định chế của   tầng lớp  lãnh đạo   đang  cầm  quyền tại Iran . Tất  cả các  nhóm này   đều có  1 điểm chung đó là có  nguồn gốc  Hồi giáo , nhưng một  số lại đi chệch  rất xa   nguồn gốc  này .
    Tất  cả các nhóm cực  đoan  khác nhau  đều  thần  thánh hóa   hành động của  họ   thông   qua  cách trích  dẫn  đầy  đạo lý trong    bản  văn  Hồi giáo ,  nhất  là kinh Qur’an   và   các truyền thuyết  về Đấng  tiên tri , và tất cả 3   nhóm đều  được cho  mình là chân thực  hơn , thuần khiết  hơn , trong  sáng hơn  và     sát  với Hồi giáo  hơn so  với  hình thái đạo    Hồi   đang được đại  đa số những  người Hồi giáo   thực  hành  và  được  phần   lớn  , tuy  không  phải là tất cả , giới lãnh đạo tôn giáo  chuẩn nhận  .Tuy nhiên ,  những nhóm  này  lại tùy nghi  lựa chọn  và  diễn giải  những  bản văn  thiêng  liêng. Ví dụ , khi  nghiên cứu   những  lời  dạy của  Đấng tiên tri ,  họ không sử dụng các phương pháp được  thử thách  qua  thời gian  do  các  nhà luật  học   và thần học  phát triển  để kiểm định   tình chính xác  và  chân thực  của  các truyền thuyết truyền khẩu ,  thay  vào  đó  họ chấp nhận  hay  gạt  bỏ   ngay cả những bản văn thiêng liêng   tùy  theo   nội dung có   phù  hợp  hoặc    mâu thuẩn với   lập trường  hiếu chiến và  giáo  điều  của  họ hay  không .  Một  số còn đi xa hơn  nữa  đòi "hủy bỏ" hoặc"thủ tiêu"một  số vần thơ trong kinh Qur’an  .  Lý luận đưa ra để biện minh  cho  điều này  là   những vần thơ  trên được  mặc khải   vào những  năm đầu  khi  Đấng  Tiên tri bắt  đầu sứ mệnh  của   mình   cho nên   có  thể được thay thế bằng  những mặc khải  sau  này , có  thể là   vì chín  chắn hơn.
    Một  ví dụ minh  họa  cho  những  sự   chệch hứơng  là   sắc  lệnh tôn giáo ( fatwa)  nổi tiếng do  Ayatollah  Khomeini đưa ra  vào ngày 14 tháng 2/1989 để chống lại nhà văn  Salman Rushdie  vì ông này  viết quyển sách Những  vần  thơ quỉ  .   Trong fatwa  , Ayatollah  Khomeini  thông  báo"cho  tất  cả các tín đồ Hồi giáo mộ đạo  trên thế giới rằng  dòng máu  của tác giả quyển sách   này… quyển sách  đã  được biên  sọan  , in  ấn  và  xuất bản  đều chống lại  đạo Hồi , chống Đấng tiên tri   và kinh Qur’an ,  cũng như những ai tham gia  vào việc   xuất  bản    dù biết  rõ   nội dung   quyển  sách , đều  được coi là phải trả giá  vì hành  động của mình . Ta kêu gọi  tất  cả các tín đồ Hồi giáo  phải giết chúng   cho nhanh ,  ở bất cứ nơi nào  gặp được chúng   ,  để cho không còn  có kẻ nào dám  xúc phạm đến   tính  thiêng liêng  của Hồi giáo . Ai   hy  sinh khi thực  hiện điều  này  sẽ được coi là  tử vì  đạo"Để ứng  trước cho   phần thưởng trên thiên đàng , 1  quĩ  từ thiện  tại Tehran treo giải thưởng 20 triệu tuman ( khỏang  3 triệu USD   thời đó  theo giá chính thức ,  tương   ứng với 170.000 USD giá chợ   đen )  cho người Iran , hoặc  1  triệu USD   cho  người   nước  ngoài nào  giết được  Salman  Rushdie .  Vài năm sau đó , quĩ trên có   tăng  thêm  tiền  thưởng , tuy tin này  không được xác nhận.
    Dĩ  nhiên  là  , đối  với nhiều độc  giả không  nắm vấn đề   tại  châu Âu cho rằng  "ban  bố 1   fatwa"   cũng tương đương   với việc "đưa ra 1  hợp đồng"- tức là  nhắm   vào  1  nạn nhân ,  hứa  thưởng bằng  tiền  khi  giết  được .   Cũng  giống  như madrasa , từ fatwa  , theo  cách hiểu   thông thường    trên thế giới ,  có ý nghĩa hòan tòan tiêu cực . Trên thực tế , đây là  1  điều cực kỳ vô  lý  .Fatwa  là 1  từ kỹ thuật  trong  luật  học  Hồi giáo  để chỉ 1  ý kiến  về luật  hoặc việc  áp dụng  1 điểm  nào của luật . Trong shari’a ,  fatwa tương đương với  responsa prudentium     của luật La mã .     Nhà luật học  Hồi giáo  được  phép ban bố   1 fatwa    được  gọi là  mufti , đây là  1  phân từ chủ động  ( active  participle ) có cùng  gốc  từ . Khi    sử dụng  1 fatwa   để kết án tử hình  và  chiêu  mộ kẻ giết người , chính  vị Aytollah này đã    di chệch  khá  xa chuẩn  mực  Hồi giáo .
     Sự chệch  hứơng này   không những  nằm ở phán quyết   và  sự tuyên   án  , mà còn  ở ngay bản chất   của lời buộc tội . Xúc  phạm đến  Đấng tiên tri -  là lời buộc tội   dành cho Salman Rushdie -  chắc chắn là 1 vi  phạm  theo luật Hồi giáo , và các luật gia  Hồi giáo  thảo luận   khá cặn  kẻ về lời  cáo buộc  này .  Hầu như tất cả các ý  kiến thảo luận đều  tập trung  vào  vấn đề   một  người dân  không theo  đạo Hồi   sống  tạị   1 nước Hồi giáo  và   người này  xúc phạm đến Đấng tiên tri . Các  luật gia   chú ý  nhiều đến định nghĩa  thế nào là  một sự vi phạm , luật làm chứng   và hình  phạt thích hợp .  Họ đều ái ngại rằng  những lời  buộc tội  dành cho sự vi phạm này   không nên  được   sử dụng như là 1  công cụ để   trả thù   riêng ,  và nhấn mạnh  cần phải   xem xét cẩn thận  các chứng cứ trước khi  tuyên án .  Đa số cho rằng  hình thức đánh đòn bằng  roi và giam giữ có  thời  hạn  là đủ để trừng phạt - mức  độ đánh  đòn   bằng roi  nhiều  hay ít   và thời gian   bị giam    phụ thuộc vào  mức  độ nặng nhẹ của sai  phạm  .  Khó mà  nghĩ   đến trừơng hợp  1 tín đồ   Hồi  xúc phạm đến   Đấng tiên tri  và    thật  ra cũng  rất hiếm gặp . Nếu có,  thì  hành động này  tương ứng với sự phản đạo .
    Đây là  1  lời  buộc tội  đặc  biệt chống lại  Salman  Rushdie .  Phản  đạo là 1  tội trọng   theo luật Hồi giáo , đối với  đàn ông  đây  là tội chết .Nhưng nên nhớ là ở đây đề cập đến  luật  . Luật pháp Hồi giáo   là 1 hệ thống luật và tư pháp , không  phải chỉ có treo cổ và khủng  bố . Luật này đề   ra các qui trình  theo  đó 1 người bị tố cáo  vi phạm sẽ được  mang  ra  xét  xừ ,    đối mặt với  nguyên  cáo ,  và    có cơ   hội  tự bào chữa .  Thẩm phán  theo đó  sẽ đưa  ra  phán quyết , và  nếu  thấy người  bị tố cáo có tội ,   sẽ tuyên án .
    Tuy nhiên  cũng   còn   có   1 quan  điểm khác , do  một   thiểu  số các    luật gia   chủ trương  , cho  rằng    một  tín  đồ Hồi  giáo  xúc  phạm  đến   Đấng tiên tri  là  1 lỗi rất nặng ,    phải trực  tiếp  hành  hình   ngay , và   có  thể , đúng ra là   phải  , bỏ qua  tất cả các    thủ tục  buộc tội , xét  xử , và  kết  án  . Quan điểm   này   căn cứ   theo  1  lời dạy  được   gán  cho chính  Đấng tiên tri   nói ra , nhưng   chưa  được   công nhận rộng  rãi  là   đúng  như vậy :’ Nếu  có kẻ   lăng mạ ta , tín đồ Hồi giáo  nào nghe được   đều phải  giết   hắn ngay".  Thậm chí trong số các nhà  luật học  chấp nhận tính  chân thực của lời dạy này , cũng  có  sự bất đồng .  Một  số người cho rằng cần có  một   số hình thức thủ tục   hoặc   thẩm   quyền ,  và  nếu không  được phép,  thì việc   hành quyết  không  qua thủ tục   chỉ là   mưu sát và đã là mưu sát tức  là phạm  tội   cần  phải   xử . Những  người khác cho   rằng  lời  dạy    như được chép lại   đã chỉ rõ  rằng  việc hành   quyết  ngay , bỏ qua thủ tục  dành cho  kẻ phạm thánh  không  những hợp  với   luật  mà  còn là 1 điều  bắt buộc ,  và   ai   mà  không thực  hiện theo  lời  dạy này  , thì  coi như  chính  họ cũng   phạm  lỗi . Thậm chí  những  thẩm phán cổ điển  theo nhóm cực đoan và nghiêm  khắc nhất  chỉ đòi hỏi   1 tín đồ Hồi giáo  phải  giết kẻ nào   xúc  phạm đến  đấng tiên tri  khi chính bản  thân mình nghe thấy . Họ không  nói gì đến  việc  thuê người  đi giết  vì nghe  qua người  khác  xúc  phạm đến   Đấng tiên tri   tại 1 đất  nước  khác  xa  xôi .
    Việc  thần thánh  hóa  hành động giết người   nêu  trong fatwa của Khomeini   là  1  hình thức   cao hơn   trong việc thực hiện – và  tôn  sùng - việc  ám sát  liều chết.


 
    Nếu   ta     nghiên cứu  tài liệu lịch  sử , ta  sẽ thấy  phương cách tiến hành chiến tranh   của  Hồi giáo  không khác  nhiều  với  phương cách  của người Cơ đốc ,  hoăc của  người Do thái trong những  thời kỳ rất  xa  xưa   và  thời  kỳ rất  cận đại khi  sự lựa chọn này mở ra trước mặt họ . Trong  lúc người Hồi giáo , có lẽ thường xuyên  hơn so với   người Cơ đốc , tuyên  chiến  với  tín đồ   của  các tôn giáo  khác  nhằm đưa   họ vào quĩ  đạo của Hồi  giáo , người Cơ đốc – không  tính  đến  trường  hợp  các cuộc  Thập tự chinh -  có  khuynh hướng tham gia  các   trận chiến  đấu nội bộ tôn giáo  để chống lại  những kẻ ly giáo  hoặc   kẻ theo dị   giáo . Còn người Hồi  giáo , hiển nhiên  là    căn cứ theo   những  hành động   chínhtrị và quân sự   của  người sáng lập ,  sẽ chọn  1 quan điểm  thực  tiển   hơn  là những   gì  được  ghi trong  sách Phúc âm  về các mối liên  hệ    xã hội  và nhà  nước .  Quan điểm của  họ gần  với   quan  điểm   được  ghi trong   các  sách   thuộc Cưu  Ước ,  và  các học thuyết   về việc trừng  phát người  Amalekites  , hơn là  với  quan điểm của Đấng  Tiên tri   và  của Phúc  âm . Người  Hồi  giáo  không  được  dạy là    phải  chìa  má  trái nếu  đã   bị tát má phải , hoặc  rèn lưỡi gươm  thành  lưỡi   cày  và rèn giáo  thành  kéo tỉa cây (Isaiah 2:4) . Tuy nhiên ,  những lời  giáo huấn   này không  cản được  người Cơ đốc  gây ra  một lọat  các cuộc  chiến  đẩm  máu   bên trong   thế giới Cơ đốc    và  chiến tranh  xâm lược  ra nước  ngoài.
    Điều  này     tạo ra  1  vấn đề lớn hơn   liên  quan đến thái độ   của  tôn giáo  đối  với bạo lực  và   vũ  lực,  và  nhất là đối với hành vi khủng  bố .Tín đồ của  nhiều  giáo  phái   có  lúc  viện  dẫn   đến tôn giáo   khi ra  tay   thực  hiện  việc giết người , lẻ tẻ hoặc  hàng  lọat . Thậm chí  có 2 từ phát  xuất từ các  phong trào  như thế    từ các  tôn giáo  phương Đông   đã  đi  trở thành tiếng Anh : thug (  kẻ sát nhân ) từ Ấn độ , và   assassin (  kẻ ám  sát )  từ Trung đông ,  cả 2 từ này đều  gợi  nhớ   đến những  giáo  phái  cuồng tín tôn  thờ hành động đi giết   những  ai mà họ xem  là   kẻ thù  của  niềm tin   của  mình
    Thực  hành và  sau đó là  lý thuyết  về hành động  ám sát  trong thế giới Hồi  giáo  xuất  hiện từ rất  sớm ,  từ các  cuộc   tranh giành  quyền lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo .  Trong số 4 vị Caliph đầu tiên của đạo Hồi  , thì  3 vị   đã  bị ám  sát ,  vị thứ 2   do  1 tên nô lệ Cơ đốc  căm giận giết chết , vị thứ 3  và  thứ 4   do   những tín  đồ   sùng đạo  nổi lọan  giết chết  vì  những   kẻ này  tự cho  mình  là   đao  phủ thực hiện ý    muốn của Thượng đế . . Vấn đề trở  nên  bức  xúc  vào năm 656 C.E khi  các phiến lọan  Hồi giáo  ám sát ‘Uthman   , vị Caliph  thứ 3.  Cuộc  chiến  đầu tiên trong 1 lọat các  nội chiến   là về vấn đề liệu  những  kẻ giết  người  đã làm  xong  hoặc   xem thường  điều răn  của  Chúa . Luật và truyền  thống Hồi giáo   ghi rất  rõ ràng  về nhiệm vụ phải phục  tùng  người lãnh đạo Hồi giáo . Nhưng họ cũng trích  dẫn 2 câu  nói  theo  họ là của Đấng Tiên tri :”Không  được  phục tùng    gây tội  ác"và" Không được phục tùng kẻ nào  chống lại Đấng  Tạo hóa : . Nếu nhà cai trị ra lệnh  trái với luật  của Thượng đế , thế thì  không cần  phải tuân  phục nũa . Ý niệm giết  kẻ độc tài -  cách lọai bỏ kẻ độc tài  được coi là hợp lệ -  không phải  do Hồi giáo sáng tác ;  mà chính đã có từ rất   xa xưa , đều có  ở người Do thái , Hy lạp ,  và  La mã   , và những ai thực  hiện     hành động  này  thường được ca ngợi  như những bậc  anh hùng.
    Các thành viên của  giáo phái Hồi giáo  ,  phái  Ám  sát  ( assassin  đi  từ gốc  Ả -rập  Hashishiyya )  , họat động mạnh  ở Iran , và  sau đó ở Syria   từ thế kỷ thứ 11   đến  thế kỷ 13 , dường như là   những người đầu tiên đã   chuyển đổi  1 hành động được đặt  theo tên   của họ sang thành  1 hệ thống  và  1  ý  thức hệ .  Trái  với  sự tin  tưởng thông thường ,  các nỗ lực của họ trước  tiên không nằm  vào  các chiến  binh  Thập tự   chinh  nhưng là để chống  lại các  nhà lãnh đạo Hồi giáo , những người mà theo họ là bọn sóan ngôi vô đạo .Về mặt này , bọn Ám sát   đúng là    bậc tiền  bối  thực   sự của  những tên  được  gọi là khủng bố Hồi giáo   ngày nay ,  bởi vì  một  số trong  nhóm này  công khai bày  tỏ quan điểm như thế. Cái tên  Hashishiyya , có nghĩa  là   người hít cần sa ( hashish ) ,  vốn  do  các kẻ thù Hồi giáo  của  họ đặt cho . Còn  chính  họ ,  họ gọi  mình   là fidayeen ,  từ tiếng Ả -rập fida’i - người sẵn  sàng  hy sinh cuộc  sống   cho   sự nghiệp.
    Sau khi  phái ám sát  bị đàn áp  và tiêu  diệt  vào  thế kỷ 13 , cái tên này không còn được  sử dụng . Cho đến  giữa   thế kỷ 19, từ này  mới  được  một nhóm  mưu  phản  người Thổ đem ra sử dụng  lại , nhóm này  âm  mưu  lật đổ và  , nếu có thể được , ám  sát vua Sutan .  Âm mưu bị lộ , các  tay chủ mưu  bị ngồi tù  . Từ này  tái xuất  hiện tại Iran , do nhóm  gọi là Fida’iyan –i Islam , tức là fida’i của  Islam , là 1  nhóm khủng  bố tôn giáo chính trị tại Tehran . Nhóm  này  từ khi  bắt đầu họat động  năm 1943 , cho  đến lúc  bị đàn áp năm 1955 , đã tiến  hành một số vụ mưu  sát chính  trị . Sau khi  ám sát Thủ tướng Iran  không thành công  vào  tháng 10 năm 1955,  họ đều bị bắt , truy tố và những  kẻ đầu đảng bị xử tử . Từ những  năm  1960  trở đi , từ này   được   phái   chủ chiến  PLO (  Tổ chức  Giải phóng Palestin)   làm sống lại , để chỉ những tay tham gia họat động khủng  bố trong tổ chức Palestin.
    Về cả 2 mặt  , việc chọn   lựa  vũ khí và  chọn  ra  nạn nhân , phái Ám sát khác rất nhiều với  những người  kế tục  hiện nay.   Đối tượng   của  ho luôn luôn là  1 người ,    là  lãnh đạo cao cấp về chính trị , quân sự , tôn giáo , kẻ được coi như  là  nguồn gốc  của  cái ác .  Chỉ có  người  này , và  chỉ một  mình người  này  ,  mới bị giết. Hành động này  không phải là khủng  bố   theo nghĩa   thông dụng  hiện nay   nhưng đúng  ra chỉ là ám sát  có  mục tiêu . Vũ khí  luôn   luôn  chỉ là chiếc dao  găm . Sát thủ không   thèm  sử dụng  thúôc độc  , nỏ và những vũ khí   khác có  thể sử dụng   từ   xa , và sát thủ cũng không mong -hoặccó ý định ,  hoặc   ước muốn - được sống sót sau khi thực  hiện  nhiệm vụ mà khi  làm  xong  ,  hắn ta sẽ được  thưởng công trên  Thiên đàng. Nhưng  dù  với  bất cứ tình  huống nào , họ cũng không hề tự sát , mà chỉ   chết trong tay kẻ thù .   Cuối cùng  những  căn cứ   họat  động mạnh của  họ tại  Iran và Syria  bị nhóm  quân sự    phá  hủy  . Cũng có nhiều  khả năng là nhóm   ám sát hiện đại  một  ngày nào đó cũng sẽ bị đánh bại ,  nhưng  với  nhiều khó khăn  và  lâu dài . Các tay Ám sát thời trung cổ   thuộc  nhóm cực đoan ,  cách  biệt  rất  xa   với dòng  Hồi giáo  chủ đạo .  Nhưng với những   kẻ bắt chứơc này nay ,điều này không  còn đúng .

 
    Thế kỷ 20  đã làm sống lại  những  họat  độngnhư thế tại  vùng trung đông ,  dưới  nhiều  hình thức và   các mục  đich khác nhau và  chính   họat động khủng  bó  cũng đã trải qua nhiều giai  đoạn .   Vào   những năm cuối cùng của  đế quốc  Anh , nước Anh  đế quốc  đối  diện với nhiều  phong   trào khủng  bố tại  các  thuộc  địa  vùng  Trung đông  , nơi có  3    nền văn  hóa :   người Hy lạp   tại  Cyprus ,  người Do thái tại Palestin, và  người Ả -rập  tại Aden .  Động  cơ  của 3 nhóm này là chủ nghĩa quốc gia  , hơn là vì  tôn giáo .  Dù rằng  họ rất khác nhau  về   hòan cảnh   xuất phát và  tình huống  chính trị , nhưng về chiến thuật  họ   lại có  những điểm tương đồng  cơ bản .  Mục  đích của  họ là  thuyết phục  đế quốc  thấy rằng không đáng phải đổ máu  để   bám víu  khu vực   này . Phươngpháp  của họ là tấn công   các cơ sở quân sự , và trong  chừng mực  , nhân viên  và cơ sở hành chính .  Tất cả 3  nhóm đều họat động trong phạm vi lãnh tổ   của mình  và  thường thì họ cố tránh gây thương  vong  cho  người   không liên  can .  Cả 3 nhóm  đều đạt được  mục tiêu  mong muốn của  họ .
     Đối với  bọn khủng bố kiểu mới , việc  tàn  sát  thường   dân vô tội   và   không liên can   không phải là "tổn thất phụ ( collateral damage )  mà  là mục tiêu chính .  Điều  không tránh  khỏi là,  phản công  chống lại  những tên khủng  bố -    có bao giờ chúng mặc    đồng phục -   lại cũng  nhắm vào các thường dân.Chính sự mù mờ    này  đã giúp rất nhiều cho   bọn  khủng  bố và những kẻ có cảm tình với chúng .
    Nhờ sự phát  triển rất nhanh của  các  phương tiện truyền   thông , nhất là  qua truyền  hình ,   những hình thái  họat  động khủng  bố gần  đây  không nhắm  vào   các mục tiêu kẻ thù  chuyên   biệt  và giới hạn nhưng nhắm  vào  dư luận  tòan cầu .  Mục tiêu  chủ yếu  của chúng không phải là nhằm đánh bại  hoặc thậm chílà suy  yếu  kẻthù về mặt  quân sự , nhưng  để cho   ai cũng  biết   đến  họ và  tạo  ra sự sơ  hãi – đó là 1 chiến thắng  về   mặt  tâm lý .  Hình thức họat   động khủng bố tương tự cũng được    một  số nhóm  tại Đức  , Ý , Tây ban nha và Ireland  áp dụng .  Tổ chức  giải phóngPalestine(PLO) nằm trong   nhóm  thi  hành theo kiểu này thành công  và  bền  bỉ nhất .
    PLO  được  thành lập năm 1964  nhưng đến năm 1967  mới  đóng vai trò  quan trọng , sau khi   quân đội khối Ả -rập  bị thất trận trong cuộc chiến - 6 -ngày .  Chiến tranh    qui  ứơc  thất bại ,    đây  là lúc  thử tìm  phương pháp khác .  Mục tiêu  trong  hình thức đấu tranh vũ trang này  không phải là  các cơ sở quân  sự   hoặc   các cơ quan  chính phủ vốn được  bảo vệ cẩn mật , nhưng lại là   những  nơi công  cọng  , có đông nggười  tụ tập ,  đa  số là dân thường  và  các nạn nhân  không  nhất thiết phải có  liên quan đến  kẻ thù  chính thức .   Một  số ví dụ của chiến thuật này như , vụ cướp 3 máy bay  vào năm 1970 – 1  của   Thụy  sĩ , 1 của Anh  , và 1 của Mỹ -  3  chiếc này  đều được   đưa tới Amman ;  vụ mưu sát   các vận  động  viên Israel   tại Thế vận  hội Munich ;  vụ chiếm  đóng  tòa  Đại sứ Saudi Arabia  tại Khartoum   và   giết   chết  ở đây  2 nhà  ngoại giao Mỹ   và 1  của Bỉ ;    vụ cướp  tàu  du lịch   Achille Lauro của Ý   vào năm 1985 đã  giết chết  một  hành  khách tàn tật .  Những   vụ tấn công khác   nhắm  vào trường  học ,   nơi mua  sắm ,  discotheque , và  thậm chí  còn  nhắm vào các   khách  sắp hàng chờ tại các  phi  trừơng    châu Âu .  Những họat động này   cùng với  nhiềuchiến dịch  khác  do PLO   thực hiện  đã đạt  được  mục tiêu trước mắt   của  họ khá thành công -  đưa được   các hàng  tin    dòng đầu trên  các báo và   trên màn  ảnh  nhỏ . Đôi khi các họat  động này   dành  được    sự ủng  hộ to lớn  từ những  nơi không  ngờ tới  và làm  cho   các thủ phạm   đóng vai trò quan trọng trong   những  căng thẳng quốc tế . Có điều  hơi ngạc nhiên  là   có  kẻ khác được khuyến khích   làm theo gương  của họ. Bọn khủng  bố Ả -rập  của những năm thuộc thập niên  1970 và 1980  tuyên   bố thẳng thừng  là  họ phát động chiến  tranh vì  lý tưởng quốc giaPalestine   hoặc Ả -rập ,  chứ không phải vì Hồi giáo . Thật  vậy ,   một  tỉ lệ khá  lớn  các nhà họat động  và lãnhđạo PLO  là người Cơ đốc.
     Nhưng  dù   họ có thành công  về mặt truyền thông , PLO   lại  không  đạt được  các kết  qủa đáng kể tại nơi  mà  họ quan tâm   - tạiPalestine .  Tại   các quốc gia Ả -rập , trừ Palestine, các   phái theo chủ nghĩa  dân tộc   đều  đạt được  mục đích -   đó là   làm cho  các nhà  cai trị nước  ngọai     bại trận  và cuốn xéo , là thành lập   được chủ quyền  quốc gia  với sự cai trị của các nhà lãnh đạo  dân tộc .
     Có lúc , những từ như tự do  và độc lập  được coi như ít nhiều  đồng nghĩa và  thay  thế cho nhau được .  Tuy nhiên , qua kinh nghiệm  buổi đầu  sau khi đạt được  độc lập  lại  cho thấy rằng đây là 1 sai lầm  buồn . Độc lập và  tự do  rất khác nhau ,và lắm khi đạt  được cái  này    ; lại có nghĩa   là  chấm dứt  cái kia  , và sự thay  chỗ cho  các vị chúa tễ    ngoại  bang bằng  1   bạo chúa  trong nước , lão luyện  hơn,   gần gũi hơn  ,   và  độc   đóan  không  giới hạn .
    Sự cần thiết có 1 lời giải thích mới cho  biết  cái  gì   sai , và có  chiến  lược   để uốn nắn  càng   ngày càng   trở nên bức thiết  và sôi sục . Cả 2 vấn đề   đều được  tìm thấy , trong  tình   cảm  và bản  sắc tôn giáo .  Sự lựa chọn này   không   mới .  Vào nửa đầu  thế kỷ 19 , khi các đế quốc  châu  Âu tiến công  vào nhiều vùng đất  Hồi  giáo,   thì sự kháng cự   đáng kể nhất  đối với sự tiến công này   nổ ra  dưới chiêu bài  tôn giáo .   Người  Pháp tại Algeria , người  Nga tại vùng Caucase , người Anh tại Ấn  độ , tất cả đều  phải đối mặt  với  những   vụ nổi dậy lớn vì  tôn giáo , những   vụ này   chỉ bị dẹp tắt sau những cuộc đàn  áp  dài ngày  và đầy    gian khổ.
    Một giai đọan mới  trong   việc huy động tôn  giáo   bắt  đầu  bằng  1 phong trào  gọi là  chủ nghĩa  tòan Hồi  giáo ( pan-Islamism) theo  ngôn ngữ phương  Tây .  Manh  nha  vào  những năm thuộc thập kỷ 1860  và 1870 ,  phong trào này  học hỏi phần nào tấm   gương của  người Đức và người Ý    đã  chiến đấu thành công  thống nhất  đất nước  trong những  năm đó .  Những người Hồi giáo  cùng  thời  khi bắt chứơc tấm gương trên  chỉ nhận mình là  tìn đồ đạo Hồi  và   đã định nghĩa  mục tiêu  chiến đấu của mình  bằng những  từ ngữ tôn giáo và  cho  cộng đồng   hơn là  chủ nghĩa dân tộc   và  ái  quốc   ,  là  những từ   vẫn còn xa lạ vào lúc ấy . Nhưng với sự bành trứơng  của ảnh hưởng   và giáo dục phương Tây , những ý tưởng  chủ nghĩa quốc gia  và  ái  quốc    này bén rễ và một thời gian  sau  chi phối cả 2 mặt chiến  đấu và   tư tưởng  tại các nước  Hồi giáo . Tuy  nhiên ,  về tôn giáo ,  bản sắc và  sự trung thành  vẫn còn được cảm nhận  sâu  đậm và được thể hiện  trong nhiều phong trào  tôn giáo , nhất là   nhóm Huynh đệ Hồi giáo . Khi  các ý thức hệ thế tục bị thất bại một cách tệ hại , thi những phong trào tôn giáo  trên lại đóng  vai trò   quan trọng  mới , đứng ra chiến đấu  và  nhiều   chiến sĩ  của các  phong trào này  vốn là  các nhà  họat  động  theo chủ nghĩa  dân tộc   đã thất  bại .
    Đối với  nhóm  chủ trương chính thống cũng như  nhóm theo chủ nghĩa dân tộc , các  chủ đề về lãnh thổ đều   quan trọng  nhưng  dưới 1 hình thức  khác, nan  y  hơn. Lấy ví dụ , đối với nhóm chính thống  nói  chung ,  không có hòa bình hoặc nhân nhượng gì với  Israel cả ,  bất cứ sự nhượng bộ nào  cũng  là 1  bước để tiến tới  giải pháp  cuối cùng  thực sự -  đó là sự xóa sổ nhà nước Israel ,trả lại  đất  đất cho ngườiPalestineHồi giáo , những người chủ thật sự ,   còn đối với kẻ xâm lăng , chỉ có cái chết  hoặc  trục  xuất .  Tuy nhiên ,  điều này không có nghĩa  là đã  làm  thỏa  mãn các  yêu cầu của nhóm  chính thống, yêu cầu của họ bao gồm  mọi vùng   đất  tranh chấp khác -   thậm chí  khi chiếm được cũng chỉ là  1 phần  trong cuộc   chiến  đấu   lâu dài  nhằm   thống trị tòan thế giới.
    Chiến thuật cũ  được giữ lại  phần lớn , phần có tính mạnh  bạo  trội  hơn nhiều .Khi   chiến thắng cũng như  khi thất  bại , bọn  khủng bố tôn giáo   áp dụng  có   cải tiến  những phương pháp  do các  nhà họat động theo chủ nghĩa  dân tộc  vào thế kỷ 20 đưa ra , nhất là  việc họ không hề   động lòng khi tàn sát  những  người  vô tội .  Sự dững dưng   này đạt  đến   mức độ mới  trong  chiến dịch khủng  bố   do Usama bin Ladin t phát động  vào  đầu thập niên 1990 . Ví dụ đầu tiên  là  vụ đánh bom  2 tòa đại sứ Mỹ tại Đông Phi  vào năm 1998 . Để giết 12  nhà ngọai giao  Mỹ ,  các tên  khủng  bố không do  dự tàn sát  trên 200  người Phi , đa số là  tín  đồ Hồ giáo ,  tình  cờ có mặt gần đó .  Trong số báo  ngay sau  những  vụ tấn công  này , tờ báo  tiếng Ả -rập Al-Sirat al- Mustaqim của nhóm chính  thống , xuất  bản tại Pittsburg, Pennsylvania ,  bày tỏ sự đau buồn  đối  với các"tử vì đạo", những người   hy   sinh  tính mạng   trong các hiến dịch trên và  còn đăng  tên   những kẻ này theo danh sách được văn phòng Al Qa’ida  tại Peshawa , Pakistan cung cấp.  Người viết  bày tỏ hy  vọng"rằng Thượng đế sẽ…  cho chúng ta  gặp  họ trên   thiên  đàng". Sự coi rẻ mạng  người  ởmức độ cao  hơn  là   cơ sở cho  những hành động thực  hiện  tại New York và Washington  vào này 11 tháng 9 năm  2001.

 
    Một  khuôn mặt  đáng chú ý  trong  các chiến dịch  trên là  kẻ khủng bố liều chết . Đây là  1  sự phát triển mới . Những kẻ khủng bố theo chủ nghĩa dân tộc  của thập niên 1960  và 1970   thường  không  để mình  cùng chết  với nạn nhân    mà bố trí tấn công từ   xa . Nếu  rủi   có bị bắt , tổ chức  của  họ   thường  cố gắng , đôi khi thành công , tổ chức  giải cứu  bằng cách bắt con tin và   hăm dọa sẽ giết  hoặc làm hại con tin .  Những  sát thủ vì động cơ tôn giáo , nhất là  nhóm Ám sát , không  sợ chết khi làm  nhiệm vụ nhưng   họ không hề tự sát .   Cũng   gặp tình huống này với  các  binh  sĩ  con nít  người Iran   trong trậnchiến 1980-1988 chống lại Iraq, bọn chúng   tay chỉ cầm  1  quyển  sổ thông  hành lên thiên đường ,  băng qua  bãi  mìn , để dọn  đường  cho quân đội chính qui .
     Có  1 kiểu  mới khi  thực hiện  nhiệm vụ tự sát    theo đúng  nghĩa  của từ này  dường như được  các tổ chức  tôn giáo  như Hamas  và Hiabullah đưa ra   đầu tiên ,  từ năm 1982 trở đi khi tiến  hành  một  số vụ như thế tạiLiban  và Israel.  Họ tiếp tục trong súôt  thập niên 1980 và 1990 ,  tạo tiếng   vang  đến các  vùng khác  , như  tại đông  Thổ nhĩ kỳ , tại Ai câp , tại Ấn độ , và tại Sri Lanka .  Theo cáctin tức có  được ,  dường như những  ứng viên  được  chọn  thực  hiện  các nhiệm vụ này , trừ vài  ngọai  lệ , đều  là nam thanh niên ,  ít tuổi , nghèo , xuất thân từ các trại tị nạn. Họ nhận được  2 phần thưởng -một  sau khi chết , được  hưởng ân  phứơc   trên  thiên đang ,được mô tả cụ thể ;  một  trên đời  này ,  là phần thưởng  vật chất  , tiền  bạc  cho  gia đình . Một cải  tiến  đáng  chú  ý  là sử dụng phụ nữ để đánh bom liều chết-  do   nhóm khủng bố người Kurd  tại Thổ nhĩ kỳ năm 1996-1990  và  tạiPalestine từ tháng  giêng 2002 .
    Không giống   như  các chiến  binh thần   thánh  hoặc  ám sát  thời trung cổ , là  những người sẵn  sàng chịu chết  trong tay  kẻ thù  khi  bị bắt ,   những kẻ khủng bố liều chết  chết bởi chính bàn tay  của mình . Điều  này  đặt ra một câu hỏi quan trọng  về giáo lý Hồi giáo . Các sách luật Hồi giáo  nói rất  rõ  về đề tài tự sát .  Đây là 1 trọng tội   và  sẽ bị trừng phát  dưới hỏa ngục đời đời  dưới dạng nếu  anh đã tự sát the kiểu nào thì sẽ bị trừng phạt   theo kiểu đó .  Những  dòng  sau đây ,  căn cứ theo  lời  truyền miệng của Đấng tiên tri , làm rõ   điều  này :
            Đấng tiên tri  nói :  kẻ nào tự giết mình bằng   dao  sẽ phải    chịu  hành  hình bằng  lưỡi dao đó  trong lửa  hỏa ngục.
            Đấng tiên tri cũng nói :  kẻ nào  treo  cổ tự sát  sẽ phải chịu treo cổ dưới  đại  ngục ; kẻ nào  đâm  tự đâm mình sẽ phải tự đâm mình   dưới địa ngục … Kẻ nào  nhảy  xuống  núi  để tự tử sẽ phải nhảy  vào   hỏa ngục  đời đời . kẻ nào  uống thuốc độc  tự sát  sẽ phải tự mình mang theo thuốc  độc  để uống   trong  địa ngục đờiđời … kẻ nào tự sát  bằng   cách nào thì sẽ bị hành  hạ  bằng cách đó    ở dưới địa  ngục . Kẻ nào  tự tử bằng cách nào trên đời này   sẽ bị   hành  hạ bằng  cach đó trong  ngày sống  lại".
         
      Những  người có thẩm quyền đầu tiên   phân  biệt  rõ  giữa  việc đối diện cái  chết trong   tay kẻ thù  và  chết  bởi chính tay mình . Có  1 truyền   thuyết   rất  xa  xưa về hình thức gọi là hadith quasi   , tức là  lời  của  chính Thượng đế do  Đấng tiên tri  trích   dẫn , cho thấy 1  ví dụ   điển  hình . Đấng  tiên tri  có mặt khi  một người    tự kết liễu  đời  mình   vì  quá đau  đớn do  bị thương  rất nặng   khi  tham gia thánh chiến . Do  vậy   Thượng đế phán"kẻ tôi tớ   của ta đã  qua mặt ta khi tự tay  lấy  đi linh hồn của  hắn ; vì thế hắn   sẽ không được  lên thiên   đàng" Cũng theo  một truyền thuyết  xa xưa khác , Đáng tiên tri  từ chối đọc kinh cầu nguyện  trước  thân  xác  của 1  người bị giết  bởi chính bàn tay của mình .
      2 đặc  điểm  nổi bật   trong   các cuộc tấn công  ngày 11 tháng 9  và  những  hành động tương tự khác :  sự sẳn sàng tự sát  của  các thủ phạm  và tính tàn nhẫn   của những  kẻ   sai phái họ ,   bao gồm  kẻ được giao  nhiệm vụ lẫn   với  vô số các  nạn nhân . Liệu những   đặc điểm  này   có  mặt  nào  được coi là   phù hợp   với  đạo  Hồi ?
      Câu trả lời   rõ ràng là không .
       Sự  giết chóc nhẫn tâm  hàng ngàn người  tại  Trung tâm thương mại thế giới (WTC  ) bao gồm  nhiều người không phải là người Mỹ , trong số đó   có  nhiều  tín đồ đạo Hồi   đến từ các quốc gia Hồi  giáo ,  không hề được  biện minh bởi  luật pháp hoặc  học thuyết Hồi giáo  và    không hề có tiền lệ   trong lịch sử Hồi giáo . Thực vậy , không có mấy  hành  động  mang đầy cái  ác một cach cố ý  và  bừa  bãi như thế   trong lịch sử nhân  lọai . Đó không những chỉ là tội  ác đối với nhân lọai   và  chống lại văn minh ; mà đó cũng là  những  hành động – theo quan điểm Hồi giáo -  có tính  báng  bổ ,  đối với  những kẻ   nhúng tay  vào các tội ác như thế lại cho rằng  việc làm của  mình nhân danh  Thượng đế ,  Đấng  tiên tri  và   lời dạy của người .
      Nhiều  người  Ả -rập và tín đồ Hồi giáo  bị sốc và  kinh   sợ   đối với vụ tấn công  Trung tâm thương mại thế giới khi  thấy  sự tàn  phá  và chết chóc khủng  khiếp   ,  kèm theo sự hổ thẹn  và  giận  dữ khi sựtấn  công này được ra tay nhân danh   họ và nhân  danh  đức tin  của họ .  Đây là  phản  ứng  của  nhiều người- nhưng không  phải  là của  tất  cả.  Có đủ những   tường  thuật  và cả   hình cảnh  cảnh vui mừng  trên các đường phố tại   các  thành phố Ả -rập và   các nước Hồi giáo khác khi nghe   sự việc xảy ra tại New York . Về một mặt  nào đó  , phản  ứng  này có tính  ganh  ghét -  một  tình cảm khá  phổ biến ,  dưới  một hình thức  câm lặng hơn , tại châu Âu . Trong   đám kẻ nghèo  và khốn  khổ ở đây , có người  cảm thấy  hài lòng  - thậm chí có người  còn vui sứơng-  khi  thấy người Mỹ giàu có  và  tự mãn được  cho một  bài học.
      Còn  phản  ứng   của báo chí Ả -rập  đối với  vụ tàn sát   tại New York và Washington  là  1 sự cân bằng khó chịu  giữa chấp nhận  và từ chối , khá  giống với phản ứng  của họ đối với nạn diệt chủng  Do thái tại châu Âu trong thế chiến thứ 2 ( Holocaust) .  Về nạn diệt chủng , có  3  quan điểm không  phải là  ít gặp   trên các  phương tiện  truyền thông tiếng Ả -rập:   sự việc này chưa bao giờ xảy ra ;  bị phóng đại quá đáng ; đáng đời bọn   Do thái .  Về quan điểm   thứ 3 ,  một  số nhà  báo táo gan  còn  trách là Hitler  đã không làm   xong công việc .  Không  ai  công  nhận   rằng   vụ phá họai tòa nhà Trung tâm  thương mại  thế giới  là  chưa  bao giờ xảy ra ,  qua  thời gian  ai cũng  công nhận là  vụ này  vốn do  các  tay chuyên  nghiệp dàn dựng . Ý kiến  hiện nay  của   các nhà  bình luận Hồi giáo , dù    không  phải là tất cả ,  biện giải  rằng  không  có  tìn đồ Hồi giáo  hoặc  người Ả -rập  nào  làm  việc  này . Thay    vào đó ,  họ đưa ra những cách giải thích khác .  Trong  số đó  bao gồm bọn Mỹ theo chủ nghĩa người da trắng là siêu đẳng ,  ý  muốn  nói đến vụ Oklahoma  do Timothy McVeigh ;    những người chống đối  tòan cầu hoá ; người  châu Âu , người Tàu  và   những  người chống   đối  kế họach  lá  chắn  phòng  thủ tên  lửa ; người Nga  tìm cách trả thù  cho sự sụp đổ của Liên xô ; người Nhật  muốn trả thù  vụ Hiroshima cố cựu ; và  nhiều lý  do đại lọai như thế . Một  tay bình luận  thậm chí  còn  cho  rằng vụ tấn công 11/9  là do  Tổng thống Bush dàn dựng , nhằm  đánh lạc hướng vụ việc  ông ta thắng cử bởi"một  thiểu số   nhỏ nhoi không đủ để bầu  1 nhân  viên hội đồng  xã  tại miền Thượng Ai cập"  Bình luận gia  này  cũng gán  Colin Powell  là  kẻ  đồng  phạm  của  2  đời Tổng thống Bush .
      Cho tới nay , lời  giải thích  phổ biến  nhất   ,   với  ít nhiều thay đổi ,  qui kết   tội   ác là  do kẻ thù ưu ái   của họ -  đó là  Israel , là Mossad (  theo  một  số người , có sự tiếp tay của CIA) , là hội Trưởng lão Israel , hoặc  đơn  giản  và đầy  đủ nhất ,  là"bọn Do thái". Làm  như   thế cho phép họ ngay  lập tức  nâng   cao ý nghĩa   của vụ tấn công   và  đồng thời  cũng  gạt phắt    sự liên quan của   mình .  Động cơ  để đổ thừa cho người Do thái  là  nhằm làm cho  người Ả -rập  và   tín đồ Hồi giáo nói chung  vô can  và  để   chia  rẽ người Do thái và  người Mỹ ,  Một   bình luận  viên người Jordan   đóng góp  1  chủ đề bổ sung  khá  thú vị-  là "các tổ chức  Zion" gây  ra  vụ tấn công này  để Israel lấy cớ phá   huỷ đền thờ Aksa Mosque , trong khi cả thế giới đang tập trung chú  ý  vào nước Mỹ .  Cách  giải thích này  không ngăn được - ngược lại , còn  khuyến khích  -  quan điểm   phổ biến   về sự việc  xảy   ra,   đó   là   tuy  gây  tội ác   , nhưng cũng chỉ   là ác giả ác báo  cho người Mỹ mà thôi . Có lẽ phản  ứng  mãnh liệt  nhất -  và công  khai nhất -  là của  tờ tuần báo  của nhóm Hamas, Al-Risala , tại Gaza , trong số ngày 13/9/2001”  Đấng Allah  đã   đáp  lời  cầu  nguyện  của chóng con”.
      Khi  toàn bộ   sự kinh hoàng  của  vụ tấn côn  được   biết rõ hơn , một  số cây bút muốn  kết   tội những  kẻ   chủ mưu   và  bày tỏ lòng trắc ẩn đối với  nạn nhân .  Nhưng  ngay  cả những người này  cũng không chịu bỏ cơ hội để tố cáo  rằng chính người Mỹ đã tự gây  hoạ cho chính mình . Họ đưa ra  1 bảng liệt kê  dài   và chi tiết những tội ác mà người  Mỹ   đã làm  , bắt  đầu  bằng   việc   chinh phục , chiếm đất làm thuộc  địa  và    đưa  dân  đến định cư -  là những   từ gây  xúc động lòng  người -  Tân thế giới   cho đến ngàynay ,  cũng như danh sách  những nạn nhân  đã  chết   vì   sự tham  lam  và tàn  bạo của  người Mỹ tại châu Á, châu Phi , và  châu Mỹ La tinh.
      Usama bin ladin  đã nói rõ  cách mà  ông ta  cảm nhận  cuộc chiến đấu khi luôn  gọi  kẻ thù   của mình là"đám  thập tự binh".  Nên  nhắc lại rằng , các Thập tự binh  cũng   chẳng  phải là người  Mỹ hoặc  người Do thái;   mà chính là   các tín đồ Cơ đốc  tham  gia thánh chiến  để dành lại  những  nơi  linh   thiêng  đã bị chiếm mất tại các vùng đất  thuộc  đạo  Cơ đốc .  Trong ‘ bức thư gởi cho nước Mỹ"  vào tháng 11/2002  được gán cho   Usama  bin Ladin , có nêu  chi tiết  nhiều  tội  ác  không những   chỉ do chính phủ Mỹ mà  còn do nhân dân Mỹ nhúng tay   vào ,  và  thư này nêu rõ dưới 7  tiêu đề"Những  điều chúng tôi  kêu  gọi  các người   và những  điều  chúng  tôi muốn  tù các người".  Việc đầu tiên   là  đi  theo Hồi giáo ; việc  thứ 2"các người ngưng  ngay sự áp  bức , dối trá ,  thói vô đạo  đức  và   truỵ lạc ";  việc   thứ 3" nhìn nhận rằng  nước Mỹ là"một  quốc gia không có  cá tính  hoặc nguyên tắc";  việc thứ 4 ,  chấm dứt ủng  hộ   Israel tạiPalestine, người Ấn độ tại Kashmir , người Nga  chống lại người Chechen  , và chính quyền Manila  chống lại   người  Hồi giáo tại miền  nam Philippin; điều thứ 5" thu dọn  đồ đạc và cuốn xéo  khỏi  đất nước của chúng ta . Điều này được coi như  là  lời khuyên có lợi cho người Mỹ" đừng để chúng ta  buộc  phải gởi các ngươi   về nước khi  nằm trong quan tài"; điều thứ 6"ngưng ủng  hộ các  nhà  cầm quyền thối nát  tại đất nước chúng ta .  Đừng  xía   vào  việc chính trị và  phương pháp giáo dục của chúng ta .  Hãy để bọn ta yên ,  nếu  không sẽ còn gặp   chúng ta   tại New York và Washington ; thứ 7 , nên giao tiếp   với  người Hồi giáo trên cơ sở quyền lợi  và lợi  ích  cùng   có lợi , thay  vì  dựa trên các  chính sách  nô  dịch,  cướp bóc  và  chiếm đóng .   Lá thư  chấm  dứt  bằng những  lời  báo cho  người Mỹ biết rằng, nếu  họ không nghe những lời khuyên  trên   , họ sẽ bị đánh bại  như tất cả các  Thập  tự   binh trước  kia , và"số phận  của họ cũng sẽ giống như bọn Liên xô  sau  khi tháo chạy khỏi Afghanistan  , lại phải  đối  đầu với sự thất bại  về quân sự ,  sụp đổ chính trị ,  tụt  nhào về ý  thức hệ   và  phá sản   kinh tế”.
      Bảng cáo trạng   dành cho  Mỹ   trong  lá thư này   rất  cặn kẻ .  Ngoài  bảng liệt kê quen  thuộc nêu rõ  các mối  bất  bình cụ thể , còn có một loạt  những tố cáo chung  và riêng . Những  mối bất  bình này  đều  có  nguồn gốc lắm  vẻ và  dễ truy tìm , phản ánh các  ý  thức hệ kế tiếp  nhau  đã tác động  đến các chính trị   gia  và các chính sách  vùng  Trung  đông qua nhiều thời kỳ khác nhau . Một số ý thức hệ đã có  từ thời  Quốc  xã Nazi , tức là sự suy đồi   và   sự thống  trị   cuối cùng của  người Do thái ; một  số từ thời  chịu  ảnh hưởng Liên xô ,  như sự tham  lam và  bóc  lột của   chủ nghĩa tư bản .  Một  số nhiều là  ý thức hệ gần đây của  châu Âu    và thậm chí có nguồn gốc từ Mỹ , và  cả   phe tả lẫn phe  hữu .  Trong số đ ócó  vấn đề ô nhiễm toàn cầu   và  việc  Mỹ không  ký  vào thoả ước Kyoto ;   sự thối nát về chính trị   qua  việc tài trợ khi tranh cử ;     việc  dành đặc quyền   đặc lợi  cho"giống  da trắng" và  những   ý thức hệ từ   cánh  hữu , là  chủ nghĩa   tân Quốc  xã , là  lời cảnh báo của  Benjamin Franklin    về nguy cơ   Do thái   làm  giảm   ưu thế của  giống  da trắng .   Vai trò  mang  điềm gỡ của  người Do thái   được   nhấn  mạnh   trong  hầu hết những lời cáo buộc trên . 
      Ngay cả những  giá trị được  khoa trương    về lối sống Mỹ    cũng   trở thành tội lỗi và tội ác .  Sự giải phóng  phụ nữ được coi là   hành động   suy đồi  và đem  phụ nữ sử dụng  như  là   "sản  phẩm  hàng hoá".  Bầu cử tự do   có nghĩa là  người  Mỹ tự do chọn  người lãnh đạo  và  vì thế   họ phải chịu  trách nhiệm  và phải chịu  tội  cho những  hành  động  sai trái của  những người lãnh đạo này - tức là    không còn có "kẻ đứng  ngoài  vô tội"nữa . Tệ   hại hơn  cả là sự   tách  rời  giữa   nhà thờ và nhà  nước :”  Đáng lẽ   đất  nước của các người   phải được cai trị bằng  Shariah của  đấng Allah   được  ghi trong  hiến  pháp   và  trong luật ,   thì  các người lại soạn ra  luật  theo ý  của mình .   các  người tách  tôn giáo ra khỏi chính trị ,  đi ngược lại bản chất  thanh  khiết  khẳng định  rằng  Quyền  Tối thượng    là của  Thượng đế và Đấng tạo hoá".   Nói   tóm  lại ," các người đang  sống  trong 1  nền   văn minh  tệ hại nhất trong    lịch sử nhân  loại" Lời  phán xét này    còn đáng chú ý   hơn nữa khi  nó  xuất  hiện vào   lúc các chế độ độc tài  Quốc  xã và Liên xô   vẫn   còn   hiễn  hiện trong  ký ức – đó là chưa nói  tới  các chế độ chuyên chế xa  xưa   được  ghi  trong sử   mà bin Ladin  và đồng  bọn  thường  viện dẫn.
       Lý do cơ  bản   là  hiện nay  nước Mỹ được   coi như  là  nước  cầm đầu   phương Tây  ,   của thế giới Cơ  đốc , hoặc  nói chung   là”   thế giới của   những  kẻ không  có đạo".  Theo nghĩa  này , Tổng  thống Mỹ được coi   như là người  nối nghiệp   của    một chuỗi dài các nhà cầm quyền – tính từ   các hoàng đế Byzantine  tại Constantinople  , các hoàng đế LaMã  Thần thánh  tại Vienna,  Nữ hoàng Victoria  và các đấng quân vương  tại Châu Âu .  Ngày  nay cũng  như   trong   quá khứ ,  thế giới của những  kẻ Cơ đốc  không có đạo  được coi  như  là lực lượng duy nhất  đáng   gờm   đã  cạnh tranh và  ngăn cản  sự bành trướng  được  thần thánh   cho phép  của người Hồi giáo , lực lượng này chỉ kháng cự và  làm chậm  nhưng  không  ngăn cản  được  sự chiến thắng  cuối cùng , không thể   khác được  ,   và toàn diện   của  đạo Hồi .
      Không có gì  để nghi ngờ là   sự hình thành  tổ chức Al- Qa’ida  và  những  lời  tuyên  chiến  liên  tục  của Usama  bin Ladin   đã  đánh  dấu   khởi điểm  của   1  giai đoạn   mới  đầy tai   hoạ   trong lịch sử    đạo  Hồi  và   chủ nghĩa  khủng  bố .   Lý do  cho  các  hành động của bin Ladin , do chính   ông  ta   giải thích  rất  rõ  , là  sự hiện diện  của  Mỹ tại Arabia  trong  cuộc chiến vùng  Vịnh -   là  1  sự   xúc phạm  đến  Thánh địa Hồi giáo-  và  việc nước Mỹ sử dụng   Saudi Arabia  làm căn cứ để   tấn công Iraq.  Nếu Arabia là  địa  điểm  có tính tượng trưng  nhất  trong thế giới  Hồi giáo , thì Baghdad  chiếm vị trí  thứ 2 , vì  là  kinh đô  của Caliph   trong vòng  nửa  thiên  niên  kỷ và  là bối cảnh  của  những trang  hào hùng  nhất  trong  lịch sử Hồi giáo . 
      Có 1 yếu tố khác  có lẽ   còn  quan trọng  hơn  đã thúc đẩy bin ladin  hành động .  Trong quá khứ , người đạo Hồi   chiến  đấu chống  lại phương Tây  bao giờ cũng nhờ   những kẻ thù  của phương Tây  sự uỷ lạo ,   sự khuyến khích   và  những giúp đỡ về quân sự và  vật chất.  Giờ đây ,  lần đầu tiên  trong nhiều thế kỷ ,   không  còn  có loại  kẻ thù  hữu dụng  như thế nữa .  Bin Ladin và  đồng  bọn   nhận  ra  ngay  rằng , trong  khung  cảnh dàn  xếp   quyền  lực thế giới  mới  , nếu họ muốn đánh nhau với Mỹ , họ phải  làm việc  này  một  mình .  Vào năm 1991, cùng  năm  này đế quốc  Liên xô không còn  tồn tại , bin Ladin  và đồng bọn   khai sinh Al – Qa’ida ,    thu nạp nhiều   cựu binh  tham  chiến tại Afghanistan .   Nhiệm  vụ của  họ dường như  có thể  làm cho người khác  sợ hãi , nhưng với  họ thì  không hề như thế. Theo  cách nhìn  của  họ ,  họ đã đuổi  được  người Nga  ra khỏi Afghanistan ,  từ sự thất  bại to lớn này  đã  dẫn tới  sự sụp đổ   của Liên  bang Xô viết .  Sau  khi  đã  đánh bại được  1  siêu cường   mà họ luôn  coi là  đáng  sợ ,  họ cảm thấy sẳn  sàng để chọi với 1 siêu cường  khác ; siêu cường  này là  nước Mỹ , theo  bin  Ladin  nhiều lần  phát biểu , chỉ là  con  hổ giấy .
      Các  tay khủng bố Hồi giáo cũng đã từng bị thúc đẩy  bởi  những  niềm tin  như thế trước đây . Một  trong  những phát  hiện gây  ngạc  nhiên nhiều nhất trong  hồi ký của  những kẻ   chiếm  giữ sứ quán Mỹ tại Tehran  từ 1979 đến 1981  là lúc đầu họ chỉ   có ý định muốn  chiếm  toà  nhà và giữ các con tin  chừng  vài ngày .   Sau đó họ thay đổi ý định  khi thấy rõ khi những  phát  biểu  của Washington  cho biết sẽ không  có hành động    đáng  gờm  nào chống lại họ .Cuối cùng họ   thả con tin ,   họ giải thích  chỉ vì   sợ rằng    Ronald Reagan,  tổng thống  đắc cử    sẽ tiếp cận  vấn đề"giống như chàng  cao-bồi". Còn bin Ladin  và đồng  bọn  rõ  ràng là không hề có  sự   quan tâm  như  thế ,  và sự thù  ghét của họ cũng  không    bớt  đi vì  sợ hãi hoặc  giảm   đi vì   kính nễ. Theo  cách cũ ,  họ cứ liên tục nhắc   là người Mỹ đã từng   cuốn  vó ra khỏi  Việt nam , Liban  và- điều  quan trọng nhất  dưới mắt  họ - là rút  lui ra  khỏi Somalia . Người ta  phát hiện nhiều điều  qua những  nhận xét của  bin Ladin  trong 1  cuộc phỏng vấu  do John Miller  , đài ABC News , vào ngày 28 /5/1998 :
            Chúng ta   đã  từng  thấy  trong thập  niên vừa qua  sự suy  yếu của  chính quyền  mỹ và sự yếu đuối của   lính Mỹ ,  kẻ    sẳn  sàng gây chiến tranh lạnh  nhưng không hề chuẩn bị    cho những  chiến  tranh  lâu dài .  Điều này được chứng minh tại Beirut , chỉ với 2 vụ nổ lính thuỷ đánh bộ Mỹ    đã tháo chạy   , cho thấy   rằng họ có thể cuốn xéo   trong vòng  24 giờ , và  điều này  cũng  đã lập  lại  tại Somalia …  Thanh niên   chúng tôi  ngạc  nhiên  khi thấy tinh  thần   của  lính Mỹ thấp  đến thế …  Chỉ sau  vài cú   đánh đấm ,   là họ bỏ chạy vì thua ….Họ quên mất   mình là người lãnh đạo thế giới  và  lãnh đạo trật   tự thế giới  mới . Họ   rút lui , kéo   theo  các  xác chết   binh sĩ  và   sự thất   bại  đầy nhục  nhã  .
       Đối với Usama bin Ladin  ,   lời tuyên chiến  chống  lại nước  Mỹ   đánh  dấu  sự   phục hồi cuộc tranh đấu  để   giành sự thống  trị tôn giáo  trên thế giới    mở màn  thế kỷ thứ 7 . Đối với  ông này  và   đồng bọn , đây là thời điểm   thuận lợi .  Ngày nay , nước Mỹ là  đại diện   cho  1 nền  văn minh   và  thể hiện  vai trò lãnh đạo  của  Nhà  của Chiến  tranh ,  và  giống như Rome  và Byzantine ,  nước Mỹ đã  thoái hoá ,  suy đồi  đạo đức ,   sẵn   sàng  bị lật  đổ. Tuy  nước Mỹ yếu , nhưng   vẫn còn nguy hiểm .  Khomeini   đã  nói  rõ như thế khi gọi    nước Mỹ là  tên "Satan đầu  sỏ" , còn  đối với  các  phần  tử nhóm Al –Qa’ida  , sự lôi cuốn   của  nước Mỹ với   lối sống  phóng  đãng , đồi bại   sẽ là   mối   đe  dọa  lớn nhất  đối  với lối sống Hồi giáo  mà   họ muốn  áp đặt   cho  các giáo hữu  đạo  Hồi .
      Nhưng   với  nhiều người   khác nước Mỹ lại  cống hiến   một  kiểu  quyến rũ  khác – đó  là sự hứa  hẹn về nhân  quyền ,  về các định chế tự do   và 1 chính  phủ có trách nhiệm ,  đại diện  cho  dân . Càng ngày  càng có nhiều cá nhân , thậm chí  một  số phong   trào  , đứng ra   cố du nhập  những  định chế như thế   vô   nước   mình .  Điều này không  hề dễ dàng.  Như  đã   thấy  ,  nhiều thử nghiệm  tương tự đã trở thành  các chế độ thối  nát  hiện nay .  Trong  số 57 thành viên   của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo , chỉ có  1  nước duy nhất , là Cọng hòa  Thổ nhĩ  kỳ ,  xây dựng  được các định chế dân chủ   trong một thời gian dài , mặc  dù  gặp phải  nhiều  vấn đề  khó khăn ,  nhưng   cũng đã  đạt  được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng  1 nền kinh tế tự do và  1  xã hội  và  1   trật tự chính  trị   tự do .
      Tại 2  nước Iran  và  Iraq ,  chính  phủ hiện nay chống Mỹ rất mạnh ,  hiện đang có những  lực lượng dân chủ đối lập   có khả năng   lập   được chính  phủ .Còn chúng ta , đại  diện cho thế giới tự do , đáng  lẽ có  thể làm  nhiều việc  để giúp họ ,  nhưng lại làm  qúa  ít. Tại nhiều  nước trong khu vực ,  có nhiều người chia  sẻ các giá trị của chúng ta , có cảm tình  với chúng ta ,  và  cũng muốn  có  cùng lối sống như chúng ta . Họ hiểu rõ tự do và  muốn  xứ sở của họ được tư do . Quả là  khó  khăn nhiều   cho  chúng ta khi muốn giúp đỡ   họ , nhưng ít nhất  chúng ta không nên   cản trở họ .  Nếu họ thành công ,  chúng ta sẽ có thêm bạn  và  đồng minh   theo  đúng nghĩa  của từ này , không phải  chỉ về mặt ngọai giao .
      Trong  khi đó , còn có   1 vấn đề cấp bách hơn . Nếu  những người  cầm đầu Al-Qa’ida  có  thể thuyết phục thế giới Hồi giáo  chấp nhận quan điểm và  sự lãnh đạo của  họ,   thế thì trước mắt là 1 cuộc chiến  đấu  lâu dài  và đầy  gian khổ , không những   chỉ dành cho nước Mỹ.  Châu Âu , nhất là Tây  Âu  hiện nay,  là nơi cư  trú  của  1  cọng đồng Hồi giáo  đông đúc  và ngày càng  lớn mạnh ,  và  nhiều người  châu Âu   bắt  đầu  xem  sự có mặt của  cọng đồng  này  là 1  vấn đề , thậm chí là  sự đe  dọa. Chẳng   chóng  thì chầy , Al- Qa’ida  và đồng  bọn   sẽ đụng độ với  các nước láng giềng  của thế giới Hồi giáo- đó là nước Nga, Trung quốc, Ấn độ -  là những nước   có  thể sẽ chẳng  nhẹ tay như nước Mỹ khi sử dụng  vũ lực  để chống lại  tín đồ Hồi giáo  và  những    điều ràng  buộc   thiêng liêng  của họ .  Nếu  nhóm  chủ trương chính thống  tính tóan đúng  và thành công  trong cuộc chiến ,   thì  quả là  1 tương lai đen tối   sẽ dành cho thế giới , nhất là  phần  thế giới đang  theo Hồi giáo.
 


Lời bạt
 

      Sự can  thiệp quân sự của Mỹ tại Afganistan   và sau đó tại Iraq  nhằm 2  mục tiêu  công khai :   mục tiêu  thứ nhất  và   sát trước  mắt hơn  , là  nhằm   ngăn chận và đánh bại khủng  bố ;  mục tiêu thứ 2 là mang lại tự do , đôi   khi được  gọi là  nền dân chủ ,  cho  nhân dân  các nước này  và  một   số nước trong vùng .
      Những kẻ bảo trợ và   tổ chức  chính sách  khủng  bố   gồm có  2 nhóm  nhằm  vào các  mục đích   rất khác  nhau , mặc  dù   họ có khả năng   cọng tác  và  đã  từng  làm như vậy tường  xuyên   . Một  nhóm  có tính địa  phương  gồm  những  tàn dư của chế độ Iraq  trước kia ,  nhóm  này được    chính quyền  của  một  số nước   trong  vùng  khuyến  khích  và   đỡ đầu   vì  họ cảm thấy  nguy  hiểm  bởi  những  gì đang  xảy ra  tại  Iraq. Mục  đích  của  những nhóm  này là    bảo vệ -    hoặc trong trường hợp Iraq  , là phục  hồi – các chế độ chuyên  chế   thâm  căn cố đế   tại các  nước  này .  Nếu người Mỹ quyết định từ bỏ chiến dịch  quá tốn  kém và    nhiều phiền  phức  này  rồi rút  về nước ,  như nhiều người  cố xui    ,  thì điều này cũng  đủ làm  hài lòng   các  nước   trong vùng  bảo trợ cho   khủng  bố .  Một số nước  còn  đề xuất  là sẽ khôi phục những  mối  quan hệ hữu nghị .
       Còn nhóm  khủng  bố kia  coi việc  hất  cẳng Mỹ ra  khỏi Afghanistan  và Iraq   chỉ là    1  bứơc khởi đầu - tức là   chỉ mới thắng có 1 trận đánh chứ chưa  thắng 1 cuộc chiến ,   chỉ là  1  bứơc  trong    1 cuộc chiến   tranh  dài  và   lớn  hơn  cho  đến  khi nào  dành được   thắng lời  hòan  tòan  trên  phạm vi tòan cầu .
      Người Mỹ cũng  vậy ,   tuyên bố sự can thiệp của  họ là  nhằm  1  mục đích  dài   và   rộng  lớn hơn;  không   những  chỉ đánh  bại   và chấm dứt được   chính sách khủng  bố , mà  còn để giúp cho  nhân dân  các  nước  Afghanistan và Iraq vốn bị áp   bức   từ lâu , và  cuối cùng là  nhân dân  các   nước khác, cơ  hội   đọan tuyệt với  các chế độ thối nát   và  áp  chế    đã   đè  nén  họ    hàng chục năm dài  và  để phục hồi hoặc   hình thành 1 trật tự   chính trị vì  dân   và được  nhân dân  kính trọng .  Điều này  được  nhiều người   trong vùng  ủng   hộ mạnh  mẻ . Nhưng  , do  những gì  đã xảy ra trong qúa khứ và  thực trạng hiện   tại ,  sự   ủng  hộ này còn khá  dè  dặt .
      Điều chắc chắn là , việc  hình thành 1  nền dân chủ tại Trung đông  sẽ không  dễ dàng  hoặc   nhanh  được,   như   đã từng  xảy ra tại châu Âu  hoặc tại châu Mỹ .  Tại   Trung đông ,   sự hình thành này phải trải qua  nhiều giai đọan .  Quá  nhanh  hoặc  quá  xa  chỉ tạo nên   những lợi thế trước mắt   cho những   kẻ   có lắm thủ đọan  và  dọa  nạt . Algeria  là 1 ví dụ cho thấy   có khi lại dẫn đến   sự xung đột  dữ dội  giữa  2  nhóm .
      Hình thái độc tài    tồn  tại hiện nay tại Trung đông   trên  nhiều  mặt   đó là  kết  qủa  của   sự   cải cách  ,  rập   khuôn   và  chịu  ảnh hưởng của châu Âu . Hình thái này chỉ dẫn  tới  một   mô hình  chính trị châu Âu duy nhất   có tác dụng tại  Trung đông - đó  là  nhà   nước  chỉ có 1  đảng   chính trị ,   hoặc theo  kiểu quốc  xã   hoặc kiểu  Cọng  sản , nhưng   thực ra  chẳng   khác nhau  mấy . Trong các hệ thống này , đảng  chính trị không  hề giống như   tại châu Âu , là   tổ chức  để thu hút  phiếu  bầu  và thắng cử , mà    là 1 phần của   bộ   máy  nhà nước chuyên  lo   việc nhồi sọ và  cưởng chế .   Đảng Ba’th  có 2  nguồn gốc , vừa  phát-xit   vừa Cọng  sản , và  hiện nay vẫn còn  đại diện đắc lực  cho cả 2  xu hướng   này .
      Nhưng   ngoài   những khuynh  hứơng này ra , còn có  các truyền thống   xưa hơn , được thể hiện khá rõ  trong  ngôn  ngữ chínhtrị   và kinh nghiệm chính  trị tại Trung đông : đó là truyền  thống  chính  phủ cai trị bằng luật pháp ,  bằng sự đồng thuận  ,   kể cả bằng giao   ứơc .
      Những thay đổi  về mặt tinh thần của   những truyền thống này   sẽ tạo cơ hội   cho các  hình thái  Hồi giáo khác  ngoài  sự cuồng tín điên rồ và  bất dung  của  đám khủng  bố.  Dù rằng  hiện nay nhóm khủng  bố được nhiều  người đồng tình và  cung cấp  tiền  bạc  dồi dào , nhưng  hình thái này  không   hề đại  diện  cho  dòng Hồi giáo  chính   thống từ nhiều thế kỷ . Các  truyền thống ra lệnh  và  tuân thủ   qủa thực  đã   bám  rễ lâu đời ,  nhưng cũng  có   những  yếu tố  khác trong   truyền   thống Hồi giáo  góp phần  xây dựng 1  hình thức cai trị cởi mở và tự do hơn : đó là việc các  nhà luật học truyền thống   từ bỏ nguyên tắc chuyên chế và độc đóan và thay   vào đó  bằng   các giao  ứơc  khi xây dựng   và lấy  ý kiến  đồng thuận  về     đạo  đức cầm quyền ,  tính bó  buộc tuân thủ luật pháp của tất   cả mọi người  ,  từ    bậc vua chúa lắm quyền  đến  những   kẻ hèn  mọn nhất .    Một  yếu tố nữa  đó là sự chấp nhận ,   đúng ra   là cần có  sự khoan dung , được thể  hiện  qua  những lời  dạy  trong kinh Qur’an :” trong  tôn giáo không   được  ép  buộc" và   truyền thống  xa   xưa"sống  hòa  hợp trong cọng đồng là nhờ ơn  Chúa ". Điều này  còn  được phái  Sufi  đưa   đi  xa  hơn nữa   chủ trươgn  cần có đối thọai  giữa  các  tín niệm    để   cùng tìm  ra  phương  cách  thỏa mãn  được   các khát  vọng   chung .
       Cố gắng  mang  lại tự do cho  vùng Trung đông  khơi  lên  2  nỗi lo sợ :  một   tại  nước Mỹ ,  và   nhiều  hơn nữa  tại châu Âu, đó là   cố gắng này sẽ thất bại ; nỗi sợ kia ,  từ các  nhà  lãnh đạo   hiện nay   trong vùng , là   cố gắng  này sẽ thành công . Điều chắc chắn là  ,  các chính sách  về tự do  hóa chính  trị tại  Afghanistan  và   Iraq  tạo nên  mối  đe dọa  chí tử   cho  các chế độ   chỉ có thể tồn  tại bằng  cách  duy trì bộ máy  chuyên chế trong nước  và  sự khủng  bố ở nước ngoài .  Kẻ thù  của tự do  rất nguy hiểm , không chút nương tay , không hề có chút trắc ẩn  hoặc  hối hận , ngay cả đối với người   dân trong nước .   Chúng sẳn  sàng đem không những   chỉ   bản thân   và gia đình , mà cả quốc  gia  để hy  sinh  đánh bom liều chết  nhằm   với mục đích  là  làm  thất bại  và   đuổi cổ kẻ thù vô đạo   và  xây dựng uy  quyền của mình .
       Việc  hình thành   1  xã hội tự do , không phải là  việc dễ dàng như  lịch sử   của  các  nền  dân  chủ hiện có trên thế giới đã  minh chứng .  Kinh nghiệm của cọng hòa Thổ nhĩ kỳ trong  nửa thế kỷ vừa qua và của  một  số quốc gia Hồi giáo khác  gần đây  hơn   đã cho thấy  2  điều :    một là ,  qủa là rất  khó mà  hình thành 1   nền dân chủ trong 1  xã hội như thế và   hai là , mặc  dù khó  nhưng không  phải  là không thể được . Qua nghiên cứu lịch sử Hồi  giáo    cùng   các truyền thống chính trị Hồi giáo to lớn và phong  phú , người  ta  tin rằng  có  thể xây dựng  được   các định  chế dân chủ - không nhất thiết  phải theo  cách định nghĩa  của phương Tây về thuật ngữ đã  sử dụng  sai  quá nhiều   này ,  mà căn cứ vào  lịch  sử và  văn hóa  của chính họ   , để   họ tự xây  dựng 1 nền cai trị    theo luật ,  có   thảo luận và cởi mở , trong 1  xã hội  văn  minh  và  nhân văn .  Điều này một mặtphù hợp với  văn hóa Hồi giáo truyền thống  và  mặt khác  cũng   hợp với  kinh  nghiệm hiện đại   của nhân dân Hồi giáo   nhằm  tạo ra  1  cơ sở để   thẳng tiến   trên  con đường  đi tới tự do   theo  đúng nghĩa  của từ này.
      Các lực lượng  chuyên chế và khủng bố   vẫn còn  rất mạnh   và  ta cũng  chưa  biết  sẽ dẫn đến  hậu qủa  như thế nào . Nhưng   do cuộc  đấu tranh vẫn còn  hòanh  hành  ngày càng  mạnh ,  một  số sự việc trước đây  còn mù mờ nay đã  rõ  dần .  Cuộc chiến chống lại  khủng  bố không   thể   tách rời đòi  hỏi   phải có  tự   do  , và không thể   thành công  nếu  thiếu  1 trong 2 điều kiện .  Cuộc  chiến đấu này không chỉ còn  khu trú  tại 1  hoặc 2  quốc gia ,  như  một số người châu Âu  vẫn   nghĩ ,  nhưng  đã mở rộng  sang  tòan cả vùng  trung đông và  sau đó tòan thế giới , mà   tất cả chúng ta đều   phải gánh chịu  nhiều hậu qủa  sâu  sắc .
      Nếu  tự do thất bại ,  khủng  bố chiến  thắng , các dân  tộc  Hồi giáo   sẽ là những  người  gánh  chịu   hậu qủa trước tiên và nặng  nề nhất . Không phải chỉ có mình họ,  mà  nhiều   người khác cũng  phải  lãnh đủ như  họ .
      01/Tháng 12/ 2003 Princeton N.J.  Bernard Lewis 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét