Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Một lời giải về ẩn số của cái chết

Dù đã trong tình trạng chết lâm sàng như vậy, nhưng khi hồi phục, Reynolds đã miêu tả một vài điều kì lạ. Cô ấy kể lại cặn kẽ từng chi tiết - rằng cô ấy gặp lại những người thân đã chết như thế nào. Và đáng ngạc nhiên hơn, cô còn có thể miêu tả lại công đoạn đầu của cuộc phẫu thuật, ngay cả việc cưa xương để loại bỏ một phần hộp sọ của mình.
Năm 1991, tại Atlanta, một phụ nữ có tên Pam Reynolds đã có một trải nghiệm cận kề cái chết (NDE - near-death-experience). Reynolds đã trải qua một cuộc phẫu thuật phình mạch não, trong cuộc phẫu thuật các bác sĩ buộc phải rút toàn bộ máu ở trong não bộ ra ngoài. Reynolds được giữ trong tình trạng chết não gần 45 phút với sự trợ giúp của nhóm phẫu thuật. Dù đã trong tình trạng chết lâm sàng như vậy, nhưng khi hồi phục, Reynolds đã miêu tả một vài điều kì lạ. Cô ấy kể lại cặn kẽ từng chi tiết - rằng cô ấy gặp lại những người thân đã chết như thế nào. Và đáng ngạc nhiên hơn, cô còn có thể miêu tả lại công đoạn đầu của cuộc phẫu thuật, ngay cả việc cưa xương để loại bỏ một phần hộp sọ của mình.
Điều đáng chú ý ở đây về những trải nghiệm của Reynolds là sự kết hợp giữa trải nghiệm cận kề cái chết (near-death-experience - NDE) và trải nghiệm ngoài cơ thể sống (out-of-body-experience - OBE). Trên trang HowStuffWorks đã có bài viết nói về hai hiện tượng này, bạn có thể tham khảo tại đây và đây.
Khoa học đã có những bước tiến nhất định trong việc tìm ra nguyên nhân. Hai nghiên cứu riêng rẽ về những trải nghiệm của Reynolds được thực hiện vào năm 2007. Mỗi nghiên cứu giải đáp về một phần, rằng một người có thể có NDE, hay OBE như thế nào; nhưng liệu như vậy đã đủ để giải thích về trải nghiệm của Reynolds?
18% số người được cứu sống sau cơn đột quỵ nói rằng họ đã trải qua NDE. Trong khi đối với những tín đồ tôn giáo, hiện tượng này có vẻ rất bình thường thì việc ý thức và cơ thể có thể tách riêng rẽ nhau đang là một thách thức đối với khoa học. Một người bị chết não sẽ không có khả năng ghi lại trí nhớ mới - họ sẽ không thể có ý thức được, vậy thì có cách nào để giải thích bao quát được NDE hay không?
Một nghiên cứu từ Đại học Kentucky đã đưa ra một lời giải thích có vẻ hợp lý nhất về NDE. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng bí ẩn thực sự ở đây là một trường hợp của rối loạn giấc ngủ có xuất hiện hoạt động mắt nhanh xen vào (rapid eye movement intrusion - REM - trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin nói thêm rằng: khi xảy ra REM trong giấc ngủ bình thường là lúc chúng ta “đang mơ”). Trong rối loạn này, tâm trí của một người có thể tỉnh trước cơ thể người ấy, những ảo giác và cảm giác tách ra khỏi cơ thể mình có thể xảy ra.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kentucky tin rằng trải nghiệm cận kề cái chết là do REM xuất hiện trong bộ não bởi những thương tổn xảy ra giống như khi ngừng tim... Nếu điều này là đúng, thì có nghĩa là, trải nghiệm của một số người trong lúc cận kề cái chết là sự rối loạn đột ngột và bất ngờ khi đi vào trạng thái mơ màng.
Giả thuyết này giúp giải thích về mặt bí ẩn của NDE: làm sao con người có thể nhìn thấy và nghe thấy khi đã chết não? Vùng mà kích hoạt REM nằm trên thân não - brainstem - đây là vùng điều khiển phần lớn các chức năng cơ bản của cơ thể, và nó có thể hoạt động gần như độc lập với các phần cao hơn của não bộ. Vậy nên khi mà các vùng khác của não bị chết, thân não vẫn có thể tiếp tục hoạt động, và REM xảy ra.
Có vẻ đây là một giải thích tốt cho trải nghiệm cận kề cái chết NDE, vậy thì với trải nghiệm ngoài cơ thể OBE thì thế nào? Có giống như NDE hay không? Hãy xem phần tiếp theo để biết cách phân biệt giữa NDE và OBE.
Vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh - thùy thái dương và OBE.

Khi mà lý thuyết về REM trong NDE giải thích sự xuất hiện ảo giác trong NDE, những khía cạnh khác vẫn là những bí ẩn lớn. Làm thế nào mà một người có thể nhìn thấy được cơ thể họ khi họ bị chết não như vậy? Mặc dù OBE thường được coi là một phần của NDE, nhưng chúng hoàn toàn có thể tách riêng rẽ, thể hiện sự khác biệt giữa OBE và NDE.
Việc nghiên cứu ngẫu nhiên được hỗ trợ nhờ một nghiên cứu khác. Để tìm nguyên nhân lên cơn động kinh của một bệnh nhân 43 tuổi, nhà thần kinh học người Thụy Sĩ Olaf Blanke đã quyết định lập một bản đồ não bộ, sử dụng những điện cực đặt trên não để xem vùng nào điều khiển chức năng gì. Và khi một vùng bị kích thích, người phụ nữ này đã trải qua OBE. Bà ấy kể lại với Blanke rằng bà ấy có thể nhìn thấy mình từ trên cao.
Blanke xác định rằng, bằng một dòng điện kích thích vào hồi góc (angular gyrus - một phần của nơi tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương) của phụ nữ, ông có thể làm cô ta có được OBE. Điều đáng chú là, bất kì lúc nào kích thích vào vùng angular gyrus, là bệnh nhân có thể trải qua OBE.
Tại bất kì khoảng thời gian nào, não bộ chúng ta tràn ngập các loại thông tin. Theo kết quả nghiên cứu, dần dần chúng ta sẽ giảm nhạy bén với ánh sáng và âm thanh xung quanh, ví dụ như tiếng kêu của đèn huỳnh quang... Vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (temporal parietal junction - TPJ) chịu trách nhiệm sắp xếp lại thông tin qua việc phân tích thông tin khác nhau và đặt chúng trở lại vào một khối mạch lạc hơn, giúp giảm tải cho não bộ.
Vùng TPJ cũng là vùng điều khiển nhận thức của bản thân và nhận thức vị trí trong không gian. Blanke tin rằng việc kích thích vùng này sẽ đáp ứng bằng OBE. Nếu bất kì thông tin nào được sắp xếp bởi vùng TPJ này, bị xáo trộn và giao thoa với nhau, ví dụ như về vị trí chúng ta đang ở trong không gian, thì chúng ta có vẻ như đang rời khỏi cơ thể của mình - ngay cả khi chỉ trong một tích tắc.
Cả nhà thần kinh học Blanke và trường Đại học Kentucky đều đã đưa ra những thuyết để giải thích về OBE và NDE. Vậy sẽ như thế nào khi bạn sử dụng cả hai để giải thích hiện tượng của Pam Reynolds? Thực sự vẫn không thể lý giải được tại sao Pam Reynolds và những người như cô ấy lại có thể nhìn thấy mình bên ngoài cơ thể của mình với một bộ não đã chết lâm sàng.
NDE có thể là kết quả của REM, được kích hoạt trong thân não. Nhưng OBE thì lại xuất hiện khi ta kích thích ở vùng não cao hơn, khi NDE xảy ra thì nơi đó đã chết lâm sàng. Hơn nữa, có vẻ logic khi suy ra rằng, vùng não cao hơn phải còn khả năng hoạt động để giải thích, thể hiện những cảm giác tạo ra bởi REM trong thân não.
Dù sao, sự kết hợp hai thuyết của Đại học Kentucky và Blanke không giải thích được nguyên nhân của NDE không có nghĩa là các thuyết khác đều sai lầm. Một nghiên cứu thường có xu hướng phá vỡ kết quả của nghiên cứu khác. Mong rằng chúng ta sẽ sớm tìm ra một chức năng hay một cơ quan nào đó khác đứng đằng sau NDE.
Nếu các nhà thần kinh học không đưa ra được những lời giải thích xác đáng về NDE, bí ẩn về hiện tượng này vẫn còn đó. Khoa học có thể giải thích được câu hỏi “như thế nào”, nhưng câu hỏi “tại sao” thì lại thật khó. Khám phá và giải thích về NDE có thể hé mở cánh cửa của thế giới siêu hình -hoàn toàn có thể bị “bẻ khóa” bởi khoa học.
TRUNG KIÊN (GENK)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét