Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Thí nghiệm 'Nhà tù Stanford' và câu hỏi 'Vì sao con người trở nên ác độc?'
16:58
Hoàng Phong Nhã
No comments
Những thí nghiệm tâm lý xuất sắc
đều cố gắng giải đáp bản chất con người, ví dụ như làm thế nào một con
người trở nên ác độc? Vì sao một người hiền lành có thể thực hiện những
hành vi tàn ác? Đâu là điểm tách biệt cái tốt và cái xấu? Hoàn cảnh nào
sẽ quyết định hành vi của con người?
Thí nghiệm nổi tiếng “Nhà tù Stanford” (Stanford Prison Experiment) được thực hiện bởi Zimbardo vào năm 1971 đã kiểm nghiệm những câu hỏi trên.
Tù nhân và Gác ngục
Ý
tưởng của nghiên cứu khá đơn giản. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự phản
ứng của những người đàn ông “bình thường”, khỏe mạnh trong một sự thay
đổi lớn về vị trí xã hội của họ. Một nửa số người tham gia đóng vai trò
tù nhân, nửa còn lại đóng vai trò gác ngục. Không có bất kỳ sự khoan
nhượng hay cảm thông nào xuất hiện trong thí nghiệm này vì các nhà
nghiên cứu muốn thí nghiệm phải thật sự diễn ra như một nhà tù thật sự.
‘Tù nhân’ bị ‘bắt’ và đưa vào xe cảnh
sát khi họ đang chuẩn bị rời nhà như một ngày bình thường. Các tù nhân
bị lấy dấu vân tay, bịt mặt, nhốt trong tù, sau đó bị lột sạch quần áo,
soát cơ thể, cạo trọc đầu, mặc đồng phục, được đưa một con số kiểm soát
và khóa một bàn chân trong suốt khoản thời gian. Những gác ngục được
phát đồng phục và nhận các thiết bị cần thiết. Nhà tù nằm dưới tầm hầm
của một tòa nhà thuộc ĐH Stanford.
Dập tắt sự nổi dậy
Mọi thứ diễn ra bình thường cho đến ngày
thứ hai khi các ‘tù nhân’ bắt đầu phản kháng. Các ‘cai ngục’ phản ứng
cay nghiệt và lạnh lùng trước những chống đối này. Các ‘tù nhân’ bị lột
sạch quần áo và bị cai ngục quấy rối liên tục. Giường của các tù nhân bị
đem ra ngoài.
Không lâu sau đó, các tù nhân bắt đầu
tuân theo các mệnh lệnh từ cai ngục một cách vô điều kiện. Sau một vài
ngày thử vai, tất cả tù nhân cảm thấy danh phận của họ bị xóa bỏ hoàn
toàn. Thay vì là những con người, họ tồn tại dưới dạng những con số.
Cùng lúc, các cai ngục ngày càng thể hiện vai trò rõ rệt hơn. Họ bắt đầu
quấy rối, lộng hành và thậm chí lăng mạ các tù nhân.
Các nhà nghiên cứu dần biến chất vì cuộc thí nghiệm
Nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm về thí
nghiệm, Philip Zimbardo, thậm chí đã thừa nhận ông ngày càng lấn sâu vào
vai trò “sĩ quan cai ngục”. Zimbardo tin rằng kết quả đáng chú ý nhất
của cuộc thí nghiệm là khi ông hoàn toàn nhập vai thành một nhà quân sự
độc tài, và lo lắng về tình hình an ninh của trại ngục hơn là lo về tình
hình sức khỏe của những người tham gia thí nghiệm.
Những thành viên khác của đội nghiên cứu
cũng dần trở nên lấn sâu vào cuộc thí nghiệm. Craig Haney giải thích
ông tập trung vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh khi điều hành
trại ngục và dần quên đi mục đích ban đầu của thí nghiệm.
Đóng vai
Thí nghiệm này diễn ra cho đến khi một trong những đồng nghiệp của Zimbardo phản đối (lời người dịch: người đồng nghiệp này là Christina Maslach, hôn thê và sau này trở thành vợ của ông). Đó là ngày thứ 6 trong số 14 ngày như dự định ban đầu của các nhà nghiên cứu.
Những thanh niên trẻ được đóng vai ‘cai
ngục’ đã nhục mạ và hành hung thể xác ‘tù nhân’. Một vài cai ngục thậm
chí báo về sự thích thú đối với các hành động đó. Trong khi đó, tù nhân
thể hiện các triệu chứng đột quỵ tinh thần. Năm người thậm chí phải rời
bỏ trại trước khi thí nghiệm hoàn toàn kết thúc.
Sự tiếp nhận những vai trò xã
hội giao phó là lời giải thích cho hành vi của những người tham gia.
Những người này bị bắt buộc tuân theo những yêu cầu được khắc họa bởi
tính chất của vị trí xã hội mới mà họ đảm nhận: gác ngục cần phải nghiêm
khắc, độc tài; và tù nhân cần phải phục tùng và cam chịu những cực hình
để chuộc lỗi.
Thí nghiệm này nhanh chóng chịu nhiều sự
chỉ trích về phương pháp tiến hành vô nhân đạo và không có phương pháp
kiểm định khoa học. Tuy vậy, nó có thể phần nào giải thích cho những sự
kiện thực tế như trường hợp về hành vi bạo hành của các cai ngục tại nhà
tù Abu Ghraib .
Đảo Riker
Thí nghiệm này có diễn ra trong thực tế?
Trong cuốn sách Bên trong Rikers: Câu chuyện từ nhà tù cách biệt lớn
nhất thế giới, Jennifer Wynn phỏng vấn những người gác ngục tại nhà tù
thuộc đảo Rikers. Một đội trưởng giải thích các gác ngục trở nên quen
thuộc trong việc bạo hành các tù nhân. Bạo hành là một phần công việc và
họ dần không còn cảm giác (tội lỗi hay ái náy) với những hành vi bạo
lực. Một số người không hiểu tại sao bản thân có thể biến thành một con
người khác tại nơi làm việc. Mức độ bạo hành ngày càng tăng cao, đặc
biệt trong tại đơn vị ‘Central Punitive Segregation’ khi hơn 12 người
gác ngục bị truy tố về việc bạo hành tù nhân vào năm 1995. Tù nhân được
bồi thường $1.6 triệu đô la.
Tầm ảnh hưởng
Đây là một trong những thí nghiệm tâm lý
nổi tiếng nhất. Nó có sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa đại chúng, từng
là đề tài cho một tiểu thuyết, hai bộ phim, rất nhiều chương trình
truyền hình và cả một ban nhạc.
LAN T (VIET PSYCHOLOGY)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét