Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014
Sự khủng hoảng của Hồi giáo 4
22:43
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tiêu chuẩn nươc đôi
Trong
nhũng thập niên gần đây , càng
ngày người Trung đông càng biểu
lộ một sự óan trách nhạy cảm
hơn , một mối bất bình mới chống
lại chính sách Mỹ : không chỉ
nhằm vào sự đồng lõa của Mỹ với chủ
nghĩa đế quốc hoặc với chủ nghĩa
Zion nhưng là một cái gì đó gần
gũi và trực tiếp hơn – đó là sự
đồng lõa củaMỹ với các nhà độc tài
thối nát dang cai trị họ . Vì nhiều
lý do hiển nhiên , lời óan
trách cụ thể này không xuất hiện
thường xuyên trước công chúng ,
cũng không thể nêu ra trong các
cuộc chuyện trò giữa các viên
chức đối ngọai và các nhà ngọai
giao . Các chính phủ Trung đông ,
như Iraq , Syria và Tổ chức
Palestine, đã học đựơc cách kiểm
sóat khéo léo cơ quan ngôn luận
trong nước và lôi kéo cả các
phương tiện truyền thông phương
Tây . Những lời óan thán này cũng
không đựơc nêu ra trong khi
thương thảo ngọai giao cũng vì
những lý do hiển nhiên tương tự .
Nhưng càng ngày vấn đề càng trở
nên bức xúc và khắc khỏai hơn
khi được đưa ra bàn luận riêng
với những ai đáng tin cậy , và gần
đây thậm chí công khai - mà không
những chỉ giữa những người Hồi giáo
cấp tiến , bởi vì đối với nhóm
này đây là 1 vấn đề , là 1 chủ
đề chính . Một điều khá thú vị ,
Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979
là thời điểm mà sự oán hận này
được phát biểu công khai . Vua
Shah bị tố cáo đã ủng hộ nước Mỹ ,
nhưng nước Mỹ cũng bị công kích
vì đã dựng lên một chế mà các
nhà cách mạng coi là vô đạo
với nhà lãnh đạo độc đoán đóng
vai bù nhìn . Trong những năm sau
đó , người Iran phát hiện ra rằng
những tên độc tài sùng đạo cũng
có thể xấu xa bằng tên độc tài vô
đạo , hoặc còn tệ hơn, và như thế
cái nhản hiệu độc tài này không
thể đổ lỗi là do nước ngoài nặn
ra hoặc bảo trợ .
Những
lời cáo buộc thường chỉa vào
nước Mỹ , và nói chung là phương
tây, có một số điểm đúng :
Người Trung đông càng ngày càng
than phiền rằng phương Tây đánh
giá họ theo những tiêu chuẩn khác
biệt và thấp hơn so với người Âu
và Mỹ , cả 2 mặt về những gì
mong đợi ở họ và ở những gì họ
mong đợi , đó là nói về sự sung
túc kinh tế và tự do chính trị
của họ . Họ quả quyết rằng
phương Tây nhiều lần bỏ qua hoặc
thậm chí còn bảo vệ các hành
động và giúp đỡ cho các nhà
cầm quyền mà chính tại quê hương
họ cũng không dung nạp được.
Có
một số tương đối ít tại phương
Tây tự cho rằng đang lâm vào
cảnh đối đầu với đạo Hồi .Tuy
nhiên , có 1 cảm nhận rộng rãi
là có sự khác biệt khá lớn giữa
chấu Âu tiến bộ với phần còn lại
của thế giới , nhất là các dân tộc
theo đạo Hồi và chính những
người theo đạo Hồi này bằng nhiều
cách khác nhau , thường ngầm cho
rằng mình thuộc hạng hèn kém .
Những vụ vi phạm nhân quyền trắng
trợn , quyền tự do chính trị , thậm
chí sự tử tế của con người cũng
không được đếm xiả hoặc bị che đi
, và các tội ác chống lại nhân
lọai , nếu ở châu Âu hoặc tại Mỹ
sẽ gây nên 1 làn sóng phản
đối dữ dội , còn tại Trung đông
thì không có gì đặc biệt , thậm
chí lại còn đựơc chấp nhận . Các chế
độ vi phạm không những đã đựơc
dung thứ , mà thậm chí lại còn
được bầu vào Ủy ban nhân quyền
của Liên hiệp quốc , như Saudi
Arabia , Syria , Sudan và Lybia.
Lý
luận cơ bản của tất cả những
điều này là các dân tộc trên
không có khả năng điều hành 1 xã
hội dân chủ và cũng như việc
quan tâm và khả năng thu nhận
tính tử tế của con người . Nhất
lọat họ chỉ đáng để các chế độ độc
tài thối nát cai trị . Không phải
là việc của phương Tây uốn nắn họ
, càng không phải làm cho họ thay
đổi , nhưng chỉ để bảo đảm là các
nhà độc tài thân thiện thay
vì đối nghịch với các quyền
lợi phương Tây. Trong bối cảnh
này , quả thật là nguy hiểm khi
xoi mói vào cái trật tự hiện có
và những ai mưu cầu cuộc sống
tốt hơn cho bản thân và đồng bào
lại bị chê bai , và lắm khi nản
chí . Quả là đơn giản , ít tốn
, và an tòan hơn khi thay thế
1 bạo chúa gây lắm phiền tóai
bằng 1 bạo chúa dễ bảo , thay
vì phải đối diện với nguy cơ
không đóan được khi chế độ thay
đổi , nhất là khi sự thay đổi này
là do ý chí của người dân thể
hiện qua bầu cử tự do.
Nguyên
tắc” ma quen mặt "( devil-you-know) dường như là nền
tảng của các chính sách ngọai giao
của nhiều chính phủ phương Tây đối
với các dân tộc trong thê`
giới Hồi giáo . Thái độ này đôi
khi được trình bày và thậm chi
được chấp nhận như là cách
biểu lộ tình cảm và giúp đở cho
nhân dân Ả -rập và chính nghĩa
của họ , tin rằng khi bỏ qua
cho các nhà lãnh đạo Ả -rập các
qui luật thông thường phải cư xử
theo văn minh thì chúng ta
cũng đã ít nhiều tỏ ra hào hiệp
đối với các dân tộc Ả -rập rồi .
Trên thực tế , sự miễn trừ này
chẳng hề có ý nghĩa gì , chẳng qua
chỉ là đòi hỏi cần phải có 1
liên minh tạm thời vì lợi ích
chung và nhắm vào 1 kẻ thù chung
, đôi khi cũng vì có cùng thành
kiến . Đào sâu hơn vào thực tế
này , ta thấy đó chẳng qua chỉ
là biểu hiện cho 1 sự thiếu
tôn trọng và vô tình - thiếu
tôn trọng về quá khứ vùng Ả -rập
, vô tình đối với hiện tại và
tương lai của họ .
Cách
tiếp cận này cần có sự tiếp tay
của cả giới ngọai giao lẫn giới
học thuật tại Mỹ và khá rộng
rãi ở châu Âu . Các nhà lãnh đạo
Ả -rập vì thế có thể tàn sát hàng
chục ngàn dân trong nước , như tại
Syria và Algeria , hoặc giết hàng
trăm ngàn người như tại Iraq và
Sudan , tước đọat quyền công dân
của hầu hết đàn ông và của tất
cả phụ nữ , và nhồi nhét cho
học sinh thái độ cố chấp và thù
ghét người khác , mà không hề có
sự phản đối quan trọng nào từ các
phương tiện truyền thông và
các định chế tự do từ phương Tây
, thậm chí không hề có ý định
trừng phạt như tẩy chay , gạt
bỏ hoặc tố cáo từ trụ sở EU tại
Brussels . Thái độ ngọai giao qua
quít đối với các chính phủ Ả
-rập đã làm hại rất nhiều cho
nhân dân Ả -rập , một thực tế mà
họ đang cảm nhận một cách đau
xót .
Khi có nhiều người Trung đông
nhận ra vấn đề này , thì lập
trường cơ bản của các chính phủ
châu Âu và Mỹ như sau :” Chúng tôi
không quan tâm đến những gì các
ông làm đối với dân các ông ,
miễn là các ông hợp tác đáp ứng
các yêu cầu của chúng tôi và
bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi”.
Đôi
khi , khi quyền lợi của Mỹ bị
đụng chạm , chính phủ Mỹ sẵn
sàng phản bội những ai mà họ đã
hứa hẹn giúp đỡ và thuyết phục
họ chấp nhận rũi ro . Lấy 1 ví
dụ khá rõ xảy ra vào năm 1991 ,
khi Mỹ kêu gọi dân Iraq chống
lại Saddam Hussein . Người Kurd ở
phía bắc và người Shi’a ở phía
nam Iraq đã đứng lên ; còn các
lực lượng chiến thắng của Mỹ chỉ
đứng im nhìn Saddam Hussein đem
máy bay trực thăng ( theo thỏa
hiệp ngưng bắn cho phép Iraq được
giữ lại ) đàn áp đẩm máu và
tàn sát quân nổi dậy từng
nhóm một , từng vùng một .
Cũng
không khó mấy để hiểu được lý lẽ
cho hành động này - đúng ra
là bất động . Đương nhiên
là, liên minh chiến thắng vùng
Vịnh muốn chính quyền tại Iraq
có sự thay đổi , nhưng họ lại
mong một cuộc đảo chính , thay vì
một cuộc cách mạng . Họ cho rằng
quả là nguy hiểm khi có một
cuộc nổi dậy thực sự do quần
chúng nổ ra - bởi vì có thể dẫn
tới tình trạng mất ổn định , thậm
chí tình trạng vô chính phủ trong
vùng . Cuộc nổi dậy này còn có
thể đẻ ra 1 nhà nước dân chủ ,
là một viễn cảnh đầy hỏang sợ
cho các đồng minh của Mỹ trong vùng
. Một cuộc đảo chính sẽ dễ dự
đóan trước vì có thể đạt đựơc
kết qủa mong muốn : thay thế
Saddam Hussein bằng 1 người khác ,
một tay độc tài dễ sai hơn ,
người sẽ thay cho ông ta vị trí
đồng minh trong liên minh .Chính
sách này đã thất bại một cách
thảm hại , và trong vùng coi đó
là 1 hành động phản bội , hoặc
là mềm yếu , ngu xuẫn hoặc giả
đạo đức.
Một
ví dụ khác về tiêu chuẫn nước
đôi này đã xảy ra tại thành
phố Hama của Syria vào năm 1982.
Những vụ lộn xộn tại Hama bắt
đầu bằng 1 cuộc nổi dậy do
nhóm Huynh đệ Hồi giáo cấp tiến
dẫn đầu. Chính phủ Syria thẳng tay
đàn áp tức thì . Họ chẳng cần
sử dụng súng phun nước và đạn
cao su , cũng chẳng cần đưa lính
tới để ứng phó với mấy tay bắn
tỉa hoặc gở mìn con cóc ( booby
trap ) khi lục sóat từng nhà nhằm
phát hiện kẻ thù lẫn trốn trong
dân chúng. Phương pháp của họ đơn
giản hơn , an tòan hơn và chóng
vánh hơn. Họ đem xe tăng , pháo
binh , máy bay thả bom đến tấn
công thành phố , sau đó đem xe ủi
đất đến để hòan tất công trình
tiêu diệt. Trong một thời gian rất
ngắn , họ biến phần lớn thành phố
thành đống gạch vụn . Số người
bị giết , theo Tổ chức Ân xá quốc
tế , ứơc tính đâu đó giữa con số
10.000 và 25.000.
Hành
động này , do chính Tổng thống
Syria , là Hafiz al –Assad , ra lệnh
và chỉ đạo , không được chú ý
mấy vào thời điểm đó . Thật là
1 đáp ứng nghèo nàn trái ngược
hòan tòan với 1 vụ thạm sát khác
, xảy ra vài tháng sau đó tại 1
trại tị nạn Palestine tại Sabra và
Shatila , tại Liban. Trong biến cố
này , có khỏang 7-800 người
Palestine bị dân quân Cơ đốc Liban
, đồng minh của Israel ,tàn sát .
Cuộc giết chóc này đã dấy lên
1 sự chê trách dữ dội và rộng
rãi tại Israel cho đến tận bây giờ
. Cuộc thảm sát tại Hama không hề
ngăn Mỹ thôi ve vãn Assad ,
người đứng ra đón tiếp một lọat
các cuộc thăm viếng của các đời
Ngọai trưởng Mỹ , từ James Baker ( 11 lần từ 9/1990 đến 7/1992),
Warrren Christopher ( 15 lần từ
tháng 2/1993 và 2/1996) và
Madeline Albright ( 4 lần từ
tháng9/1997 đến tháng 1/2000) ,
và ngay cả đến Tổng thống Bill
Clinton ( 1 lần viếng Syria và 2
lần gặp tại Thụy sĩ tháng 1/1994
và tháng 3/2000 ) . Khó mà có thể
chấp nhận rằng người Mỹ lại sẵn
lòng vồ vập 1 nhà lãnh đạo gây ra
những tội ác như thế trên đất
phương Tây , với nạn nhân là người
châu Âu . Hafiz al -Assad chưa bao
giờ là đồng minh của Mỹ hoặc , như
theo những người khác, là bù nhìn
, nhưng chắc chắn không phải là do
nền ngoại giao của Mỹ không cố
gắng.
Phe
Hồi giáo chính thống cảm nhận có
1 sự bất bình đẳng khác biệt –
một sự bất bình đẳng khác không
kém phần sâu sắc về các tiêu
chuẩn nước đôi . Những người bị
tàn sát tại Hama là nhóm Huynh đệ
Hồi giáo cùng với gia đình và láng
giềng của họ , đã không khơi dậy
được mấy sự quan tâm ở phương tây .
Dường như dưới mắt phương tây ,
nhân quyền không hề áp dụng cho
các nạn nhân đạo Hồi ngoan đạo ,
cũng như những hạn chế về dân chủ
đem áp dụng cho các tên giết
người"thế tục”.
Sự
ngờ vực của phương Tây đối với
các phong trào chính trị Hồi giáo ,
và sẳn lòng dung thứ hoặc thậm
chí còn giup đỡ các nhà độc tài
tìm cách gạt không cho những phong
trào đó nắm quyền càng thấy rõ
hơn trong trường hợp Algeria , khi
bản hiến pháp dân chủ được cuộc
trưng cầu ý kiến tháng 2/1989 thừa
nhận và 1 hệ thống đa đảng chính
thức ra đời vào tháng 7 cùng năm.
Vào tháng 12 năm 1991 , Mặt trận
cứu nguy Hồi giáo
( FIS)
chiếm ưu thế trong vòng đầu phiếu
đầu tiên bầu Quốc hội và hình như
có rất nhiều khả năng sẽ thắng đa
số trong vòng 2. FIS đã thách
thức giới quân đội Algeria , đã
tố cáo họ đàn áp nhân dân giỏi hơn
là ra tay giúp đỡ người anh em
trong cơn nguy khốn. Người anh em
đang nguy khốn là Saddam Hussein ,
người mà qua việc xâm lăng
Kuwait và thách thức phương tây
đã khơi lên một tình cảm cuồng
nhiệt cho nhóm Hồi giao chính
thống tại Bắc Phi , và đã thuyết
phục các nhà lãnh đạo của họ
chuyển lòng trung thành đối với
những người bảo trợ ở Saudi Arabia
sang vị anh hùng mới ở Iraq . Vào
tháng giêng năm 1992, căng thẳng
càng lúc càng tăng , phe quân sự
hủy bỏ vòng bầu cử lần 2 . Trong
những tháng sau đó , họ giải tán
FIS và thiết lập 1 chế độ"thế
tục” , thực tế là 1 chế độ độc tài
tàn nhẫn , có sự đồng tình từ
Paris, Washington và các thủ đô
phương Tây khác. Tiếp sau đó là 1
cuộc chiến cay đắng và đầy chết
chóc , với lời tố cáo đó là những
cuộc tàn sát từ 2 bên- phe chính
thống là do quân đội và các công
cụ khác của nhà nước, còn phe
chính thống thì cho đó là do bọn
chủ trương thế tục và cải cách
cùng với những kẻ chờ thời không
đảng phái . Năm 1997, Tổ chức Ân
xá quốc tế ước tính con số nạn
nhân khoảng 80.000 người , đa số là
dân thường , tính từ khi cuộc
chiến đấu bắt đầu .
Al-
Qa’ida một mực cho rằng nước Mỹ
chịu trách nhiệm về việc giới
quân sự cướp quyền tại Algeria. Ở
đây cũng như tại nơi khác , Mỹ- kẻ
đầu sỏ của thế giới những tên vô
đạo - đương nhiên là bị chê
trách cho tất cả những gì sai
trái , nhất là đối với việc đàn áp
các phong trào Hồi giáo , tàn
sát các tín đồ đạo này , việc dựng
lên những cái được coi là nền cai
trị độc tài chống lại đạo Hồi với
sự tiếp tay của phương Tây – và
nhất là Mỹ . Ở đây , người Mỹ
cũng bị trách cứ - do nhiều
người vì không phản đối sự vi
phạm các quyền tự do dân chủ , do
một số vì đã tích cực khuyến khích
và giúp đỡ cho chế độ quân sự .
Những vấn đề tương tự cũng đã xảy
ra tại Ai cập, Pakistan và tại
một số quốc gia Hồi giáo khác là
những nơi mà nếu cho bầu cử tự do
và công bằng thì phe Hồi giáo
có khả năng thắng cử.
Về mặt này , phe dân chủ đương
nhiên là bị bất lợi . Ý thức hệ
của họ đòi hỏi phải cho phe đối
lập Hồi giáo tự do và quyền
lợi , ngay cả khi họ đang cầm
quyền . Phe Hồi giáo , khi lên cầm
quyền , đúng ra phải chịu sự bó
buộc tương tự . Nhưng ngược lại ,
nguyên tắc của phe Hồi giáo là
phải đàn áp những gì mà họ coi là
các hoạt động không sùng đạo và
lật đổ .
Đối
với nhóm chủ trương Hồi giáo (
Islamist) , thì nền dân
chủ , bày tỏ ý muốn người dân,
là con đường để nắm quyền lực ,
nhưng đó là đường một
chiều , không có điểm lùi , không
được từ bỏ quyền lực của Thượng đế ,
được thể hiện qua những
người đại diện được
chính Thượng đế lựa chọn . Chính
sách bầu cử của họ được
tóm tắt kinh điển như sau :"Một người
( chỉ
dành cho nam giới ) , một phiếu ,
một lần duy nhất”.
Rõ
ràng là , trong thế giới Hồi giáo
cũng như tại châu Âu , bầu cử tự do
và công bằng chỉ là 1 kết quả
cuối cùng , chứ không phải là sự
khởi đầu của 1 tiến trình xây
dựng dân chủ . Nhưng đo không
phải là lý do để ve vãn các nhà độc
tài .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét