Nói
về việc có thể một số trường hợp sẽ được đóng tiền để không phải thực
hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS), Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn
Chiến cho rằng việc này sẽ tạo ra sự thiếu công bằng trong xã hội và dễ
dẫn đến tiêu cực.
"Nếu không người giàu sẽ đóng tiền để con không phải đi bộ đội, chỉ có
người nghèo mới phải đi bộ đội... con nhà nghèo thì thường ăn uống kham
khổ, sức khỏe yếu lại phải đi bộ đội", ông Chiến nói.
Ông Chiến cho rằng quy định hiện nay đã đảm bảo công bằng.
Trong khi đó, tại Điều 77 của Hiến pháp 1992 cũng đã nêu rất rõ: "Bảo vệ
Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công
dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân".
Ông Chiến băn khoăn: “Bây giờ cũng có ý kiến cho rằng lực lượng thanh
niên của chúng ta rất đông, tuyển vào NVQS thì ít nên để đảm bảo công
bằng thì anh không muốn nhập ngũ thì phải đóng góp bằng nghĩa vụ khác
thay thế.
Tôi chưa hiểu nghĩa vụ thay thế đó là gì, nhưng có nghe nói có thể bằng
tiền. Tôi không đồng ý với cái đó, bởi đã là nghĩa vụ thì phải thực
hiện”.
Trong khi đó, Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an cho
rằng, các luật hiện hành đã xác định rõ công dân phục vụ có thời hạn
trong công an nhân dân thì không phải thực hiện NVQS nữa.
Đại tá Quân giải thích: “Đó thực chất là nghĩa vụ thay thế. Ai cũng có
nghĩa vụ phục vụ Tổ quốc nhưng phải có sức khỏe, đáp ứng đủ điều kiện
quy định.
Nói về vấn đề tiền thì phải suy nghĩ kỹ vì liên quan tới nhiều vấn đề,
nếu không thì người ta sẽ nghĩ chỉ ai có tiền mới không phải đi bộ đội.
Nhưng cũng sẽ có suy nghĩ khác là anh đủ tiêu chuẩn mà không phải đi bộ
đội thì phải đóng một khoản tiền nhất định để phục vụ cho người thực
hiện NVQS.
Tuy nhiên, phải cân nhắc làm sao bảo đảm yêu cầu cao nhất là công bằng giữa các công dân đủ tiêu chuẩn nhập ngũ”.
|
Thiếu tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội. |
Thiếu tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của
Quốc hội cũng cho rằng: Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn
đi NVQS nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ. Như vậy, những người không đi
sẽ cho nợ hoặc phải làm công việc khác để bảo đảm công bằng giữa công
dân với nhau.
Hơn nữa, Việt Nam là nước đông dân nên không thể đến tuổi là đi hết
nghĩa vụ mà phải tính toán xem số còn lại phải làm gì. Từ đó, ông Nhã
ủng hộ việc cho đóng tiền để thay NVQS.
Còn theo Trưởng ban biên tập dự thảo Hiến pháp Phan Trung Lý - kiêm Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội: "Nội dung xung quanh việc thực hiện
nghĩa vụ thay thế NVQS là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hiến pháp đã quy
định mọi công dân phải làm nghĩa vụ quân sự, nếu luật lại quy định một
nghĩa vụ khác thay thế NVQS thì không được.
Quốc hội sẽ xem xét việc có nên để cụm từ "mọi công dân phải làm NVQS" hay bỏ đi như Đại biểu Chiến góp ý".
Ngày 23/11, Thiếu tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho hay, Bộ Quốc phòng và
Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã bàn bạc, ủng hộ phương án
cho phép thanh niên được đóng tiền thay vì đi NVQS.
"Ngoài các
hình thức nghĩa vụ thay thế như: Nghĩa vụ có thời hạn trong công an nhân
dân, dân quân tự vệ, nghĩa vụ khác họ cũng có thể đóng góp bằng tiền,
bằng sức. Tôi ủng hộ việc có thể đóng tiền hoặc làm một việc gì đó",
tướng Nhã nói.
Mặc dù vẫn có những ý kiến khác nhau, nhưng tướng
Nhã cho biết ban soạn thảo sẽ đưa vào quy định rõ trong Luật NVQS do Bộ
Quốc phòng xây dựng.
Trước đó, vào tháng 2/2013, Thông tư 13 do
Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành, quy định: Từ 7/3, nếu
công dân cùng nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ, dù thời hạn
nhập học quy định có mặt trước thời gian nhập ngũ, vẫn phải thực hiện
lệnh gọi nhập ngũ. Kết quả thi đại học, cao đẳng được bảo lưu. |
Theo Báo Đất Việt
Posted in: Luật
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét