Chúng
ta đang chứng kiến hiện trạng phá sản của nhiều doanh nghiệp trong
nước. Theo thống kê, từ đầu năm 2011 đến hết quý I/2012, có hơn 50.000
doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản - một
con số đáng lo ngại (bằng 2/3 tổng số doanh nghiệp đăng ký mới trong năm
2011 là khoảng 77.000 - theo Báo cáo thường niên 2011 của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam), trong khi bình quân các năm trước đây chỉ
có 5.000 - 7.000 doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, có nhiều doanh
nghiệp đang trong tình trạng nợ xấu, mất khả năng thanh khoản và theo đó
đang đứng trên bờ vực phá sản. Tình trạng này kéo dài rất có thể dẫn
đến hiệu ứng domino, khiến các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phá
sản hàng loạt, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh tế trong nước.
Quản trị rủi ro tốt là DN thực hiện đúng quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Chính
tình hình kinh tế có quá nhiều biến động nên nhiều doanh nghiệp không
còn kiểm soát được tình hình một cách chủ động hoặc cũng có thể quá thận
trọng dẫn đến tình hình tồn đọng vốn càng cao, tỷ suất đầu tư thấp và
do đó càng làm cho bức tranh kinh tế trong nước ảm đạm thêm. Nền kinh tế
biến động tiêu cực nên sức mua trong nước theo đó giảm xuống, dẫn đến
tình trạng tồn kho cao của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực
vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng. Trên trường quốc tế, Việt Nam bị
Hãng Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội
tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng “tiêu cực” đối với các
mức tín nhiệm nợ của Việt Nam.
Trong
tình hình trên, không thể khẳng định được thất bại của doanh nghiệp là
có liên quan đến việc doanh nghiệp có hay không hệ thống quản trị rủi ro
doanh nghiệp (QTRRDN) hiệu quả. Thực tế, nền kinh tế thường xuyên biến
động, đặc biệt là trong thời gian gần đây và phần lớn các biến động này
lại mang yếu tố khách quan, bên ngoài và rất khó có thể dự báo trước.
Nếu doanh nghiệp nào đã thiết lập và duy trì được chức năng quản trị rủi
ro một cách hiệu quả, thì có thể nhận diện sớm được các rủi ro, có các
phương án phòng ngừa rủi ro và hạn chế được ảnh hưởng của các rủi ro khi
nó xảy ra theo đúng quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
|
Ông Nguyễn Văn Minh hiện là Chủ nhiệm Dịch vụ tư vấn của Ersnt & Young Việt Nam.
Ông đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Ernst & Young Việt Nam
trong các lĩnh vực kiểm toán độc lập; tư vấn về quản trị doanh nghiệp,
quản trị rủi ro; đánh giá, rà soát và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ; xây dựng cẩm nang tài chính và đào tạo… Ông Minh là thành viên của
Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Anh (ACCA).
|
Ủy ban Các tổ chức bảo trợ (COSO) của Ủy ban Treadway định nghĩa, QTRRDN
là “một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và
các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược
doanh nghiệp thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh
hưởng đến doanh nghiệp, đồng thời, quản lý rủi ro trong phạm vi cho
phép, nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp”. QTRRDN cần phải được coi như là một bộ phận không thể tách rời
với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù hệ thống quản trị rủi
ro hiệu quả không thể phát hiện và triệt tiêu hoàn toàn các rủi ro, đặc
biệt là các rủi ro mang tính không kiểm soát được, nhưng việc duy trì
QTRRDN giúp doanh nghiệp thích ứng và phản ứng nhanh hơn với các phương
án ra quyết định.
Hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấu
cho chức năng QTRRDN nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao nhất. Các bộ phận
chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm trước hết trong việc quản
trị rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản trị
rủi ro trong bộ phận. Một cách độc lập, kiểm toán nội bộ là chức năng
đảm bảo rằng, công tác QTRRDN được thực thi có hiệu quả và đưa ra ý kiến
về mức độ hiệu quả của hệ thống QTRRDN.
Qua các cuộc khảo sát và đánh giá, các doanh nghiệp Việt Nam
thường có những dấu hiệu dễ nhận biết thể hiện hệ thống QTRRDN chưa đủ
mạnh và theo đó sẽ chịu hậu quả xấu, dễ rơi vào tình trạng phá sản khi
rủi ro xảy ra như sau:
-
Doanh nghiệp chưa xây dựng chính sách QTRRDN.
-
Doanh nghiệp chưa thực sự nỗ lực để ngăn chặn các rủi ro, thậm chí là các rủi ro cố hữu.
-
Chưa có cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm về QTRRDN và duy trì hệ thống QTRRDN.
-
QTRRDN
chưa được xác định là vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp hoặc ít quan tâm
đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn hoặc không được trao đổi kịp thời.
-
Doanh
nghiệp chưa gắn kết QTRRDN với những quy trình hay chuỗi giá trị của
doanh nghiệp hoặc thực hiện một cách rời rạc, thiếu hiệu quả.
-
Công tác QTRRDN thường bị coi nhẹ trong giai đoạn phát triển “nóng”.
-
Trong doanh nghiệp tồn tại “những vị trí đáng tin cậy” không được kiểm soát.
-
Không bảo đảm phân quyền trách nhiệm phù hợp trong các hoạt động, quy trình.
Một
trong những nhiệm vụ quan trọng và tiên quyết của chức năng QTRRDN là
nhận diện, xác định danh mục rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm rủi ro có
thể kiểm soát được cũng như rủi ro không kiểm soát được, sắp xếp các rủi
ro theo mức độ ưu tiên và quyết định các biện pháp đối phó với rủi ro.
Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và trong các
thời kỳ từng kỳ khác nhau sẽ có danh mục rủi ro khác nhau.
Trong
giai đoạn khủng hoảng và nền kinh tế biến động xấu như hiện nay, các
yếu tố bất lợi đã xảy ra nên doanh nghiệp cần tập trung rà soát và xem
xét lại các rủi ro hoặc các yếu tố không chắc chắn đã và đang mang lại
những bất lợi cho hoạt động của mình. Theo đó, có thể nhận dạng các loại
rủi ro sau:
-
Rủi ro
chiến lược. Sự phù hợp về định hướng chiến lược khi thị trường thay đổi
hoặc có các quy định (hạn chế/khuyến khích) của Nhà nước: doanh nghiệp
đã đi đúng định hướng chưa? có các rủi ro ảnh hưởng tới việc đi theo
định hướng của doanh nghiệp không? có cần phải thay đổi như thu hẹp hay
thay đổi thứ tự ưu tiên các hoạt động chiến lược để tránh các rủi ro làm
doanh nghiệp đi chệch hướng của mình?
-
Rủi ro
hoạt động - các ảnh hưởng của suy giảm thị trường, tăng chi phí đầu vào…
Các mảng hoạt động của doanh nghiệp có còn hoạt động hiệu quả không?
Tại sao lại không hiệu quả? Doanh nghiệp đã có quy trình hoặc chức năng
nào phải xem lại để duy trì được hiệu quả không?
-
Rủi ro
tài chính. Cần quản lý hiệu quả nguồn tài chính: Doanh nghiệp có chủ
động sắp xếp đủ nguồn tài chính cho các dự án của mình không? Việc sử
dụng nguồn tài chính có được theo dõi và giám sát chặt chẽ không?
-
Rủi ro
tuân thủ. Trong điều kiện khủng hoảng, Nhà nước có thể sẽ đưa ra nhiều
chính sách giám sát, thay đổi quy định để quản lý nền kinh tế hiệu quả
hơn. Doanh nghiệp phải đảm bảo mình sẽ đáp ứng được các yêu cầu đó như
thế nào. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích và đánh giá rủi ro, doanh
nghiệp cũng có thể sẽ phát hiện ra các cơ hội mới để thích ứng với môi
trường kinh tế hiện tại và xác định chính xác vị thế, chỗ đứng của mình
trong thị trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét