Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Báo chí và PR


PR (Public Relations) là 'quan hệ (với) công chúng' hay 'giao tế cộng đồng. Nói ví von, nó giống như trang điểm cô dâu, tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của nó trong điều kiện cho phép. Ở các nước đang phát triển, báo chí và PR được xem như hai thế lực đối đầu nhau.
PR có mục đích phần nào giống quảng cáo nhưng không phải quảng cáo. Thứ nhất, trong quảng cáo, thông điệp gửi đi được kiểm soát dễ dàng (một tổ chức/doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm, nội dung và cách thức thông điệp quảng cáo được phát đến công chúng). Còn trong PR, người ta phải lệ thuộc báo chí, phải làm sao để nhà báo đăng tải những thông tin mình cần gửi đến công chúng. Thứ hai, quảng cáo được công chúng nhìn nhận như là một hoạt động tự quảng bá. Với PR, khi thông điệp xuất hiện trên báo đài, nó mang giá trị đáng tin cậy hơn rất nhiều.
PR chuyên nghiệp ra đời ở Mỹ vào năm 1900, “nở rộ” vào thời hậu Thế chiến II. Những ngày đầu, PR ra đời nhằm tạo cầu nối thông tin trung thực giữa các tổ chức (thương mại hoặc phi thương mại) với công luận.
Qua thời gian, PR bị lợi dụng và biến tướng. Ngày nay, bên cạnh những hoạt động PR chân chính là hàng loạt chiến dịch lừa dối dư luận. Họ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhưng có thể tóm gọn trong bốn nhóm: kiểm soát dòng chảy thông tin, kiểm soát thiệt hại (như trong trường hợp trên), thêu dệt thông tin và tung hỏa mù thông tin. Chiến lược và chiến thuật cũng theo đó mà đa dạng. Từ tương đối rõ ràng và minh bạch như thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin cho báo giới đến tinh vi như tung tin đồn, đóng vai chuyên gia về lĩnh vực nào đó và hơn thế nữa…
Ví dụ, một công ty dầu bị tòa buộc phải tạo ra một nơi khu trú cho các sinh vật bị đe dọa trên các vùng họ khai thác. Thay vì im lặng thực hiện bản án, công ty này mở một chiến dịch quảng bá quy mô với hàng loạt bức tranh tuyệt đẹp mô tả một mỏ dầu hòa quyện cùng thiên nhiên dưới ánh trăng, không quên vài dòng chữ mô tả mình chăm lo các vấn đề môi trường đến mức nào. Gần đây nhất, nhiều tập đoàn kinh tế giàu có (thường là gây ô nhiễm nhiều nhất) lại tạo ra những nhóm bảo vệ môi trường trá hình hoạt động dưới nhiều dạng thái, thông thường là dưới dạng các cơ quan nghiên cứu, giáo dục vì cộng đồng, do cộng đồng. Nhưng thực chất đó là những nơi người ta được tài trợ hậu hĩ để thực hiện những nghiên cứu mà báo cáo kết quả được viết trước, thực nghiệm tiến hành sau.
Những tổ chức nói trên lợi dụng điều này tung ra những “báo cáo khoa học” mà thực chất là cuộc hôn phối tinh vi giữa khoa học thực thụ với những nghi vấn môi trường còn bỏ ngỏ. Dĩ nhiên, những “công trình” này, khi được công bố qua báo chí, chỉ có lợi cho những người bỏ tiền đứng sau đó.
Vấn đề nằm ở chỗ dưới áp lực khách hàng - thượng đế, liệu những chuẩn mực đạo đức đó có được duy trì hay không? Nói theo dân gian, khi cái “thực” chưa vững, liệu cái đạo có “vực” nổi hay không? Don Bates, một chuyên gia PR nổi tiếng, thừa nhận trong một bài viết về vai trò PR trong lịch sử: “Có lẽ sẽ không bao giờ có một cơ chế (đạo đức) hiệu quả nào để canh chừng hoạt động PR”.
Nhưng có một thiết chế làm được việc đó - chính là báo chí. Với những biến tướng kể trên, ở các nước đang phát triển, báo chí và PR được xem như hai thế lực đối đầu nhau, như “nhà thờ” và “nhà nước” một thời ở châu Âu
PR là nghề lấy lòng công chúng cho những mục đích riêng của một công ty, tổ chức. Muốn lấy lòng công chúng, trước hết phải lấy lòng báo chí hoặc qua mặt báo chí hoặc cả hai. Một cuộc khảo sát trong giới doanh nghiệp cho thấy “có quan hệ tốt” với báo chí và cơ quan chức năng là yếu tố được mong đợi hàng đầu. Nhưng báo chí có một sứ mạng khác: phục vụ lợi ích quốc gia/dân tộc của công chúng.
Dĩ nhiên, không phải mục đích tư nhân nào cũng xấu. Người tiêu dùng chắc chắn cần được cập nhật thông tin về những mặt hàng mới - qua quảng cáo hay tin bài trên báo chí. Cũng vậy, một công ty trích lợi nhuận để xây dựng một trường học hay một cây cầu nhỏ cho cộng đồng địa phương, cho dù là để tạo một hình ảnh đẹp về mình, vẫn là điều đáng để nhân rộng.
Nhưng trong bất cứ tình huống nào, nhà báo cũng không thể dễ dãi với PR. Công chúng cần những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm, chứ không phải các thông cáo báo chí - họ cần nhà báo để xác minh những thông tin này. Tạo mối quan hệ tốt với PR có thể là một điều cần thiết nhưng luôn cần một sự cảnh giác cao độ. Chỉ như thế, giới PR mới thật tâm tôn trọng báo chí và làm việc một cách cẩn trọng, có trách nhiệm hơn.
(Theo Tuổi Trẻ)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét