Ngày 9/9/2014. GENEVA
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang phát hành một chiến lược hai bước
mới trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi-rút Ebola tại Tây Phi (new
two-step strategy to try to prevent transmission of the Ebola virus in
West Africa), vào cùng ngày tổ chức này tuyên bố số ca tử vong từ đợt
dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử này đã tăng lên ít nhất 2.296
người.
Theo
WHO mặc dù cả 5 quốc gia bị ảnh hưởng bởi Ebola tại Tây Phi đang phải
chịu đựng cùng một loại vi-rút nhưng cách thức và tốc độ mà căn bệnh
chết chóc này đang lây nhiễm lại đang biến đổi, theo đó WHO lập luận
rằng cần có các chiến lược khác nhau nhằm đấu tranh với Ebola tại các
quốc gia có độ lây lan thấp đối với những nước có mức độ lây lan cao. Tổ
chức này cũng cho biết họ sẽ kết thúc sự tập trung vào chuỗi lây nhiễm
tại Nigeria và Senegal là những nước có tương đối ít ca bệnh Ebola nhưng chiến lược sẽ phức tạp hơn tại Liberia, Sierra Leone và Guinea
Bước đi then chốt (Critical step)
Phần
lớn các điểm nóng (hot spots) trong những nước có mức độ lây nhiễm cao
này là ở những khu vực rừng núi nơi dịch bệnh bắt đầu, từ đó vi-rút đã
lây lan nhanh chóng tới các khu vực khác trong nước. Nhằm ngăn chặn lây
nhiễm căn bệnh này, WHO cho rằng điều then chốt là nhập viện và cách ly
người nhiễm vi-rút càng nhanh càng tốt vì vậy họ sẽ không lây nhiễm cho
người khác, tuy nhiên tại những nơi như Monrovia-thủ đô của Liberia thì
căn bệnh lại đang vượt ngoài tầm kiểm soát, có quá ít giường bệnh cho
bệnh nhân và có quá ít nhân viên y tế để giúp họ.
|
Vi-rút Ebola, tăng nhanh trong quá trình lây lan từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014
|
Giám
đốc ban các bệnh dại dịch và bệnh dịch (pandemic and epidemic diseases)
Sylvie Briand giải thích chiến lược mới sẽ là đào tạo cho các cộng đồng
để chăm sóc ăn toàn cho những người bị ốm, bà trả lời VOA rằng điều
quan trọng là liên kết với mọi người theo cách cảm thông trong những
cộng đồng bị ảnh hưởng của Ebola vì vậy họ sẽ dễ dàng làm điều họ cần
phải làm. Briand cho biết: “Mọi người thích nhập viện gần nơi sinh sống
và vẫn tiếp xúc với gia đình và bạn bè hơn là bị cách ly thực sự xa khỏi
nơi ở vì vậy chúng tôi có kế hoạch đưa tới những người này một nơi an
toàn mà vẫn nhận được chăm sóc căn bản, truyền dịch và hỗ chăm sóc chống
sốt rét và cảm thông”, theo bà điều này không dễ thực hiện nhưng cần
phải có các biện pháp mạnh tay.
Thiếu hụt nhân viên y tế (Health care worker shortage)
WHO
ước tính cần có 12.000 nhân vin y tế được đào tạo và bảo vệ và 750
chuyên gia bệnh truyền nhiễm để ngăn chặn dịch bệnh Ebola, tuy nhiên con
số thực sự có sẵn vẫn còn khá xa mục tiêu đó. Theo tổ chức này cứ mỗi
100.000 người Liberia có một bác sĩ, Guinea và Sierra Leone
có hai bác sĩ nhưng Briand cho biết một vài bác sĩ đã tử vong do Ebola
như vậy có nghĩa là hàng trăm nghìn người không được tiếp cận với một
bác sĩ. Bà nói: “Điều mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện là thực sự đảm
bảo rằng ít nhất trong các trung tâm điều trị Ebola có ít nhất một sự
giám sát của những bác sĩ được đào tạo hợp lý vì vậy họ có thể chăm sóc
bệnh nhân nhưng đồng thời không bị nhiễm bệnh”.
|
Xe cứu thương vận chuyển người Mỹ bị nhiễm Ebola từ Tây Phi rời khỏi căn cứ không quân trừ bị Dobbins tại Marietta, Georgia đến thẳng Bệnh viện Đại học Emory tại Atlanta, ngày 9/9/2014
|
Bệnh nhân Hoa Kỳ thứ tư (Fourth US patient)
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, một bệnh nhân Ebola tứ tư từ Tây Phi đã tới Atlanta
vào hôm thứ Ba để được điều trị. Bệnh nhân sẽ là người thứ ba được điều
trị tại Bệnh viện Đại học Emory, nơi hai người khác đã được điều trị
thành công với căn bệnh này. Danh tính của người bệnh này vẫn chưa được
tiết lộ và bệnh viện cũng không cung cấp chi tiết nào thêm nhưng WHO cho
biết một bác sĩ đã từng làm việc trong một trung tâm điều trị Ebola tại
Sierra Leone đã được xét nghiệm dương tính với căn bệnh. Một máy bay cấp cứu đã mang bệnh nhân mới này hạ cảnh vào sáng hôm thứ Ba tại căn cứ không quân trừ bị Dobbins, đoạn phim từ đài truyền hình WSB-TV của Atlanta đã chiếu cảnh đó, bệnh nhân được báo cáo là trong tình trạng ổn định vào hôm thứ Hai tại thủ đô Freetown.
Tháng
trước, hai nhân viên y tế người truyền giáo đạo Cơ đốc là Kent Brantly
và Nancy Writebol đã được xuất viện khỏi bệnh viện Emory sau khi được
điều trị vi-rút Ebola. Một người Mỹ khác, TS.. Rick Sacra, 51 tuổi đang
được điều trị Ebola tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha,
Nebraska, miền trung Hoa Kỳ. Tại Omaha, các thành viên gia đình của
Sacra phát biểu vào hôm thứ Ba rằng Sacra đã có thể ăn sáng vào hôm thứ
Hai là lần đầu tiên từ khi được chuyển đến bệnh viện Nebraska vào hôm
thứ Sáu.
|
Một cảnh sát thị trấn Marietta chặn nút giao thông tại đường cao tốc 41 Hoa Kỳ trong khi một đoàn xe hộ tống đang vận chuyển một người Mỹ bị nhiễm vi-rút nguy hiểm Ebola từ Tây Phi rời khỏi căn cứ không quân trừ bị Dobbins, tại thị trấn Marietta, bang Georgia, ngày 9/9/2014
|
Thuốc thử nghiệm (Experimental drug)
Sacra
đang được điều trị bằng thuốc thử nghiệm khác thuốc Zmapp, một loại
thuốc đã được điều trị cho Brantly và Writebol. Các bác sĩ của Sacra đã
từ chối nêu tên loại thuốc họ đang sử dụng nhưng cho biết họ đang hỏi ý
kiến các chuyên gia về Ebola trong đợt điều trị này. Sacra đã đi tới Omaha thay vì Emory tại Atlanta
vì các quan chức liên bang đã yêu cầu trung tâm y tế điều trị cho ông
nhằm chuẩn bị các đơn vị cách ly khác nhận nhiều bệnh nhân Ebola hơn nếu
cần thiết. Theo báo cáo của WHO thì dịch bệnh Ebola tại Tây Phi đã cướp
đi sinh mạng của hơn 2.200 người trong số hơn 4.200 ca mắc bệnh tại 5
quốc gia Tây Phi: Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria và Senegal.
Trợ giúp của Hoa Kỳ (U.S. aid)
Các
quan chức ở Washington vào hôm thứ Ba cho biết Hoa Kỳ sẽ đóng góp 10
triệu đô-la để trả cho các nhân viên y tế và trang thiết bị để đấu tranh
với dịch bệnh Ebola chết chóc đang tàn phá Tây Phi. Theo Cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development_ USAID)
đợt ủng hộ tiền gần nhất sẽ mang lại nhiều hơn 100 triệu đô-la những quỹ
mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu nhằm nỗ lực đấu tranh với dịch bệnh.
USAID cũng cho biết quỹ sẽ giúp cấp tiền cho một cuộc triển khai các bác
sĩ, y tá và nhân viên y tế Liên minh châu Phi (African Union_AU) tới
Liberia, Guinea, Sierra Leone và Nigeria.
Hoa
Kỳ và Anh đã cam kết vào hôm thứ Hai sẽ gửi binh lính tới khu vực nhằm
thiết lập các trung tâm điều trị mới, Lầu năm góc (Pentagon) cho biết
nhân sự của họ sẽ thiết lập một bệnh viện dã chiến 25 giường tại thủ đô
Monrovia của Liberia cho các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, Quân đội Anh
cho biết họ sẽ mở một cơ sở điều trị 62 giường tại Sierra Leone, gần thủ
đô Freetown.
Ngày 10/09/2014
|
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Nguyễn Thái Hoàng (Theo VOA News) |
Posted in: Sức Khoẻ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét